Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

mùa xuân nho nhỏ


Cuộc đời là giọt nắng ban mai, là hạt mưa vội vã, là cơn gió dịu mát. Nhà Thơ phải đưa tay hứng lấy những hồn, những sắc của cuộc sống và rót vào đoá hoa thi ca, để bông hoa vươn mình dâng lên cho đời mật ngọt quý giá,hương nhụy trong lành. Hẳn rằng, đã là người nghệ sĩ, có ai cất đi những rung động của trái tim vào chiếc rương khóa chặt, có ai giã từ bốn chữ "tận tâm tận tụy" mà mặc nhiên để "tâm nhãn" ngủ đông khi đứng trước những biến thiên của thế gian. Hiểu được một điều tất lẽ dĩ ngẫu ấy, Thanh Hải đã chắp bút viết nên hồn thơ "Mùa xuân nho nhỏ" khi nhịp thở dần yếu ớt, khi miền đất chết đã cận kề. "Mùa xuân nho nhỏ" là tiếng lòng của người thi nhân đang hấp hối nhưng chớ lầm tưởng rằng tiếng lòng ấy sẽ bi quan, u uất. Thi phẩm là viên ngọc được kết tinh từ niềm ái mộ tha thiết của nhà thơ trước thiên nhiên, đất nước và cũng là nơi Thanh Hải gửi gắm niềm ước nguyện của mình.

Mở đầu tác phẩm, ông đã trở thành người hoạ sĩ vẽ nên một bức tranh về một mùa xuân rất Huế với những gam màu thật ấm áp:

"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc."

"Mọc" là vươn lên để đón lấy những nắng gió cuộc đời, là sự trỗi dậy, sự thức tỉnh sau một giấc ngủđông. Bằng việc vận dụng nghệ thuật đảo ngữ,từ "mọc" đặt ở đầu câu thơ càng tô đậm sức sống mãnh liệt đến bất ngờ củathiên nhiên, tạo vật khi khoác lên mình chiếc áo của sự khởi đầu và hứnglấy những tinh chất quý giá của ngày xuân. Cũng góp vào thi đàn hồn thơnàng xuân, Chế Lan Viên đã viết "Xuân Về", về trên màu xanh của tà áochuối non, màu đỏ của những chùm pháo trước nhà và sắc hồng dịu dàngcủa hoa đào. Còn Thanh Hải, ông chọn cho mình những gam màu dịu dàng,nên thơ và rất đặc trưng của Huế. Đó là khúc sông uốn lượn tựa như tấm lụađào thướt tha của dải đất miền Trung quanh co. Phải chăng đó chính làdòng Hương Giang êm đềm, hiền từ ? Dòng sông đó đã hoà nhập với bầutrời xanh thẳm bên trên để biến thân thành một "dòng sông xanh". Chấmphá trên phông nền xanh xanh ấy là hình ảnh "một bông hoa tím biếc".Xuân miền Nam là hoa mai nhuộm màu vàng rạo rực của nắng. Xuân miềnBắc là cành đào e thẹn nép sau chiếc váy màu hồng nhạt. Còn mùa xuâncủa Huế, mùa xuân của Thanh Hải là một màu tím biếc. Chẳng biết tự baogiờ, mỗi lần nhắc đến tên gọi của vùng đất Cố đô thương nhớ, người talại mường tượng ra một sắc tím thủy chung ôm trọn cả bầu trời. Đến vớihồn thơ của Thanh Hải, ta lại thấy sắc tím bình dị thắp thoáng giữa dòngHương như một biểu tượng ngàn năm của xứ Huế trầm tư, cổ kính.

Cổ nhân từng nói:"Thi trung hữu nhạc" tức trong thơ trữ tình có nhịp điệuhòa quyện với nhạc, chứa đựng những thanh âm của nhà hát cuộc đời. Cólẽ vì vậy, Thanh Hải đã thả trọn những vang vọng của thiên nhiên đang độxuân về vào vần thơ của mình:
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời."

Có thứ âm hưởng thật ngọt ngào, dịu dàng trong "ngôn ngữ Huế". ThanhHải là một người gắn bó với xứ Huế bằng tình yêu tha thiết, chân thành nêntrong giọng thơ trìu mến, thân thương của ông tồn tại hình bóng của từ "Ơi"mộc mạc, gần gũi và lời trách yêu "hót chi mà". Trong bản trường ca mùaxuân, chàng nghệ sĩ chiền chiện đã cất cao tiếng hát trong veo, thánh thótvà ngân nga. Hàng ngày ngồi bên cửa sổ phòng bệnh, màu tím biếc củahoa, sắc xanh của dòng nước và điệp khúc của tiếng chim cứ gợn trongmắt, âm vang bên tai nhà thơ. Đó đều là những hình ảnh, tín hiệu đặc trưng của mùa xuân cốđô.Ông đã nâng lên chén rượu kính đời và "say” trong niềm thổn thức trướcthiên nhiên. Tâm trí của nhà thơ như con thuyền nhỏđi từ bến cõi thựcsang bến cõi mộng. Sóng xanh, hoa tím, tiếng chim...đều kết tinh thànhgiọt:

"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.

"Giọt long lanh" - hình ảnh giàu sức gợi và ẩn chứa muôn trùng sắc thái. Đóphải chăng là dư âm của trận mưa đọng lại trên phiến lá ? Hay mùa gióxuân đã thổi những hạt phấn của nắng sớm phủ lên giọt sương mai nơi kẽlá, như những viên pha lê xinh đẹp ? Có lẽ là tất cả và còn nhiều hơn nữa.Đó cũng là giọt hạnh phúc của tình đời đượm thắm cảđất trời, hòa quyệnvào tâm hồn thi sĩ. Trong mối liên kết với câu thơ trước, tiếng chim hồnnhiên, trong trẻo mà da diết dưới vòm trời cao rộng đã kết đọng lại thànhtừng "giọt âm thanh" rơi xuống hồn người, chạm vào cõi sâu lặng, khuấylên bao nỗi niềm của nhà thơ. Bằng tâm hồn tinh tế và điểm nhìn nghệthuật độc đáo, ông đã hình tượng hóa tiếng chim như suối nguồn âm thanhtuôn chảy trong ánh sáng rạng rỡ. Tiếng chim từ chỗđược lắng nghe bằngthính giác chuyển sang thị giác rồi xúc giác. Đó chính là nghệ thuật ẩn dụchuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng một cách tài tình. Thi nhân vộivàng đưa đôi bàn tay để "hứng" lấy thứ quà tặng của thiên nhiên xứHuế vớimột sựđón nhận, nâng niu, trân quý như sợ rằng, nếu không làm như vậythứ âm thanh ngọt lành kia sẽ chìm vào thinh vắng. Đại từ "tôi" được điệphai lần đã gợi nên khát khao được ôm trọn vào lòng tất cả tinh hoa của cuộcsống, được tận hưởng, chiếm lĩnh và giao hòa với bản hoà tấu mùa xuân.Như vậy, chỉ với vài nét hoạ, đan xen một chút chất nhạc, Thanh Hải đãphác họa được một kiệt tác tuyệt sắc mang điệu hồn thơ mộng, trữ tình củamùa xuân đất Huế căng tràn sức sống. Từđó, bộc lộ niềm say xưa, ngâyngất của tác giả trước thiên nhiên đất trời mùa xuân.

Vẻđẹp của mùa xuân kinh thành Huế chính là một nét hoạ thần tình tô đậmcho vẻđẹp của chốn thiên đường mang tên "mùa xuân con người, mùaxuân đất nước" :
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao"
Không phải ngẫu nhiên mà Thanh Hải sử dụng hình thức sóng đôi nhịpnhàng với hai hình ảnh “người cầm súng" và "người ra đồng”. Bởi lẽ họ là những người đại diện cho sức mạnh dân tộc. Đồng thời, biểu trưng cho hainhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là chiến đấu ở tiền tuyến vàlao động xây dựng hậu phương vững chắc. Nét đặc sắc của đoạn thơ là việcsáng tạo hình ảnh ẩn dụ “lộc”. Lộc biếc rũ bỏ quá khứđiêu tàn, cũ kĩđểvươn lên sau những cơn mưa xuân rét mướt, những ngày đông giá lạnhtrong kén lá đang ngỡ ngàng nhìn vạn vật. Lộc giắt đầy trên lưng "ngườicầm súng", phơi phới bước chân ra trận gợi liên tưởng đến cành lá ngụytrang của người chiến sĩ. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta làmồ hôi, là giọt lệ, là xương máu mà các anh đổ xuống vì toàn dân, là thànhquả của những năm tháng dốc toàn sức toàn lực bảo vệ mùa xuân thanhbình của tổ quốc, là phong bì đỏ của niềm hạnh phúc, an lành gửi đến mọinhà. Lộc trải dài vô tận trên nương mạ do những đôi tay chai sạn của"người ra đồng" gieo trồng. Những người nghệ nhân ấy đã tô điểm thêmcánh diều xanh của niềm tin, hi vọng đang tung bay trong mùa gió xuân.Lộc mà người nông dân dành tặng cho người, cho đời là rãy bắp, bãi dâu, lànhững hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt. Người cầm súngmang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng gieo mùa xuân trên từngthửa ruộng. Họđã mang cả hương vị mùa xuân ra trận địa của mình để gặthái mùa xuân về cho đất nước. Tất cả "như hối hả", "như xôn xao" mà hoàquyện trong sự phồn thực của mùa xuân. Điệp từ “tất cả” đi liền với nhữngtừ láy “hối hả, xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên sôi động, lời thơ chanchứa niềm hân hoan, rung động. Tác giảđã mang đến âm hưởng của nétsống rộn ràng, nhộn nhịp, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệđất nước.

Cung bậc cảm xúc của thi nhân bất giác gói gọn trong nỗi chạnh lòng khithước phim bốn ngàn năm lịch sử của quê hương, đất nước chợt sống dậytrong nhịp thơ trầm tư, sâu lắng:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứđi lên phía trước”

Xuyên suốt chiều dài của triền đê mang tên "Lịch sử", móc thời gian "bốnngàn năm" đã đi vào tâm thức của biết bao thế hệ. Một lời tổng kết về lịchsửđất nước “bốn ngàn năm” với bao “vất vả”, “gian lao", với muôn vànnhững thăng trầm, gian truân,biến động. Cái nghèo cái đói chẳng buôngtha, bão giông, nắng lửa chẳng nương tay, những cơn thủy triều của sựđauthương, mất mát cứ xé nát tâm can. Song, Thanh Hải đã sử dụng hình ảnhso sánh "Đất nước như vì sao" để khẳng định sức mạnh lớn lao, ý chí bấtkhuất và bản lĩnh can trường của tổ quốc Việt Nam. Vì sao ấy luôn luôn tỏara vầng hào quang rạng ngời, sáng tỏa, vững vàng bay lên từng nấc thangcủa bầu trời rộng lớn để ngày càng văn minh, hạnh phúc. Điệp từ “đấtnước” cộng với cấu trúc song hành “đất nước bốn ngàn năm, đất nước như vì sao” diễn tả nhịp vận động đi lên của lịch sử và khẳng định sự trường tồnvĩnh cửu của đất nước. Dằng dặc bốn ngàn năm, ta vẫn là ta, là một quốcgia nhỏ bé trên bản đồ thế giới nhưng lại khiến toàn nhân loại thán phục vớinhững chiến công hiển hách. Đó là ba lần thắng lợi trước đoàn quân Mông -Nguyên hung hãn. Là Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử - mồ chôn củabao đế chế ngông cuồng. Là những năm tháng đấu tranh ngoan cườngkhiến Mĩ và Pháp phải thua cuộc. Hình ảnh một quốc gia dẫu trải qua baonhiêu khó khăn, dẫu phải đứng trước những kẻ thù to lớn vẫn không baogiờ cam tâm quỳ xuống đã đi vào hồn thơ của Hạ Văn Thịnh:

"Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy"

Từ "cứ" vang lên như một nốt thăng với khí thế hào sảng. Tiếng thơ là mộtlời khẳng định hùng hồ và chan chứa niềm tin, niềm tự hào bất diệt củaThanh Hải vào sức sống của dân tộc, vào sự phát triển không ngừng trongtương lai của đất nước.

Tận sâu nơi cõi lòng của nhà thơ dâng trào một nỗi khao khát, một nguyệnvọng hiến dâng cho đời tựa như một tia sáng vụt lên khỏi vực thẳm tâm tốinhuốm bệnh hiểm nghèo, như một dòng suối ấm nóng len lỏi đến mọi ngõngách của trái tim người thi nhân và người thưởng văn:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Thanh Hải đã đặt bàn tay xám ngắt của mình lên chiếc vĩ cầm "thơ ca" đểtấu lên giai điệu ngọt ngào, du dương, êm ái rót vào tâm hồn, nhẹ nhàngxoa dịu trái tim. Giai điệu ấy hiện lên trong những thanh bằng liên tiếp,những luyến láy, điệp ngữ “ta làm...ta làm...ta nhập”. Tiếng thơ như một lờithủ thỉ tâm tình về niềm ước nguyện của nhà thơ. Thi nhân muốn hoá thânđến tốt độ, hóa thân đến trọn vẹn hồn cốt - một sự hoá thân diệu kì. Đó hẳnlà nguyên do mà ông sử dụng các động từ "làm" , "nhập". Cái "ta" ởđâykhông phải là của riêng tác giả hay một cá thểđơn thân nào khác."Ta" giờđây là là một quần thể, một dân tộc. "Ta" đã đồng thanh, đồng điệu với mọingười, chân trời riêng đã hoà quyện với chân trời chung. Những hình ảnh"con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" dẫu nhỏ bé, đơn sơ nhưnglạ phúng dụ lẽ sống cao đẹp của Thanh Hải. Ông muốn làm một "con chim"trong muôn vàn loài chim, góp vào đời tiếng hót tươi vui, tha thiết làm đắmsay lòng người. Ông chỉ xin được làm "một cành hoa" trong xứ sở hoa vớiđủđầy những gam màu từ rạng rỡđến âm trầm. Và người thi sĩấy chỉướcmong được làm "một nốt trầm" lặng lẽ, âm thầm cứ mãi du dương để lại dư âm bồi hồi, xao xuyến trong lòng người. Bản giao hưởng cuộc đời không thểthiếu những nốt trầm ấy. Thanh Hải - "nốt trầm" trong bản hoà ca muônđiệu của đất nước đã để lại trong lòng người đọc hình ảnh một thi sĩ sống vớiđiều tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Khát vọng được cốnghiến của tác giả cũng gặp được nét đồng điệu với nhạc sĩ Trương QuốcKhánh:

"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương"

Khát vọng cống hiến sức nhỏ, cống hiến những gì tinh túy nhất của đờingười cho đất nước đã làm sáng lên hồn thơ, làm ngân lên âm hưởng củamột lẽ sống khiêm tốn, cao cả:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Mùa xuân là thước đo của thời gian, hạn định của không gian. Song, ThanhHải đã sử dụng từ láy "nho nhỏ" đã định hình cho khái niệm trừu tượng,thểhiện ước vọng khiêm tốn, dung dị. Tính từ “lặng lẽ” cho thấy vẻđẹp của mộttâm hồn, lối sống và nhân cách không ồn ào, khoa trương. Ông tự nguyệncả cuộc đời cho đi một cách lặng lẽ mà không hề đòi hỏi người ta sẽ nhớđếndanh xưng, ghi tạc vào sử sách. Ví như người lao công lặng lẽ giữ sạchđường phố, người bác sĩ lặng lẽ cứu lấy những sinh mệnh đang hấp hối.Lặng lẽ thôi mà sao ý nghĩa, đẹp đẽ biết bao. Lặng lẽ thôi mà sao như dòngsuối mát lành, như ngọn lửa ấm áp. Ngâm khẽ những vần thơ "Mùa xuânnho nhỏ", bức thư tự tình của tác giả khiến ta nhớđến một Sapa lặng lẽnhưng không tầm thường, những con người cứ lặng lẽ mà miệt mài cốnghiến thanh xuân và sức trẻ cho đất nước. Hay trong Áo xanh của QuáchTỉnh Xuân Trường có đoạn:

"Đất nước hòa bình,tôi vẫn mải miết đi
Tiếp bước cha anh,đâu nghĩ gì danh lợi
Ở trong trái tim,cờ sao bay phấp phới
Lý tưởng trau dồi,mãi mãi một niềm tin
Cống hiến sức mình,chẳng cần đợi gọi tên”

"Điệp ngữ "dù là" cùng hình ảnh đánh dấu hai móc son quan trọng của đờingười “tuổi hai mươi” và “ khi tóc bạc” khiến cho lời thơ khẳng khái nhưmột lời hứa, lời tự nhủ rằng sẽ trọn đời cống hiến của nhà thơ. Trên lưng đồitừ tuổi trẻđến những ngày vãn niên, khát vọng hiến dâng, lí tưởng sống thầm lặng và cao đẹp đã trở thành một lời tuyên thề vững bền, một tâmnguyện thủy chung in sâu vào trái tim người thi sĩấy. Tuổi hai mươi vớinguồn năng lượng dạt dào, căng tràn sức sống, ông đầy kiên nghị và sôinổi, hết mình sống vì sự nghiệp xây dựng đất nước. Khi thời gian lưu lại dấuvết trên mái tóc bạc màu, ngọn lửa nhiệt huyết vẫn không bao giờ tắt lịm.Ngọn lửa ấy cứ bập bùng cháy mãi, mùa xuân ấy cứ nho nhỏ mà lại tận tâmtận tụy hoà nhịp cùng "Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổquốc linh thiêng". ( Nguyễn Phan Quế Mai )

Sau những buồn vui, thành bại, quê hương vẫn là nơi đón nhận, là "phòngtriển lãm" lưu giữ những gì còn lại của đời người. Khúc ca cuối cùng củaThanh Hải vẫn hướng về vẻđẹp quê hương, vẫn là khúc ca giành cho Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Khúc Nam ai là khúc nhạc buồn thương, da diết gợi nên thước phim quákhứđầy hy sinh, khổđau mà đất nước đã trải qua. Và trong tiết xuân hiềnhoà, ấm áp của hiện tại ta thấy ngân vang khúc Nam Bình - khúc nhạc êmái, trìu mến. Những âm điệu đặc trưng của Huếđã hoà vào dòng máu củanhà thơ, đã trở thành một phần của linh hồn và luôn thường trực trong "ốcđảo" trái tim. Bằng điệp ngữ "nước non ngàn dặm" kết hợp gieo vần bằng"bình, mình, tình" làm cho âm hưởng bài thơ ngọt ngào, dịu nhẹ như lànđiệu dân ca trữ tình xứ Huế. Bài thơ khép lại với "nhịp phách tiền" rộn ràng,xao động. Đó là điệu nhạc của cuộc sống mới, sức sống mới của dân tộc.Con đò xứ Huế trên dòng sông Hương chở theo những câu hò xao xuyến,bay bổng, điệu hò chậm rãi, miên man, tiếng hò bâng khuâng, da diết rótvào hồn người. Để mỗi khi nghe hò là người ta nhớđến Huế:

“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ
Mái nhì man mác nước sông Hương".
(Tố Hữu)

Xuân Diệu quan niệm:"Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài". Thơ haylà hay từ vẻđẹp bên ngoài đến cốt cách bên trong. “..."chính là một thi phẩm không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn mangnhững nghệ thuật đặc sắc.Ta dễ dàng nhận thấy bài thơ có cấu tứ “lộ thiên”theo chiều không gian mở. Mạch thơđi theo trình tự: Xuân thiên nhiên –Xuân con người – Xuân đất nước – Xuân thi sĩ và cuối cùng là Xuân đất Huếquê hương. Nhờ có những biện pháp ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ... đã gópphần làm nổi bật cấu tứ, hình ảnh, hình tượng và ngôn từ của tác phẩm. Mỗicâu thơđều giàu sức gợi tình, gợi cảm. Đây quả là một bài thơ kết hợp hài hòa bốn yếu tố : ý - tình - hình - nhạc. "Bài thơ không chỉ hay về ý tứ màcòn hay về nhạc điệu. Câu thơ 5 tiếng ngắt nhịp 3/2 xen với 2/3 linhhoạt...Không chỉ ngắt nhịp linh hoạt, nhà thơ còn chú ý dùng vần trắc cuốinăm khổ thơ, tạo một âm vang giòn giã như thể nhịp phách tiền..." (TrầnĐình Sử, Đọc văn học văn). Thả hồn vào "Mùa xuân nho nhỏ", ta có thể cảmnhận được chất thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.

"Mùa xuân nho nhỏ" là ngọn lửa diệu kì ủấm đôi tay xám ngắt của thi nhân.Ngọn lửa ấy như có phép màu truyền hơi thở, truyền tình yêu vào mạchhuyết, vào trái tim của nhà thơ. Thi phẩm là tiếng hát của thiên nhiên đấttrời, là tiếng nói ngân vang của cõi lòng người con xứ Huế với tình yêu dạtdào dành cho quê hương, đất nước, với khát vọng dâng hiến trọn đời vì tổquốc. Hồn thơ cứ nhẹ nhàng mà thấm thía, lặng lẽ mà chạm đến ngưỡngrung động vĩnh hằng của trái tim người đọc. Tác phẩm là một minh chứngcho "nghệ thuật vị nhân sinh” bởi lẽ nó đã tác động và khơi gợi được"những ngọn lửa" tư tưởng tích cực, tiến bộ neo đậu trong trái tim độc giảtrẻ rằng ta phải sống ý nghĩa, cống hiến hết mình vì dân tộc. Bài thơđượcnhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc trở thành ca khúc vượt thời gian để người đờihiểu thêm nhân cách một thi sĩ, một chiến sĩ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: