Tốt nghiệp chính trị pvmtc
Câu trả lời môn chính trị.
Câu 1: Bản chất CNXH theo quan điểm của Đảng ta:
1. Quan điểm của Đảng ta:
1.1. Tại đại hội Đảng lần VII – 1991 lần đầu tiên Đảng ta đưa ra quan điểm về đặc trưng xã hội.
1.2. Đại hội lần X & XI Đảng ta bổ sung thêm 2 đặc trưng
Quan điểm của Đảng ta tại đại hội thứ XI về CNXH như sau:
- Dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sx
- Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người có cuộc sống ấm no hp, có điều kiện phát triển toàn diện
- Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển
- Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân – do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
Câu 2: Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM
1. Khái niệm tư tưởng HCM
1.1. Tư tưởng HCM là toàn bộ hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng việt nam từ cách mạng dân chủ tới cách mạng XHCN
1.2. Là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác – lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị truyền thống dân tộc nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, con người
2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM:
2.1. Giá trị truyền thống dân tộc:
HCM kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, lòng nhân ái vị tha, độ lượng, lối sống tình nghĩa.
2.2 . Tinh hoa văn hóa nhân loại ( Phật giáo, nho giáo, chủ nghĩa tam dân, chủ nghĩa tư bản tự do tư sản, tư tưởng dân chủ tự do tư sản)
- Tư tưởng văn hóa phương đông
· HCM kế thừa những giá trị tốt đẹp nhất của phật giáo: nhân ái, vị tha, từ bi hỷ xả, lòng thương người.
· HCM kế thừa những yếu tố tốt đẹp của nho giáo: Lối sống trong sạch, ước vọng về một xã hội thái bình thịnh trị
· HCM kế thừa chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
- Tư tưởng văn hóa phương tây:
HCM kế thừa tư tưởng dân chủ và cách mạng của tuyên ngôn độc lập và cách mạng tư sản Mĩ
· HCM kế thừa tư tưởng về quyền con người, quyền sống, quyền tự do trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng pháp.
2.3. Chủ nghĩa Mác – Lên Nin:
- Đây là nguồn gốc của lý luận trực tiếp quyết định bản chất HCM.
- Làm thay đổi về bản chất con người Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước thành người cộng sản việt Nam đầu tiên.
- Đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin HCM tìm thấy còn đường cứu nước mới cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản
2.4. Phẩm chất cá nhân HCM
- Tư duy độc lập tự chủ, đầu óc phê phán tinh tường, tinh thần ham học hỏi.
- Nghị lực cách mạng phi thường, tinh thần vượt khó vượt khổ.
- Lòng yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc, hp của nhân dân
Câu 3: Chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc rèn luyện đạo đức tư tưởng HCM
· Các chuẩn mực đạo đức
a.1 Trung với nước hiếu với dân
Trung, hiếu là 2 khái niệm vốn có trong đạo đức phong kiến
Trung hiếu trong tư tưởng HCM mang nội dung mới:
* Trung với nước là:
+ đặt lợi ích của đảng, tổ quốc lên trên hết, trước hết.
+ Quyết tâm thực hiện độc lập xã hội.
+ Thực hiện tốt đường lối, chính sách chủ chương của Đảng và nhà nước
* Hiếu với dân là:
+ Thấy được vai trò, sức mạnh của nhân dân.
+ Gần dân, tin dân, học dân, kính dân, tôn trọng học hỏi nhân dân.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
+ Vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước.
a.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
- Cần :Cần cù, siêng năng, làm việc có kế hoạch, biện pháp trí tuệ.
- Kiệm :Tiết kiệm thời giờ, sức lực, của cải nhân dân, đất nước, bản thân, Kiệm để tích lũy mỡ rộng sản xuất nâng cao đời sống.
-Liêm: Liêm khiết, trong sạch, không tơ hào hạt thóc, đồng bạc của dân.
-Chính: chính trực, thẳng thắn, không cơ hội, không xu nịnh.
- Chí công, vô tư: công tâm khách quan, là suốt đời chỉ nghĩ tới Đảng.
=> Cần kiệm liêm chính rất cần thiết với mỗi dân tộc và mỗi cá nhân.
Cần kiệm liêm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư.
a.3 yêu thương con người.
- phải yêu thương con người : vì con ngừoi không phải thánh thần và vì con người là vốn quý nhất.
-Tình yêu thương con người của Bác khác với tình yêu trong Tôn giáo là:
+ Tình yêu thương con người của Bác vượt ra ngoài phạm vi quốc gia dân tộc và gắn với hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc con người.
+Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
+ CMVN là bộ phận của CM thế giói.
+Giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của bạn là thắng lợi của mình, thắng lợi của mình là thắng lợi của thế giới.
b) Các nguyên tắc xây dựng đạo đức.
b.1 Nói đi đôi với làm,nêu gương về đạo đức.
+Nói phải đi đôi với làm để tránh trình trạng nói không làm,nói nhiều làm ít,nói hay làm dỡ, nói 1 đường làm 1 nẻo…
+Phải nêu gương về đạo đức vì: Đây là cách giáo dục về Đạo đức có hiệu quả nhất và phù hợp nhất với văn hóa phương đông.
b.2 Xây đi đôi với chống, lấy xây làm chính:
+xây luôn đi đôi vói chống vì 2 cái đó có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau.
+Lấy xây làm chính vì xây là mục đích.
b.3 Tu dưỡng suốt đời, bền bỉ và có quyết tâm cao:
+ Phải tu dưỡng suốt đời vì đạo đức không tự nhiên mà có và khi đã có rồi thì nếu không rèn luyện sẽ phai nhạt, suy thoái theo thời gian.
+ Phải bền bỉ và có quyết tâm cao vì rèn luyện đạo đức là 1 quá trình và phỉa chống chủ nghĩa cá nhân.
Câu 4 cơ sở khách quan và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế:
a. cơ sở khách quan:
+ Xuất phát từ vai trò quyết định của vật chất và ý thức, của kinh tế với chính trị, của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.
+ xuất phát từ tình trạng kinh tế yếu kém của nước ta hiện nay:
· Lạm phát tăng cao.
· Nợ xấu cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
· Hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là kỉ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiêm
· Tình trạng lãng phí xãy ra muôn hình vạn trạng làm kinh tế nước ta suy yếu.
+ Xuất phát từ mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
+ Xuất phát từ điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển kinh tế:
· Nước ta có vị trị địa lý thuận lợi ( giáp biển, trung tâm của Đông Nam Á,….)
· Nguồn nhân lực lao động dồi dào
· Khoáng sản phong phú và đa dạng.
· Người dân cần cù, chịu khó
b.Tầm qua trọng phát triển kinh tế:
+Xây dựng co sở vật chất kĩ thuật cho CNXH
+Nâng cao đời sống nhân dân.
+Khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vói các nước kinh tế tiên tiến.
+Thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nước công nghiệp tiên tiến vào giữa thế kỉ XXI
+Tăng cường sức mạnh về quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro