Quan điểm của CN duy vật b.chứng về vc, ý thức và mqh giữa vc và ý thức
1. Vật chất.
Kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa mác và ph.Ăngghen, tổng kết những thành tựu của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, V.I Lê nin đã định nghĩa.
a, Khái niệm: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta cheps lại, chụp lại và phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Như vậy định nghĩa cau V.I. Leenin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất là phạm trù triết học khác với các dạng vật chất cụ thể khác vì nó chỉ đến vật chất nói chung vô hạn, vô tận không sinh ra , không mất đi
- Vật chất tồn tại độc lập với cảm giác của con người gây nên cảm giác, tư duy , ý thức.
b, Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, đó là thuộc tính cố hữu của vật chất, nó bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
- Không gian thời gian là hình thức tồn tại của vật chất . mọi dạng của vật chất đều tồn tại ở 1 vị trí nhất định có hình thức tồn tại cụ thể và tồn tại trong mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác. Những tồn tại như thế được gọi là không gian. Mặt khác của sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi nhanh hay chậm , kế tiếp và chuyển hóa…Những hình thức tồn tại như thế được gọi là thời gian.
c, tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất có tính vật chất của nó, theo quan điểm đó thì:
-Một là: Thế giới vật chất là tồn tại vĩnh viễn, vô tận, không được sinh ra và không mất đi.
-Hai là: Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người thống nhất với nhau.
2. Ý thức.
Khái niệm: ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người một cách năng động , sáng tạo.
2.1. Nguồn gốc của ý thức.
* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Cần phải có bộ óc người phát triển cao: là cơ quan vật chất của ý thức, là chức năng hoạt động của tư duy.
Cần phải có thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội) là đối tượng của nội dung và ý thức.
* Nguồn gốc xã hội của ý thức.
- Lao động:
+ Con người bắt giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính,những đặc điểm, những quy luật vận động từ đó con người rút ra kinh nghiệm để phục vụ nhu cầu của mình.
+ Về căn bản, trong quá trình lao động con người bắt buộc tác động vào thế giới khách quan làm biến đổi thế giới khách quan phục vụ cho nhu cầu của mình, thiết lập nên mối quan hệ xã hội( quan hệ giữa con người với con người)
+lao động mang tính tập thể xã hội : thị lạc, bộ lạc.
- Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành
+ Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trìu tượng hóa hiện thực. Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin, trao đổi từ trí thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2. Bản chất của ý thức.
- Phạm trù ý thức: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan hay ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan di truyền vào trong đầu óc con người và được cải biến đi.
- Bản chất của ý thức là 1 quá trình chủ động tích cực và sáng tạo, Phản ánh của ý thức là quá trình tái tạo những đặc điểm thuộc tính của hệ thống vật chất này với 1 hệ thống vật chất khác.
- Thừa nhận ý thức là sự phản ánh, vật chất là cái được phản ánh.
- Ý thức là hình ảnh tinh thần của vật chất.
- Ý thức và vật chất không đồng nhất với nhau nhưng không tách rời nhau
- Ý thức thuộc phạm vi chủ quan không có tính vật chất
- Ý thức là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có cảm tính
- Ý thức của con người có sự phản ánh năng động sáng tạo.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Ý thức mang tính sáng tạo ở chỗ tạo ra tri thức mới: Tiên đoán, dự đoán trong tương lai tạo ra các ảo tưởng, giải quyết, trừu tượng, thậm chí có hiện tượng thôi miên, tiên tri.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
*vật chất quyết định ý thức.
- Vật chất có trước, ý thức có sau: vật chất sinh ra ý thức, ý thức là chức năng của óc người , dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất.
- Ý thức là sự phản ánh vật chất vào bộ óc con người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức.
* Ý thức có tính độc lập tương đối tác động trở lại vật chất.
- Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm với mức độ nhất định sự biến đổi của những điều kiện vật chất.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động của con người. Con người dựa trên những tri thức về những quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu, phương hướng thực hiện, xác định phương pháp và bằng ý chí thực hiện mục tiêu ấy.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào thì nó vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất.
* Biểu hiện của mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong đời sống xã hội:
Là quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội,quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội. Ngoài ra mối quan hệ này còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệ khác như chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn , điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan…
4. Ý nghĩa phương pháp luận.
Vật chất có trước , ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức , quyết định ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. vì vậy con người cần tôn trọng khách quan , phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, các quy luật tự nhiên và xã hội. Diều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan. Lấy thực tế khách quan khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. LeeNin đã nhiều lần nhấn mạnh : ko được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, ko được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan , nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.
Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt dộng thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động sáng tạo.
Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. bản chất ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn, điều ấy có nghĩa là sự tác động ý thức đối với vật chất pải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người,những tri thức về bản chất, quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở đó, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn, cuối cùng bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình , con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, ở đây ý thức tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi pahrn ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy phải phát huy tính năng động , sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải khắc phục bênh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động ỷ lại ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro