Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 2: Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa, lượng giá trị hàng hóa và các nhân


• Khái niệm hàng hóa: Là một sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó cua con người thông qua trao đổi, mua bán.
• Hai thuộc tính của hàng hóa:
­ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
+ Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
+ Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
­ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ:
+ Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
+ Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào đó.
+ Khi hai sản phẩm khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng, tuy nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ trao đổi. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải hoặc thóc, những người sản xuất đều phải hao phí lao động. Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi. Chúng được trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, một số lượng vải ít hơn đổi lấy một lượng thóc nhiều hơn (1 m vải = 10 kg thóc); nhưng lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng là ngang bằng nhau. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là cơ sở để trao đổi.
+ Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
• Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.
• Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa ­ Năng suất lao động:
+ Là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số sản phẩm sản xuất trong 1 đơn vị thời gian hoặc thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm.
+  Có 2 loại NSLĐ là NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội ( ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa)
+ Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tỉ lệ thuận với số lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với NSLĐ xã hội ( NSLĐ xã hội càng tăng nên thời gian lao động xã hội cần thiết càng giảm do đó lượng giá trị cũng giảm)
+ NSLĐ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo của tay nghề, sự phát triển của KHKT, và trình độ ứng dụng những thành tự KH-KT vào sản xuất, hiểu quả của tư liệu sản xuất,…)
­ Mức độ phức tạp của lao động: lao động giản đơn và lao động phức tạp
+ Lao động giản đơn là sự hao phí lao động 1 cách đơn giản mà bất kỳ ai có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
+ Lao động phức tập là loại lao động cần phải thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề.
+ Vậy, cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau thì lao động phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #gh