Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LSKT. Câu 5

Câu hỏi ôn tập số 5 : Từ sự thành công của quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc giai đoạn sau 1978. Có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho quá trình hội nhập hiên nay của Việt Nam.

Trước hết là nêu thành tựu của cuộc cải cách, mở cửa của TQ

Nguyên nhân thành công

Liên hệ Việt Nam : liên hệ về 1 vấn đề nào đó : sử dụng vốn, hạn chế của Chính phủ, hạn chế về sử dụng lao độngđưa ra hạn chế của Việt Nam và hướng giải quyết tích cực

• Thành tựu :

GDP tăng trưởng nhanh

Từ 1978-2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thế giới trong cùng thời kỳ. GDP của Trung Quốc năm 2007 đạt 3.280 tỷ nhân dân tệ (481 tỷ USD), tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Đức. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc đạt 2.360 USD. Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc từ nước có mức thu nhập thấp được đưa vào danh sách những nước có thu nhập thấp trung bình.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và phạm vi kinh doanh mở rộng đã giúp Trung Quốc nhanh chóng giàu có. Số liệu của NBS cho thấy thu nhập tài chính của Chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp 45 lần trong vòng 30 năm qua. Giàu có khiến Trung Quốc cung cấp một cách có hiệu quả nguồn tài chính để tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội cho người dân, giảm thiểu một cách có hiệu quả mọi rủi ro và thiên tai.

Tăng khối lượng xuất khẩu

Ngoại thương trở thành cửa ngõ quan trọng để Trung Quốc tham gia vào quá trình hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Báo cáo của Cục thông kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy nước này đạt nhiều thành tựu lớn về ngoại thương trong vòng 30 năm qua. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc đạt 2.170 tỷ USD, tăng 107 lần so với mức 20,6 tỷ USD của năm 1978. Từ vị trí 32 trong buôn bán trên thế giới kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa, đến năm 2004, Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới. Trong giai đoạn từ 1978-1993, Trung Quốc luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, kể từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu có thặng dư trong ngoại thương với mức tăng thặng dư nhanh giúp Trung Quốc trở thành quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Nhờ chính sách buôn bán khôn khéo trong thời gian cải cách mở cửa, Trung Quốc đã nhanh chóng tích lũy được lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào. Chính phủ Trung Quốc chủ trương chú trọng khâu tái chế, nhanh chóng biến Trung Quốc trở thành "công xưởng thế giới". Các nhà nhập khẩu nước ngoài hưởng phần lớn số lợi nhuận được tạo ra từ "công trường thế giới" nhưng bù lại quá trình gia công chế biến đã giúp Trung Quốc gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ. Với số tiền dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có thể đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua một loạt chính sách như nâng mức hoàn thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu để đối phó với biên độ dao động trong nền kinh tế Trung Quốc gây ra bởi tình hình tài chính toàn cầu bất ổn định.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trước năm 1992, Trung Quốc hầu như phải mượn tiền của nước ngoài, đặc biệt là thông qua các khoản vay. Năm 1992, lần đầu tiên lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vượt số tiền vay nước ngoài. Kể từ đó, FDI trở thành kênh quan trọng nhất để Trung Quốc thu hút tư bản nước ngoài.

Năm 1983, FDI vào Trung Quốc chỉ đạt 916 triệu USD nhưng đến năm 2007, con số này đã đạt 74,8 tỷ USD, tăng 81 lần. Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc đã thu hút được trên 770 tỷ USD từ FDI với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 20,1%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. Kể từ năm 1993, Trung Quốc trở thành quốc gia hấp dẫn FDI nhất trong số các quốc gia đang phát triển.

Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từng bước mở cửa thị trường tài chính của mình và hoàn hiện các quy định, văn bản luật pháp có liên quan. Giờ đây, Trung Quốc đang tiến vào giai đoạn quốc tế hóa thị trường tài chính của mình.

Trung Quốc đưa ra sáng kiến trong việc thông qua hệ thống các nhà đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn. Hiện tại, Trung Quốc đã thông qua 54 nhà đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn có thể đầu tư với tổng số tiền 30 tỷ USD vào thị trường tài chính Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang mở dịch vụ môi giới chứng khoán cho các cơ quan tài chính liên doanh Trung Quốc với nước ngoài. Tháng 4/2008, Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc phê chuẩn 7 công ty chứng khoán liên doanh chứng khoán và 31 công ty liên doanh quản lý quỹ.

Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã bổ sung và điều chỉnh các chính sách có liên quan tới sáp nhập đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp trong nước. Tính đến cuối năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã cổ mua cổ phần trong 21.800 doanh nghiệp trong nước.

Thay đổi thành phần kinh tế nhà nước

Trong vòng 30 năm cải cách mở cửa, thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã phát triển với tốc độ nhanh. Hiện tại, thành phần kinh tế nhà nước không còn đóng vai trò độc quyền ở Trung Quốc. Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc.

Số liệu của NBS cho thấy, năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn chiếm 29,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm, nhưng kinh tế quốc doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong kinh tế Trung Quốc. Đóng góp to nhất của thành phần kinh tế phi tập thể đối với kinh tế Trung Quốc là duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu. Trước khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Người dân chỉ có thể mua được lương thực bằng tem phiếu do chính phủ cấp. Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.

Năm 2007, sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, tăng 64,6% so với sản lượng lương thực của năm 1978. Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vượt mức 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.470 tỷ USD), tăng 23 lần so với năm 1978.

Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng đầu thế giới.

• Nguyên nhân : Giáo trình trang 190,191

• Liên hệ với VN :

Theo những đánh giá về thành tựu của TQ, ta thấy rằng TQ s/d vốn 1 cách cực kì hợp lý và có hiệu quả, trong khi vấn đề sử sụng vốn ở nước ta còn rất đáng lo ngại, mà việc sử dụng vốn là vấn đề cực kì quan trọng đối với nền kinh tế nước ta trong thời kì hội nhập hiên nay.

- Đầu tư trong nước là nguồn lực tốt tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn yếu do tác động của các nguồn lực khác : cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng, ưu đãi cho doanh nghiệp (DN), tất nhiên không thể phủ nhận sự yếu kém của DN trong nước, nhưng môi trường kinh doanh còn nhìu bất ổn, do chình Nhà nước tạo ra.

- Về vốn bên ngoài, chúng ta nhận được nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân chậm, dẫn đến các nhà đầu tư ngần ngại trong việc đưa ra các cam kết mới, và cả trong thực hiện các cam kết đã có. Thậm chí họ còn có quyền rút vốn như đã từng xảy ra. Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư vào Việt Nam, nhưng bản thân Việt Nam lại chưa tao điều kiện đầy đủ. Hình thức BOT đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫ cụ thể để DN nước ngoài tham gia.

- Đối với vốn ODA, VN chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn, 1 phần là do phức tạp thủ tục, 1 phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và Chính phủ VN nên khó thống nhất. Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam còn khó hơn do điều kiên con người và Kĩ thuật làm chậm quá trinh giải ngân, làm chúng ta mất đi 1 cơ hội.

- 1 thực trạng nữa là " Kiếm tiên ở Việt Nam thì dễ, cho tiền Việt Nam quá khó". Đó là do tâm lý ngại làm dự án nhỏ, lẻ, chỉ thích làm dự án lớn. Đây quả thât là 1 dạng bệnh thành tích mà các DN VN mắc phải và điều họ theo đuổi là số lượng chứ ko phải chất lượng. Xét theo 1 cách nào đó, thì tâm huyết của người thực hiện dự án đối với dự án còn quá ít, đi ngược lại với mong mỏi của ng dân vào dự án đó.

- Vì vậy, trong vấn đề này chúng ta cần phải có nhiều phương án giải quyết : Đối với vốn trong nước thì Nhà nước phải tạo điều kiện cho các DN phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phục vụ yêu cầu CNH-HDH, đổi mới Công nghệ cho các DN phát triển. Với nguồn vốn nước ngoài ta cần phải giản đơn các thủ tục rườm rà, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề, đôi mơi KHKT để phù hợp với dự án. Tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện dự án, hạn chế tối đa bệnh thành tích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #câu