Chương 14
Kiếm Văn nghe ông lão người Khách nói cho cháu gái làm của hồi môn, thì vô cùng ngạc nhiên. Ông lão chỉ có một mình Tứ thúc, mà Tứ thúc đã có thím hai, thím ba lại không thuận đường sinh nở mãi mới có được thằng cu đang nằm ngửa. Ấy vậy mà ông lão người Khách lại nói để cho cháu gái làm của hồi môn. Kiếm Văn nghe vậy đành thuận theo đi gọi Tứ thúc, chú ba, chú Cam với mấy đứa em, cùng chúng bạn quen biết ở nơi Chợ Hôm, cùng đến dưới gốc cây cổ thụ bày tiệc đánh chén với nhau. Sau đó Kiếm Văn lại làm theo như lời của ông lão người Khách đưa bạc trắng cho chú ba đi mua lại ngôi nhà cũ.
Chú ba thêm tiền mua lại ngôi nhà cũ. Nhưng chú ba lại đưa giấy tờ nhà cho Kiếm Văn. Kiếm Văn chẳng nhận lại bảo chú ba đưa mấy em cùng thím vào đó ở, còn mình thì xin ở lại nơi ngôi nhà cuối bãi cho tiện việc đi lại, cũng tiện cho việc luyện quyền, luyện cước. Chú ba chẳng đặng lòng, nhưng với ý đã quyết của Kiếm Văn đành phải chịu. Chú ba lại bảo:
_ Kiếm Văn! Cháu đã quyết như vậy, chú cũng không cản nữa, chỉ có điều củi lửa hãy để cho thím và mấy đứa em nó lo cho.
Kiếm Văn gật đầu đồng ý, mà thật ra Kiếm Văn chỉ một mình, cơm chợ, gạo đò, ngôi nhà cũng chỉ để ngủ khi trở về. Kiếm Văn ra Chợ Hôm kiếm sống như mọi bữa, lại hay lân la với ông lão người Khách, đêm đêm lại thậm thò thậm thụt với nhau. Làng xóm lúc đầu cũng bàn ra tán vào, sau cũng quen mắt chẳng ai nói gì nữa.
Khi con người không để ý đến việc gì cả, thì thời gian trôi qua rất mau.
Thế mà một năm nữa lại trôi qua, cái hẹn dưới gốc cây cổ thụ ở nơi bãi bồi bên cạnh dòng sông Thạch Hãn với Trần Phong lại đến. Sáng nay, Kiếm Văn lại đến nơi đây, dưới gốc cây cổ thụ. Kiếm Văn giờ đây đã ra dáng là một chàng trai trẻ. Tóc búi cao chứ không để dài thả ở sau lưng, đầu quấn khăn, trong mặc áo ngắn màu trắng, ngoài mặc áo dài màu xanh, quần trắng, đi giày võ, khoanh tay đứng nhìn dòng sông Thạch Hãn với những cánh buồm xuôi ngược, vào ra. Từng anh chàng trạo phu nước da ngăm đen, thân hình lực lưỡng, cởi trần mặc quần ngắn, đầu quấn khăn đang hô to "hạ buồm, thuyền vào bến" nơi thì kêu lên " chống thuyền ra dòng, căng buồm xuôi gió ra biển lớn". Thuyền đi, thuyền đến làm cho dòng sông Thạch Hãn nơi cái ngã ba sông này nhộn nhịp hẳn lên. Đêm qua thuyền nghĩ, tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát, tiếng hò, cùng với tiếng cười đùa vang vọng khắp nơi ở trên dòng sông Thạch Hãn. Những thứ ấy thì Kiếm Văn chẳng lạ, vì khi còn bé Kiếm Văn đã nhìn thấy. Kiếm Văn đang chờ Trần Phong ca ca quay lại như đã hẹn. Lần hẹn trước thì Trần Phong đã không quay về, mà chỉ gửi phần được thưởng về cho Kiếm Văn và ông lão người Khách, sau này Trần Phong lại nhắn cho bạn hữu rằng lần hẹn tới sẽ quay trở lại nơi đây để uống cùng Kiếm Văn với Hồng lão một trận cho sảng khoái. Cũng vì Trần Phong đã nhắn với Kiếm Văn như vậy, nên sáng nay khi trời vừa tờ mờ sáng Kiếm Văn đã đến nơi đây, dưới gốc cây cổ thụ để chờ vị ca ca của mình. Kiếm Văn khoanh tay đứng chờ Trần Phong, luôn tiện ngắm cảnh mặt trời lên. Mặt trời vừa hé lộ ở đằng Đông, thì dòng sông Thạch Hãn đã nhộn nhịp tiếng hô của người trạo phu. Thuyền hàng, vào vào ra ra, xen lẫn ở nơi ngã ba sông Thạch Hãn là xóm Vạn Chài đang tranh thủ buông câu thả lưới. Dưới bến sông thì những cô gái làng đang giặt áo, hay ra sông gánh nước. Thôn làng vẫn chưa tỉnh giấc mơ sau lũy tre xanh, thì trên dòng sông Thạch Hãn càng lúc lại càng thêm phần nhộn nhịp. Kiếm Văn cứ nhìn, cứ ngắm cứ như muốn thu hết mọi vật, mọi cảnh vào trong tầm mắt. Kiếm Văn cứ ngắm cảnh như một văn nhân nhàn tản. Nhưng thực sự lòng Kiếm Văn lại đang rối bời. Kiếm Văn càng mong, thì càng lo sợ vị ca ca của mình vì bận việc mà không trở lại như đã hẹn. Mặt trời càng lúc lại càng lên cao, vừa rồi là ánh hồng ở phương Đông, nay mặt trời đã lên được cây sào. Kiếm Văn càng lúc càng thêm sốt ruột. Kiếm Văn đang sốt ruột, thì có tiếng người hỏi:
_ Kiếm Văn! Trần ca ca của cháu chưa quay lại sao?
Kiếm Văn nghe tiếng người hỏi không quay lại nhìn mà chỉ khe khẽ gật đầu.
Người vừa đến là một ông lão ăn mặc theo kiểu người phương Bắc, mà người dân ở đây đây quen gọi là ông lão người Khách hay là ông Khách, lão Khách, còn với Kiếm Văn ông lão đó là Hồng lão. Hồng lão cũng đến chỗ hẹn để chờ Trần Phong. Nhưng ông lão đến muộn vì chăm thằng cháu đích tôn của lão. Thằng bé trông khá kháu khỉnh, linh lợi chứ không như Tứ thúc. Hồng lão nhìn đứa cháu đích tôn và mỉm cười.
_ Con hơn cha là nhà có phúc.
Tứ thúc càng ngày tay nghề càng tiến bộ, với hai bà vợ giúp sức cũng không đến nỗi nào. Hồng lão có thể thư thái mà nghỉ ngơi, để hưởng thụ cuộc sống lúc buổi xế chiều, gần đất xa trời. Hồng lão không nóng lòng như Kiếm Văn, bởi vì lão biết nếu như Trần Phong quay lại như ước hẹn sẽ đi tìm lão và Kiếm Văn. Kiếm Văn thì ở nơi ngôi nhà kia, còn lão thì ở nơi con thuyền bán vịt quay chứ ở nơi đâu. Tuy vậy Hồng lão cũng đi đến điểm hẹn với Kiếm Văn. Kiếm Văn đã đứng chờ ở nơi đó.
_ Thằng bé này thật giữ chữ tín, lại sống tình cảm, sau này cô gái nào làm vợ của thằng bé thì thật có phúc.
Hồng lão nói xong liền đưa tay gãi đầu gãi tai, cười thầm.
_ Mình đã cho cháu gái của hồi môn, mà không biết mặt mũi của cháu gái ra làm sao?
Hồng lão lúc này cũng đến đứng bên cạnh Kiếm Văn và trông ra bến sông, mong những chiếc thuyền cập bến có bóng dáng của Trần Phong. Kiếm Văn với Hồng lão đứng đợi cho đến lúc chính ngọ vẫn không nhìn thấy bóng dáng của Trần Phong. Kiếm Văn vẫn đứng sừng sững như pho tượng, ánh mắt trông ra dòng sông Thạch Hãn, mà cứ ngóng, cứ trông từng con thuyền từ từ cập bến sông.
Hồng lão khác với người tuổi trẻ, dù có chờ thì cũng phải ăn uống mới đặng. Hồng lão mới bảo với Kiếm Văn.
_ Kiếm Văn! Ăn một chút đi. Trần Phong không đến sẽ có thơ đến như hồi năm ngoái chứ lo gì?
Hồng lão đã nói như vậy, mà Kiếm Văn vẫn lắc đầu, vì càng lúc Kiếm Văn lại thấy ruột gan nóng bừng, cứ như mất cái gì vậy đó. Lúc chính ngọ, giữa lúc nắng nóng, gió từ dưới sông Thạch Hãn thổi lên mát rượi, ấy vậy mà càng lúc ruột gan của Kiếm Văn càng nóng, cứ như bị người ta hun lửa vậy. Kiếm Văn nhìn thấy một chiếc thuyền từ miền trong xuôi dòng Thạch Hãn cập bến vào Chợ Hôm thì vô cùng mừng rỡ, mới kêu lên.
_ Hồng lão! Có thuyền cập bến kìa. Trên ấy chắc hẳn có ca ca rồi đó Hồng lão.
Hồng lão nheo nheo mắt cười, khẽ đưa tay vuốt nhẹ chòm râu đã bạc trắng và bảo:
_ Kiếm Văn! Ăn củ khoai, không khéo chút nữa uống rượu lại xót ruột.
Kiếm Văn nghe ông lão nói như vậy, thì quay lại cầm luôn hai củ khoai đưa vào miệng, chẳng cần bóc vỏ.
Nhưng chiếc thuyền đó đã làm cho Kiếm Văn thất vọng, vì trên đó chẳng có bóng dáng của Trần Phong. Chiếc thuyền đó vừa cập bến một lúc, lại dong buồm xuôi dòng để ra biển lớn.
Kiếm Văn mới hỏi Hồng lão.
_ Hồng lão! Thế này là thế nào?
Hồng lão cũng chỉ biết lắc đầu, chẳng biết nói sao với Kiếm Văn.
Trong lúc Kiếm Văn với Hồng lão đang thất vọng, thì từ xa có một thớt ngựa đang phi nước đại phóng đến.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.
Hết chương 14
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro