KDCK-Chương1:Tổng quan về KDCK
Chương 1: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán
1.1. Khái niệm và điều kiện kinh doanh chứng khoán
1.1.1 Khái niệm
- KDCK là hoạt động mua bán CK và cung cấp các dịch vụ CK (có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp cho các giao dịch CK) cho khách hàng của các tổ chức hoặc cá nhân nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- KDCK là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
1.1.2. Điều kiện KDCK
a. Đối với tổ chức
* Điều kiện về năng lực tài chính và CSVC kĩ thuật
- Có năng lực tài chính
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật
- Cam kết thực hiện chế độ quản lí tài chính công ty
* Điều kiện về nhân lực
- Có trình độ chuyên môn và đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức
- Hđộng theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề, các quy định về quản lý KDCK
b. Điều kiện KDCK (ở VN)
* Đối với CTCK
(1) Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu:
- Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 1 năm, trong đó có diện tích SGD phục vụ nhà đtư tối thiểu 150m2.
- Có đủ CSVC kĩ thuật phục vụ KD: SGD, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch CK, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho két bảo quản CK...
- Có hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống an ninh bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.
(2) điều kiện về vốn :
Môi giới 25 tỷ VNĐ
Tự doanh 100 tỷ
Quản lý danh mục đầu tư --
Bảo lãnh phát hành 165 tỷ
Tư vấn đầu tư 10 tỷ
Tư vấn tài chính + lưu ký --
Tổng cộng 300 tỷ
(3) Giám đốc (tổng giám đốc) phải:
- Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lí do bất khả kháng.
- Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc…
(4) Có tối thiểu 3 người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh + Có kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán và TTCK. Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, được SGDCK chấp thuận và cấp phép hoạt động.
+ Có tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt.
+ Có đủ năng lực tài chính theo quy định của pháp luật, thể hiện bằng một trong các hình thức: ký quỹ; hoặc có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định; hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh.
* Nhân lực
- Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề
+ Trước 2009:
3 chứng chỉ đào tạo (cơ bản, luật, phân tích)
Vượt qua kỳ thi sát hạch của UBCK
+ Từ 2009: 3 chứng chỉ (cơ bản, luật, phân tích) + thêm CC chuyên ngành
Môi giới, Tư vấn đầu tư: + 01 CC Môi giới
Tự doanh, Bảo lãnh phát hành: +CC Môi giới + CC Phân tích tài chính + CC Tự doanh
+ Chỉ có hiệu lực khi làm việc cho một CTCK/Cty qlý quỹ
1.2. Các chủ thể KDCK
- Công ty chứng khoán
- Công ty đầu tư chứng khoán
- Công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán
- Các chủ thể khác
+ Ngân hàng thương mại
+ Công ty lưu kí và thanh toán bù trừ:
+ Các tổ chức tài chính khác: công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí…
+ Các cá nhân hành nghề KDCK, đầu tư chứng khoán…
Mục đích nghiên cứu chủ thể KDCK
Hiểu về tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, nhằm giúp
+ Lựa chọn để giao dịch
+ Lựa chọn để làm việc
+ Xây dựng công ty
a. Công ty chứng khoán
* KN: CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận
* Cơ cấu tổ chức của CTCK :
- Đại diện chủ sở hữu( Hội đồng quản lý/ Chủ tịch công ty)
- Ban điều hành (Giám đốc, Tổng giám đốc và các Phó giám đốc/ Phó tổng GĐ)
+ Khối KD (Front Ofice) :
Môi giới
Tự doanh
Bảo lãnh phát hành
Nghiên cứu/ tư vấn đầu tư
+ Khối hỗ trợ (Back Office/ Middie Office):
Kiểm soát nội bộ/ Pháp chế
IT
Kế toán
Hành chính, nhân sự
* Các mô hình hoạt động của CTCK
(1) Mô hình công ty đa năng: theo mô hình này, CTCK là một bộ phận cấu thành của các tổ chức kinh doanh, thường là các công ty lớn hoặc các tập đoàn kinh tế như: các NHTM, tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo hiểm…
+ Loại đa năng một phần: các tổ chức kinh doanh muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập trực thuộc công ty hoặc tập đoàn.
+ Loại đa năng hoàn toàn: các tổ chức kinh doanh triển khai hoạt động kinh doanh chứng khoán bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác mà không cần phải thành lập công ty chứng khoán độc lập trực thuộc công ty hoặc tập đoàn.
- Ưu điểm:
+ Giảm bớt được rủi ro hoạt động KD chung, có khả năng chịu được những biến động lớn trên TTCK.
+ Tận dụng được thế mạnh về nglực tài chính, về trđộ chmôn, về mạng lưới hđộng…, tạo động lực cho sự phát triển của TTCK.
- Hạn chế:
+ Có thể gây nên tình trạng lũng đoạn TT nếu vai trò quản lí điều hành TT của nhà nước hạn chế.
+ Giảm tính chuyên môn hóa, khả năng thích ứng và linh hoạt kém.
+ Trường hợp TTCK có nhiều rủi ro, các tập đoàn có xu hướng bảo thủ rút khỏi TTCK để tập trung KD ở lĩnh vực khác gây nên tình trạng tháo chạy khỏi TTCK hoặc đóng băng thị trường.
(2) Mô hình chuyên doanh
- KDCK do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận.
- Mô hình này khắc phục được những hạn chế của mô hình đa năng, tạo điều kiện cho các CTCK chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển TTCK.
b. Công ty đầu tư chứng khoán
- K/n: là DN được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần để đtư CK
- Đặc điểm:
+ Cty huy động vốn để hình thành quỹ đtư CK bằng cách phát hành cổ phiếu. Thu nhập của công ty là thu nhập từ hdong mua, bán CK
+ Công ty được tổ chức theo mô hình cty cổ phần
+ Hội đồng quản trị có thể thuê 1 cty QLQ thực hiện chức năng quản lí thuần túy
+ Ngân hàng giám sát chỉ đóng vai trò bảo quản, không thgia vào công tác quản lí, giám sát quỹ
+ Do quỹ đầu tư dạng công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ nên nhà đầu tư góp vốn giữ vai trò vị trí là cổ đông
- Ưu điểm:
+ Có cơ sở pháp lí cao trong tổ chức qlí điều hành hđộng
+ Do có pháp nhân đầy đủ nên việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế thuận lợi hơn
+ Do hội đủ các thphần đại diện cho từng quyền lợi thgia ctác qlí nên có thể đánh giá, cân nhắc và đưa ra các quyết định năng động và thường đem theo lợi nhuận khả quan
- Nhược điểm:
+ Chi phí quản lí thường cao hơn so với mô hình quản lí tín thác
+ Hiện tượng tranh giành quyền lực, quyền kiểm soát
c. Công ty quản lý quỹ
- Khái niệm: Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ:
+ Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
+ Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
- Quỹ đầu tư CK (do CT QLQ qlí)
+ Quỹ do các nhà đầu tư góp vốn
+ Mục đích: thu lợi nhuận từ đầu tư CK
+ Nhà đầu tư: Góp vốn, Không ra quyết định đầu tư, Chấp thuận/thỏa thuận định hướng đầu tư
+ Người ra quyết đinh đầu tư? Ban điều hành quỹ thuộc CTQLQ
- Bộ máy Tổ chức của CT QLQ
HĐQT/HĐTV → Ban điều hành (TGĐ, các PTGĐ) :
+ Khối nghiệp vụ (Front Office)
Bộ phận tiếp thị (sale)
BP nghiên cứu (research)
BP đầu tư (Fund/Portfolio Manager)
+ Khối hỗ trợ (Middle, Back Office)
Kiểm soát nội bộ
Kế toán
Hành chính
- Đặc điểm:
+ Cty QLQ được thực hiện hai nghiệp vụ chính là quản lý quỹ đầu tư (hoặc công ty đầu tư CK) và quản lý danh mục đầu tư CK -> thu nhập của cty là phí quản lí quỹ và quản lí danh mục đầu tư CK
+ Công ty QLQ là người thành lập và quản lí quỹ tín thác
+ Công ty QLQ có thể tổ chức theo hình thức cty cổ phần hoặc cty TNHH
+ Ngân hàng giám sát vừa đóng vai trò là người bảo quản, thanh toán bù trừ và lưu giữ tài sản của người đầu tư, vừa thực hiện chức năng giám sát hoạt động của cty QLQ
- Ưu điểm:
+ Các thphần thgia chỉ bgồm các nhà chmôn nên việc bàn bạc để đi đến qđịnh KD thường nhanh chóng.
+ Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, làm giảm chi phí quản lí.
+ Các nhà đtư không thể can thiệp trtiếp vào hđộng KD của cty QLQ, nên cty có thể chủ động đtư vào các dự án dài hạn mà cty đánh giá có lợi nhuận kì vọng cao.
+ Nghàng giám sát có liên hệ chặt chẽ với cty QLQ nên nắm vững kế hoạch và thực tế KD của quỹ, tạo đkiện thuận lợi nâng cao chất lượng qlí giám sát, đảm bảo việc đầu tư bám sát điều lệ của quỹ và tuân thủ luật pháp.
- Hạn chế:
+ Tính pháp lí của mô hình hoạt động này không cao làm giảm tính hấp dẫn của chứng chỉ quỹ đối với nhà đầu tư, hạn chế khả năng thanh khoản của chứng chỉ quỹ.
+ Do lượng vốn của quỹ hạn chế nên khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư trở nên khó khăn, thích hợp với đầu tư dự án.
So sánh CTCK và CT Qulý quỹ
* Điểm giống
- CTCK và CTQLQ đều là pháp nhân được cấp giấy phép KDCK.
- Có thể tổ chức dưới hình thức pháp lí là Công ty cổ phần, hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đáp ứng các yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất và nhân sự có trình độ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
* Điểm khác
- Công ty chứng khoán
+ Được triển khai các ngvụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và các tư vấn khác trong lĩnh vực CK
+ Vốn pháp định: thường cao hơn (quy định hiện hành ở Việt Nam tối thiểu là 300 tỷ đồng)
+ Là thành viên của SGDCK/ TTGDCK, TTLK&TTBT
+ Được nhận, truyền lệnh trực tiếp đến hệ thống giao dịch
+ Quy định về chuyên môn: tối thiểu phải có 3 nhân viên hành nghề/1 nghiệp vụ, Tổng giám đốc có ít nhất kinh nghiệm 3 năm quản lý và 3 năm hành nghề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
- Công ty quản lí quỹ
+ Được triển khai các nghiệp vụ quản lí quỹ và quản lí danh mục đầu tư
+ Vốn pháp định: thường thấp hơn (quy định hiện hành ở Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng)
+ Không là thành viên của SGDCK/ TTGDCK, TTLK&TTBT
+ Không được nhận và truyền lệnh trực tiếp đến hệ thống giao dịch. Giao dịch mua/ bán chứng khoán niêm yết phải qua CTCK
+ Quy định về chuyên môn: tối thiểu phải có 5 nhân viên hành nghề/1 nghiệp vụ, Tổng giám đốc có ít nhất kinh nghiệm 5 năm hành nghề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng
So sánh CTCK/CT Qlý quỹ với CT đầu tư CK
* Điểm giống
- Đều là pháp nhân (tổ chức dưới hình thức Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn);
- Đáp ứng các yêu cầu về vốn kinh doanh, có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
* Điểm khác
- Cty CK/QLQ
+ KDCK theo nghiệp vụ được cấp giấy phép
+ Luôn yêu cầu nhân sự quản lý
+ Yêu cầu về CSVC: trụ sở, trang thiết bị…
- Cty đầu tư CK
+ Chỉ quản lí quỹ (đầu tư chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận)
+ Có / Không yêu cầu nhân sự quản lý
+ Có / Không yêu cầu CSVC trụ sở, trang thiết bị…
* Điểm khác nhau giữa CT qulí quỹ với Cty đầu tư chứng khoán
- Công ty QLQ được quản lý nhiều Quỹ / Công ty đầu tư CK và hưởng thu nhập từ phí quản lí.
- Công ty đầu tư CK chỉ được quản lý tài sản của chính Công ty đầu tư CK đó và hưởng thu nhập từ kết quả đầu tư chứng khoán của công ty.
So sánh Quỹ ĐTCK (không phải là pháp nhân) với Cty đtư CK
* Điểm giống :
- Đều được thành lập bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân.
- Mục đích: dùng vốn đầu tư vào CK và các tài sản khác để kiếm lợi nhuận, trong đó nhà đtư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với quyết định đtư.
- Vốn tối thiểu theo quy định hiện hành ở Việt Nam 50 tỷ đồng.
* Điểm khác
- Quỹ đầu tư CK
+ Không là pháp nhân
+ Có Quỹ ĐTCK mở và đóng
+ Có Quỹ ĐTCK đại chúng và Quỹ thành viên
+ Không tự quản lý vốn
- Công ty đầu tư CK
+ Là pháp nhân
+ Chỉ có quỹ ĐTCK đóng
+ Có Công ty ĐTCK đại chúng và Công ty ĐTCK phát hành riêng lẻ
+ Công ty tự quản lý vốn
1.3. Các nghiệp vụ KDCK
● Môi giới
● Tự doanh
● Bảo lãnh phát hành chứng khoán
● Tư vấn
● Quản lí danh mục đầu tư
● Đăng kí chứng khoán
● Lưu kí chứng khoán
● Thanh toán bù trừ
a. Môi giới
Môi giới là hoạt động KDCK trong đó tổ chức KDCK - CTCK đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán, hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó.
Thu nhập: phí môi giới (giao dịch được thực hiện)
b. Tự doanh
Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán.
Thu nhập: chênh lệch giá, D, C, thu nhập khác
Rủi ro: thị trường, thanh khoản, …
c. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
BLPHCK là hoạt động hỗ trợ của các TCBL cho TCPH khi huy động vốn bằng cách bán CK trên thị trường sơ cấp theo sự ủy thác của TCPH.
- Tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với TCPH thực hiện các thủ tục trước khi chào bán CK,
- Nhận mua một phần hay toàn bộ CK của TCPH để bán lại, hoặc mua số CK còn lại chưa được phân phối hết của TCPH, hoặc hỗ trợ TCPH trong việc phân phối CK ra công chúng.
d. Tư vấn
Tư vấn trong lĩnh vực chứng khoán là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu liên quan đến chứng khoán, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng.
Thông thường các CTCK cung cấp 1 số dịch vụ tư vấn như: tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn niêm yết chứng khoán và các tư vấn khác về tài chính.
e. Quản lí danh mục đầu tư
Là hoạt động trong đó, CTQLQ nhận sự ủy thác của KH quản lí vốn, tài sản (CK) và tiến hành đầu tư cho KH nhằm mục tiêu bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận cho KH.
- CTy QLý quỹ thực hiện quản lý theo sự ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán
- CTQLQ đầu tư theo sự ủy thác của từng khách hàng (nhà đầu tư)
Nhà đầu tư:
+ Thỏa thuận với CTQLQ về tiêu chí đầu tư
+ Ủy thác, giao vốn/ tiền cho CTQLQ
CTQLQ: ra qđịnh mua, bán thay cho nhà đtư
- Nguồn thu của CTQLQ
+ Phí quản lý (Management Fee):
1 tỷ lệ nhất định trên giá trị tài sản ủy thác
Thu hàng tháng/quý/năm
+ Thưởng:
Khi giá trị tài sản ròng (Net Asset Value, NAV) vượt qua 1 chỉ tiêu cho trước
Mức thưởng theo thỏa thuận với NĐT
Thu hàng năm, sau khi kiểm toán hoặc kết thúc hợp đồng
f. Đăng kí chứng khoán:
Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán.
g. Lưu kí chứng khoán:
Là hoạt động lưu giữ, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán (quyền nhận cổ tức, ghi chép theo dõi những thay đổi về tình hình đăng kí, lưu kí chứng khoán, quyền tham gia đại hội cổ đông...)
h. Thanh toán bù trừ:
Là hoạt động thanh toán cho các giao dịch mua bán chứng khoán. Căn cứ vào kết quả giao dịch, các công ty chứng khoán tiến hành hạch toán bù trừ các giao dịch và xác định nghĩa vụ thanh toán cho các bên tham gia giao dịch chứng khoán.
* Các nhân tố tác động đến hoạt động KDCK
- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính trị, pháp luật
- Sự phát triển của TTCK
- Năng lực của chủ thể kinh doanh
+ Tiềm lực về tài chính
+ Chất lượng nguồn nhân lực
+ Uy tín hoạt động
- Các nhân tố khác
1.4. Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KDCK
a. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KDCK
Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KDCK là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề nghiệp KDCK nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp KDCK trong xã hội.
b. Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động KDCK
- Là yếu tố quyết định đến niềm tin của khách hàng đối với những người làm nghề KDCK
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp là cơ sở pháp lí để quản lí hoạt động của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ KDCK
- Đạo đức nghề nghiệp góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của nhà KDCK
c. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với công ty thành viên
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, các chế tài trong hoạt động kinh doanh
- Phải chú tâm đến công việc và cẩn trọng trong khi hành nghề
- Trung thực, công bằng và công khai trong hành nghề
- Tính chuyên nghiệp
- Bảo mật
d. Đạo đức nghề nghiệp đối với cá nhân hành nghề chứng khoán
- Có trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định trên TTCK.
- Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan quản lí thị trường để phát hiện và loại bỏ các hiện tượng tiêu cực, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, công bằng, công khai và hiệu quả.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro