Thuở thơ bé
Con Ngọc nó ở ngoại từ nhỏ, mẹ nó đi công tác ở xa nên nó cai sữa khi mới 14 tháng rồi chuyển về quê ở hẳn. Xóm Mai Thượng nó ở có thằng Nam, thằng Đạt, con Dương với chị Hạnh là trạng tuổi . Nam là con ông chú hàng xóm, hơn cái Ngọc 1 tuổi. Chị Hạnh với anh Đạt là họ hàng nó, mẹ hai người là cô Ba chị ruột của cô Năm - mẹ Ngọc. Khi ấy Ngọc 10 tuổi, trước 1 năm con bé lên ở với mẹ.
***
-Chủ Nhật đi bể bơi không chị Ngọc? Con Dương hỏi
- Có. Nào đi thì gọi nhá! Ngọc nói
- Để em rủ anh Đạt với chị Hạnh, chị qua nhà thằng Nam nghe!
Mặt nó hớn hở, đỏ như trái ớt chín, tóc xoăn như búi bòng bong nhưng được cái nét nó xinh, dễ thương ghê. Nhẽ ra con Dương là chị cái Ngọc nhưng ông nó lại là em ông Ngọc nên nó cũng làm em. Nó bằng tuổi thằng Nam học chung lớp cấp 1 nhưng đứa học giỏi đứa thì đứng đầu lớp đếm từ dưới lên nên vào cấp hai thằng Nam học trường làng còn con Dương ra thị trấn học.
- Dạ, con chào bác....Ngọc chào bác Thanh, bố Nam
- Tìm Nam hả ? Nó ở trển á, cứ tự nhiên nha! Bác Thanh nhẹ nhàng nói
- he lô anh Nam. Chủ nhật tắm bể bơi không? Ngà xông vào phòng thằng Nam
- mầy không biết gõ cửa hả? Con vô duyên!!
Nó đang ngồi trên giường bấm điện thoại vẻ chăm chú. Con Ngọc vô nó thoáng giật mình, quay ra nói giọng giận giữ
- hì, em biết rồi! Ngọc ngại ngùng nói
- chắc chúng mầy đi đi. Tao xuống nhà bác ở trên tỉnh, một tuần mới về. Để tuần sau nữa nhe. Thằng Nam nói
- Ò, vậy nào đi em qua gọi
-Chơi tí vầy hả cháu. Bác Thanh nói
- Vâng, cháu chào bác cháu về
-ấy, cháu rảnh không? Vẽ* ngô hộ bác tí, dạo này đau lưng ghê!
- Dạ, bác cứ đi nghỉ đi, để đấy cháu làm cho.
Mùa vụ đến, nhà nào cũng một sân chất đầy những bắp ngô. Bước đầu là bỏ vỏ sau là vẽ thành từng hạt để cho gà, cho lợn. Dĩ nhiên là nhà con Ngọc cũng có mà nhà nó xong rồi.
* hành động tách hạt ngô ra khỏi bắp
Những hạt ngô rắn chắt, vàng ươm đang dần lấp đầy những cái thúng nhà bác Thanh. Được một lúc thì thằng Nam đi xuống
- Mày chưa về à?
- Em vẽ ngô hộ. Dù gì cũng rảnh.
- Ai kêu mày làm đâu?
- Bố anh nhờ thì giúp. Anh không làm đi!
- Hừ!
Nói xong thằng Nam vô nhà. Con trai con đứa để một mình con bé ở đó. Tay cái Ngọc đã phồng rộp bởi những bắp ngô nhà nó nay lại càng đau nhưng nó vẫn giúp người. Bởi cái tính nó thế, chỉ sợ sau này sẽ khổ.
Trái lại với thằng Nam con Ngọc rất thích nó. Chẳng biết vì cái cớ gì lại thích đứa như nó. Một tình yêu trong sáng mới chớm nở. Một tình yêu đặc biệt mà nó không biết, nó coi thằng Nam như anh nó và nó thích thằng Nam. Nhưng từ sâu trong tâm hồn có lẽ chẳng phải vậy.
***
- Nè, mày thấy con Ngọc sao? Bác Thanh hỏi con trai lúc đang ăn cơm
- Ba thấy nó được phết, ngoan ngoãn, hiền lành lại chăm chỉ!
- Con đấy thì được cái mống gì, như đứa dở hơi!
- Ấy sao mày nói thế. Nó nghe thấy lại buồn cho.
Bác Thanh có vẻ quý nó lắm. Cái Ngọc ý, chỉ ước nó là con mình, thằng Nam bằng một góc nó có phải tốt không? Mẹ Nam mất sớm, bác Thanh gà trống nuôi con đã chịu bao vất vả nhưng có đứa con trai không thể sẻ chia gì. Thương bác và thương thằng Nam. Có lẽ không được dạy dỗ từ người mẹ là nó đã thiệt thòi rồi.
***
- Chị Ngọc ơi, đi chưa vậy? Dương gọi
- Đợi chị tí, bơm cái xe đã hết hơi rồi.
- Chị Hạnh đâu, không đi à? Ngọc thắc mắc
- Bận học. Thằng Đạt nói
Ngọc ồ một tiếng rồi 3 đứa đạp xe ra bể bơi. Đi khoảng 5 phút là đến. Ông Cả - chủ bể bơi cũng là một người rất nhiệt tình, miễn phí cho những đứa trẻ dưới 10 tuổi, bọn con Ngọc thì trả 5 nghìn và người lớn là gấp đôi. Ông còn là một người chăm chỉ, một mình quản lí cái bể bơi ấy lại hay dọn dẹp thay nước. Nước bể lúc nào cũng trong xanh bởi lẽ ấy. Từng đứa cuộn tròn nhảy tõm xuống làm nước bắn tung tóe. Bể chỉ cao một mét rưỡi nên không bao giờ sợ chìm. Xung quanh là những rặng tre rủ bóng xuống mặt nước sóng sánh đầy vẻ mộc mạc. Tắm ở đây chúng như hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận bầu không khí trong lành của miền quê nơi chúng ở.
Có nhiều trò chơi khi ra bể bơi. Nổi bật chắc chắn là trò lật phao của thằng Đạt và trồng cây chuối của con Dương. Ở quê không có nhiều tiền nên phao bơi được làm từ lốp xe không dùng nữa rồi bơm căng. Nếu không để ý sẽ có một bóng người từ xa tiến lại và đứa xui rủi sẽ uống no mấy ngụm nước. Cái bóng ấy chính là thằng Đạt. Có hôm nó có đồng bọn thì chúng sẽ hội đồng một đứa cho đến khi sặc nước. Còn con Dương nó sẽ hít một hơi thật dài rồi cắm đầu xuống đáy bể chân chổng lên trời. Mỗi khi nó làm vậy trông thật mắc cười, đứa nào đứa nấy đều cười không ngậm được mồm. Ba mẹ thường nghiêm cấm chúng làm việc này bởi hiển nhiên đây là hành động nguy hiểm. Nhưng dù vậy nói đi phải nói lại điều này thật vui biết mấy. Đó sẽ là những kỉ niệm thời thơ ấu mà đến khi lớn chúng nhớ lại, chúng sẽ thấy thật hoài niệm và bất giác cười.
***
- Tuần sau em về với mẹ rồi. Em sẽ nhớ chị lắm! Con Ngọc nói với Hạnh khi đang ngồi bóc lạc
- Thật á? Hay mầy lại nói đùa rồi.
- Em đùa chị chi. Bà em nói vậy. Em lớn rồi thì phải về ở với mẹ.
Con Ngọc nói với giọng buồn thiu. Nó nửa muốn gặp mẹ nửa muốn ở lại đây cùng những người bạn đã gắn bó với nó từ thuở còn đóng khố.
- Vậy nhớ chăm sóc sức khỏe. Hè lại về chơi với chị. Hạnh vừa nói vừa cười
Dù vậy nhưng con Ngọc biết chắc chị Hạnh cũng chẳng dễ chịu. Nụ cười của chị thấm đẫm nỗi buồn. Song hai chị em không nói về cái chuyện ấy nữa tiếp tục ngồi bóc lạc. Lúc sau thằng Đạt ra, nghe chuyện nó phản ứng gắt hơn chị nó.
- Đi là đi thế nào. Chị phải ở đây!
- Mày thử ra nội mà không có mẹ mày xem. Con Ngọc đã mấy năm không gặp mẹ nó rồi đấy. Chị Hạnh nói với thằng Đạt
- Thì em biết. Nhưng nó cứ kiểu gì.
Lúc này mặt nó đã rũ xuống chông buồn y chang chị Hạnh khi nãy. Khi một nhóm bạn đang chơi với nhau rất bình thường thì bỗng nhiên có một đứa tách ra rời xa những đứa còn lại. Cảm giác ấy thật không dễ chịu một chút nào.
Ngày con Ngọc đi tất cả đều ra tạm biệt nó, trừ thằng Nam. Chúng trao nhau những cái ôm thắm thiết trước khi chia xa và những lời chúc không thể không thân thiết hơn.
- Thằng Nam đâu? Chị Hạnh hỏi
- Anh Nam giống như ghét em vậy. Không ra cũng phải.
- Chơi suốt với nhau ghét cái gì! Thằng Đạt xen vào
- Thôi kệ nó đi. Nhớ những gì chị dặn đấy.
- Biết rồi. "Luôn vui vẻ giữ gìn sức khỏe"
- Hehe.
- Ngọc ơi. Đi thôi con!
- Vậy thôi. Tạm biệt mọi người!.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro