Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức

2. Nền kinh tế tri thức - cơ hội cho các nước đi sau đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa.[1]

a.- Sự ra đời của kinh tế tri thức – bước nhảy vọt về phát triển xã hội

Nền kinh tế tri thức là bước phát triển mới, vươt bậc của lực lượng sản xuất xã hội, trong đó tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, sự tăng trưởng kinh tế từ dựa chủ yếu vào nguồn lực vật chất chuyển sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ con người. Nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ và kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế tri thức máy móc không chỉ thay thế lao động cơ bắp mà còn thay thế lao đông trí óc, nhân lên sức mạnh trí óc của con người. Sáng tạo và đổi mới là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế xã hội. Sự giàu có, cường thịnh của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào năng lực trí tuệ, hơn là tài nguyên. Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực sáng tạo của con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn.

b.- Những khác biệt chủ yếu của kinh tế tri thức so với kinh tế công nghiệp:

+Trong nền kinh tế tri thức tri thức trở thành nguồn vốn chủ yếu nhất, hơn cả tài nguyên và lao động, tuy hai yếu tố này vẫn là cơ bản không thể thiếu

+ Nếu trong kinh tế công nghiệp công nghệ chủ đạo là cơ khí hóa, hóa học hóa, điện khí hóa thì trong kinh tế tri thức đó là số hóa và tự động hóa;

+ Chuyển sang kinh tế tri thức là chuyển từ các ngành công nghiệp chế biến sang các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp tri thức), chuyển từ sản xuất vật phẩm sang dịch vụ, đặc biệt là các ngành dịch vụ dựa nhiều vào tri thức; tài sản vô hình quan trọng hơn nhiêu so với tài sản vô hình.

+ Tạo ra của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là nhờ nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, chứ không chỉ là tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã có;

+ Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, nhiều ngành sản xuất và doanh nghiệp mất đi, nhiều ngành và doanh nghiệp mới ra đời (sự phá hủy có tính sáng tạo);

+ Ngành nghề, việc làm thay đổi nhanh, không ổn định, người lao động phải học tập suốt đời, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, thích nghi với sự đổi mới.… Nhiều khái niệm đã đổi khác, cách nghĩ, cách làm thay đổi nhiều;

c.- Phát triển kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu khách quan, lôi cuốn tất cả các quốc gia. Các nước phát triển đi tới kinh tế tri thức là quá trình phát triển tự nhiên. Các nước đi sau phải nắm bắt các thành tựu mới của khoa học và công nghệ và kinh nghiệm các nước đi trước, đề ra chiến lược phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình công nghiệp hóa, để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.

Trong bối cảnh quốc tế mới, nước ta phải hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Đại hội Đảng lần thứ IX nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”.[1] Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế phát triển tất yếu khách quan, ngày nay đang bị chủ nghĩa tư bản thao túng, với những thủ đoạn bóc lột tinh vi của một kiểu thực dân mới, đang làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, và đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức gay gắt, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Nhưng mặt khác nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa lại là cơ hội lớn cho các nước đi sau nếu biết thông qua thương mại, chuyển giao công nghệ, đàu tư nước ngoài để thu hút vốn và công nghệ, tri thức mới cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước mình. Vì vậy hội nhập quốc tế ngày nay là sự lựa chọn duy nhất của nước ta cũng như các nước đang phát triển khác, coi sự hội nhập là chấp nhận tham gia vào một sân chơi lớn, vừa hợp tác vừa phải đấu tranh. Hội nhập để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức[2].

Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế mới phải gắn với phát triển kinh tế tri thức. “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”[3]. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn.

[1] Báo cáo chính trị tai ĐH Đảng lần thứ IX

[2] Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX

[3] Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X

[1] Xem nội dung chi tiết trong bài “Nền kinh tế tri thức”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro