câu 4 đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
Câu 4. Trình bày nhiệm vụ vị trí và mối quan hệ của hai chiến lược CM VN do ĐH III (9/1969) của Đảng đề ra? Nêu những thành tựu cơ bản của CM hai miền giai đoạn 1954-1975?
1, Hoàn cảnh lịch sử
Quốc tế
+ CNXH đã trở thành hệ thống thế giới và tiếp tục lớn mạnh (cả về kinh tế, quân sự, KH - KT) đặc biệt là LX. Sự lớn mạnh của LX đã trở thành thành trì vững chắc của CNXH.
+ 5/1955 Khối quân sự Vacsava được thành lập đã khẳng định sức mạnh quân sự của phe CNXH.
+ 7/1957, Hội nghị các ĐCS và công nhân quốc tế nhóm họp đã rút ra được nhiều kinh ngiệm trong XD CNXH.
+ Giữa LX và TQ đã nảy sinh mâu thuẫn về quan điểm chính trị, vị thế và tầm ảnh hưởng. ĐQ MỸ chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn với LX, lợi dụng mâu thuẫn giữa LX và TQ để chống phá CM thế giới.
* Trong nước
+ Sau Hiệp định giơnevơ (21/7/1954) MB bước vào thơi kì quá độ đi lên XD CNXH, MN đã trở thành thuộc địa kiểu mới của ĐQ Mỹ.
+ 6/1954 Mỹ đưa NĐD về nước. Ngày 7/7/1954 thành lập 1 nội các bù nhìn thân Mỹ do NĐD đứng đầu.
+Ngày 17/7/1954 Mỹ, Diệm tuyên bố ko có hiệp thương, công khai xé bỏ hiệp định giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài VN.
+ 23/10/1955 Diệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại, lên làm tổng thống nước CH MNVN.
+ Mỹ, Diệm thi hành đạo luật 10-59. lê máy chém đi khắp miền MNVN với phương châm: thà giết nhầm còn hơn bỏ xót.
2, Nhiệm vụ, vị trí và mối quan hệ của hai chiến lược CMVN do ĐH III (9/1960) của Đảng đề ra
* Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết dân toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CMXHCN ở MB, đồng thời đẩy mạnh CMDTDCND ở MN, thực hiện thống nhất, độc lập nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo hòa bình ở ĐNA và thế giới.
+ Nhiệm vụ chiến lược: CMVN trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược
Một là: tiến hành CMXHCN ở MB
Hai là: Tiến hành CMDTDCND ở MN, giải phóng MN khỏi ách thống trị của ĐQ Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
* Vị trí của hai chiến lược CM VN
+ CMXHCN ở MB có nhiệm vụ XD tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho CM MN, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXH về sau. Do đó, CMXHCN ơ MB giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CMVN và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
+ CMDTDCND ở MN giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng MN khỏi ách thống trị của ĐQ Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành CM DTDCND trong cả nước.
* Mối quan hệ của hai chiến lược CMVN
Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "hai nhiệm vụ ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau".
3, Thành tựu cơ bản của CM hai miền giai đoạn 1954-1975
* Đối với miền Bắc
+ Hoàn thành vượt bậc chỉ tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Một chế độ mới, chế độ XHCN bước đầu được hình thành.
+ MB đã đánh thắng được 2 cuộc chiến tranh phá hoại của DQ Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử của trận "ĐBP trên ko" trên bầu trời HN vào cuối năm 1972 (từ 18 đến 30/12/1972)
+ MB không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành xuất sắc vai trò là căn cứ địa vững chắc của CM cả nước và nhiệm vụ hậu phương lớn đối với chiến trường MN.
* Đối với MN
Đánh thắng các chiến lược chiến tranh của DQ Mỹ:
+ Trong gđ 1954-1960 đánh bại "chiến tranh đơn phương" của Mỹ-Ngụy đưa CM từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
+ Trong gđ 1961-1965 đã giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược "chiến tranh Đặc Biệt" của Mỹ
+ Trong gđ 1965-1968 đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ và chư hầu, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Pari.
+ Trong gđ 1969-1975 đã đánh bại chiến lược "VN hóa chiến tranh" của Mỹ và tay sai mà đỉnh cao là đại thắng mùa xuân 1975 với chiến dịch HCM lịch sử, đập tan toàn bộ bọn ngụy quân, ngụy quyền, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và giải phóng hoàn toàn MN.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro