câu 18
10.5.1. Thực chất và đặc điểm
10.5.1.1 Thực chất
Khi cho dòng điện có cường độ lớn (hàng chụ ngàn Ampe) chạy qua 2 chi tiết hàn, tại chỗ tiếp xúc có điện trở lớn sẽ bị nung nóng đến trạng thái hàn ( dẻo) và nhờ tác dụng của lực cơ học, chúng sẽ dính chắc lại với nhau tạo thành mối hàn.
Nhiệt lượng Q sẽ làm chỗ tiếp xúc đạt đến trạng thái dẻo
Q = 0,24 . R . I2 t
Ta thấy rằng I hoặc điện trở tiếp xúc càng lớn thì Q càng lớn
10.5.1.2 Đặc điểm
- Khi hàn điện tiếp xúc, thời gian đốt nóng chỗ hàn rất nhanh khỏang vài phần trăm giây) nhờ dùng dòng điện có cường độ rất lớn.
- Mối hàn đảm bảo cơ tính và đẹp, tiết kiệm được kim lọai.
- Hàn được những mối hàn có kết cấu phức tạp, ở các vị trí không gian khác nhau, hàn được các laọi dây có đường kính khác nhau.
- Hàn điện tiếp xúc có năng suất rất cao, được dùng nhiều trong các ngành chế tạo ôtô, máy kéo, máy bay, toa xe lửa, trong sản xuất hàng tiêu dùng (máy làm lạnh, xe đạp…)
10.5.2. Các phương pháp hàn điện tiếp xúc
Theo dạng mối hàn và theo loại dòng điện sử dụng, hàn tiếp xúc được chia ra một số dạng sau:
10.5.2.1 Hàn giáp mối
Là phương pháp hàn tiến hành trên toàn bộ mặt tiếp xúc của vật hàn. Các vật hàn được kẹp chặt trong các điện cực. Dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp có giá trị cao, truyền vào điện cực và đi qua chỗ tiếp xúc có điện trở Rtx. Tuỳ vào thời điểm đặt lực ép và cho dòng điện chạy qua mà ta có các phương pháp hàn giáp mối khác nhau:
+ Hàn giáp mốiđiện trở:
Các đầu của chi tiết hàn được tiếp xúc với nhau bởi lực ép P cho tới khi đạt điện trở tiếp xúc, sau đó cho dòng điện có cường độ lớn chạy qua. Bề mặt tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái dẻo, dưới áp lực của lực ép kim loại khuyếch tán vào nhau tạo nên mối hàn. Phương pháp này thích hợp khi hàn vật liệu có tính dẻo cao, độ dẫn nhiệt không lớn (như thép cacbon thấp). Hình 10.29a
+ Hàn giáp mối nóng chảy:
Khi đóng điện, hai chi tiết hàn chưa tiếp xúc với nhau, sau đó cho tiến dần chạm vào nhau nhờ lực ép P. Khi chạm nhau xảy ra hiện tượng đoản mạch và phóng điện làm nóng chảy bề mặt tiếp xúc. Dưới tác dụng của áp lực, kim loại lỏng bị ép ra ngoài tạo thành bavia, Mặt tiếp xúc phía trong chuyển từ trạng thái rắn sang dẻo và tạo thành mối hàn giống như hàn giáp mối điện trở.Hình 10.29b
Sơ đồ hàn giáp mối: Hình 9.28
10.5.2.2 Hàn điểm
Hàn điểm là phương hàn tiếp xúc mà mối hàn là những điểm hàn riêng biệt. Các tấm hàn được kẹp giữa hai điện cực thì mối hàn sẽ hình thành trên một diện tích tương ứng với đầu mút của điện cực đó. Sơ đồ nguyên lý hàn điểm trên hình 9.30
Các chi tiết hàn được ghép chồng lên nhau, lực ép đưa hai điện cực kẹp chặt lấy chi tiết hàn, thiết bị điều khiển đóng điện làm cho điểm tiếp xúc dưới điện cực nóng chảy và tạo thành mối hàn. Tiết diện ngang của điểm hàn giống như tiết diện của đầu điện cực
10.5.2.3 Hàn đường
Hàn đường cũng giống như hàn điểm, nhưng điện cực hàn hình trụ được thay bằng điện cực đĩa quay. Vì đĩa quay liên tục và ngược chiều nên vật hàn vừa bị kẹp lại vừa tịnh tiến giữa khe của hai đĩa điện cực. Sơ đồ nguyên lý hàn đường được giới thiệu trên hình 9.31
Mối hàn đường đảm bảo bền và kín, được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp chế tạo thùng chứa, bình chứa....
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro