6. KN về lắp ghép?
Các chi tiết trong máy ko đứng riêng với nhau. Chúng tập hợp trong những đơn vị lắp xác định.
Những bề mặt và những kích thước mà dựa theo chúng để lắp ghép các chi tiết với nhau gọi là những bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Một mối ghép bao giờ cũng có chung 1 ktdn và gọi là ktdn của lắp ghép.
Dựa vào đặc tính mối ghép người ta phân ra 3 nhóm:
Lắp có độ hở (lắp lỏng):
Là loại mối ghép luôn tạo ra khe hở giữa lỗ và trục nghĩa là kích thước nhỏ nhất của lỗ luôn >= kích thước lớn nhất của trục. Dmin >= dmax
Độ hở lớn nhất: Smax=Dmax - dmin
Độ hở nhỏ nhất: Smin=Dmin - dmax
Độ hở trung bình: Sm = (Smax + Smax)/2
Dung sai của độ hở: Ts = Smax - Smin = ES – ei – EI + es = TD + Td.
Lắp có độ dôi (lắp chặt):
Là loại mối ghép có kt lớn nhất của lỗ <= kt nhỏ nhất của trục.
Độ dôi lớn nhất: Nmax = dmax - Dmin
Độ dôi nhỏ nhất: Nmin = dmin - Dmax
Độ dôi trung bình: Nm = (Nmax + Nmin)/2
Dung sai của độ dôi: TN = Nmax – Nmin = Td + TD
Lắp trung gian: trong mối ghép trung gian miền dung sai kích thước lỗ và kích thước trục nằm xen kẽ lẫn nhau. Vì vậy khi lắp một trục bất kỳ trong loạt trục với 1 lỗ bất kỳ trong loạt lỗ sẽ nhận được một mối ghép hoặc độ hở hoặc có độ dôi.
Đặc trưng của mối ghép là độ hở lớn nhất Smax hoặc độ dôi lớn nhất Nmax
Smax= Dmax - dmin = -Nmin
Nmax = dmax - Dmin = -Smin
Dung sai của đặc trưng mối ghép.
T= Smax – Smin = Nmax – Nmin = Smax + Nmax = TD + Td
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro