𝕗𝕠𝕦𝕣.
Thằng Thóc nghe bà Hai nói mà tái mặt, nó hết nhìn bà Hai lại nhìn sang mợ Trân Ni như muốn dò xét xem như thế nào. Mợ nhỏ mới chân ướt, chân ráo về đây, mợ ấy chưa quen các quy tắc trong phủ, mới ngày đầu mà bà đã tính phạt năm mươi gậy, chắc muốn lấy mạng mợ ấy luôn. Nó lắp bắp:
- Bà.. bà ơi, có gì từ từ nói.
- Câm miệng, mày cũng muốn làm phản, mày ăn cây táo, rào cây sung. Cơm mày ăn, áo mày mặc là ai bố thí cho mày? Nó đã cho mày được cái gì chửa mà mày bênh chằm chặp rồi. Hay mày thấy nó trẻ, đẹp nên mày không kìm chế được, sống chết cũng đu lấy nó.
Bà Hai chửi một tràng, thằng Thóc cứ cúi gằm mặt, tuyệt nhiên không dám cãi. Trong phủ này, bà Hai là người đanh đá, khó ưa nhất nên không ai dám phật lòng. Bà ấy thích đánh đòn ai là có hàng ngàn, hàng vạn lí do để ép kẻ đó phải chịu tội. Nếu ai không biết, khi vào phủ này cứ nghĩ bà ấy mới là bà Cả, nắm trong tay mọi quyền sinh sát.
Đánh mau!
Giọng bà ấy rít lên, vang cả một góc trời, thấy đám gia đinh chậm chạp không phản ứng lại, bà ta cầm luôn cái gậy, cứ nhắm thẳng người Trân Ni mà quất. Chẳng là hôm nay bà mới thua cá cược với các phu nhân quan trên nên ấm ức, không xả đi đâu được, nhìn thấy Trân Ni bê chỗ mảnh sành đi ngang qua thì bà ấy nóng máu đòi xử cho bằng được. Trân Ni nhanh như cắt túm được cái gậy, cô giữ thật chặt rồi bất ngờ hất mạnh. Bà Hai loạng choạng nên ngã lăn xuống đất. Trân Ni vẫn một nét lạnh lùng duy nhất, không luống cuống cũng chẳng sợ sệt. Cô gườm gườm đi lại, cầm lấy cây gậy, trong nháy mắt đập gãy đôi. Khỏi phải nói, bà Hai cuống quýt, cứ co rúm người lại, bà ta không dám cao giọng như hồi nãy nữa, chỉ sợ Trân Ni nổi điên lại ra tay với mình thì nguy to.
Mợ nhỏ phủi tay, bỏ đi làm việc của mình, cô ấy cũng không nói thêm bất cứ lời nào khác. Bà Hai ôm ngực thở dốc:
- Con này nó bị bệnh hay sao ấy nhỉ? Nhìn nó không giống như người bình thường. Trông đôi mắt nó khát máu hãi quá, may mà nãy mình chưa động vào nó, nếu không chắc gay go thật.
Bà ấy lê lết lại gần cái gậy, cũng tò mò bẻ thử, bà lấy sức thật mạnh, đấm hết sức vào nhưng kết quả là bà nhảy tưng tưng, ôm tay gào lên như bị chọc tiết:
- Đau, đau chết tao rồi, ối giời ơi.
Thằng Thóc nãy giờ chứng kiến toàn bộ câu chuyện, lúc thấy mợ Trân Ni dùng tay không đập gãy đôi cây gậy, nó đã đứng bất động, há hốc miệng. Nó nhìn bà Hai rồi cũng lững thững lại đập thử. Nó vung hết cỡ, giáng thật mạnh xuống nền đất nhưng cây gậy trên tay vẫn cứ trơ trơ chẳng hề sứt mẻ, dù nó đập tới cả chục lần vẫn không tài nào gãy được. Bất giác, bà Hai và thằng Thóc cùng nhìn nhau, không ai bảo ai nhưng dường như họ đều đã nhận ra điều bất thường. Mợ Trân Ni chẳng mất sức là bao, nhìn mợ ấy bẻ nhẹ nhàng hệt như bẻ đôi đũa.
Bà Hai ôm cục tức nhưng nhất thời không nghĩ ra được cách trị được Trân Ni. Bà ta chỉ muốn tống khứ cô ta ra khỏi đây, muốn nhanh tay hạ được cậu Hưởng. Mục đích cuối cùng của bà ấy là cậu Hưởng phải mất mạng chứ không chỉ đơn giản là nằm liệt giường như thế.
Bà Cả bước lại gần chỗ Trân Ni, bà ấy dịu giọng:
- Con bê chậu quần áo kia đi giặt đi, trước khi giặt nhớ phân loại áo ra áo, quần ra quần, không được dùng chày mà phải vò bằng tay để quần áo không bị rách hay bạc màu. Khi giặt xong nhớ phải tráng qua chậu nước hoa hồng, phơi hẳn ra ngoài nắng, tuyệt đối không được phơi trong râm. Giặt xong đống đồ thì ra ngoài vườn cuốc đất trồng khoai. Hôm qua, trời mưa to quá, mấy đứa nó cuốc chưa có xong nữa.
Trân Ni cúi xuống bưng luôn một chầu đồ đầy vặp, cô đi ra ngoài giếng, vục từng gàu nước đổ đầy chậu. Bà Cả chăm chú nhìn Trân Ni, bà ấy đang muốn thử thách cô gái này, bà không tin dù hành hạ cực khổ thế nào, cô ấy cũng sẽ không phản ứng lại. Bà Cả chắp tay sau lưng, đủng đỉnh đi vào buồng.
Trân Ni dùng một khúc củi cứ đập bôm bốp, chan chát vào chỗ quần áo, cô giặt cho có lệ, một chút đã thấy xong, vắt lên cái sợi dây thép cột giữa hai ngọn cây xoài. Mợ Lê nãy giờ đã nóng mắt, không nghĩ cô ấy dám coi những lời bà bà Cả như gió thoảng, mây bay. Bà ấy dặn một đường thì Trân Ni làm quành một nẻo nhưng cô ta tuyệt nhiên không bao giờ cãi lại, cứ nghe bên này cho trôi sang tai khác rồi làm theo ý mình. Lê muốn ra vẻ phong cách của mợ Cả, cô ta cố tình quát to:
- Ối giời ơi, cô tính làm rách hết quần áo hay sao mà cứ dùng chày đập bịch bịch, đã vậy treo lên đống thép gai như thế này, quần áo nào mà chịu cho nổi. Cô đã làm thì làm cho nó đàng hoàng, không làm thì nói rõ ra một tiếng, đừng cái kiểu im im xong rồi phá phách. Tôi thừa hiểu cô đang nghĩ gì, trứng mà đòi khôn hơn vịt. Cỡ vợ lẽ thì chỉ là ngữ người hầu, mãi là con ở để người khác vùi dập, chà đạp thôi.
Trân Ni chớp mắt, cô bình thản:
- Ý cô trong phủ này vợ lẽ là con hầu ấy hả?
Lê gân cổ lên chửi bới:
- Chứ còn gì nữa, loại không biết nhục nhã mới đi nhận lời làm vợ lẽ, có giỏi thì lên làm chính thất, tại sao cứ phải ăn đồ thừa của người khác. Tao khinh!
Cô ta vừa nói tới đó thì ăn ngay mộ cú bạt tay như trời giáng. Bà Ba chống nạnh, vênh mặt lên tận trời:
- Ý mày là sao? Mày nói tao là con hầu, là loại không ra gì, đáng ghét, bỏ đi ấy hả?
Lê nhận ra mình đã lỡ lời nhưng giờ muốn thu lại cũng không có được. Cô ta ôm má, khóc nức nở phân trần:
- Bu trẻ, con không dám, con nào có dám nói bu. Con nói cái con khốn nạn kia, ngữ người hầu mà cứ vênh cái mặt thớt, con giận quá mất khôn.
Bà Ba thừa hiểu bản chất của Lê, cô ta là kiểu khẩu phật, tâm xà. Bên ngoài nói chuyện thì hay lắm, lúc nào cũng thơn thớt nói cười, vậy mà bên trong bụng, bao giờ cũng toàn là rắn rết. Chính cô ta luôn khiến mấy bà trong phủ nghi kị, ganh ghét lẫn nhau. Ở bên bà này là xóc xỉa, nói móc bà kia. Cũng vì cô ta mà bà Ba luôn là người bị ghét nhất. Đối với hai bà vợ quan khâm sai, bà Ba giống như cái gai cần phải loại trừ, cộng thêm những lời tơn hớt của Lê nên họ càng ghét cay, ghét đắng.
- Bốp, bốp, bốp...
Bà Ba vẫn tát lia lịa vào mặt Lê, bà ấy mặt đỏ như gấc:
- Tao đánh cho chừa cái thói trả treo, làm gì có kiểu bu chồng nói một, con dâu cãi chem chẻm bao giờ. Mày không học thuộc quy tắc trong phủ, mày không làm gương cho người khác thì cái chức mợ Cả tốt nhất cũng dẹp luôn đi.
Trân Ni chẳng quan tâm hai người họ đấu khẩu, cô làm xong phần việc của mình thì vác cuốc ra sau vườn. Bà Ba cũng lật đật chạy theo, không hiểu sao bà cực kì có ấn tượng với cô gái này.
- Mày làm gì mà câm như hến thế, người ta chửi rủa cũng không biết đường mà cãi lại? Như vậy người ta bảo là ngu, nhát chết, chúng nó càng được thể leo lên đầu, lên cổ mà ngồi. Dốt lắm con ạ.
Trân Ni mặc kệ cho bà Ba nói, bà ấy nói Đông, Tây, Nam, Bắc gì cô cũng mặc kệ. Cô gái ấy không muốn bị xoáy sâu vào vòng tranh đấu quyền lực nên quyết tâm không tham gia vào phe phái nào. Cô ấy chăm chú cuốc đất, bà Ba thì ra sức kể lể:
- Tội mày, nhìn thì rõ là xinh đẹp mà lại phải lấy cậu Hưởng. Cậu ta không phải bị liệt bẩm sinh đâu, do bị hãm hại trúng độc nên mới vậy đấy. Mấy năm trước cậu ấy khoẻ mạnh lắm, hai năm nay tự dưng bị vậy. Thầy cậu ấy kêu bao nhiêu thầy lang tới nhưng ai cũng bó tay, họ không biết bệnh gì mà chữa. Lúc đầu, cậu ấy hay kêu tê cứng chân tay, sau cứ dần dần liệt hết cả người, chân tay không động đậy được.
Trân Ni bỗng nhíu mày, cô bất chợt lên tiếng:
- Ai phán cậu ta bị liệt?
Đến lúc này, bà Ba chột dạ. Công nhận bây giờ bà ấy mới nghĩ ra chi tiết này, chưa một thầy lang nào nói cậu ấy bị liệt, chẳng qua tự cậu ấy cứ nằm bất động trên giường, không bao giờ đi lại, thành ra từ đó mọi người đều tự nghĩ cậu ấy bị liệt cả người. Bà Ba không kìm được hỏi tiếp:
- Vô lí ầm ầm, không thể như thế được, đâu ai ngu gì mà tự dưng giả liệt, người khoẻ mạnh không muốn lại muốn đi làm người tàn phế. Trừ khi...
Bà ấy vô tình liếc nhìn Trân Ni, công nhận cô gái này rất hiếm khi mở miệng, nhưng hễ thở ra câu nào là câu nấy đều chất như chân lí, khiến đối phương nghĩ muốn nát óc không biết cô ấy muốn ám chỉ điều gì. Bà Ba hồ hởi giơ bàn tay ra phía trước:
- Tôi là bu cô nhưng thực ra tôi hơn có năm tuổi, tôi bị ép gả vào đây. Cả nhà tôi đều bị gϊếŧ hại, tôi được ông ấy nhìn trúng nên đem về làm lẽ. Nếu không có ông ấy cưu mang thì chẳng biết tôi đã chết bờ, chết bụi nào rồi. Tôi nhớ thầy bu tôi lắm, họ chết oan uổng quá, bao nhiêu năm qua tôi vẫn không tìm ra manh mối hung thủ.
Trân Ni thấy bà Ba đang khóc thút thít thì xem ra có chút thương cảm. Cô thở dài:
- Nín đi!
Trân Ni chỉ nói vậy rồi lại tiếp tục cuốc cho xong đám đất. Cô ấy tuyệt nhiên không mở lời nhưng trong đầu đã dần đặt ra các câu hỏi:
- Hắn ta có liệt hay không, thử là sẽ biết. Hơn nữa tên này có liên quan gì tới cái chết của thầy bu mình nhỉ? Tại sao những người hầu ở đây lại chia làm hai phe, người mặc đồ màu gụ, người mặc đồ màu trắng. Cách họ nói trước cũng không được bình thường, một số người giống như mơ màng, không tỉnh táo.
Bà Ba ngồi bệt xuống đây xem cô gái kia cuốc đất, lát sau thấy thích quá, bà cũng vớ lấy cái cuốc làm cùng. Bà Ba mồm liếng thoáng như tép nhảy, bà nói chuyện không biết mệt mỏi. Trân Ni chỉ im lặng cho qua chuyện, khi nào bà ấy năn nỉ, ỉ ôi mãi cô mới ậm ừ. Họ cứ say sưa cuốc đến tối mịt khi mà đám gia đinh hò hét nhau về ăn cơm thì mới dừng lại. Bà Ba khoác vai Trân Ni xem như thân thiết lắm, vậy là từ nay ở phủ này, bà không còn đơn độc nữa, ít ra còn có một người bầu bạn, tâm sự.
Hai người bước vào sân đã thấy mâm cơm chuẩn bị tươm tất. Đại thấy Trân Ni thì mừng quýnh, cậu cứ lóng nga, lóng ngóng không biết mở lời trước từ đâu. Cô gái ấy ra giếng rửa chân tay, Đại cũng kiếm cớ đi gần ngay chỗ đó. Cậu đánh tiếng trước:
- Cô mới được mua về phủ hả? Ngày đầu làm việc có vất vả lắm không? Tôi tên là Đại.
Trân Ni rửa xong thì bước vào trong, cô coi cậu ấy như không khí, chẳng nhìn, cũng chẳng đáp lại. Càng lúc, Đại càng thấy cô gái này đặc biệt, cuốn hút, có gì đó khiến người đối diện muốn sục sôi khám phá. Cậu không phải là kiểu người đào hoa, bạ đâu tán tỉnh đó, nhưng thực sự cô gái này khiến cậu thấy rung rinh, không sao làm chủ được con tim.
Tất cả mọi người ngồi vào bàn ăn, bà Ba vẫy tay:
- Trân Ni,Úi cô lại đây.
Bà Cả ngay lập tức quắc mắt:
- Cô tính tạo phản ấy hả, phủ này một mình cô chưa đủ hay sao mà lại nó vào thế? Khi nào vợ lẽ có con mới được ngồi xuống bàn ăn cùng mọi người, nếu không mãi vẫn chỉ là kiếp người hầu, không hơn không kém. Nếu cô ta không phục thì mau nghĩ cách mà sinh con. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, co đừng có ỷ mình được ưu ái mà một tay che trời, nếu cô vi phạm quy tắc trong phủ cũng vẫn phải chịu phạt.
Bà Cả nói một hồi khiến chẳng ai có tâm trạng mà ăn nữa. Họ chán nản nhìn nhau, lần nào cứ tới bữa ăn kiểu gì cũng có chuyện, mấy bà chửi nhau chí choé. Bà Cả thấy không gian nặng trịch thì liếc xéo:
- Con Trân Ni, bưng cơm vào cho cậu. Mày để ý vào, cái mắt cứ hếch lên trời, lần này còn hầu cơm không thành thì lo mà ăn roi cho nát thịt.
Bà ấy cố tình nghiến răng đe doạ. Trân Ni chán nản chẳng muốn tranh cãi, âm thầm chuẩn bị cơm mang lên cho cậu Hưởng. Trong phòng, cậu ấy vẫn đang nằm bẹp dí một chỗ, mắt nhìn chằm chằm lên trần nhà. Thấy Trân Ni bước vào, cậu ấy phấn chấn lạ thường. Cô gái kia đặt cái phịch mâm cơm trên bàn gỗ, cô ngồi xuống ghế, chống tay đăm chiêu suy nghĩ. Tại Hưởng nhíu mày khó hiểu:
- Cô không đút cơm cho tôi thì tôi ăn bằng gì?
Trân Ni nhìn cậu ấy một lượt, cô bưng tô cơm trắng, không bỏ bất cứ đồ ăn nào vào từ từ lại gần chỗ Tại Hưởng. Cô đút miếng cơm đầy cả miệng làm cậu ấy tưởng nghẹt thở tới nơi. Tại Hưởng cố gắng lắm mới nuốt được miếng cơm vào bụng, nhưng miếng này chưa qua thì miếng khác đã tới. Cuối cùng, cậu ấy không sao chịu nổi ho sặc suạ phải lấy tay vuốt ngực. Trân Ni khinh bỉ:
- Cậu bị liệt toàn thân mà, tại sao tay cậu cử động hay thế, hay là thuốc tiên vậy?
Tại Hưởng biết mình đã mắc mưu, muốn cãi nhưng không biết cãi ra làm sao. Hơn nữa cậu cũng không muốn giả bị liệt nữa, có vậy mới cả ngày ở bên cô ấy được. Tại Hưởng lí nhí:
- Gặp cô nên tôi hết bệnh luôn đó, công nhận tôi với cô rất có duyên, chúng ta đã gặp nhau một lần rồi, cô nhớ tôi không?
Trân Ni hừ lạnh, cô đã quá quen với mấy kiểu bắt chuyện nhạt như nước ốc này rồi. Trân Ni đưa cho Tại Hưởng, cô nhăn nhó:
- Cậu tự xúc đi chứ bắt ai hầu nữa, đúng là hết khôn dồn đến dại.
Mặc cô ấy càu nhàu, Tại Hưởng cứ thấy đáng yêu mới chết chứ. Từ lúc cô ấy bước vào đây, cậu cứ ngây ngốc, chẳng biết mình muốn làm gì, nói gì nữa.
- Cô ăn cơm đi, ăn chung với tôi cho vui, mình tôi buồn lắm.
Trân Ni không đáp lại, cô nhanh chóng bước ra khỏi đây. Bỗng cô có cảm giác nghe tiếng người kêu cứu, tiếng kêu cứ mỗi lúc một nhỏ dần rồi im bặt. Trân Ni theo cảm tính, bước thoăn thoắt ra sau phủ. Cô cứ tự cảm nhận mà bước đi, bây giờ bên ngoài mưa đang lất phất, gió rít vù vù làm cô thấy cả người lạnh buốt. Xa xa, Trân Ni thấy ánh đèn dầu mờ mờ, cứ chập chờn, lúc ẩn, lúc hiện. Cô đoán chắc tiếng kêu cứu hồi nãy là từ bên đó phát ra. Chẳng kịp nghĩ ngợi, Trân Ni cứ lao thật nhanh về hướng đó. Cô thấy một ngôi nhà lợp ngói khá khang trang, ở đây tiếng kêu cứu tha thiết, inh ỏi, không phải là một người mà cả chục người liền lúc. Trân Ni đạp cửa chạy vào, nhưng cô bỗng thấy cả người nhẹ bẫng, cô bị hẫng một nhịp, lao nhanh xuống dưới. Cô chẳng biết chuyện gì đang xảy ra chỉ nghe thấy tiếng Ùm, cả người ướt như chuột lột. Bây giờ, Trân Ni mới biết hoá ra trong căn nhà này có một cái ao. Đúng lúc cô chưa kịp định thần thì một bàn tay ôm chặt lấy cô, tên đó liếm lấy tai cô mà hít hà:
- Thơm quá!
________________________________________
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro