zzzDCBTzzz
chương 2 - bài thuốc giải biểu
I. đại cương
1.1. Định nghĩa: Giải biểu là một phương pháp điều trị thường dùng trong YHCT, trên cơ sở sử dụng những bài thuốc có các vị thuốc mang tính vị: Tân, tán, khinh, tuyên làm chủ dược, để nhằm mục đích giải tà chứng thông qua tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi).
1.2. Phân loại: Bệnh ở biểu chứng rất phong phú và đa dạng, khi tà khí ở bên ngoài xâm phạm vào cơ biểu, trên lâm sàng thường biểu hiện ở thể phong hàn hay thể phong nhiệt. Nếu là thể phong hàn biểu chứng thì cần phải dùng pháp điều trị tân ôn giải biểu. Nếu là thể phong nhiệt biểu chứng thì pháp điều trị là tân lương giải biểu. Nếu như trên lâm sàng, người bệnh có biểu hiện thêm các mặt như: âm dương khí huyết hư thì nên sử dụng phối hợp các vị thuốc bổ nhằm nâng cao chính khí cơ thể. Do vậy trên lâm sàng, các bài thuốc giải biểu phân thành 3 loại:
- Tân ôn giải biểu.
- Tân lương giải biểu.
- Phù chính giải biểu.
1.3. Những chú ý khi sử dụng
- Các vị thuốc giải biểu đa số đều có tinh dầu nên không sắc lâu.
- Khi sử dụng các bài thuốc tân ôn giải biểu, mặc áo ấm hay đắp thêm chăn ấm để cho hỗ trợ cho ra mồ hôi, mồ hôi ra râm rấp là được.
- Nếu như biểu tà chưa giải hết mà đã xuất hiện lý chứng thì trước tiên giải biểu, sau đó trị lý. Nếu biểu và lý đều cấp thì sử dụng pháp điều trị biểu lý song giải.
- Nếu tà khí đã xâm nhập vào lý như: ban chẩn đã mọc, mụn nhọt đã vỡ, nôn, mửa mất nước... thì không được dùng pháp giải biểu.
bài thuốc thanh nhiệt
I. Đại cương
1.1. Định nghĩa: Bài thuốc thanh nhiệt là bài thuốc sử dụng những vị thuốc có tính hàn, lương để cấu trúc thành bộ phận chủ yếu của bài thuốc, nhằm mục đích để thanh tiết tà nhiệt.
Những bài thuốc thanh nhiệt trên lâm sàng, chủ yếu được sử dụng trong các bệnh chứng mà nhiệt tà đã đi vào phần lý, biểu hiện trên lâm sàng một tình trạng “Lý nhiệt” do nhiều nguyên nhân dẫn đến, từ hậu quả tiến triển của các bệnh ngoại cảm có sốt với tình trạng nhiệt ngày càng nặng, do bởi nhiệt tà xâm phạm vào phần khí phận, dinh phận, huyết phận... cho tới tình trạng “lý nhiệt” do bởi rối loạn chức năng của các tạng phủ đưa tới như : Can đởm thượng viêm, vị nhiệt... Và dưới một điều kiện nhất định, cũng có thể dùng phương pháp thanh nhiệt để tham gia vào trị liệu chứng hư nhiệt - thanh hư nhiệt do các bệnh nhiễm trùng mạn tính dẫn đến.
1.2. Phân loại: Hình thái lâm sàng của nhiệt chứng phong phú như vậy, nên phạm vi ứng dụng trên lâm sàng của các bài thuốc thanh nhiệt cũng rất rộng. Trên thực tế, khi vận dụng những bài thuốc này trị liệu trên lâm sàng, ngừơi ta có thể phân thành 6 loại:
- Thanh khí nhiệt.
- Thanh thấp nhiệt.
- Thanh huyết nhiệt (bao gồm cả thanh dinh nhiệt)
- Thanh nhiệt tả hoả giải độc.
- Thanh nhiệt tạng phủ.
- Thanh hư nhiệt.
1.3. Những chú ý khi sử dụng các bài thuốc
- Khi bệnh còn ở phần biểu, không sử dụng các bài thuốc thanh nhiệt, mà sử dụng các bài thuốc này khi nhiệt tà xâm phạm vào lý và đã hình thành chứng lý nhiệt.
- Trên lâm sàng những bài thuốc thanh nhiệt chỉ sử dụng khi bệnh nhân còn sốt. Bệnh nhân đã hết sốt thì dừng thuốc.
- Các vị thuốc trong các bài thuốc thanh nhiệt thường có tính hàn, lưong, nên khi dùng kéo dài hay liều cao dễ làm tổn thương tới vị khí và dương khí trong cơ thể. Vì vậy, khi dùng nên thận trọng và theo dõi chặt chẽ.
- Khi thăm khám và chẩn đoán hết sức lưu ý, chứng chân hàn giả nhiệt thì không có chỉ định sử dụng những bài thuốc này.
bài thuốc hòa giả
i
I. Đại cương
1.1. Định nghĩa: Các bài thuốc hoà giải mang tác dụng sơ tiết, điều hoà để cho khí trong cơ thể lưu chuyển dễ dàng, điều hoà tạng phủ.. qua đó để điều trị : thiếu dương bệnh chứng, can tỳ bất hoà, trường vị bất hoà... cho tới điều trị chứng Ngược tật (sốt rét).
1.2. Phân loại
Căn cứ vào những tác dụng khác nhau của các bài thuốc hoà giải, mà phân thành 4 loại:
- Các bài thuốc hoà giải chứng thiếu dương.
- Các bài thuốc điều hoà Can - Tỳ.
- Các bài thuốc điều hoà trường vị.
- Các bài thuốc điều trị chứng Ngược tật. (Có thể đưa vào hoà giải thiếu dương, nếu có biểu hiện của Thiếu dương)
1.3. Những chú ý khi sử dụng các bài thuốc hòa giải: Khi tà khí còn ở phần biểu, chưa xâm nhập vào Thiếu dương, hay tà khí đã nhập hẳn vào lý, phần dương minh nhiệt mạnh... đều không có thể sử dụng các bài thuốc hoà giải. Do bởi:
- Nếu tà khí còn ở biểu mà sử dụng hoà giải thì sẽ làm tà khí dễ xâm nhập vào lý làm bệnh nặng lên.
- Nếu tà khí đã vào lý mà sử dụng hoà giải thì sẽ làm bệnh tình kéo dài ra.
- Nếu như bệnh tình đã nặng, không thuộc chỉ định của phép hoà giải thì không nên sử dụng các bài thuốc hoà giải.
bài thuốc bổ
I. Đại cương
- Các bài thuốc bổ là những bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng bổ để điều trị chính khí hư, nhược, cho nên còn gọi là các bài thuốc bổ ích vì hư phải bổ, tổn phải ích. Các bài thuốc bổ nằm trong bổ pháp của bát pháp.
- Các bài thuốc bổ tác dụng chủ yếu là bổ phần hư, ích phần tổn. Do chính khí gồm có âm dương, khí, huyết cho nên các bài thuốc bổ cũng có 4 loại: Bổ khí, bổ dương, bổ huyết và bổ âm.
- Các bài thuốc bổ nên sắc kỹ và nếu khí hư dùng các bài thuốc bổ khí, có thể thêm thuốc bổ huyết và ngược lại, nếu âm hư dùng các loại thuốc bổ âm, nhưng cũng có thể thêm thuốc bổ dương và ngược lại, mục đích là tăng tác dụng cho nhau. Nếu không hư không tổn nhược thì không nên bổ ích.
bài thuốc lý huyết
I. Đại cương
1.1. Định nghĩa: Các bài thuốc lý huyết là các bài thuốc gồm các vị thuốc hoạt huyết, chỉ huyết và dưỡng huyết làm chủ dược, dùng để điều trị các chứng về huyết như: Huyết ứ, huyết hư và chảy máu.
1.2. Phân loại: Dựa vào tác dụng điều trị cho nên chia ra 2 loại:
- Các bài thuốc hoạt huyết.
- Các bài thuốc chỉ huyết.
1.3. Chú ý khi sử dụng:
- Các bài thuốc hoạt huyết khứ ứ không nên dùng kéo dài sẽ gây xuất huyết làm tổn thương tới huyết và khí. Khi dùng thuốc này nên phối ngũ với các thuốc lý khí và điều trị nguyên nhân hoặc triệu chứng khác.
- Không dùng cho phụ nữ có thai. Không trục huyết quá mạnh, cầm máu qúa nhanh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro