3.
Ta cho rằng cha sẽ đưa ta tới thư phòng, lại không nghĩ rằng, cha đưa ta tới thành lầu.
Trong thành Vĩnh Nguyên cấm đi lại vào ban đêm, nhưng ai có thể ngăn cản xe ngựa của thứ sử*chứ?
*Một chức quan thời xưa, phụ trách việc giám sát địa phương
Tuyết rơi càng ngày càng lớn, bên trong thành là một khoảng không mờ mịt, chỉ có thanh âm tiếng điểm canh của người đi tuần, kéo dài lặp đi lặp lại.
Ta nhìn những ngôi nhà bên trong thành, ngẫu nhiên có vài nhà thắp đèn dầu, chắc hẳn bách tính đã có đủ củi để sống sót qua mùa đông, cả nhà không cần miễn cưỡng dựa vào nhau để sưởi ấm.
Đi lên Thành Lầu, trên vai cha có vài bông tuyết, ta cũng không rảnh rỗi phủi chúng cho ông, hai người cha con chúng ta đứng chung một chỗ, giống như hai người tuyết.
Cha hỏi ta: "A Ngọc, con nhìn thấy gì rồi?"
Ta cố gắng mở to hai mắt, chỉ thấy được một màn tuyết trắng xoá.
"Cha, con gái ngu dốt."
Ta thành thật trả lời.
Cha thở dài: "Con có biết cha lập nghiệp như thế nào không?"
Ta biết.
Mạnh gia mặc dù bắt đầu từ Vân Xuyên Mạnh Thị, cha là lấy ân âm* làm quan.
*Ân âm: còn được gọi là "nhậm tử", "môn âm", "âm bổ" hoặc "thế hưởng". Là hình thức cha truyền con nối trá hình ở thời cổ đại, đề cập đến việc con cháu đời sau sẽ được hưởng sự đối đãi đặc biệt khi xét tuyển vào các chức quan do công lao của ông cha.
Thời trước bởi vì người lớn trong nhà vô năng, sản nghiệp suy tàn, lại sớm ra đi, cô nhi quả phụ nhận hết bất công, toàn bộ phụ thuộc vào sự gánh vác của bà nội, dựa vào bàn tay khéo léo của bà mới miễn cưỡng đã nuôi cha khôn lớn, nhưng từ đó mà đôi mắt bà cũng dần mù loà.
Cha lớn lên học hành không tốt, lại không cam lòng vùi đầu vào đồng ruộng, dứt khoát rời nhà tòng quân, lập chí hướng muốn làm một người đàn ông đầu đội trờ chân đạp đất.
Khi đó Đại Dận rơi vào tình thế nước sôi lửa bỏng. Nội có phản loạn, ngoại có man di, cha từ khi sinh ra đã có chí hướng lớn, có lòng can đảm, trên chiến trường nhiều lần lập đại công, vững vàng dựa vào hai bàn tay của mình dốc sức gây dựng sự nghiệp.
Cuộc sống khi đó đã trở lại bình thường, ngày càng phồn hoa hơn*, nhưng lại làm cho vị vua trong hoàng thành kiêng kị, tìm cớ thu lại binh quyền, cha đem theo thiếp thất con cái đi xuống phía nam, làm thứ sử Việt Châu.
*câu gốc 鲜花着锦烈火烹油: (Tiên hoa trứ cẩm liệt hoả phanh du): ẩn dụ cho sự tốt đẹp, hào hoa hơn
Tới nay đã cai quản Việt Châu được ba năm, quốc thái dân an, đã làm xong những công việc còn đang dang dở, bách tính đều ca tụng công đức.
Cha cũng không chờ câu trả lời của ta, ngược lại hỏi một câu khác: "Con gái của ta, tam lang Hướng thị phong thần tuấn nhã, được các cô gái bao nhà yêu thích, mặc dù không ổn, làm sao con lại vứt bỏ hắn như vứt đôi giày cũ vậy?"
Quả thực là như thế.
Mặc dù Việt Châu xa xôi, nhưng rộng lớn, Vĩnh Nguyên Hướng thị cũng từng có mười vị vươn lên 《Thế Gia Lục》, mấy năm nay tuy có nghèo túng, nhưng người bên ngoài nhìn vào vẫn là dòng dõi cao quý, con cháu trong nhà có tiền đồ xán lạn, cả nhà phú quý. Mà tam lang Hướng thị dù không muốn làm quan, đối nhân xử thế vô cùng phóng túng lông bông, tài hoa nổi bật, thêm nữa là dung mạo tuấn mỹ, nếu không phải năm đó mẹ ta vào kinh, cùng nương tử Hướng thị mới quen đã thân hứa hôn với nhau, chỉ sợ cũng không tới phiên ta gả cho hắn.
Ta nói: "Thành Vĩnh Nguyên, Việt Châu, thậm chí cả trên kinh đô Hướng tam lang cũng là người trong mộng của các cô gái, nhưng với con và hắn chẳng qua là tên dối trá lừa đời lấy tiếng thôi!"
Cha không nói lời nào.
Ta nói: "Năm đó mẹ và phu nhân Hướng thị hứa hôn cho hai nhà, quyết định là con trai Hướng thị và con gái Mạnh thị. Nhưng con gái Mạnh thị không phải chỉ có một người, nếu Hướng tam lang đã yêu thích A Linh, cũng tới cửa lớn của cha nói rõ nguyên do, cha cũng không phải là người ngoan cố không đổi, mà con cũng không phải là người mê đắm tình yêu, sao phải lo lắng không thành chuyện tốt. Nhưng ban đêm hắn lại lẻn vào phòng riêng, có ý đồ làm nhục em gái. Làm náo động ngày cập kê của con, sau đó lại bôi nhọ thanh danh Mạnh thị. Kiên trì đợi người này tháo gỡ được sự lông bông không kiềm chế được, thì quả là việc vô tình vô nghĩa. Mặt ngoài hiền hậu nhã nhặn, bên trong cực kỳ mục nát, chờ tiểu nhân này sao, con khinh thường."
Lúc này cha mới nhìn về phía ta, ông nhìn hồi lâu, từ từ cười nói: "Con không giống cha, cũng không giống mẹ con, mà giống bà nội."
Ta thấp giọng nói: "Nếu có thể giống bà nội ba phần, đó là phúc khí của con."
Một tay bà nội nuôi lớn cha, đợi khi cha về nhà, liền lấy chức Cáo Mệnh Phu Nhân cho bà. Cha là nam nhi đầu đội trờ chân đạp đất, cũng là một người con tốt, thê thiếp trong nội viện loạn lên, mẹ ta lại không có thủ đoạn, tính tình yếu đuối, bà nội phiền não tới nỗi bệnh tình bộc phát nghiêm trọng hơn, không quá vài năm ngày lành tháng tốt liền ra đi.
Nghĩ đến đây, ta lại có chút tự giễu, dù cho cha bất hiếu, thế nhưng con cái không kể tội cha*, hành vi của ta hiện tại, cũng chẳng phải là bất hiếu sao?
*Đây là cả câu tục ngữ: 子不言父过,臣不彰君恶 (nhi tử không kể tội cha, thừa tướng không vạch lỗi vua): ý chỉ sự bao che
Cha hỏi ta: "Tại sao con biết tam lang Hướng thị tới nhà, không có lời chào, lại chưa báo với cha mẹ, đã vội vã từ hôn với con?"
Cái này ta cũng không hiểu lắm, tuy vài năm gần đây Hướng thị sa sút, cơ nghiệp tổ tiên vẫn còn, tại sao Hướng Kha lại làm ra việc thất lễ như vậy?
"Xin cha chỉ giáo."
Cha lấy ra một quyển sách lụa(1) từ trong tay áo, ta thấy quyển sách đó được khảm vàng ngọc, một màu vàng sáng, ta không biết mình có nên quỳ xuống hay không. Đây là thánh chỉ của vua, vốn nên đặt ở hương án trong nhà ngày ngày cung phụng, sao lại bị cha mang theo trên người như thế?
Cha nói: "Chỉ có ta và con, không cần quỳ."
Tuyết đã ngừng rơi, ta dựa vào ánh sáng của những bông tuyết mà cố sức xem từng chữ một, chỉ là khi xem xong, lại cảm thấy trong lòng lạnh buốt.
Trên thánh chỉ, ngự bút châu phê*, lệnh cho Mạnh thị ta, hoà thân Nhu Nhiên.
*御笔朱批: Tự tay vua phê duyệt
Thanh âm cha hờ hững, cũng không vì lời trong thánh chỉ mà tức giận: "Nhu Nhiên dâng quốc thư vào triều, lệnh cho Đại Dận cúi đầu xưng thần, hằng năm dâng lễ, còn chỉ đích danh con gái Mạnh thị phải đi hoà thân."
Hàm răng của ta cắn chặt gần như muốn chảy máu.
Cha là võ tướng, lấy chiến tranh lập nghiệp. Trong bảy trăm dặm Nhu Nhiên, lấy lại cho Đại Dận mười năm thành. Nhưng khi khải hoàn trở về, đổi lại chính là sự nghi kỵ của vua, hiện giờ lại chỉ đích danh con gái của ông đi hoà thân? Nhu Nhiên có tâm tư gì, văn võ bá quan có ai không biết? Nhưng bọn họ vẫn thoả hiệp. Vì phòng bị tâm tư công cao chấn thủ*, thà rằng đem con gái của tướng lĩnh có công lao giết giặc cho quân địch lăng nhục, đổi lại là miễn cưỡng kéo dài hơi tàn, cũng không nguyện ý uỷ thác quân quyền cho cha ta để giành được thái bình cho vua dân. Hôm nay bỏ năm thành, ngày mai bỏ mười thành. Chẳng lẽ cả triều văn võ này, chẳng lẽ vị vua ngồi trên long ỷ này, tất cả đều là loại hèn nhát sao?
*có công lao to lớn sẽ át quyền vua
Cha nói: "Con có hôn ước với Hướng thị, cái cọc hoà thân này tất nhiên sẽ rơi trên người Linh nhi. Chỉ sợ Hướng tam lang kia có chủ ý từ hôn với con, như vậy, con là con gái cả, phải có trách nhiệm hoà thân, Linh nhi liền tránh được mối hoạ."
Ta cười lạnh: "Ngày con ra tay nhẹ quá rồi."
Cha hỏi ta: "Nếu con đi hoà thân, cần phải làm gì?"
Ta lại im lặng, nghiền ngẫm kỹ lại ý tứ của cha.
Ta là con gái cả dòng chính của cha, anh chị em trong nhà đông đúc, duy nhất chỉ có ta và A Phan là đích thân cha dạy bảo. Sau khi mẹ gặp nạn qua đời, ta mang theo em trai song sinh lánh nạn ngàn dặm tìm được cha, cha lại bắt đầu cho ta nếm trải cuộc sống hằng ngày ở trong viện, tự mình dạy ta bắn cung cưỡi ngựa, tự mình dạy ta học. Thiên vị như thế, ông nhất định sẽ không muốn để ta đi hoà thân.
Nhưng mà, lý do cho câu hỏi của cha là gì?
Cha nguyện ý nghe câu trả lời như thế nào?
Tiếng gió nổi lên, ta nói: "Nếu con hoà thân, may mắn còn sống, nhiều nhất năm năm, Nhu Nhiên sẽ có một vị thái hậu người Hán."
Cha cười to: "Đến cùng vẫn là con ta, vĩnh viễn sẽ không trơ mắt bị ràng buộc. Chỉ là cha hỏi con, nếu cha không muốn để con đi hoà thân, nên giải quyết hoàn cảnh khó khăn trước mắt như thế nào?
Ta suy nghĩ một lát, nói: "Con có ba kế sách!"
"Nói".
"Nếu là hạ sách, xin cha lập tức đính thân* cho con, hoặc tìm người gả thay, hoặc đưa Linh nhi đi hoà thân."
*Là hình thức trao đổi bằng cách viết ra giấy để hai bên bước đầu thực hiện ý định kết hôn
"Nếu là trung sách, xin cha vào triều tranh luận, dựa vào binh quyền còn lại ôn tồn lôi cuốn nhà vua."
"Nếu là thượng sách."
Ánh mắt cha sáng lên: "Thượng sách thì như thế nào?"
Vừa rồi trong bữa tiệc ta đã uống hai chén rượu, nhất định là say.
Hoặc điên rồi.
Ta cúi người bái lạy, máu sôi trào, ta nghe chính mình nói: "Nếu là thượng sách, xin chủ quân tạo phản."
(1) Sách lụa, đây là bản trong bảo tàng nên không có đẹp
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro