Trước quen sau lạ.
"Anh...Anh hỏi tôi hả?" Tích nhìn Doãn Kỳ mà trong đầu hiện lên vô số những suy nghĩ. Cậu sinh viên năm hai thấy anh chủ quán trà gật đầu cười mỉm thì mặt mày bỗng chuyển đỏ, đỏ như trái cà chua! Hiệu Tích lắp bắp nói vài câu đại ý nói Kỳ chờ rồi chạy lẹ lên phòng đặng thay đồ. Chí Mân đứng đó dù chưa rõ đầu đuôi nhưng của nhìn ra được ý của Kỳ Trà bèn lén khúc khích vài tiếng. Phác Chí Mân là sinh viên năm nhất ngành văn hóa nghệ thuật hát hay nhảy giỏi nên mấy chị em bạn cùng ngành và cả các ngành khác mến em lung lắm. Em quen được Hiệu Tích tại phòng em ở ngay cạnh phòng cậu nên cứ hễ vừa vươn vai đi ra khỏi phòng là thấy nhau luôn. Tích cũng thích văn nghệ nên tranh thủ có thì giờ là sang tìm em đặng em dạy cho cậu nhảy. Cứ vậy mà họ đã là anh em thân thiết được hai tháng.
Vừa chạy lên phòng Hiệu Tích đã khẩn trương lục tìm áo quần đẹp trong cái va-li của mình. Cậu bày ra các thứ đồ đẹp mà chỉ có các dịp trọng mới mang ra mặc. Cậu đứng trước gương đính trên tủ đồ chung rồi ướm thử cho mình nào là áo là quần này nọ. Cậu họ Trịnh hấp tấp đến thấy thương. Chung cuộc thì Tích ưng nhứt là bộ: một cái áo cổ rùa bằng len màu trắng với quần tây nâu thẳng thớm, khoác bên ngoài là cái áo vest cùng màu với quần, thêm chiếc khăn caro xanh lá nữa. Đến lúc này thì Hiệu Tích mới hí hửng, tâm trạng hưng phấn hơn. Cậu vừa huýt sáo vừa chải lại tóc của mình cho nếp nào ra nếp đó. Đi ra tủ giày gần cửa, cậu chàng lấy ra đôi giày tây nâu bóng loáng mà ít dịp cậu mang. Mang xong giày rồi đeo thêm cái túi là cậu chạy xuống sân luôn. Chạy lẹ lắm! Đi hết cái cầu thang xoắn óc đầu tiên, bên ngoài từ trái sang, của dãy nhà chữ en-lờ liền có thể thấy bộ ghế đá với cổ thụ to lớn đằng sau.
Hiệu Tích đến nơi thấy hai anh em Doãn Kỳ với Chí Mân đương buôn chuyện với nhau chẳng hay cậu đã sửa soạn xong. Đặng, Doãn Kỳ bắt gặp ánh mắt của Hiệu Tích đúng trên cầu thang, nhìn anh làm anh đúng hình trong tích tắc. Mẫn Doãn Kỳ lúc này mắt chữ a miệng chữ o nom kinh ngạc lắm. Cái bộ như nhìn thấy thần tiên không bằng. Đang nói chuyện mà dừng giữa chừng làm Chí Mân thắc mắc nhìn theo hướng đằng sau mình. Thì... thì... cái cậu năm nhất cũng y chang như anh chủ quán trà kia chỉ là nhìn không lâu bằng.
"Anh. Mình đi. Tôi cầm vé rồi" Cậu vẫn xưng 'tôi-anh' nghĩa là đương còn giận anh nào kia lắm mà vẫn muốn đi chơi với người ta, nên hạ giọng xuống xí xi cho cho giá. Người được gọi kia vui vẻ dữ lắm. Nghe cậu gọi cái là đứng bật dậy nở cái nụ cười hở lợi đáng cưng.
"Ừa mình đi"
Chí Mân nhìn hai người con trai kia mà trong lòng vui lâng lâng. Cậu đoán chắc họ là bạn thưở nhỏ hoặc là tiền bối hậu bối cùng trường. Cuối cùng thì lại kết luận rằng họ là một cặp tình nhân! Bởi cậu thấy chẳng có cặp anh em bạn nào mà lại gần gũi, hay giận dỗi nhau kiểu đó hết trơn. Lúc bóng của 2 người kia khuất dần cũng là khi thôi suy nghĩ mà đóng cổng rồi về phòng đặng học bài.
...
"Ỏ chời ơi Hiệu Tích của tui đến rồi sao? Cả anh Kỳ Trà nữa. Khách quý chời ơi mời vào mời vào" Thanh Uyển đứng ở cửa của bảo tàng (nhà mình) để tiếp đón khách tham gia triển lãm trong đó có hai người đây. Doãn Kỳ nhìn Hiệu Tích rồi đưa một tay ra ý để cậu nắm tay mình. Nào ngờ cậu kia giận hẳn còn dai lắm nên ngó lơ mà đi vào triển lãm luôn. Nàng tiểu thư thấy vậy thì chỉ dám cười mỉm chi mà đẩy anh chủ trẻ kia đi vào cùng người thương.
Cả ngày hôm đó nhân viên của bảo tàng cũng như khách tham quan thấy tiểu thư nhà Lê Thanh mang vẻ mặt nửa méo để tiếp khách. Ai mà biết cô nàng đang khổ sở nén cơn cười do hành động ban nãy mà mà đôi chim kia vừa làm đâu.
Vừa đi vào sảnh lớn "Đông Dương", bên trái là bức tranh vẽ quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste thực hiện, ở phía đối diện là bức "Hải Phòng" của Gaston Roullet. Đây đều là những tác phẩm về Đông Dương ngày xưa, cái lúc mà cả cậu và anh đều chưa sinh ra. Vì quê nội của Hiệu Tích ở Hải Phòng nên khi vừa nhìn bức họa bên tường phải trong cậu đã dâng lên một nỗi nhớ quê da diết. Nếu như cha cậu không đi theo con đường ấy thì có lẽ bây giờ gia đình cậu vẫn đang hạnh phúc như những ngày cậu còn nhỏ, cùng nhau đi xem triển lãm này, kia.
Đi hết sảnh, đi qua một khoảng tường của những tác phẩm mang cái chất mộc mạc xưa cũ, và cả những món đồm gốm, sứ quý giá được bày trong những cái tủ kiếng sáng bóng, chính là gian phòng "Miền Nam". Đây là khu trưng bày các tác phẩm vẽ về miền và do họa sĩ Việt Nam thực hiện. Những bức tranh giản dị và hầu hết là không tên do sinh viên trường vẽ Gia Định thực hiện ở thế kỉ trước, tranh đơn giản, màu tươi làm toát lên cái không khí sinh hoạt của người miền Nam lúc bấy giờ. Đến bức vẽ cảnh cưới hỏi của một cặp vợ chồng theo phong tục Sài Gòn xưa, đặng cậu dừng lại. Trông rất giống hình cưới của ba mẹ cậu.
"Tích này. Bức này nhìn giống đám cưới của thời ba mẹ tụi mình ha" Hiệu Tích giật mình khi Doãn Kỳ chạm vai cậu. Nhìn anh chủ kia cứ chăm chú vào bức họa trước mặt cậu cũng phần nào hiểu được hoàn cảnh.
vậy là anh cũng giống tôi
Trong đôi mắt của Doãn Kỳ thì Hiệu Tích là tiêu điểm duy nhất, và với Tích cũng vậy. Thời gian như đương dừng lại Một lần nữa Doãn Kỳ đưa tay ra đặng Hiệu Tích nắm. Cậu nhìn anh và chần chừ thêm chốc và nắm lại tay anh. Trong tiếng nhạc du dương được phát ra từ cây dương cầm của vị nhạc sĩ nổi danh trong gian phòng, biết bao những người lướt qua và ngấm nghía các vật nghệ thuật trong nơi ấy. anh chủ quán trà và cậu sinh viên cùng nhau chiêm ngắm những thứ đẹp đẽ của miền Nam.
"Đây là quê của tôi này"
"Cũng là quê anh"
"Chà đây cũng là quê của chú nữa" Một giọng đàn ông cất lên phá tan sự ngượng ngùng của đôi trẻ. Là giọng của mộ người đàn ông trung niên mặc bộ côm-lê xám lịch lãm, tóc đã chuyển xám gần như một nữa, người này có đôi mắt cười, và Tích cũng có mắt cười.
"Cha...cha?"
Mẫn Doãn Kỳ nghe từ phát ra từ miệng của Hiệu Tích thì ngạc nhiên vô cùng. Đây chính là người đàn ông đã bỏ mẹ con cậu sao?
***
Xin chào,
Rred de Umber đây,
quà 1-5 trễ của cậu đây nè uwu. Chúc các cậu một ngày thật vui
good morning/night,
From Red de Umber with love 💗
4:03|2/5/22
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro