Ngoại Khoa dã chiến
Câu 1: Vị trí , khối lượng , công tác của trạm quân y trung đoàn ?
1. Vị trí:
-Là tuyến đầu tiên có bác sĩ theo hệ thống bậc thang điều trị theo tuyến
-Nằm trong đội hình sư đoàn , phía trước có tuyến quân y tiểu đoàn, phía sau có tuyến quân y sư đoàn
-Trực tiếp chỉ đạo về mặt chuyên môn và kĩ thuật cho tuyến quân y tiểu đoàn , đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của tuyến quân y sư đoàn
-Khi cần thiết phải làm một phần nhiệm vụ củ tuyến quân y sư đoàn
-Vị trí của trạm quân y trung đoàn thường được bố trí cách trận địa 4-6km . tuy vậy tùy thuộc vào nhiệm vụ tác chiến của trung đoàn , tình hình hoạt động của địch và địa hình khu vực triển khai
2. Nhiệm vụ:
-Tiếp nhận , đăng kí , phân loại lập thương phiếu và thu hồi vũ khí khi TBBB về tới trạm
-Tiến hành cứu chữa bước đầu cho TBBB và giữ lại TBBB nhẹ điều trị khỏi trong vòng 5 ngày để bổ sung quân số chiến đấu
-Xử lí vệ sinh bộ phận cho thương binh bị nhiễm xạ , nhiễm độc
-Cách li tạm thời những TBBB bi truyền nhiễm hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm
- Chuẩn bị hộ tống TBBB về tuyến sau
-Tiếp tế thuốc , trang bị quân y cho trạm quân y và các đơn vị trong trug đoàn
-Thống kê , báo cáo tình hình thương binh bệnh binh và hoạt động của mỗi trạm quân y sau mỗi trận chiến đấu
3. Khối lương công tác :
+ Dự kiến tỉ lệ thương binh của trung đoàn hoặc lữ đoàn trong chiến đấu:
- Dự kiến tỉ lệ TBBB trong các hình thức tác chiến : tấn công, phản công
-Dự kiến số lượng thương binh của trung đoàn trong những ngày đầu hoặc ngày tiếp sau
+ Nội dung và tỉ lệ xử trí của trạm quân y trung đoàn:
-Xử trí loại 1: (tối khẩn cấp) 10-15% tổng số thương binh
_Điều trị sốc từ 7-10% tổng số thương binh
-Dự phòng nhiễm khuẩn 50% tổng số thương binh
-Điều trị thương binh nhẹ từ 3-5% tổng số thương binh
+ Phạm vi cứu chữa cụ thể có thể thay đổi tùy theo các tình huống quân sự và quân y
-THu hẹp phạm vi cứu chữa: xử trí loại 1(tối khẩn cấp)
-Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa: xử trí các thương binh loại 1 và loại 2 như qui định
-Mở rộng phạm vi cứu chữa: làm thêm một số nhiệm vụ kĩ thuật của tuyến quân y sư đoàn : xử trí khẩn cấp vết thương thấu bụng , vết thương sọ não có chèn ép não, vết thương mạch máu , vết thương nhiễm khuẩn kị khí
-Khi mở rộng phạm vi cứu chữa trạm quân y cần dc cấp trên tăng cường lực lượng và thương tiện
Câu 2: Kĩ thuật xử trí tối khẩn cấp RL hô hấp nặng gây ngạt thở hoặc đe dọa ngạt thở?
Có nhiều nguyên nhân gây ra:
1, Do bít tắc đường hô hấp trên, gặp trong các trường hợp sau:
+ Vết thương vung hàm mặt: làm bít tắc đường hô hấp trên do dị vật như răng bị gãy, gãy xương hàm , tụt lưỡi , máu cục. Cách xử trí:
Để thương binh nằm nghiêng hoặc nằm sấp
Lấy dị vật gây tắc
cố định lưỡi , đặt ống Brock
Nếu không giải quyết được thì mở khí quản
+Vết thương thanh quản , khí quản: Làm bít tắc đường hô hấp trên do đờm rãi, dị vật , máu cục , do phù nề . Cách xử trí:
Lợi dụng lỗ vết thương (nếu lỗ vết thương ở chính giữa khí quản) để đặt ống khí quản
Mở khí quản nếu vết thương hoặc lỗ vết thương ko nằm ở vị trí mở khí quản
+Bỏng đường hô hấp trên:
Hút đờm dịch
Phong bế tk giao cảm cổ 2 bên
Nếu có hoại tử da ở cổ thì tiến hành rạch mô bị hoại tử
Nếu khó thở nặng , đe dọa ngạt thở thì mở khí quản
+Hôi chứng vùi lấp do sóng nổ: làm bít tắc đường hô hấp trên do đất cát , đờm rãi , máu cục. Cách xử trí:
Lấy hết đất cát dị vật ở họng và miệng
Nếu vẫn khó thở nặng, đe dọa ngạt thở thì có chỉ định mở khí quản
Với những thương binh loại này ko dc làm hô hấp nhân tạo , ko dc thổi ngạt trực tiếp
2. Do thuowng tổn lồng ngực và các tạng trong lồng ngực:
+Tràn khí màng phổi van :
Chọc hút khí ở khoang liên sườn 2 đường giữa đòn và đặt kim Petrov
Đóng kín vết thương ngực mở
Rạch thoát khí trung thất
Mở khí quản
+Tràn khí màng phổi mở:
Đóng kín vết thương ngực mở
Chọc hút khí ở liên sườn 2
Phong bế tk giao cảm cổ
Nếu có tràn khí dưới da lớn thì có thể rạch da cho khí thoát ra
+Tràn máu màng phổi lớn:
Nếu mức máu ở liên sườn 4-5 thì chọc hút máu ở liên sườn 5-6 (500ml). Mục đích chọc hút máu màng phổi là để làm giảm tình trạng chảy máu , để có thể vân chuyển được
+Mảng sườn di động
Cố định mảng sườn di động bằng băng dính lớn hoặc cồn dán da từ trước ra sau
Hút đờm dịch
Phong bế ổ gãy
Phong bế giao cảm cổ
Nếu vẫn có khó thở nặng đe dọa suy hô hấp thì mở khí quản
3. Do vết thương sọ não:
Rối loạn hô hấp trong vết thương sọ não có thể là do hôn mê gây ức chế trung khu hô hấp , do chất nôn tràn vào đường thở, cách xử trí:
Để thương binh nằm đầu nghiêng sang một bên
Hút đờm dái , dịch
Mở khí quản
4. Do vết thương cột sống cổ từ C1-C4:
Thường có hiện tượng liệt chi kiểu cường cơ và rl chức phận nuốt . cách xử trí:
Để thương binh nằm ngửa , cố định đầu và cổ, đệm gối ở 2 vai
Hút đờm dãi
nếu cần mở khí quản
5. Do uốn ván:
Rối loạn hô hấp trong uốn ván do liệt cơ hô hấp , do rối loạn chức phận nuốt cách xử trí là mở khí quản
6. Do nhiễm chất độc quân sự
+Loại chất độc thần kinh như: tabun, sarin, soman,..thương binh có thể bị ngừng thở do liệt nhẽo các cơ hô hấp. Cách xử trí là:
Mở khí quản , tiến hành hô hấp viện trợ(bóp bóng)
Hút đờm dịch
Cho thuốc giải đọc : Altropin 2mg/ 1 lần, cứ 15-30p cho 1 lần
Chống co giật:dùng magie sunfat25% (20ml) tiêm bắp
+Rối loạn hô hấp do chất độc toàn thân như acid cyanhydric, cyanogen clorit. cách xử trí là:
Cho thở hít amin nitrit: 1 ống 0,2ml
Natri nitrit 1% (10ml), tiêm tĩnh mạch chậm . cứ 15p tiêm 1 lần, tổng liều 50ml
tiêm lobelin
+Rối loạn hô hấp do chất độc gây ngạt như: photgien, diphotgieri, thường gây phù phổi cấp. cách xử trí là:
Bất động cho nằm đầu cao
Hút đờm dịch
Rút bỏ máu từ 200-300ml. nhưng tốt nhất là đặt nội khí quản và bóp bóng hỗ trợ dưới áp lực
Tiêm thuốc trợ tim
+Rối loạn hô hấp do nhiễm độc oxit các bon
Hô hấp viện trợ
Tiêm TM huyết thanh ngọt ưu trương 30%(50ml)
Câu 3: Triệu chứng lâm sàng của sốc nhược?
Là trạng thái suy sụp toàn bộ các chức phận sống của cơ thể , biểu hiện trên lâm sàng bằng:
-Trạng thái ức chế của hệ tk trung ương
-Các tr, chứng giảm: giảm huyết áp, giảm cảm giác , giảm thân nhiệt, giảm phẩn xạ và trương lực cơ
Sốc nhược được chia ra:
Sốc nhược nhẹ:
-Còn tỉnh táo , phản ứng với ngoại cảnh còn đúng nhưng chậm
-Rét run , khát nước
-Da niêm mạc nhợt nhạt , lạnh, nghiệm pháp tuần hoàn mao mạch vẫn bình thường hoặc giảm nhẹ
-Phản xạ và trương lực cơ giảm nhẹ
-Huyết áp động mạch là 90/50 -100/60
-Mạch nhanh: 90-100 l/p
-Thở hơi nhanh: 20-30l/p
-Thân nhiệt hạ 36-36,2c
-Huyết áp TM trung ương là 8-2cm nước
-Chỉ số sốc :0,63-1,0
Sốc nhược vừa:
+Tình trạng ức chế tk trung ương rõ rết : nói trả lời chậm , khẽ và khó khăn, đáp ứng với ngoại cảnh kém hoặc nằm yên
+Da, niêm mạc xanh nhợt , mồ hôi lạnh , đồng tử giãn , nghiệm pháp tuần hoàn mao mạch giảm
+Cảm giác , pxaj và trương lực cơ giảm , mất cảm giác ở chi bị thương
+Huyết áp động mạch 70/40- 85/50
+Mạc nhanh 100-140 l/p, còn bắt dc dộng mạch quay, nhịp đều nhưng yếu
+Thở nông nhanh 30-40 l/p
+Thân nhiệt 35-36 độ c , da lạnh
+Huyết áp TM trung ương 4-0cm nước
+Chỉ số sốc : 1-1,5
Sốc nhược nặng:
+Nằm yên , thờ ơ , tri giác còn rất ít có khi mất tri giác , hôn mê có khi có những cơn kích động vật vã , co giật thiếu oxy não ở mức độ nặng . Nấc , nôn có khi đái ỉa ko tự chủ
+Da , niêm mạc nhợt , có vết màu đất hoặc nổi vân tím ở da , mồ hôi lạnh , dính, da lạnh tứ chi
+Đồng tử giãn rộng , ko còn phản ứng với ánh sáng , giác mạc đục
+Cảm giác đau , sờ mất
+Phản xạ gân cơ mất
+cơ mềm nhũn
+Dấu hiệu buratein dương tính: ấn vào các vết màu tím ở da thì xuất hiện vết trắng , sau đó vết trắng lại mất đi do các mao mạch ngoại vi đã bị liệt và giãn
+Tĩnh mạch dưới da xẹp và rỗng
+Huyết áp động mạch 60/30-50/0 hoặc ko đo dc
+Mạch nhanh , rất khó bắt mạch ở cổ tay, tần số 120-160 l/p có khi loạn nhịp có khi mạch lại chậm( 50-40 l/p)
+Tim đập mờ
+thân nhiệt dưới 35 độ c
+THở nông nhanh nhẹ hoặc thở chậm , có khi có rối loạn nhịp thở theo kiểu Chayne stock hoặc Cusmal , có khi thở ngáp cá do rối loạn tuần hoàn não
+Huyết áp TM trung ương : 2-0 cm nước
+Thiểu niệu nặng
+Chỉ số sốc: 2-2,5
Câu 4:Triệu chứng Lâm sàng của hội chứng vùi lấp?
1. Giai đoạn sốc (diễn biến trong 3 ngày đầu)
a. Thời kì tiền phát : những giờ đầu sau khi nạn nhân dc cứu khỏi nơi vùi lấp sẽ có những tr.chứng sau:
-Thể bình thường : huyết động vẫn tốt , một số cảm giác kiến bò tê dại tại phần cơ thể bị vùi lấp . thông thường 10-12h sau mới xuất hiện tr. chứng phù nề tại vùng bị vùi lấp
-Thể kích động : thường xảy ra ở những nạn nhân bị vùi lấp ở vùng đầu , mặt , ngực , chi trên . Nạn nhân vẫn tỉnh nhưng vật vã, giãy dụa , có thể nôn. Phù nề xuất hiện ở mí mắt, mặt , cổ .
Ngoài ra nạn nhân thường thấy mệt mỏi nhức đầu , tức ngực khó thở đôi khi ngạt thở do đất cát vào mũi, mồm
b. Thời kì toàn phát : xuất hiện từ 10-12 h sau
-Tại chỗ: Triệu chứng phù nề : vùng bị vùi lấp sưng to , tăng thể tích rất mạnh và biến dạng , lan rộng ra cả những vùng ko bị vùi lấp và sâu xuống dưới , ấn ko lõm . bề mặt da xám nhợt nhạt , có thể phồng rộp mất cảm giác nếu chi bị vùi lấp thì mất cả vận động
-Toàn thân: Tình trạng sốc : Sau khi dc cứu thoát một thời gian , BN thấy bồn chồn , lo âu . Lúc này thể tích tuần hoàn bị giảm mạnh do thoát huyết tương gây phù nề tổ chức dc cơ thể bù trừ bằng việc co mạch và tăng tần số tim (trong giaii đoạn còn bù) rồi đột nhiên huyết áp tụt một cách nhanh chóng (giai đoạn mất bù)
Ngay khi sốc mới bắt đầu xuất hiện phải lưu ý chức năng thận : đột ngột nước tiểu giảm số lượng và sẫm màu báo hiệu dấu hiệu viêm thận , lúc này ure máu tăng nhanh nếu ko điều trị kịp thời nạn nhân sẽ chuyển sang thời kì vô niệu . Những trường hợp nặng thì chết ngay trong vòng 1-2 ngày đầu
2. Giai đoạn tổn thương thận do nhiễm độc:
(thơi kì vô niệu )
-Thường xảy ra vào ngày thứ 3 . Ban đầu nạn nhân đái tháo ra myoglobinmauf đỏ sậm , sau nạn nhân đái rất ít , số lượng 20-50ml/ ngày màu đỏ sẫm , dần dần dẫn tới vô niêu hoàn toàn
Ure máu tăng nhanh cùng với việc phân hủy protein trong cơ thể thành các sp nitow trong máu , trong khi hả năng bài tiết của thận hầu như ko còn . BN trong tinhftrangj vật vã , đau vùng thắt lưng , nôn mửa, sắc da nhợt, tinh thần đờ đẫn cuối cùng đi vào hôn mê,
Các tr. chứng trên thể hiện một quá trình viêm thận cấp ngày càng trầm trọng . Đã đến thời kì này thì 2/3 nạn nhân ko có hi vọng sống . Dù điều trị tích cuwcjvowis trang thiết bị hiện đại nhưng nếu dập nát chi thể lớn thì thường vẫn bị tử vong vào ngày 10-14
Nếu đến ngày thứ 8-10 BN đột nhiên tiểu tiện được nhiều trở lại và từ đấy các tr. chứng viêm thận giảm dần thì nạn nhân dần dần bình phục
3. Giai đoạn hồi phục:
Bắt đầu từ ngày 10-14. Mức độ hồi phục phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tổn thương của thận về chức năng cũng như thực thể . Nếu thoái hóa thận tiên phát thì phụ thuộc cơ bản vào còn hay mất chức năng của ống thận . Nếu đa niệu sớm >1,5l/24h thì tiên lượng ko tốt có khi phải chờ đợi hàng tháng mới hồi phục , đa niệu muộn thường tiên lượng tốt hơn
Tại hỗ hồi phục chậm , thường sau 2 tuần mơi giảm phù , hoại tử tiên phát và thứ phát mới dừng lại và mô liên kết bắt đầu tái sinh . Trong trường nặng có thể gây ra hoại tử lớn gây khuyết tật lớn ở chi thể
Thường thấy hậu quả tại chỗ:
-Teo một cơ , một nhóm cơ . viêm cơ loạn dưỡng và xơ cứng cơ do chấn thương
-Co cứng khớp
-Khớp giả , teo khớp , viêm tủy xương
-Viêm dây thần kinh ngoại vi
-H/C Sudeck:các rối loạn tuần hoàn tại chỗ và các nốt loét mãn tính
Câu 5: Triệu chứng lâm sành của hội chứng sóng nổ?
Các tổn thương của hội chứng sonhs nổ thường biểu hiện lâm sàng nghèo nàn , ko có triệu chứng đặc hiệu , diễn biến kín đáo , nên chẩn đoán dễ bị sai sót nếu có các tổn thương khác kết hợp như vết thương, bỏng kèm theo
Nên tập trung khám xét về phổi và thần kinh , bụng, một số cơ quan như thính lực, thị lực
Thường phân chia hội chứng sóng nổ thành 3 mức độ:
1. Mức độ nhẹ:
Toàn thân đau ê ẩm , tức ngực , khó thở choáng váng, ù tai, chóng mặt , nhức đầu và khó ngủ
Sau 3-5 ngày sẽ tự khỏi không để lại di chứng
2. Mức độ vừa :
-Toàn thân rất mệt mỏi thường có một chấn động não ở mức độ nhẹ hoặc vừa
-Đau ngực, khó thở và ho ra máu . thính lực giảm tạm thời
-Bụng đau nhẹ , đôi khi bụng chướng hơi kéo dài một và ngày
Tiến triển: Sau 2-3 tuần sẽ phục hồi nhưng để lại di chứng về cơ năng như nhức đầu chóng mặt , ù tai , đau toàn thân khi thời tiết thay đổi
3. Mức độ nặng:
-Toàn thân: mất trương lực cơ, mềm nhũn. hôn mê, đái ỉa tự động kéo dài vài ba ngày và thường đưa đến tử vong
-Về thần kinh và sọ não: có biểu hiện chấn động não , phù não, xuất huyết não hoặc dập não, nhũn não
-Hô hấp: Khó thở, thở nhanh nông, đau tức ngực, ho ra máu kéo dài hay thổ huyết , có thể tràn khí , tràn máu phế mạc ,phù phổi cấp hoặc hội chứng phổi sốc
-Bụng: có thể bị liệt ruột , tắc ruột cơ năng , nếu có tổn thương các tạng thì sẽ có biểu hiện của hôi chứng chảy máy trong hoặc thủng tạng rỗng gây viêm phúc mạc. Chẩn đoán xác định thường khó vì triệu chứng khác làm lu mờ
-Tai: thường chảy máu , giảm thính lực, điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn
-Chi thể: thường thấy dập xương , chấn thương phần mềm dễ gây chèn ép trong. Loại nặng thì tiến triển dễ đưa đến tử vong do rối loạn hô hấp , tuần hoàn nặng và tổn thương sọ não lớn . Nếu được điều trị thì vẫn còn để lại các di chứng về thần kinh và sọ não như suy nhược thần kinh , loạn thần, liết nửa người , di chứng về phổi đau tức ngực, viêm phế quản co thắt , ho ra máu kéo dài.
Phần 2. NỘI KHOA DÃ CHIẾN
Câu 1: Bệnh tim mạch ở thương binh?
1. Rối loạn vân mạch, loạn dưỡng cơ tim:
-Lâm sàng: thường xuất hiện ngay từ giờ đầu, phút đầu su khi bị thương
-Có 3 mức độ:
+Trường hợp nhe hoặc trung bình: mệt mỏi, mạch nhanh, khó thở, đau vùng tim, huyết áo hạ , đôi khi xanh tím
+Trường hợp nặng : trụy tim mạch, sock( thường do cơ chế phản xạ ), nếu được cấp cứu kịp thời sẽ hồi phục nhanh chóng
+Trường hợp vừa nặng vừa kéo dài: thường gặp trong chấn thương sọ não , cột sống, lồng ngực . Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là rối loạn vận mạch , da lúc đỏ lúc tái , tay hân lạnh, xanh tím đầu chi , đổ mồ hôi trộm, mạch chậm kéo dài , có thể tới 20 ngày vẫn chưa ổn định
Đôi khi xuất hiện cơn đau thắt ngực và huyết áp tăng cao ở thương binh trẻ
Điện tim: nhịp xoang chậm, thì tâm trương kéo dài, ST âm tính có khi biến đổi sang T1
2. Viêm cơ tim:
-Thường xuất hiện muộn sau khi bị thương , với các triệu chứng ko điển hình , vì xuất hiện trên cơ sở nhiễm trùng vết thương hoặc biến chứng của vết thương ngực (tràn khí màng phổi, viêm mủ phổi , áp xe phổi) do triệu chứng của vết thương làm lu mờ đi
-Có thể chỉ là ổ viêm khu trú nhưng cũng có thể viêm lan tỏa
-Lâm sàng: viêm cơ tim ở thương binh ko khác nhiều so với viêm cơ tim thường gặp (do nhiễm trùng, di ứng): sốt, thay đổi công thức máu ngoại vi (số lượng bạch cầu tăng chuyển trái ), tốc độ máu lắng tăng nhanh
3. Viêm màng trong tim:
-Có thể gặp trong chấn thương các loại nhưng thường gặp trong vết thương lồng ngực , hai chi ưới và sọ não , đặc biệt là khi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết
-Nguyên nhân :
+Thường do nhiễm khuẩn vết thương
+tổn thương tĩnh mạch, bạch mạch
+kết hợp với tình trạng giảm sức đề kháng của cơ thể do bị thương, mất máu, dị cảm với các sản phẩm thoái hóa đạm , và các nguyên nhân yếu tố khác nhau: lạnh quá, mệt quá
-Diễn biến : có thể cấp hoặc bán cấp:
+Viêm màng trong tim cấp : gần một nửa trường hợp xuất hiện sớm sau khi bị thương , đặc biệt là trường hợp có biến chứng nhiễm khuẩn huyết
+Viêm màng trong tim bán cấp: xuất hiện có liên quan với tình trạng bị thương nặng kéo dài và bị nhiều vết thương , thường tổn thương 2 van (van 2 lá, 3 lá) va động mạch chủ ít gặp hơn
+Viêm sùi hay gặp hơn viêm loét
4. Viêm màng ngoài tim:
-Thường gặp ở thương binh bị vết thương ở ngực và 2 chi dưới (có liên quan tới nhiễm khuẩn huyết )
-Thường gặp viêm màng ngoài tim dịch rỉ( dịch rỉ tơ huyết, mủ ), dịch rỉ thanh tơ ít gặp hơn
-Các triệu chứng lâm sàng của viêm màng ngoài tim ở thương binh nghèo nàn hơn so với bệnh nhân viêm màng ngoài tim thường gặp trong thời bình
-Chẩn đoán có nhiều khó khăn vì bệnh diễn biến nặng , có khi chọc dịch màng ngoài tim mới chẩn đoán rõ
Câu 2: Bệnh hô hấp ở thương binh?
1. Chảy máu trong phổi:
thường gặp nhiều nhất ở thương binh bị thương ở lồng ngực và sọ não , chảy máu ở xung quanh vết thương phổi , có thể gặp chảy máu ở bên phổi không bị tổn thương
-Mức độ chảy máu rất khác nhau , đôi khi có trường hợp rất nặng . trong chấn thương sọ não thường xuất hiên những đốm xuất huyết (1-3cm) ở cả 2 phổi
-Cùng với chảy máu trong phổi có thể gặp những phần phổi bị xẹp hoặc tràn khí phổi
-Triệu chứng lâm sàng:
+Khái huyết và ho, đau ngực , khó thở
+sốt nhẹ
+ trong trường hợp chảy máu nhiều và nông : gõ đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm
-CLS:
+XQ: hình đám mờ
+XN máu: bạch cầu tăng vừa phải, tốc độ máu lắng tăng
Nếu chảy máu nhiều:HC, BC,TC đều giảm
-Tiến triển :
+Đa số trường hợp chảy máu trong phổi đều tiến triển tốt , khoảng 5-10 ngày có thể phục hồi
+Không ít trường hợp dẫn đến xẹp phổi , nguyên nhân là do máu từ vùng tổn thương vào phế quản (xẹp phổi do tắc ) hoặc do máu tụ chèn ép vào khí quản nhỏ và nhu mô phổi. Xẹp phổi thường khu trú ở xa vị trí tổn thương , lâm sàng thường biểu hiện giống như chảy máu phổi thông thường
+Chảy máu phổi, xrpj phổi cũng thường gây biến chứng viêm phổi
2. Viêm phổi:
-Thường gặp ở các loại chấn thương nhưng chiếm tỉ lệ cao là các chấn thương bụng, ngực, sọ não và thương binh phải bất động lâu ngày
-Có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy từng trường hợp
-Các yếu tố điều kiện gây viêm phổi:
+sock, mất máu nhiều
+lạnh
+các bệnh phổi mạn tính
+dinh dưỡng kém , thiếu sinh tố
Viêm phế quản phổi hay gặp hơn viêm phổi thùy
-Triệu chứng lâm sàng:
+Viêm phế quản phổi:
Sốt (ko cao như viêm phổi thuy 37-38 độ)
Khó thở nhiều , môi tím, ho khi cử động
Khám phổi : có từng vùng gõ đục (thường gặp ở vùng đáy phổi) rung thanh tăng, có nhiều ran rít, ngáy ,ẩm
XQ: có từng đám mờ nhỏ ở 1 bên hoặc 2 bên phổi
Tiến triển : thường gây biến chứng viêm màng phổi mủ, áp xe phổi
3. Áp xe phổi:
-Thường gặp ở thương binh có vết thương mặt -hàm và biến chứng nhiễm khuẩn huyết
-Áp xe thường phát sinh ngay tại chỗ vết thương phổi , ở vùng chảy máu hoặc bị viêm , có trường hợp ở cả 2 bên phổi , ở vết thương chi chủ yếu nhiễm khuẩn theo đường máu
-Áp xe là loại hoại tử phổi thường gặp ở gia đoạn muộn sau chấn thương
-Triệu chứng lâm sàng như áp xe phổi thông thường cũng qua 3 giai đoạn viêm, vỡ mủ và thành hang
-XQ: hình hang phổi có mức nước ngang xung quanh nhu mô phổi mờ
-Tiến triển thay đổi do biến chứng: viêm màng phổi mủ, tràn khí, tràn mủ màng phổi , có thể gây viêm màng ngoài tim , áp xe não
Nếu kéo dà dai dẳng có thể gây suy thận bột
4. Các bệnh màng phổi:
Thường là biến chứng của vết thương lồng ngực và biểu hiện là: tràn máu màng phổi , tràn khí màng phổi, viêm mủ màng phổi
-Tràn khí màng phổi
+Có thể tràn khí màng phổi kín, tràn khí màng phổi hở
+nguyên nhân do tổn thương màng phổi , nhu mô phổi
-Tràn máu màng phổi:
là thể thường gặp nhất trong các tổn thương màng phổi ở thương binh , vói triệu chứng lâm sàng:
+Đau ngực, khó thở , xanh tím
+có thể có sock
+Khám: giống như tràn dịch màng phổi thông hường, lồng ngực phình to, khoang gian sườn bên bị tổn thương giãn rộng , rung thanh giảm, gõ đục có ranh giới rõ rết giưa vùng đục và vùng trong , RRPN giảm, đôi khi nghe thấy tiếng cọ màng phổi
+XQ: thấy hình mờ tương ứng với nơi tràn máu tương tự hình ảnh tràn dịch màng phổi thông thường
-Viêm mủ màng phổi : thường là biến chứng của tràn khí, tràn máu màng phổi, vết thương lồng ngực, viêm phổi
+Tình trạng toaanf thân thương binh và vết thương xấu đi
+Rùng mình
+thân nhiệt tăng cao, sốt kéo dài
+khó thở , ạch nhanh
Khám: hôi chúng 3 giảm, có phù ngực bên tổn thương
+Chọc dò màng phổi quyết định chẩn đoán
+Bạch cầu tăng cao , công thức bạch cầu chuyển trái
Câu 3: Dự phòng nhiễm độc hóa học?
1. Đói với nhân viên quân y:
-Phải dc học tập và huấn luyện để có kiến thức toàn diện về vũ khí hóa học
-Nắm dc các kiến thức về nguyên tắc và biện pháp phòng chống vũ khí hóa học
-Hiểu rõ tính chất phức tạp của chiến tranh hóa học
2. Đối với phân đội quân y:
-Từ tuyến trung đoàn trở lên phải xây dựng phương án đảm bảo quân y trong trường hợp địch sử dụng vũ khí hóa học
-thực hành diễn tập theo phương án một cách lin hoạt trong điều kiện cụ thể
3. Đối với bộ độ:
-Phải huấn luyện cho bộ đội biết tự cứu mính và cứu đồng đội
-Sử dụng thành thạo trang bị phòng hoá cá nhân
-Chuẩn bị thuốc men:
+Nhóm thuốc tiêu độc: nhóm kiềm( NaOH, dung dịch Amoniac, NaHCO3, xà phòng,..) , nhóm oxy hóa clo hóa( CaCl2, NaCl, nước oxy già,..)
+Nhóm thuốc chống độc đặc hiệu: Chống độc thần kinh với chất độc xyanua phải chuẩn bị xanhmethylenvaf glucose, đối với chất độc asen phải chuẩn bị BAL
+Nhóm thuốc điều trị triệu chứng : các loại dịch truyền thuốc trợ tim , thuốc kích thích trung tâm hô hấp và điều trị rối loạn hô hấp (thuốc giãn phế quản,...) , thuốc lơi tiểu, thuốc tác động tk trung ương, chống co giật , an thần , thuốc kháng sinh , thuốc giảm đau, gây nôn, thuốc tẩy trong nhiễm đọc đường tiêu hóa
-Chuẩn bị trang thiết bị:
+Các phương tiện phòng hóa cá nhân
+Các phương tiện phát hiện chất độc
+Cùng các phân đội khác xây dựng các phương tiện phòng hóa tập thể
Câu 4: Triệu chứng lâm sàng nhiễm độc do loét nát?
1. Tại chỗ:
a. Da: Tổn thương thể hơi hay thể giọt , thể giọt hấp thu nhanh hơn thể hơi
-Các vùng có nếp nhăn , nhiều tuyến mồ hôi , tuyến bã , chất độc dễ hấp thu hơn
-Sau thời gian nung bệnh 10-12 ngày xuất hiện các triệu chứng ban đỏ , tăng cảm giác khi đè ép, cảm giác nóng và ngứa . Ban đỏ dần dần chuyển sang màu tím . 18-24 h phồng nước . Phồng nước có 2 loại:
+Phồng nước nông: tự xẹp, sẹo hình thành nhanh
+Phồng nước sâu: loét thể nhiễm trùng , loét trug tâm có nốt phồng to , xung quanh có nhiều nốt phỏng nhỏ , dịch màu vàng chanh , sau 2-3 ngày chuyển màu vàng đục . Những ngày tiếp theo nốt phồng mọc thêm rồi tự vỡ
-Thể giọt: tổn thương hoại tự luôn , không tạo vết phồng , xung quanh chỗ hoại tư mới xuất hiện nốt phỏng . Quá trình liền sẹo chậm và kéo dài , thường nhiễm trùng
-Phân theo mức độ tổn thương da:
+ Nhẹ :Ban đỏ như bỏng nắng
+Vừa: Ban đỏ, phỏng nước nông
+Nặng: phổng nước sâu, hoại tử, loét
-Diễn biến tổn thương qua 3 giai đoạn:
+Xuất tiết
+Bong các tổ chức chết
+HỒi phục
b. Mắt:
-Nhẹ: sau 2-3 giờ thấy rát ở mắt , sợ ánh sáng, chảy nước mắt , cảm giác như có cát trong mắt . Phù mi mắt , kết mạc, xung huyết đỏ , khổi không để lại di chứng
-Vừa: 3-5h , khó chịu như có sạn trong mắt không mở dc mắt, chảy nước mắt dàn dụa , mi mắt co thắt, da mi phù mạnh, kết mạc và nhãn cầu phù nề nặng và xung huyết
Khám thấy giác mạc kém trong suốt , các tuyến bị tổn thương , những ngày tiếp theo có nhiều rỉ mắt làm cho mi mắt dính lại rất dễ bị nhiếm trùng .
-Nặng: thường do thể giọt hoặc thể hơi , nhưng bị tác động kéo dài với nồng độ cao . ủ bệnh 1-2h . Biểu hiện đau rát mạnh , phù nề mi mắt , kết mạc xung huyết phù nề mạnh . tổn thương biểu bì giác mạc làm giác mạc mất độ bóng khi bong ra để lại vết xước và loét ở giác mạc
Nặng hơn: thể giọt rơi vào và nhiễm trùng gây thủng giác mạc , teo nhãn cầu
C. Hô hấp:
Miệng khô, số mũi, đau sau xương ức , ho khan liên tục , khàn tiếng có thể là mất tiếng . Khi khám thấy niêm mạc đường hô hấp trên phù nề và xung huyết mạnh , buồn nôn và nôn, sốt 38-39 độ , có thể viêm thanh quản và hoại tử niêm mạc
+Từ ngày thứ 2 có thể xuất hiện viêm phế quản , biểu hiện ho khạc đờm lẫn mủ có thể có giả mạc
+Có thể có bôi nhiễm và lan rộng xuống dưới gây phế quản phế viêm', áp xe , hoại tử phổi
-Nếu nhiễm độc nặng có thể gây tử vong thường vào ngày t3-4 hoặc 9-10 của bệnh
-Tổn thương phổi khi khỏi để lại viêm phế quản mạn , giãn phế quản , xơ phổi
-Tổn thương chia làm 3 mức :
+Nhe: Kéo dài từ 10-12 h, viêm đường hô hấp trên, tiên lượng tốt
+Vừa: viêm thanh khí quản, khỏi sau 1 tháng
+Nặng: nung bệnh 1-2h , tổn thương đường hô hấp dưới , tỉ lệ tử vong cao, dài 3-4 tháng, khỏi đẻ lại di chứng
d. Đường tiêu hóa:
-Do sử dụng , nước , lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc
-Sau nung bệnh 30p đến 2h xuất hiện đau bụng vùng thượng vị, nôn , buồn nôn, chảy nước dãi , ỉa lỏng có khi có máu , niêm mạc xung huyết , những ngày sau thì viêm loét
-Hậu quả: thiểu toan, viêm teo niêm mạc dạ dày , hẹp thực quản
e. tổn thương hỗn hợp:
-Bị đồng thời với nhiễm chất độc: người bị thương sau đó bị chất độc rơi vào
-Vết thương có mùi tỏi
-Vết thương và xung quanh phù nề xung huyết mạnh
-Vết thương có màu thịt rán
-Ngày hôm sau xuất hiện hoại tử , xung quanh vết thương có nốt phồng có thể gây chảy máu thứ phát , diễn biến kéo dài lâu liền sẹo.
2. Toàn thân:
Chất độc vào máu gây biểu hiện toàn thân: mệt mỏi , chán ăn , thần kinh hưng phấn hoặc ức chế nặng thì hôn mê , co giật , mạch nhanh, sốt cao, hạ huyết áp , sút cân , gầy yếu , suy kiệt , giảm sức đề kháng của cơ thể
Câu 5: Cấp cứu và điều trị chất độc gây ngạt:
1. Nguyên tắc : -ngăn chặn sự tiếp xúc xâm nhập của chất độc vào cơ thể:
+Đeo mặt nạ phòng độc
+Sử dụng phương tiện thay thế để bảo vệ đường hô hấp
-Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng độc
2. Điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng:
-Để bệnh nhân nằm yên tuyệt đối , đảm bảo thoáng ấm tránh kích thích
-Dùng ngày Presnisolon tiêm TM (dự phòng phù phổi cấp)
-THở Oxy sớm ngay cả khi giai đoạn chưa phù phổi , thở ngắt quãng hoặc liên tục tùy mức độ
-Sử dụng chất chống tạo bọt , làm giảm bớt cản trở đường hô hấp , cho O2 qua cồn 90 độ sau ssos cho BN thở , sau 10-15p thở một lần , silicon dùng thay cồn
-Trích máu tiếm hành trong gđ đầu của phù phổi , làm nhiều đợt
Đợt 1: 200-300m
Đợt 2: 100-200ml cách nhau 6-8h
CCĐ khi có trụy mạch, ngạt xám
-Hạn chế thoát dịch phế nang:
+Lợi tiểu
+Truyền dich ưu trương
+thuốc làm giảm tính thấm thành mạch, vitamin C, kháng Histamin, corticorid..
-Đảm bảo hoạt động của hệ hô hấp , tuần hoàn
+Thuốc trợ tim
+Khai thông dường hô hấp
+Thở O2
-Dự phòng và điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh , thường phối hợp 2 loai kháng sinh
-Dùng thuốc an thần , tránh kích thích . lo âu
-
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro