câu 4, 5
Câu 4. ECGÔNOMI LÀM NHẸ GÁNH NẶNG MÔI TRƯỜNG (P31 )
4.1. Vi khí hậu
Điều khiển vi khí hậu tốt, cảm giác dễ chịu, làm tăng năng suất lao động. Ngược lại nhiệt độ, độ ẩm không khí vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép sẽ gây cảm giác khó chịu, lao động năng suất thấp, tỷ lệ ốm đau cao và mức độ tập trung và sự khéo léo của con người giảm.
4.2 Chiếu sáng
Ánh sáng nơi làm việc, tùy theo độ chính xác của công việc mà có độ chiếu sáng và mật độ sáng khác nhau.
Bố trí ánh sáng tối ưu cần đạt : sự hài hòa giữa hệ thống chiếu sáng chúng và chiếu sáng tại chỗ, đảm bảo độ sáng ổn định theo thời gian và không gian, tránh gây phản chiếu quá mức gây lóa mắt, không sấp bóng, lập lòe lúc sáng lúc tối, màu sáng phải phù hợp với sinh lý. Mật độ sáng không vượt quá các giá trị sau:
- Giữa vị trí lao động và phạm vi lao động là : 3:1
- Giữa vị trí lao động và môi trường xung quanh là: 10:1
- Trong bất kỳ một điểm nào của thị lực khi nhìn là: 40:1
Bố trí màu, sắc phải hợp lý, dễ nhìn nhằm mục đích nâng cao năng xuất lao động. Những màu sắc gây kích thích tránh sử dụng. Màu sắc dễ nhìn và hợp lý làm cho người lao động có cảm giác dễ chịu, mắt lâu mỏi. những chi tiết quan trọng ở nơi làm việc (công cụ, tín hiệu và chi tiết điều khiển), thiết bị an toàn... cân bố trí bằng các màu sắc khác nhau và sáng, tránh được ấn tượng lo lắng làm cho người lao động sao lãng công việc và làm thần kinh căng thẳng.
Màu sáng làm cho con người tỉnh táo, màu tối có tác dụng ngược lại. Nhưng công việc đòi hỏi chính xác và độ tập trung cao thì cần màu sắc dịu, công việc tẻ nhạt thì dùng màu sắc lôi cuốn.
4.3 Hợp lý hóa
Đặc biệt khi tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa cao cần phòng, ngăn chặn và làm giảm bớt tiếng ồn và kéo dài tiếng ồn. Tận dụng âm nhạc có tác dụng làm tăng hoạt động đặc biệt là các hoạt động đơn điệu. Một bản nhạc có âm điệu hấp dẫn, kích thích hoạt động, con người phản ứng mau lẹ làm tăng năng suất lao động.
Thường người ta dùng nhạc hợp xướng, dịu dàng vào đầu giờ làm việc, cuối ngày lao động dùng nhạc nhẹ, nhạc nhịp vừa phải, không dùng nhịp chậm gây buồn ngủ, nhịp nhanh gây kích thích.
4.4 Thời gian lao động
Thời gian lao động không nên dài quá, qui định lao động trong ngày là 8 giờ. Một số ngành nghề độc hại, nặng nhọc giờ lao động ngắn hơn. Phải có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, nghỉ ngơi trong giờ lao động, nghỉ ngơi ngoài giờ lao động, nghỉ hàng tuần và nghỉ phép năm.
Kéo dài thời gian lao động không ảnh hưởng tới năng suất mà còn làm tăng tỷ lệ ốm đau, tai nạn lao động và tỷ lệ nghỉ việc.
4.5 Chế độ lao động
Tổ chức phân phối xen kẽ giữa giờ làm việc và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là điều kiện cần thiết để duy trì khả năng lao động và phục hồi sức khỏe. Bố trí giờ nghỉ thích hợp là cần thiết, không chỉ cho lao động thể lực mà còn cho các loại lao động khác. Tổng hợp thời gian nghỉ đạt được ít nhất là 15% thời gian lao động, và với lao động nặng đạt được 20 -30%.
Đối với lao động cường độ trung bình nên có thêm 2 lần nghỉ, mỗi lần 10 -15 phút vào trước và sau bữa ăn (giữa giờ), lao động nặng ngoài lần nghỉ trên nên có thêm 2 lần nghỉ ngắn 5 phút.
Những công việc căng thẳng thần kinh hoặc đòi hỏi phải hoạt động ngón tay nhanh thì khoảng 1-1 giờ 30 phút lại giải lao 3- 5 phút.
Những công việc dùng sức nhiều, cử động bằng cơ bắp, thời gian từ 1 giời 30 phút đến 2 giờ lại nghỉ 10 -15 phút.
Những công việc ít dùng sức và nhịp độ lao động không cao, giữa ca nghỉ từ 5 đến 10 phút.
Nếu quá trình làm việc đơn điệu thì phải nghỉ giải lao ngắn đều đặn.
Những người làm việc ở những loại việc gây ra những đợt căng thẳng không đều và việc nặng trong thời gian ngắn thì tự chọn nghỉ giải lao ngắn.
4.6 Chế độ ăn uống
Đảm bảo đầy đủ và hợp lý khẩu phần ăn hàng ngày. Cung cấp theo tỷ lệ: 1:1:4 (đạm 1, mỡ 1, đường 4) Việt nam đảm bảo tỷ lệ 12% đạm, 12% mỡ và 76% đường, vitamin B1, B2 theo tỷ lệ 0,4 -0,5mg/1000Kcal, vitamin C từ 20 – 100mg. Ca/P cung cấp theo tỷ lệ 0,7 - 0,8, riêng lượng Ca đạt từ 400 – 500mg/ngày.
Tổ chức ăn uống trong ngày thay đổi tùy theo thói quen của người lao động và của từng nước. Nên ăn 3 bữa một ngày, buổi sáng chiếm 25% tổng năng lượng, trưa 45%, chiều 35%, khi làm ca, nên tổ chức một bữa ăn nóng và chất lượng lại bếp ăn tập thể xí nghiệp. Cung cấp đủ nước giải khát.
Câu 5. Các biện pháp phòng chống bụi (P39)
Bụi trong sản xuất gây nhiều tác hại cho sức khỏe người công nhân, đa số các bệnh phổi nhiễm bụi đều là những bệnh nặng, phát hiện khó, chưa có thuốc chữa, cho nên vấn đề đề phòng chống bụi để phòng bệnh phổi bụi là vấn đề rất quan trọng. Biện pháp đề phòng tích cực là chống bụi nơi làm việc.
5.1. Biện pháp kỹ thuật
- Giữ bụi không cho lan tỏa ra ngoài không khí, cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình sinh bụi, để công nhân không phải tiếp xúc với bụi. Đây là biện pháp cơ bản nhất, Ví dụ: tự động hóa trong quá trình đóng bao để nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, vận chuyển bằng băng chuyền trong ngành dệt, ngành than, khai thác mỏ, dùng các tấm che kín các máy móc tạo ra bụi, kèm theo các máy hút bụi tại chỗ, chỉ chừa chỗ thao tác tối thiểu cho nhu cầu kỹ thuật (trong máy mài, cưa đĩa, máy nghiền đá v.v.)
Trong khai thác mỏ người ta còn dùng khoan ướt, làm ẩm, hạn chế việc sinh bụi. Kết quả điều tra cho thấy, nếu khoan khô 1cm3 không khí có 5983 hạt bụi, khi khoan ướt chỉ còn 1734 hạt.
Khi khai thác mỏ bằng mìn, có thể dùng bao nước bằng ni lông làm lắng bụi, giảm nồng độ bụi ở nơi sản xuất.
- Thay vật liệu sử dụng nhiều bụi độc bằng vật liệu ít bụi độc (dùng đá mài nhân tạo có ít dioxit silic thay thế cho đá mài tự nhiên nhiều SiO2).
- Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi, trong các xưởng nhiều bụi.
- Để đề phòng bụi cháy nổ, cần loại trừ điều kiện sinh ra nổ:
+ Theo dõi nồng độ bụi để không đạt tới mức có thể gây nổ được, đặc biệt là trong các ống dẫn và máy lọc bụi.
+ Cách ly mồi lửa, tia lửa điện, đèn chiếu sáng ở mỏ than, phải hết sức cẩn thận. Người ta đã chế ra một loại bột chống cháy (đất sét, vôi) có màu sắc rắc lên trên bụi than đá bám vào vách và sàn để chống nổ.
5.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân
Phòng chống bụi bằng quần áo, mặt nạ, khẩu trang chống bụi, tùy theo điều kiện từng nơi, từng lúc mà dùng. Những nơi có bụi độc, quần áo phải kín, may bằng vải bông để bụi khỏi xâm nhập vào cơ thể, dùng thêm găng tay cao su để chống bụi.
Một loại mặt nạ chống bụi, hoặc dùng khẩu trang cũng có thể cản được bụi đáng kể. Loại khẩu trang chống bụi kiểu có diện tích chống bụi khoảng 250 cm2 bằng vải tổng hợp đặt giữa 2 lớp vải dệt kim, có hiệu quả lọc được gần 100%.
Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường xuyên và triệt để, nhất là nơi có bụi khí độc (chì, thạch tín), không được ăn uống, hút thuốc, nói chuyện khi làm việc, làm xong phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo lao động bằng quần áo sạch.
5.3. Biện pháp y tế
Để phòng chống bụi, cán bộ y tế và an toàn lao động phải có trách nhiệm tổ chức khám tuyển, khám định kỳ, quản lý sức khỏe công nhân làm việc với bụi, giám định khả năng lao động và bố trí nơi lao động thích hợp cho người mắc bệnh.
Khám tuyển nhằm loại trừ những người mắc bệnh lao phổi và các thể lao khác, các bệnh đường hô hấp trên mạn tính, bệnh viêm xoang, các bệnh phổi, cơ hoành, cơ tim. Bệnh van tim và cao huyết áp không được làm với bụi vì bệnh sẽ nặng thêm.
Khám định kỳ, mỗi cơ sở sản xuất với bụi 6 tháng hoặc 1 năm khám định kỳ 1 lần để phát hiện sớm bệnh phổi nhiễm bụi.
Giám định khả năng lao động và bốï trí nơi lao động thích hợp cho người mắc bệnh hoặc cho nghỉ việc vì mất sức và được hưởng các chế độ đền bù tương xứng.
Quản lý theo dõi và điều trị cho người mắc bệnh.
5.4. Các biện pháp khác
Nghiên cứu chế độ làm việc thích hợp cho một số ngành nghề có nhiều bụi như rút ngắn thời gian làm việc trong ngày và tăng thêm giờ nghỉ hàng năm.
Khẩu phần ăn cho công nhân làm ở nơi nhiều bụi cần có nhiều đạm, nhiều sinh tố, nhất là sinh tố C, bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng, nghỉ ngơi cho thợ tiếp xúc với bụi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro