6 & 7
Câu 6: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC STRESS NHIỆT (P59)
5.1. Các biện pháp chống nóng khi lao động ngoài trời (mùa hè)
- Tổ chức lao động hợp lý: tránh giừo nắng cao điểm (từ 11 đến 15 giờ). Những ngày quá nắng có thể làm việc vào buổi sáng sớm và buổi tối.
- Đội nón mũ, làm trại che nắng. Quần áo bảo hộ lao động cho nười lao động ngoài trời nên là loại vải bông, may rộng, máu sáng, tại Nhật Bản người ta thường dùng vải bông màu vàng nhạt tránh cởi trần lao động ngoài trời nắng.
- Nghỉ giải lao trong bóng râm 15 phút trong một giời lao động để phục hồi các rối loạn sinh lý do nắng nóng. Tận dụng bóng mát của cây, tạo bóng mát bằng trồng cây, dùng lều trại che nắng.
5.2. Chống nóng khi lao động trong nhà máy
5.2.1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Là biện pháp cơ bản nhất và có hiệu quả cao nhưng đòi hỏi tốn kém và một trình độ kỹ nghệ nhất định. Đó là các biện pháp cơ giới hoá, tự động hoá trong công nghệ. Các khâu lao động nóng như thao tác trước các lò công nghệ, có thể dùng các dây chuyền bằng máy móc tự động để tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt bức xạ. Có thể dùng Robot công nghệ để giải quyết ở công đoạn có nhiệt độ cao hoặc bức xạ nhiệt cường độ lớn.
Làm giảm bớt nhiệt độ của các bề mặt nóng bằng xử dụng các vật liệu cách nhiệt: như cuốn sợi cáhc nhiệt quanh các lò công nghiệp (dây cáp bằng sợi Asbest) dùng bọc vỏ lò bằng vật liệu Xaralit hoặc các hỗn hợp có Asbest...
5.2.2. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
- Chắn nguồn nóng bức xạ nhiệt bằng các tấm vật liệu cách nhiệt hoặc bằng các màn nước, màn không khí để ngăn bức xạ nhiệt và làm mát. Dùng ống dẫn phun nước thành màn mỏng trước cửa lò, một màn nước dầy 1 mm có thể chặn được 90% lượng tia bức xạ nhiệt, vẫn không ảnh hưởng đến thao tác của công nhân. Có thể dùng quạt trục (viện khoa học và kỹ thuật bảo hộ lao động), tạo gió tôc độ 3-3,5 m/giây để tạo gió mát cho công nhân. Có thể dùng loại quạt phun xương để hạ nhiệt rất tốt.
- Tổ chức thông gió cục bộ tốt để loại bỏ nhiệt thừa tại chỗ làm việc và đưa không khí mát vào chỗ lao động. Lợi dụng triệt để áp lực gió và áp lực nhiệt để thông gió chống nóng.
- Có phòng mát để chờ hoặc nghỉ ngơi cho công nhân. Nhiệt độ phòng thường từ 25-30oC. Tốt nhất là dùng ca-bin làm mát kiểu bức xạ để công nhân nghỉ ngơi. Đây là loại phòng cách nhiệt có nhiệt độ bên trong là 25-30oC, nhưng nhiệt độ thành ca-bin là 10-14oC. Tia bức xạ nhiệt sẽ từ bề mặt cơ thể chiếu vào thành ca-bin tạo mát rất dễ chịu và hồi phục các chức năng sinh lý rất tốt.
5.2.3. Trang thiết bị phòng hộ cá nhân
- Trang bị quần áo bảo hộ lao động chống nóng. Có thể tráng, dệt bằng sợi Asbest. Ở Hoa Kỳ người ta dùng quần áo tráng nhôm, dệt bằng sợi phản xạ để chống bức xạ nhiệt hoặc loại áo thấm nước để giảm nhiệt, có thể dùng sợi len, polyeste để cách nhiệt.
Trang bị đầy đủ mũ, kính chắn bức xạ nhiệt che mắt và găng tay, gyầy cao cổ để che các phần da hở. Chống bức xạ nhiệt. Tổ chức vị trí tắm không khí bằng luồng khí mát tốc độ cao.
5.2.4. Các chế độ khác
Chế độ ăn uống tốt đủ chất ngon miệng, dễ tiêu hoá. Nước uống cho công nhân cần đủ lượng muối và các vitamin như nước rau, nước quả cây, hoặc dùng các loại bia sinh tố rất tốt. Nên có cơ sở sản xuất nước chống nóng cho công nhân. Không nên uống ào ạt một lúc. Nên uống rải rác đểu trong ca lao động nhưng không nên hạn chế số lượng.
Cần chủ động nâng cao khả năng thích nghi bằng rèn luyện thích nghivới vi khí hậu nóng nhất là với công nhân học việc cần tiếp xúc nóng một cách từ từ, tăng dần để tránh tai biến do nhiệt.
5.2.5. Biện pháp y tế
Khảm tuyển công nhân, đặc biệt là các công nhân sẽ làm việc ở các vị trí đặc biệt nóng như công nhân vận hành các lò công nghiệp cần phải loại bỏ những người:
- Có bệnh tim, thiếu máu, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, dãn tĩnh mạch.
- Các bệnh về hô hấp như: han xuyễn, khí phế thũng, bệnh lao, viêm phế quản mạn...
- Các bệnh về thận, tiết niệu
- Các bệnh nội tiết: bệnh tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận.
Câu 7. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động (P64 )
Có thể chia làm 3 nhóm chính như sau:
a. Nhóm nguyên nhân kỹ thuật
- Các yếu tố nguy hiểm và vùng nguy hiểm tiềm ẩn ngay trong bản thân nguyên lý hoạt động và làm việc của máy móc thiết bị.
- Kết cấu máy móc thiết bị không phù hợp với nhân trắc người lao động.
- Các kết cấu chi tiết máy không đảm bảo được độ bền cơ - lý - hóa.
- Thiếu các thiết bị, cơ cấu che chắn an toàn.
- Thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh, khóa, van, thiết bị không chế hành trình v.v...
- Thiếu các phương tiện cơ giới hóa hoặc tự động hóa tại các nơi vùng làm việc lao động nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
- Các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không được đăng kiểm định kỳ và thiếu giấy phép vận hành nên không đảm bảo an toàn cho người vận hành.
- b. Nhóm nguyên nhân về tổ chức lao động
- Tổ chức chỗ làm việc thiếu khoa học, không hợp lý: chật hẹp, gò bó ...
- Bố trí, lắp đặt, sắp xếp máy móc thiết bị không đúng nguyên tắc an toàn, nếu xảy ra sự cố tại một máy có thể gây sự cố cho các máy lân cận.
- Bố trí mặt bằng sản xuất, đưòng đi lại, vận chuyển không an toàn: chật hẹp, giao nhau, gồ ghề ...
- Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: chồng cao, lẫn lộn các hóa chất dễ gây phản ứng ...
- Thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các quy trình quy phạm an toàn khi vận hành sử dụng thiết bị.
- Không chịu sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc có sử dụng thì phương tiện đã hư hỏng, không đúng tiêu chuẩn.
- Công tác giáo dục, huấn luyện an toàn -vệ sinh lao động trong công nhân lao động không tốt, huấn luyện không đúng định kỳ, không có nội quy an toàn, quy phạm an toàn cho vận hành thiết bị tại chỗ, cho từng máy..., thiếu biển báo an toàn, tranh, áp phích bảo hộ lao động tại những nơi cần thiết trong xưởng sản xuất.
- c. Nhóm nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp
- Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, bố trí các nguồn phát sinh bụi, hơi, khí độc ỏ đầu hướng gió chính, hoặc ở tầng dưới, thiếu thiết bị khử độc lọc bụi trước khi phát thải.
- Phát sinh bụi, hơi, khí độc ngay trong không gian sản xuất: rò rỉ từ các thiết bị bình chứa, đương ống truyền dẫn, không có các thiết bị thu hồi khử độc ngay tại nơi phát sinh.
- Không đảm bảo điều kiện vi khí hậu theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
- Không đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng, tiếng ồn, rung động...
- Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bất tiện cho ngưòi sử dụng.
- Vệ sinh công nghiệp tại máy, nơi làm việc và trong phân xưởng không đúng quy định.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro