Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

10, 11

Câu 10: Các nhiệm vụ của thông gió  (P94)

Trong kỹ thuật bảo hộ lao động, ngoài việc nghiên cứu những biện pháp đề phòng tai nạn, sự có khi thao tác với những dụng cụ máy móc hoặc vật liệu khác nhau, thì việc cải thiện môi trường không khí, tạo ra điều kienẹ vi khí hậu tốt trong các công trình kiến trúc để cho con người sống và làm việc được dễ chịu, không ngột ngạt, không nóng bức hoặc rét buốt, nâng cao được năng suất lao động, đảm bảo sức khỏe là một vấn đề hết sức then chốt. Vấn đề này có giải quyết được hay không là phải cần đến kỹ thuật thông gió.

Trong các nhà ở và nhà dân dụng, không khí luôn luôn bị ô nhiểm bởi những sản phẩm do quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể con người tỏa ra như khí cacbônic, amôniăc, hơi nước… Đồng thời với sự tỏa các khí và hơi nói trên, lượng oxy trong không khí sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, như đã biết, cơ thể con người còn tỏa nhiệt.

Nếu trong nhà ở và nhà dân dụng, nguồn tỏa độc hại chủ yếu là cơ thể con người thì trong nhà công nghiệp nguồn tỏa độc hại chủ yếu là các thiết bị và quá trình công nghệ. Tùy theo loại công nghệ khác nhau mà các dạng độc hại trong nhà công nghiệp có thể là nhiệt, bụi hoặc khí và hơi có hại.

Tùy theo dạng yếu tố độc hại cần khắc phục mà thông gió có thể có những nhiệm vụ sau đây.

1.5.1. Thông gió chống nóng

Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, đưa không khí mát và khô ráo vào nhà để đẩy không khí nóng ẩm, oi bức từ trong ra ngoài. Yêu cầu của thông gió chống nóng là phải đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm tương đối và vận tốc gió hoàn toàn nhà hoặc ở khu vực làm việc riêng biệt ở giới hạn mong muốn, sao cho tổ hợp các thông số gió đáp ứng được trị số nhiệt độ hiệu quả tương đối nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên chỉ với biện pháp thông gió thông thường, không sử dụng đến kỹ thuật điều tiết không khí, thì không thể nào đồng thời khống chế được cả ba yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và tốc gió được. Trong trường hợp đó, yêu cầu của thông gió chống nóng chỉ giới hạn trong việc khử nhiệt thừa sinh ra trong nhà để giữ cho nhiệt độ không khí ở  một giới hạn khả dĩ có thể được, tùy theo nhiệt độ của không khí ngoài trời. Còn tại những vị trí thao tác với cường độ lao động nặng hoặc tại những chỗ làm việc gần các nguồn bức xạ có nhiệt độ cao, người ta bố trí những hệ thống thổi gió với vận tốc lớn (từ 2-5m/s) để tăng hiệu quả làm mát của môi trường không khí.

1.5.2. Thông gió khử bụi và hơi khí độc

Tại những buồng tỏa bụi hoặc hơi khí có hại cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô nhiểm để thải ra ngoài, trước khi thải có thể cần phải lọc sạch bụi hoặc khử hết các chất độc hại trong khống khí để tránh nhiễm bẩn khí quyển. Đồng thời cũng tổ chức trao đổi không khí, đưa không khí trong sạch từ bên ngoài vào để bù lại chỗ không khí đã hút thải đi. Lượng không khí trong sạch này phải đủ để hòa loãng lượng bị hoặc khí độc hại còn sót lại trong nhà, đưa nồng độ bụi hoặc khí độc hại trong toàn bộ không gian của nhà xưởng đến mức cho phép.

Nói chung, dù là thông gió chống nóng hay thông gió khử bụi và hơi khí độc hại, việc tổ chức thông gió phải kết hợp chặt chẽ với dây chuyền công nghệ. Thiết bị, máy móc công nghệ cần được bố trí một cách hợp lý nhất trên mặt bằng của phân xưởng. Chẳng hạn các khu vực có tỏa nhiều nhiệt, bụi ở những phòng trống hoặc ở ngoài trời; các nguồn tỏa nhiệt, bụi và độc hại cần được vây kín và có hệ thống hút thải… Tóm lại, cần cố gắng làm sao cho lượng nhiệt, bụi hoặc khí độc hại từ các thiết bị máy móc tỏa ra môi trường xung quanh trong phân xưởng ít nhất.

Ngoài ra, thông gió đảm bảo hoạt động trong mọi thời tiết cả mùa đông lẫn mùa hè, và không tạo ra tác hại phụ, ồn rung, gió quá mạnh, không gây ô nhiễm cho các vùng lân cận; để vận hành và bảo quản.

 

Câu 11: Trình bày chi tiết các đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể (P102)

Các chất độc vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường da và đường tiêu hóa

1.1.1. Đường hô hấp

Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do con người luôn phải thở  hít Thống kê thấy rằng, 95% nhiễm độc nghề nghiệp là qua đường hô hấp. Phổi người có có diện tích trao đổi khí là 90 m2, trong đó 70 m2 là của phế nang. Mạng lưới mao mạch có diện tích là 140 m2. Thể tích hô hấp khí của người lớn là 20 m3/ngày và trẻ em là 5 m3/ngày. Máu qua phổi nhanh và thuận lợi cho sự xâm nhập của chất độc. Chúng đi vào mũi, qua họng, khí quản, vào phổi. Ở đây, có những mạch máu nhỏ li ti, màng nhầy là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí; các chất độc từ đây đi vào máu. Máu tuần hoàn nhanh, trong 2-3 giây, sẽ đưa đến các cơ quan như não, gan, thận, mật. Chất bài tiết qua sữa mẹ, tuyến mồ hôi, sinh dục. Chất khí độc theo con đường này, một phần bị giữ lại ở mũi (hạt > 10-3 mm). Những hạt có đường kính từ 1-5.10-3 mm vào phế quản, phế nang; những hạt < 10-3 mm đi thẳng vào phế nang. Như trên đã trình bày, toàn bộ phế nang phổi có một lượng lưới mao mạch dày đặc làm cho chất độc khuyếch tán nhanh vào trong máu, không qua gan để giải độc một phần như hệ tiêu hóa mà qua ngay tim để đi đến các phủ tạng, đặc biệt đến hệ thần kinh trung ương. Do đó có thể nói, độc chất vào trong cơ thể theo con đường hô hấp nhanh gần như tiến thẳng vào tĩnh mạch.

1.1.2. Đường tiêu hóa

Nhiễm độc bằng đường tiêu hóa ít xảy ra trong sản xuất. Nhiễm độc là do công nhân ăn, uống trong khi làm việc, hoặc hút thuốc với tay bị nhiễm bẩn chất độc, hoặc nuốt phải chất độc dưới hình thức bụi.

1.1.3. Đường da

+ Đường da

Da có vai trò bảo vệ chống các yếu tố hóa học, lý học và sinh học. Một số hóa chất có áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì rồi đi vào hệ tuần hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể. Các hóa chất đó là xăng, nicotin, các dẫn xuất nitro và amin thơm, các dung môi có chứa clo, thuốc trừ sâu photpho và clo hữu cơ. Nhiễm độ qua da càng dễ dàng khi da bị tổn thương. Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các mao mạch dày đặc như niêm mạc mắt...chúng hấp thu dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm với một số chất kích thích. Khả năng xâm nhập qua da phụ thuộc vào:

- Độ dày của da

- Sắc tố da

- Mao mạch dưới da

- Thời tiết: nóng nhiễm độc nhanh hơn

- Độ ẩm da:đổ mồ hôi nhiều dễ nhiễm độc chất tan trong nước

- Bộ phận cơ thể: da sọ hấp thu nhanh hơn da lòng bàn tay, bàn chân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: