Phần 5BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP, HÀNG XÓM
Phần 5
BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP, HÀNG XÓM
Một thím trên Voz chia sẻ bức xúc khi ở cùng một tên kẹt xỉn bẩn tính, bị tất cả mọi người cùng phòng tẩy chay, xa lánh:
"Tôi nói điêu tôi làm con chó nhé: trước cùng phòng có thằng ở tỉnh X, lúc mới vào phòng thì bình thường, bạo dạn, tỏ ra hơn người, nhưng cứ đụng tới tiền bạc, chi tiêu là lặn, tiền phòng thì đóng chậm (mẹ nó cho nó tiền không phải là ít, nhưng vì ham mê điện thoại và mua sắm quần áo).
Ở phòng cũ gồm có 8 người hay đóng tiền điện, tiền giấy, nước chung, còn thằng này cái gì cũng riêng. Nhưng mua về toàn cất rồi đi ăn xin, nhục vãi cả.... Mình mua 1 bịch giấy vệ sinh về 10 cuộn, nó cũng lén lút thủ 1 cuộn, mình chả thèm nói nhưng có 1 thằng kĩ tính nó thấy ngứa mắt thì nó nói, lúc đầu còn chối bay chối biến rồi đánh nhau với thằng kia. Nhục cái là thằng kia nó gọi hơn 10 thằng bạn vào đánh cho, lúc mở hòm ra thì thôi rồi, quần bò, quần sịp của 1 số thằng trong phòng, thậm chí là đôi dép quai hậu của mình giặt phơi ở ngoài nó cũng tốt bụng cất hộ. Mà đấy là nó còn mang 1 - 2 mẻ đồ về quê dùng dần rồi đấy nhé." "Sưu tầm Voz"
Bạn "Yahhaikul" chia sẻ ông hàng xóm keo bẩn có tiếng, chỉ muốn ăn tiền của người khác.
"Em đọc bài của các bác trên rồi, nhưng quả thực, em chưa thấy ai là đối thủ của ông hàng xóm nhà em, kể ra các bác đừng shock nhé.
Trước tiên phải nói là nhà giàu, mấy cái nhà mặt phố cho thuê, chưa kể đất, buôn bán cực đắt. Nhưng mà, ông ý thường đứng vài tiếng đồng hồ một ngày ở trong nhà vệ sinh để vặn nước ạ, canh cho nước chỉ chảy nhỏ giọt thôi để cái đồng hồ nước nó không chạy, đứng luôn trong đấy nhé, vì có khi nước nó mạnh thì lại phải vặn bé hơn không đồng hồ nó lại nhúc nhích.
Bình thường ông ý ở trên tầng, không xuống dưới tầng một (tầng một cho thuê nhà mà) thì ông ý không mặc quần áo gì luôn, kể cả quần đùi hay quần xịp nhé (chắc để không phải giặt quần áo tốn xà phòng), đầu cũng cạo trọc (chắc sợ tốn dầu gội đầu), cửa hàng cho người ta thuê, có đồng hồ điện riêng nhưng cứ chờ người ta đi về là ông ý chui xuống tầng một cắm nước với lôi quạt của người ta ra ngồi cả tối, bán hàng của người ta rồi lấy tiền nhét túi nữa.
Có hai thằng con trai, thằng anh sắp lấy vợ. Nhà em gái kia cũng khá, mới đầu đến thì vui vẻ lắm. Gần đến ngày cưới thì ông ý dở trò, mỗi lần em kia đến ông ý lại lườm nguýt, gầm gừ, để em kia sợ mà bảo con trai ông ý về ở rể. Của đáng tội nhà em kia con một, cũng chỉ định ở lấy lệ một tháng thôi, nhưng ông ý xót tiền thuê nhà một tháng nên làm thế để hai đứa về nhà em kia luôn để ông ý không mất tiền. Còn nhiều chuyện lắm, nhưng mà em chỉ góp thế thôi." "Yahhaikul"
Bạn "Bôngchíp" kể chuyện "Mùa hồng ngâm năm ấy" mà cười đau cả ruột.
"Anh chàng làm cùng cơ quan cũ mình cũng tuơng tự. Chuyện cách đây bảy năm rồi thì phải. Mình rất thích hồng ngâm, loại quả giòn giòn ấy. Hôm đó hai đứa đèo nhau đi mua. Hàng đầu tiên nói tám nghìn, anh ấy trả sáu nghìn. Họ không bán. Sang hàng thứ hai: tám nghìn, trả sáu nghìn rồi hàng thứ ba, thứ tư, thứ năm, vẫn là tám nghìn với sáu nghìn. Mình ngồi đằng sau tức lắm muốn nhảy xuống mua cho rồi nhưng tự nhiên muốn xem anh này thế nào. Đến lúc hết kiên nhẫn rồi mà không thấy anh ấy trả tăng thêm mình mới bảo: anh trả mấy hàng sáu nghìn rồi mà họ không bán thì sau đó phải trả hơn lên chứ, không thì dừng lại để em mua. Anh ấy bảo cứ để yên kiểu gì anh ấy cũng mua được nhưng rồi có mua được đâu. Sau đó một thời gian mình trêu là mùa hồng đó mình không được ăn quả nào, anh ấy bảo thôi để năm sau ăn. Đi chợ mua rau dưa thì kiểu gì cũng phải kèo thêm củ tỏi, quả ớt thì mới hài lòng.
Còn chuyện được mời đi ăn (nhất là các bạn nước ngoài mời ăn ở nhà hàng sang sang nhé) thì cứ cái gì ngon nhất, đắt tiền nhất thì anh ta gọi mà gọi rõ là nhiều. Phòng mình ai cũng choáng và xấu hổ nữa chứ." "Bôngchíp"
Bạn "Chindy" chia sẻ câu chuyện hài đến khó tin, không ai ngờ lại có một anh chàng như vậy, cô nàng nào mà lấy được anh thì hạnh phúc phải biết.
"Nhân ngày đầu tuần, mình cũng góp một chuyện của mấy ông ở công ty mình, hy vọng là các ông ấy không lên đây mà đọc.
Ông số một: gần giống như một ông nào đó trên này, đi ăn mà có người mời thì món nào ngon nhất, đắt nhất trong thực đơn ông ấy gọi, bia khui liên tục, kêu phục vụ đến mức nó chóng mặt luôn, khen chê to nhất bàn.
Còn đi ăn mà phải chia tiền, thì ông ấy luôn miệng "gọi ít thôi, ăn nhanh rồi về"... Hài nhất là hôm đó ông ấy bắt buộc phải mời mọi người ăn (vì rất nhiều lý do, trong đó có lý do tăng lương), ông ấy chọn một quán bán bánh bèo ở vỉa hè, ông ấy thanh minh là "quán này ăn ngon lắm". Thế là gần mười con người (trong đó có cả mấy nàng váy ngắn) phải ngồi ở vỉa hè cầm đĩa bánh ăn, khuyến mại thêm cốc sữa đậu xanh nữa. Đúng là vừa ăn vừa cố nuốt cục tức!
Người thứ hai: Nhưng so với ông số 2 thì ông số 1 vẫn là dạng đệ tử, vì cái chuyện như này: Lại là cả công ty kéo đi ăn (Campuchia), đến lúc tính tiền, ông số 2 soi lại thực đơn (ok, rất chi là cẩn thận - tốt), lấy điện thoại ra cộng trừ tính toán (ok, rất chi là chu đáo - tốt), rồi ông ấy quay sang ông đang gom tiền của mọi người và nói rằng:
- Em ơi, bia hết ba mươi chai, ở đây có sáu người uống bia, nhưng anh đếm anh uống có bốn chai thôi, nên trong tiền góp anh trừ đi mười một nghìn nha (thời giá Sài Gòn Đỏ ở quán năm 2009).
Ông gom tiền nghĩ ông ấy nói giỡn, nên cười cười và chưa kịp phản ứng gì, ông số hai lại nói tiếp:
- Còn nữa nè, bốn mươi lăm nghìn/ đĩa đậu hũ Nhật, có mười miếng, mình tám người gọi hết hai đĩa, anh ăn có hai miếng nên anh trừ hai nghìn nữa nha. Thế là anh lỗ mấy trăm (đồng) rồi đó.
Ối giời đất ơi, ông ấy nói vậy mà lỗ tai em nó lùng bùng, choáng mất mấy giây. Chứ phải chi em tỉnh táo thì em đã nói theo: "Dạ thưa các anh, em đây không uống bia, không ăn đậu, trừ cho em năm mươi nghìn nha, thế là em cũng lỗ mấy nghìn rồi đó" có phải là em giàu to rồi không? Đúng là số em giàu không nổi mà!
Sau vụ đó, em tự hứa với lòng (và cho đến giờ vẫn thực hiện được) là không bao giờ đi ăn cả nhóm kiểu này nữa nếu có hai ông đó góp mặt.
Sau vụ đó, cả công ty em gọi ông số hai là Ông Trùm (nghe thì hoành nhỉ, nhưng không phải Trùm xã hội đen đâu mà là Trùm Sò đấy ạ).
Chết khiếp với những người keo kiệt!" "Chindy"
Đọc bài của bạn "Chindy" mà được trận cười no bụng, anh số hai đọc xong mà thấy khiếp đảm, chi li từng vài đồng bạc một, nhưng mình thấy ông này keo kiệt như thế vẫn còn kém quá, ai lại keo kiệt lộ liễu thế cho mang tiếng ra, em mà là ông này là em uống sáu chai bia - nhưng vẫn tính tiền năm chai, ăn bốn, năm miếng đậu hũ - nhưng vẫn tính tiền 2 miếng; vừa lời được mười mấy nghìn đồng, vừa đỡ mang tiếng keo, vậy có phải hơn không.
Bạn "Vietmorning" chia sẻ chuyện anh chàng đẹp trai, thư sinh, là người yêu của ai thì nhận hàng nhé.
"Hồi trước ở công ty chị mình cũng có một anh hay lắm, trông thư sinh đẹp trai, con nhà khá giả, xe ga đồ hiệu như ai. Làm ở chỗ chị được một thời gian thấy chị mình về than trời, nghe mà buồn cười. Một hôm anh này đèo chị mình đi có việc, đến lúc chờ chị mình đi giải quyết việc thì anh này tranh thủ vào hàng quần áo cạnh đấy xem. Lúc sau chị mình xong việc, anh này rủ vào ngó hộ cái áo anh ta chọn có đẹp không, chị mình khen rồi bảo lấy đi. Anh này quay ngay ra bĩu môi, em chẳng bao giờ phải bỏ tiền túi ra mua quần áo cả, trước giờ quần áo em toàn mấy con người yêu mua cho đấy, để em về gạ con người yêu. Y rằng hai hôm sau thấy anh chàng mặc áo mới đi làm! (đây mới chỉ là khởi đầu của huyền thoại về anh này).
Một hôm anh này đi làm, thấy chị mình ngồi ăn bánh mỳ còn thừa nửa cái, thế là xông ra xin, kêu em chưa ăn gì. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu anh chàng không tiếp tục kiểu ăn xin đó mỗi sáng. Nhất quyết không ăn sáng, nhưng thấy ai ăn gì thừa là xông vào xin, tiếp diễn cho tới ngày thôi việc luôn. Rồi thì ngày nào cũng xin đồng nghiệp (không người này thì người khác) một nghìn đồng để mua thuốc lá hút. Đến một hôm ai cũng bảo hết tiền lẻ thì thấy anh này lén lút ra mở cốp xe lấy bao thuốc lá, lấy đúng một điếu xong cất bao vào cốp rồi ra đứng một góc hút trộm.
Lại còn thêm tội ở bẩn nữa cơ, đợt mùa đông năm ngoái, đang ngồi làm việc thì chị mình để ý, quay sang hỏi sao dạo này thấy em đen đen đi, mặt mũi đen sạm. Thế là anh này chột dạ đưa tay lên miết mặt mấy cái, thấy ra ghét đen thùi lùi, mấy người ngồi cùng sợ quá, bảo đi rửa mặt, lau cổ ngay, thì một lúc sau đi ra thấy mặt mày trắng bóc. Anh này cười bẽn lẽn bảo giời lạnh nên lâu lắm em cũng chẳng tắm rửa.
Thề với các bác là nếu mà chỉ đi ngoài đường nhìn thoáng qua thì không thể nghĩ một người đẹp trai, sành điệu mà lại có thể bẩn bựa đến như thế. Giờ anh này thôi việc chỗ chị mình rồi, nhưng hễ ai mà nhắc lại tên anh là cả công ty lắc đầu lè lưỡi." "Vietmorning"
Bạn "Coka" chia sẻ về một cô nàng vừa keo vừa vô duyên hết cỡ, làm cô bạn hết cả hồn.
"Cách đây mấy năm, mình có đi tour du lịch một mình qua Singapore. Đi cùng đoàn ai cũng có gia đình, bạn bè đầy đủ nên tất nhiên họ ở chung phòng với nhau. Còn mình ngủ cùng phòng với một chị cũng đi du lịch một mình. Lúc đầu thấy nói chuyện vui vẻ, hay thì nghĩ cũng được. Ai dè đi với nhau một tuần mà làm mình ấn tượng không bao giờ quên.
Đầu tiên nhận phòng, mình quanh đi quẩn lại chỉ năm phút thôi, rồi nhìn thấy tủ để cà phê, trà, đường miễn phí ý, trống trơn. Mình thấy lạ nên hỏi, thì bà ý quay ra bảo: "Em uống hả, để chị lấy, chị vừa cất hết vào vali rồi, tưởng em không dùng chị cất đi cho đỡ phí, mỗi ngày thảo nào chẳng phát cái mới".
Mình bảo: "Không e thấy lạ nên hỏi thôi, chị cứ giữ". Ở khách sạn mình tắm bao giờ cũng mang đồ của mình đi, chẳng nói chẳng rằng bà ý đi tắm ra xong bảo dầu gội với sữa tắm của em thơm thật đấy, mình lúc đầu cũng chẳng nghĩ gì, còn bảo chị cứ dùng của e. Mấy hôm sau tức quá vì đã ki còn vô duyên quá thể đáng, mình cất đi, chẳng hiểu bà ý tắm thế nào.
Đi ăn cùng cả đoàn thì rất khỏe, rất trâu, ăn buffet thì bảo giấu mấy cái bánh mỳ để mang về phòng ăn dành. Mình đi mua hai hộp mỳ ở siêu thị đêm, về để nếu đói thì ăn, cũng chẳng tiếc gì, nhưng không nói không rằng, bà ý bảo: chị e mình ăn mỳ đi, chị đói quá, thế là bóc ra rót nước sôi.
Qua đó sạc điện thoại phải chuyển ổ ba, mà ở khách sạn đó lại không có, mình vô siêu thị mua quy ra tiền việt khoảng mười hai nghìn, bảo bà ý là chị mua một cái mà dùng cho tiện. Bà ý nói luôn: mua làm gì, phí ra, chị dùng chung của e là được. Thế là mình cứ đang sạc điện thoại hay máy ảnh là bà ý rút ra sạc của mình, mình bảo để em sạc trước máy em hết sạch pin rồi. Bà ý bảo, máy chị cũng hết pin.
Mình mua sim điện thoại bên đó gọi về nhà, nhắc khéo bà ý là chị không mua à, chị không gọi về nhà à, thì bà ý bảo ôi dào gọi làm gì. Hôm sau thì bảo em cho chị gọi một cuộc về nhà cho bố chị đỡ sốt ruột, chị đi một mình bố chị lo, bà ý buôn cho mười lăm phút. Mình thì buôn cũng nhiều, nhưng bà ý nhờ gọi mấy lần, tổng cộng mình phải mua ba lần thẻ, mỗi thẻ hai trăm nghìn chứ ít đâu. Nghĩ lại thấy hồi đó mình ngu. Sau hành trình đó thì chưa gặp lại bà ý bao giờ, cũng tầm bốn năm rồi.
Lúc về lên máy bay, mình đã ngán đến tận cổ rồi mà vẫn ngồi cùng nhau, đến lúc ăn, bà ý quay ra hỏi em có dùng bơ, đường, muối không, cho chị nhé. Cất đi về nhà ăn cho đỡ phí. Thế mà lúc đầu mình tưởng thế nào, cũng quý, bà ý thấy mình có mấy cái thẻ giảm % ăn chay và mặn ở nhà, xin xỏ mình cho luôn. Lại còn có tật, cứ mỗi lần nói gì xong là ngửa mặt lên trời cười hô hô. Cả đoàn cứ phải gọi là giật mình. Bảo sao gần bốn mươi tuổi rồi chưa có chồng. Hài... từ đó mình không bao giờ đi du lịch một mình nữa, và rất ít đi Tour." "Coka"
Bạn "Me_be_bon" chia sẻ :
"Đọc topic cười muốn té ghế luôn. Em xin góp một câu chuyện nhỏ ạ. Bạn đại học của em có ông bố rất keo. Khi nào nhà hết ga thì chạy xe ra tận hàng ga để đổi bình chứ không gọi người ta mang ga đến vì như thế thì được bớt mười nghìn tiền ga. Chắc vì bố keo thế nên thằng bạn em quần áo rất bình thường, giản dị. Đến năm thứ ba thì nó được học bổng, dồn hết vào mua quần áo. Cứ hôm nào mặc đồ mới là nó xung phong phát biểu. Thế nên cả giảng đường cứ hôm nào thấy bạn H phát biểu là biết ngay hôm đó bạn ý có đồ mới." "Me_be_bon"
Chuyện ông bố phi xe đến tận nơi mua ga không thể đánh giá là keo được, ở quê 10 nghìn cũng rất đáng giá, kiếm tiền nuôi con ăn học thì càng quý hơn. Vậy nên các bạn trẻ đi học đại học thì cố gắng chi tiêu tiết kiệm nhé, vì ở nhà cha mẹ đang dè xẻn từng đồng để hàng tháng có tiền gửi cho con.
Bạn "Hanguyen509" chia sẻ cô bạn cùng phòng ki bo thời đại học:
"Hồi học Đại học, phòng kí túc xá mình và một phòng các bạn nam cùng lớp luôn ăn chung nhau, tức là đứa nào về nhà tha được gì lên (cá khô, lạc, ruốc, mắm...) là cả phòng ăn chung. Thương nhau lắm!
Năm sau có thêm một bạn quê miền Trung vào ở phòng mình. Nhà bạn rất giàu (hồi đó tụi mình còn mặc quần thủng đít bạn ấy đã váy hai dây tung tăng, có hàng chục đôi giày với hàng rổ mỹ phẩm xịn, có chị gái ở Hà Nội cũng rất giàu, toàn đi ô tô tới đón, anh người yêu cũng là công an, con quan chức ở tỉnh, suốt ngày lái ô tô ra thăm. Bạn làm sinh nhật hết cả 2 triệu.
Bạn ăn chung đồ của tụi mình rất hăng hái. Nhưng đồ ăn của bạn thì bạn cất vào cái hòm (rương) gỗ đồ cá nhân của bạn, và lúc nào cũng kêu không có đồ gì ăn.
Đợt hai phòng đi chùa Hương, rủ nhau dồn tiền mua ít mơ tươi, bạn bảo bạn không chung chạ, bạn mua riêng. Xong bạn mua riêng năm kilogam ngâm thành một lọ to, nhưng cất vào hòm gỗ khóa lại, rồi hàng ngày uống bình nước mơ của cả phòng. Bọn con trai tức quá, rình hôm bạn đi học vội quên không khóa hòm gỗ, lấy lọ nước mơ ra chắt hết nước, đổ vào toàn nước lã. Bạn phát hiện ra, chửi ầm ĩ lên, cũng bị các bạn nam nói thẳng về tính xấu.
Vậy mà vẫn không bỏ được tính ki bo. Sau bữa đó bạn vẫn ăn đồ ăn chung của các bạn hăng hái và giấu tiệt đồ của mình.
Một bữa, tụi nó phát hiện ra bạn có hai lọ thịt rim rất to cất trong hòm. Nhân lúc bạn đi vắng, tụi nó bê cái hòm lên lắc qua lắc lại cho nước thịt chảy hết ra quần áo. Bạn về, giật mình khi thấy mùi thịt rim, và bật khóc khi mở cái hòm ra thấy nước thịt đầy trong quần áo.
Bạn xin chuyển phòng, nhưng các phòng khác không nhận bạn. Vậy là bạn phải thuê nhà ở riêng.
Giờ lũ bạn cũ gặp lại, vẫn nhớ chuyện về cô nàng thịt rim, hjhj." "Hanguyen509"
Bạn "Apple79" chia sẻ anh chàng cùng cơ quan keo phát khiếp :
"Công ty mình có một cậu. Lúc mới tới bảnh bao lắm, ăn mặc đồ đẹp, nói toàn chuyện tiêu xài tốn kém chỗ này chỗ kia. Mới tới mà đi ăn trưa chung với công ty mỗi tuần mấy buổi không bao giờ share tiền, mặc kệ ai muốn trả thì trả, tới lúc thanh toán tiền lần nào cậu ấy cũng đứng im như phỗng. Mọi người biết, cũng cười cười rồi cho qua.
Sau đợt đó thì công ty gọi cơm hộp về ăn trưa, một người trả cả chục hộp, rồi sau đó mọi người nhận cơm trả tiền. Cậu này gần như trưa nào cũng ăn, nhưng không trả. Hơn hai tháng liền, cũng hết gần một triệu, cô bé kia nhắc, lần nào cậu ấy cũng nói từ từ, từ từ em trả. Rồi cậu ấy có ý tránh mặt, nhập hội ăn trưa với một nhóm khác. Nhóm này bao được mấy tuần thì biết, thế là cậu ấy cũng bị cắt đứt. Đại loại là đi ăn vòng quanh đơn vị với một số người khác nữa, cho đến khi không còn ai chi trả cho bữa trưa của cậu ấy, thì cậu ấy nhịn. Thế mới sợ.
Tất nhiên chẳng ai nhịn được suốt, tuần một, hai buổi nhịn thôi còn vẫn phải ăn, mà vì có cái tính keo đó nên bị dân tình soi, xem đợt này cậu ấy đi ăn với ai, nên người ta mới biết là cậu ấy hay nhịn. Bình thường ai mà để ý làm chi.
Tổng kết lại tới giờ nợ tiền cơm mấy người chưa chịu trả, toàn tiền năm bảy trăm một người, rồi thi thoảng lại vay dăm trăm một triệu của người này người kia, mà vay xong phải đòi vài lần mới trả chứ đợi tự giác thì coi như mất luôn.
Mà xuất thân gia đình giàu có nhé, vừa mới đi làm vài năm, bố mẹ vẫn bảo trợ hoàn toàn, đi làm xe đẹp, đi chơi có ô tô. Bố có công ty, cả nhà ở cái biệt thự lộng lẫy hơn ba trăm mét vuông, lại có hai căn hộ gần biệt thự của bố mẹ - là mua cho cậu này và đứa em để sau này cưới vợ ra ở, rồi đất đai, trang trại. Chắc cái tính trời sinh bắt cậu ấy phải sống khổ sở vậy." "Apple9"
Bạn "Gaikhotinh" chia sẻ anh hàng xóm khôn lỏi chỉ muốn ăn tiền người khác.
"Em cũng góp vui một câu chuyện có thật về anh hàng xóm cũ nhà em:
Hồi em còn là sinh viên du học, thuê nhà ở chung. Nhà có hai phòng, em và con bạn thân một phòng, ông kia một phòng nhưng dùng chung bếp và toilet. Đồ đạc trong nhà toàn bọn em mua thôi, từ nồi niêu xoong chảo, bát đũa, đến bột giặt, giấy vệ sinh, nước rửa chén, nước cọ toilet,... Em thì tính xuề xòa nên nghĩ là con trai họ lười không mua mấy đồ đấy nên ok không sao hết. Dùng sáu tháng trời bọn em mua hết lần nọ đến lần kia ông ấy cũng không có ý kiến gì. Nhưng một lần, em bận ôn thi không mua giấy toilet nên em dùng tạm giấy ăn trong nhà. Suốt một tuần không thấy ông ấy mua em thấy lạ quá. Hóa ra chàng cũng mua nhưng để trong phòng dùng riêng, mỗi lần đi thì mang theo, dùng xong thì đem cất vào phòng. Kiệt đến cuộn giấy vệ sinh kiệt đi thì đúng là bó tay. Trong khi đó sáu tháng trời mình mua từ A đến Z mà có kêu ca gì đâu.
Còn internet trong nhà nữa cơ. Ông ấy chỉ đóng một phần ba hàng tháng tiền net vì ông ấy một máy mà em và con bạn hai máy nên chia đều cho đầu người. Đến khi con bạn em chuyển nhà đi, ông ấy rước một em 9x về ở cùng thì đến tháng em đóng một phần ba, ông ấy và em kia hai phần ba (chia theo đầu máy mà), không chịu, kêu đắt, đòi chia đôi. Xong kêu không dùng chung mạng với em nữa, nhưng cuối cùng thì vẫn hack dùng trộm mà không trả xu nào. Em thì coi như bố thí." "Gaikhotinh"
Bạn "Snow_fox134" chia sẻ câu chuyện buồn về ông chồng chị họ keo kiệt:
"Hơ hơ, em cũng góp tí chuyện.
Chuyện thứ nhất: về chồng của chị họ em. Ông này quan to hẳn hoi nhé, nhà mặt tiền đàng hoàng, phía trước còn cho người ta thuê bán cà phê. Ông vừa keo kiệt, vừa gia trưởng, vừa vũ phu nữa. Mỗi ngày phát cho chị em 20 nghìn tiền tiêu vặt, còn đi chợ mua đồ ăn hay vật dụng gì trong nhà thì ông là người mua, nhất quyết không để chị em mua (vì sợ ăn chặn tiền). Anh em, bạn bè của vợ thì cấm tiệt không cho giao lưu (sợ bị hỏi mượn tiền). Lúc người ta mời hai vợ chồng đi du lịch Sapa, không dám mua cho chị em một cái khăn len để cho đỡ lạnh. Ông tài xế đi theo đoàn thấy tội chị em quá, rút 100 nghìn đưa cho chị bảo: "chị cầm lấy mua khăn len choàng cổ cho ấm". Ông làm quá chị em bị trầm cảm, đến nỗi phải tự tử. Ngày đem chị em đi an táng, ông đòi xây mộ của chị em cao hơn mộ của ông cố em, cả nhà em không chịu, ông vứt bỏ khăn tang, te te đi về....
Chuyện thứ hai: nhỏ bạn học Đại học của em. Lúc đầu nhìn vào người ta nghĩ bé này vô tư, rộng rãi lắm nhưng thiệt ra thì bản chất vô cùng keo kiệt. Em đó mở miệng ra là áo của ẻm mua toàn tiền trăm, tiền triệu, giày dép của ẻm cũng thế, nhà ẻm mà không là nhất thì đừng hòng nhà ai nhất. Bà con họ hàng của ẻm lúc nào cũng là người giàu có, tài giỏi. Ẻm có một cái tật, cứ than là mình không sử dụng mỹ phẩm được nên không có mua. Nhưng hễ bị khô môi hay khô da thì bắt đầu lân la hỏi mấy đứa con gái trong lớp là: "Dạo này môi L bị khô quá, không biết nên dùng loại gì giờ. Mà vì L ít dùng nên nhà bạn nào có dư son dưỡng môi cho L xin nha...". Toàn chuyên gia đi xin mỹ phẩm của con nhỏ bạn em nhưng đi ăn chẳng bao giờ trả tiền cho bạn em. Sinh nhật nó thì không đãi tụi em được chầu nước mà còn dặn dò tụi em phải mua quà: "Sắp đến sinh nhật L, L thích cái này, cái nọ, các bạn nhớ mua tặng L nha...dạo này L đang nghèo nên chắc không đãi gì đâu." Khi đi ăn chè thì lúc trả tiền thì cũng góp đấy nhưng khi ra trả tiền xe thì kêu "L hết tiền lẻ rồi, bạn nào còn 2 nghìn không cho L xin đi". Haizz, ai mà ăn được của ẻm 1đ nào mới sợ." "Snow_fox134"
Bạn "Flyingindance" chia sẻ chuyện người Việt keo kiệt bên trời tây:
"Cái mình sắp kể chắc không được liệt vào hàng keo kiệt mà phải tăng trình độ lên mức bần hạ tiện. Kể chuyện kinh điển thôi, vụn vặt cho qua.
Trường hợp 1: Dân đi học Tiến sĩ theo học bổng 322: Một nhóm mướn chung một căn hộ. Ông này đứng ra thu tiền mọi người, gồm tiền thuê nhà và nhu yếu phẩm (như giấy vệ sinh, nước rửa chén, túi đựng rác, bột giặt). Giấy vệ sinh thì ông cất hết trong phòng riêng, chỉ để đúng một cuộn trong toilet. Khi nào ông thấy sạch trơn, trơ cái lõi thì mới gắn cho một cuộn mới vào. Lỡ may lúc nào hết giấy mà ông không có ở nhà hoặc chưa phát hiện ra thì... tự tưởng tượng.
Trường hợp 2: Bà này giảng viên một trường Đại học nước ngoài, lương một năm 70,000USD. Đẻ con, không dám mua giấy lót cho con. Cứ cách ngày chồng chở vợ lên trường, vợ thụt giấy lau tay trong toilet trường. Mà thụt nghề lắm, cái hộp đựng giấy được khóa, mỗi lần rút giỏi lắm một, hai tờ. Bà chọt kiểu gì, rút hai lần là đi hết cả cây giấy.
Cũng bà này, suốt ngày lên trường đi xin ăn dạo. Bế con, hở ra gặp Việt Nam là: "Chị ơi, có gì cho em (cho con em) ăn không? Em đói quá!", dù siêu thị ngay dưới lầu.
Sang nhà người ta chơi, tha cả chồng theo. Mở tủ lạnh thấy nho, rú lên lùa chồng: "Anh anh, vào đây ăn nho nè. Mùa này nho mắc lắm". Khi về, xin gần sạch tủ lạnh nhà người ta.
Mà cũng của đáng tội. Nồi nào úp vung nấy. Lấy thằng chồng, vợ bầu bí, nó toàn mua cho xúc xích loại sale rẻ nhất siêu thị cho ăn. Vợ làm thì lắm tiền cũng kiết không dám chi tự mua lấy đồ ăn (Nhà này phân công, vợ trả tiền nhà, chồng trả tiền ăn). Kết quả: con suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ đến nay gần một tuổi.
Đẻ con, bạn bè mua quần áo cho đứa nhỏ. Bả đem lên mạng rao bán hết, rồi đi xin đồ em bé của người khác cho con mặc." "Flyingindance"
Bạn "Tihop" kể chuyện Việt kiều keo kiệt :
"Con bạn tớ, chồng Việt kiều, mà tiến sỹ, lương một năm cũng hơn 60.000 Euro, nhỏ bạn cũng theo chồng mấy năm, cũng thành Việt kiều luôn. Hai vợ chồng về nước, rủ bạn bè đi cà phê. Chỗ này kêu xong là trả tiền luôn, thế là hai anh chị thì thào, lôi thẻ tín dụng ra trả tiền, còn lũ bạn được mời thì mỗi đứa tự trả tiền của mình. Nói chung là cũng mắc cười nhưng thôi, biết tính bọn nó keo kiệt rồi. Nhưng tới lúc cô giáo cũ đến chơi cùng theo lời mời của hai anh chị, cũng lọ mọ tự trả tiền nước thì tớ đúng là bái phục level của 2 vợ chồng nhà này. Thật kinh khủng." "Tihop"
Bạn "Jennytran_hp" lần nữa lại chia sẻ cho mọi người một anh chàng keo bần cùng, nghe bạn ấy kể mà cười đau bụng quá.
"Chàng này chẳng phải yêu đương gì, anh em quen biết chơi với nhau thôi. Em sinh năm 91, ông này sinh năm 80, em thề em không bốc phét. Đời em chưa gặp một người đàn ông nào như thế này. Em nghiện ăn bò nướng, nghiện nặng luôn, một tuần thì ít nhất cũng một lần đi ăn. Em rủ bạn bè đi ăn nhiều quá nên chúng nó sợ, bảo đi ăn cái khác tao mời mày. Ăn bò nướng mày ăn một mình nhá. Cực chẳng đã em mời ông này đi, lần đầu tiên đi ăn. Ông ấy chê hết thứ này đến thứ kia.
"Thịt bò bọn này ăn lãi nhiều lắm một kilogam thịt (giá tiền), chúng nó làm cái đĩa này làm sao được một lạng mà tính mình từng này tiền, ăn lãi quá nhiều em nhỉ, lại còn toàn thịt thừa nữa chứ. Bọn này làm là lãi lắm đấy".
"Bẹ này toàn bẹ thiu thối thôi, (mồm nói nhưng tay vẫn gắp đều vào bát nhé) mà chúng nó tính đắt nhỉ. Ăn một đĩa này bằng hai bát bánh đa đấy." Ông ấy xin thêm hết thứ này đến thứ kia mà em phát ngại, lần đầu tiên em ăn món khoái khẩu mà thấy chẳng ngon tẹo nào.
"Cho anh miếng Pho-mát nào, cái này "free" nhé". Em chưa bao giờ được dơ như thế, ngồi vỉa hè mà ông ấy nổ nào là thằng sếp ngu đần ra sao, việc công ty một tay ông ấy gánh vác, không có ông ấy công ty cứ gọi là loạn hết cả lên. Đến lúc tính tiền thì giở ví ra trước mặt em xòe tiền ra nói một câu mà cả quán nghe thấy "nhìn này, nhiều tiền không?" Cứ quay quay cái ví trước mặt em rồi chẳng nói năng gì, em thì đã xác định rồi. Em đi ăn món em thích nên em sẽ trả tiền, mà em là người mời nên không bao giờ em để ai móc ví ra hết.
Lúc thấy em trả tiền xong mới bảo "mà thôi em trả tiền là đúng, em mời cơ mà" em chỉ bảo "Vâng, em mời anh mà".
Em thì đi đâu cũng tips nhân viên, dù là vỉa hè. Em để lại 15 nghìn tiền tips ông ấy hỏi em câu rõ to lúc đứng lên "cho 1-2 nghìn thôi chứ, nhiều thế này chúng nó lại hư ra". Em cắm đầu cắm cổ lấy xe ra về, đi được một đoạn về thì trời mưa, hai xe chạy song song nhau qua đường Lê Đại Hành, ai ở Hải Phòng thì biết đường này, toàn quán cà phê, mà buổi tối thì đông lắm, đường bé nên người đi đường nói chuyện gì thì hai bên nghe thấy hết.
"Ăn xong rồi ta uống nước cái nhỉ, mời anh cà phê nhé, anh vào đi đ... một cái, buồn quá." Ôi mẹ ơi, may là con đi đâu cũng có thói quen bịt khẩu trang, không chắc nước đấy người ta nhìn mặt em chắc em bỏ xứ mà đi quá.
Vẫn chưa hết kinh dị đâu các chị ạ, đợt ra Tết vừa rồi thì có rủ em đi Lạng Sơn, em cứ nấn ná không muốn đi nhưng anh xã động viên là thôi đi đi cho biết đây biết đó. Em tìm hiểu thì đi hai ngày một đêm, đoàn năm nam năm nữ nên sẽ ngủ chia ra nam với nam, nữ với nữ nên em mới đi. Vào cửa khẩu tham quan mua đồ, ông ấy cứ dính lấy em, em đi đâu đi theo đó. Em hỏi mua cái gì thì bài xích "đểu lắm, không dùng được đâu, toàn hàng Trung Quốc, bọn này gian lắm", đỉnh điểm là lúc em mua cái nhẫn phụ kiện mấy em Trung Quốc bán hàng bảo đúng giá tám mươi nghìn. Em đang móc ví ra rồi thì chàng chen lên mặc cả. Em thề lúc đấy em nghĩ trong đầu "Có biến rồi". Cửa khẩu thì mọi người biết, nói thách rất nhiều. Nhưng các mẹ có đoán được anh ấy trả bao nhiêu không? năm nghìn nhé, lên dần lên dần đến 10 nghìn thì lúc đấy em nản quá, chẳng buồn mua nữa, lừa lừa lúc ông ấy đang trả giá em chạy thẳng về khách sạn đóng cửa phòng đi ngủ cho đến lúc mọi người đi mua đồ về. Phát sợ luôn, em cũng không biết trả đến giá nào là cao nhất nhưng may quá là không mua cho em cái nhẫn đấy. Không đến lúc lại tưởng mình có ý đồ gì thì rách việc với chàng lắm.
Về đến Hải Phòng thì em có hỏi chị phụ trách chi tiêu hôm đó là tổng kết hết bao nhiêu một người thì nàng bảo cái đó anh T đưa tiền rồi. Em hỏi bao nhiêu thì nói hết có hơn 800 nghìn/ người tất tần tật, em tính là sẽ trả lại sau vì hôm đó em cũng mệt nên về luôn. Hôm sau em có hẹn ra trả tiền thì hẹn em uống cà phê, ra đến đấy em đưa 1 triệu bảo em gửi lại anh tiền. Thì buông một câu "anh cầm luôn nhá". Em cũng đồng ý luôn, mặc dù đang shock. Nhưng đứa em em nó đi cùng quay ra nói "Ơ, chị phải lấy tiền thừa chứ!" Lúc đấy mới lòi ra các chị ạ.
Có một lần không hiểu sao em ngu dại tiện đường mà lại uống cà phê với nó, vào quán nó chê hết cái này đến cái kia, phục vụ kém, nhân viên xấu, quán xấu. Bạn nào hay đi uống trà Bát Bảo thì biết quán trong Nhà Khách Bến Bính có đến nỗi nào mà nó chê không bằng vệ sinh nhà nó. Đến lúc em uống chưa được một tuần trà đã phải ra về, vì ức chế cộng thêm thấy mình ngu không thể tả. Đến lúc tính tiền em trả, nó còn kịp gọi thêm bao thuốc lá 555 và ko quên ca điệp khúc không phải Tips nhân viên.
Mấy ngày sau gọi điện hỏi vay em một triệu nhé, bảo đi ăn cưới mà đang kẹt tiền, hứa một tuần sau trả. Em cũng cho vay luôn. Lúc đó là tháng hai tháng ba gì đó nhé. Đến giờ này em không gọi cũng không bao giờ đả động gì đến tiền, vừa đợt tháng 7 em gái em thi Đại học, đỗ rồi. Em muốn cho nó ít tiền để đi ăn mừng em đòi lại thì ôi các chị ơi:
"Anh hết tiền rồi, em có không cho anh vay thêm anh trả một thể?, mà mời anh cà phê đi lâu lắm rồi không gặp". Lúc đó em bận không ở Hải Phòng nên hẹn một tuần sau sẽ lấy.
10 ngày sau gọi lại.
"Sao không gọi anh vào hôm qua, vừa cầm một cục xong đi lo việc hết rồi, giờ chẳng còn đồng nào"
"Thế bây giờ anh hẹn chuẩn một ngày đi, em đến lấy, mà không đến được em sẽ nhờ người. Hoặc anh chuyển khoản cho em thì càng tốt".
"Cái đó thì anh không chắc, (giọng rất chi là bực mình, kiểu như mình làm mất lòng nó ấy), thôi khi nào anh có anh gọi".
Đến đây thì em chỉ bảo thôi thế tùy anh.
Em thì em chẳng tiếc gì một triệu, cho luôn cũng được, mà đến giờ em cũng xác định là cho rồi các chị ạ, nhưng lúc trước thì nghĩ rất ghét đàn ông mà tủn mủn, vay không muốn trả nên em ghét em đòi. Giờ thì có đòi chắc cũng hết hơi với bố, em lượn cho lành.
Em cũng chưa biết nên xếp nhân vật này vào thể loại nào các chị ạ. Mà có phải là hạng vô công rồi nghề gì cho cam, làm ở cảng hẳn hoi lương tháng cũng 5-8 triệu gì đấy.
Bạn "Jennytran_hp" kể tiếp chuyện nữa:
Mình còn từng gặp "cặp đôi hoàn hảo" thế này nữa cơ, nói ra sợ mọi người không tin. Ở hồ Đào (Hải Phòng) hay có các đôi đến ngồi tâm sự, cách đây bốn năm thì hay xảy ra cướp, xin đểu nên người ta cũng hạn chế đến nhiều. Mình quen một anh bạn nhà ở Cát Bi có cô bạn gái rất hay rủ nhau ra đó tâm sự. Hai người này thì chơi chung đã nổi tiếng là keo nên ai cũng biết, đi chơi với nhau cũng rất tiết kiệm. Ai ngờ có một lần ngồi hồ Đào tâm sự như mọi lần thì bị cướp, bọn cướp có hai thằng chắc cũng trẻ thôi. Lục túi trên túi dưới hai anh chị được đúng 20 nghìn, còn cái xe máy thì anh bạn em lạy chúng nó như tế sao mà rằng "các anh tha cho bọn em, bao nhiêu tiền các anh cứ cầm hết đừng lấy xe của em". Thế là cuối cùng chúng nó chẳng thèm lấy cái gì cả, kể cả 20 nghìn. Ra đến ngoài đường hai anh chị hú hồn vì vẫn còn xe và tiền uống nước mía bốn nghìn/cốc.
Sau này nghe hai anh chị đó kể lại vụ đó mà cả lũ bạn lăn ra cười bò, em nghĩ bọn kia chỉ định xin đểu ít tiền hút hít, lục túi anh chị được mấy đồng lên chả nỡ lấy." "Jennytran_hp"
Bạn "Boconganh09" kể chuyện chị dâu đầy hài hước:
"Đây, chuyện thật của mình đây.
Bà chị dâu tương lai, hồi đấy còn đang yêu anh mình, rủ mình và anh đi Tràng Tiền Plaza chơi, hôm đấy hai anh em thế nào hết sạch tiền, nhưng nghĩ chỉ chốc lát rồi về chứ chẳng mua sắm ăn uống gì, ông anh và bà này sắp cưới nên chẳng có tiền vẫn đi chơi không ngại. Mình vừa đến tầng ba bị đứt đôi dép tông Lào, cũng ngại lắm nhưng vẫn mở lời nói: "chị cho em vay 15 nghìn, em thấy ở siêu thị nó bán cái dép đi trong nhà, em mua tạm em đi (cách đây lâu rồi, giá cả chưa leo thang). Mình trong đầu nghĩ là vay thật rồi về trả chứ không nghĩ là xin xỏ tiền gì bà ý, ai ngờ bà ý làm câu: "thôi, dép gì mà đắt, đi tạm chân đất tẹo là về luôn rồi", mình hồi đấy còn là sinh viên năm đầu chưa ghê gớm gì (phải bây giờ nói thế chết với mình), nhưng vẫn ấm ức, mình bảo anh mình: "không cho em vay tiền thì anh đi chân đất đi cho em đi dép của anh, trông đi chân đất ở chỗ này có giống con điên không?"
Anh cũng hồn nhiên đưa dép cho mình đi, mà khổ nỗi chân ông ý size 43, mình đi vào thừa cứ như bơi trong dép, mình ấm ức lắm, anh thì vô tư không thấy nói người yêu, đã thế ông ý đi chân đất mà bà ý kéo lê xem mấy gian hàng nhẫn kim cương ở tầng một, đến là xấu hổ, ôi, chỉ muốn độn thổ. Lúc đấy mình nghĩ chị này vô duyên đến thế là cùng, mấy đứa bán hàng mắt tròn mắt dẹt nhìn ông anh trai mình như cái thằng dở người ở đâu đến.
Hồi đầu mới yêu nhau, mình nhìn răng quặp của bà ý mình đã bảo anh là dạng người này kẹt lắm đấy, ông ý vẫn cứ bênh, về sống với nhau đúng là chẳng ở được, giờ "say goodbye" rồi, bố mẹ mình dễ tính nhưng cũng choáng mấy lần với nàng dâu." "Boconganh09"
Bạn "Bellivan" thì đang ấm ức vì chị ruột sao mà lại keo kiệt, chi li, tính toán từng đồng, khiến tình cảm chị em sứt mẻ.
"Mình có một người chị ruột, năm nay ba mươi tuổi. Hiện chị đã lập gia đình, việc làm ổn định. Chồng chị là kỹ sư xây dựng. Nhà chồng chị rất giàu, và bố mẹ chồng đã cho gia đình chị tiền mua đất và tiền gần hai tỷ để xây nhà bên quận 7. Với cuộc sống khá giả vậy mà không hiểu sao bà chị mình luôn tính toán từng đồng với mình. Hôm 2/9 mình với chị ruột rủ nhau mua lẩu nấm về nhà mẹ ăn, mỗi người đóng 100 nghìn. Thế mà lúc đi chị ấy còn đòi mình tiền xăng để đi chợ vì dùng xe chị ấy. Vì 10 nghìn đồng tiền xăng mà hai chị em mình giận nhau. 10 nghìn mình không tiếc, mình chỉ thấy buồn vì cách chị ấy tính toán với mình, mua kẹp cho mình mất 15 nghìn cũng đòi. Mình thiếu chị ấy 100 nghìn, sáng hôm sau gọi điện đòi liền. Chị em cũng thân nhau, nhưng không hiểu sao chị ấy lại keo kiệt, tính toán từng đồng với mình như vậy. Nhiều khi có việc cần tiền, mình cũng không nghĩ là sẽ mượn chị.
Mình đang giận chị lắm, thấy ghét dễ sợ, chị em nào mà lại như vậy không, còn hơn người ngoài.
Nhà chỉ có hai chị em, mình cũng đã lập gia đình. Tuy không nhiều tiền như chị ấy nhưng mình cũng không sống keo kiệt như chị. Mẹ mình cũng công nhận là chị tính toán với mình mà. Lương của mình thì cao hơn của chị, nhưng cuộc sống thì không bằng vì chị ấy được nhà chồng giúp đỡ, nhiều khi bố chồng vào công tác cho cháu nội mấy chục triệu và quà cáp.
Hồi chị lập gia đình thì mình còn là sinh viên đại học. Chị lúc đó đã đi làm nhưng không bao giờ cho em gái tiền.
Mình cũng mừng cho chị ấy lấy được chồng giàu, thỉnh thoảng ông bà nội cho nhà chị quà bánh, thì chị cũng cho con mình.
Mẹ mình nói tính chị ấy sòng phẳng, tính nó như thế, cái nào ra cái đó.
Nhưng mình lại nghĩ khác, chị em đã không ai nhờ vả ai, vì mình biết tính bả như vậy, nhưng tính toán từng đồng như vậy mình thấy rất buồn, vì sao cũng là chị em ruột.
Chị không hề gặp khó khăn gì, vì chồng rất dễ tính, muốn làm gì thì làm, muốn mua gì thì mua, còn mở tài khoản riêng cho chị. Ông bà nội mà cho cháu nội tiền, chị ấy cũng tự quyết định luôn.
Mấy lần trước đi chợ mua quần áo đi xe chị ấy mình đều phải trả 10 nghìn tiền xăng, gửi xe 3.000 đồng mình cũng phải trả một nửa. Nói chung cái gì cũng sòng phẳng.
Nhưng hôm qua mình ghét quá mình phản ứng lại, có 10 nghìn đồng tiền xăng cũng tính toán với em, giàu để mà làm gì?
Thế là hai chị em giận nhau không ai nói chuyện với ai. Nhưng chị em mà, biết không giận nhau lâu được đâu. Buồn quá." "Bellivan"
Bạn "Swan" chia sẻ đôi chút về chị gái cũng có hoàn cảnh giống hệt bạn "Bellivan", và rồi sau biến cố, chị em lại tình cảm với nhau hơn, như chưa hề có cuộc chia li.
"Hihi, đó là do quan niệm của từng người thôi, mình có bà chị gái lớn nhất, giàu kinh khủng nhưng không bao giờ cho hai em đồng nào, các cháu cũng vậy, không đứa nào được cái kẹo bao giờ, mặc dù nhà bác được cho rất nhiều của ngon vật lạ, không ăn hết để mốc vứt đi. Đi chơi với các em thì tính từng đồng, và toàn tính lợi về mình. Mình và chị thứ hai đều biết vậy nhưng cũng chỉ cười xòa thôi, vì tính tình như thế, đến bản thân chị ấy còn không dám chi tiêu gì, ăn mặc cũng tiết kiệm. Hè năm nào mình cũng tổ chức tổng kết hè cho các cháu trong gia đình, học giỏi thì có phần thưởng, và chỉ có mình và chị thứ hai là đóng góp để mua phần thưởng thôi, còn chị cả coi như không biết.
Nhưng sau khi chị cả bị ốm một trận nằm liệt giường, (cũng chỉ vì tiết kiệm, không chịu đi viện ngay, mà bệnh nặng thêm) mình và chị thứ hai chạy đôn đáo tìm bác sĩ quen trong bạn bè, chỉ có hai em lo cho thôi, vì chồng chị ấy là VIP quá bận rộn, không đưa vợ đi viện được. Sau vụ ốm ấy khỏi, chị cả thay đổi hẳn cách sống nhé, không keo kiệt như trước nữa, thoáng hơn hẳn, ăn diện quần áo, cho các cháu quà, biếu bố mẹ tiền để đi chơi. Thật sự rất ngạc nhiên, hóa ra chị ấy tâm sự rằng, khi ốm, nằm một chỗ, đến nhu cầu tối thiểu của cá nhân cũng không làm nổi, mới thấy tình cảm là quan trọng, tiền chẳng để làm gì. Có thật nhiều tiền lúc ấy, cũng chỉ vô nghĩa.
Hy vọng chị của bạn cũng nhận ra được điều đó như chị cả của mình." "Swan"
Bạn "Cogiaminh" chia sẻ bà cô giàu mà keo kiệt đến khó tin, đúng là càng giàu thì càng keo.
"Lúc còn đi học em có ở nhờ nhà ông người bà con ở thành phố Hồ Chí Minh, (không tiện nói chi tiết, nhưng đại khái ruột thịt rất gần) nhà bốn tầng nguy nga, đổi xe hơi như thay áo. Ông chồng thì là người chi tiêu đúng mực, đâu đó đàng hoàng có lúc rất thoáng, hăng say làm từ thiện. Chỉ là bà vợ keo quá xá thể, trong cuộc đời em chưa thấy ai bủn xỉn như vậy. Em kể sơ sơ: đi đám giỗ xa gần cả trăm cây thì lấy xe máy đi, được người ta cho một miếng giò thủ bé bằng nửa bàn tay đem về, khen lấy khen để, tới bữa cắt ra thành mấy lát mỏng dính chia đều cho mỗi người, sau đó lại cất vào tủ lạnh không dám ăn, để đến chảy nước ra.
Em không dám ăn một miếng nào trong tủ đầy bánh, bởi vì thấy bà ta mang từng viên kẹo ra đếm rồi gói lại. Đồ ăn trong tủ lạnh lúc nào cũng thấy mấy thứ đã thiu, hành héo rau thúi để dồn lại, bởi vì không dám ăn, mỗi lần cắt ra ít ít thôi, còn có mấy lá ngò với mấy hạt me, vài cọng lá dứa cũng gói lại trong tủ lạnh, để quên trong ấy thúi hoắc.
Luộc tôm lên bóc vỏ ra ăn, lại lấy cái phần vỏ ấy để vào tủ lạnh, khi nào cần thì lại cho vào nồi nấu chà bá ra để "lấy nước ngọt", bất cứ món ăn gì cũng đếm đếm, tính tính, ví dụ như mỗi người bao nhiều miếng thịt, bao nhiêu muỗng canh, bao nhiêu con tôm, nước mắm ăn thừa còn mấy giọt vẫn để vào chạn, đến khi cả bốn năm chén nước mắm thừa như thế thì đổ chung lại rồi ăn tiếp. Có hôm chồng vắng, làm mì xào hải sản cho cả nhà ăn, năm người nấu hai gói mì tôm loại rẻ tiền, ít rau với vài lát mực, em ăn đói quá, tối phải viện cớ đi chơi để đi ăn đêm. Mỗi lần ông chồng rảnh là kêu em hay bà cô em lau dọn tủ lạnh, toàn những thứ đáng ra nên vứt từ lâu rồi.
Tất cả tiền ăn và tiền học chi phí trong nhà ông chồng lo hết, bả không bỏ ra đồng nào, trong khi lương rất cao, có lúc bả than với mẹ em: "ông mà đưa tiền trễ, thậm chí em phải bỏ tiền túi ra đi chợ", ghê chưa? con mình nuôi mà mình tiếc từng đồng đi chợ. Một người bà con gửi tiền lên cho chị em em đi mua đồ đám cưới. Em hiểu nhầm là cho em với con em họ của em (là con gái bà í). Bả hí hửng dẫn tụi em đi mua, một nửa tiền cho con bả, một nửa tiền cho em. Mua xong lỗ 25 nghìn, bả nói với em là: mợ bù thêm cho 25 nghìn nữa đấy nhé. Đến khi đi ăn đám, biết người bà con cho tiền hai chị em em mua chứ không phải cho con bả, (bả giàu sụ đế, có thiếu đâu mà cho) thế là bả lặng thinh chẳng nói gì.
Có bạn tới có công chuyện đúng lúc giờ ăn thì mang ghế ra cho bạn ngồi tạm ngoài hiên rồi nói: đợi tớ ăn cơm xong đã. Một câu mời cơm hay trái cây cho có lệ cũng không có.
Đi vào khách sạn ở xong gom hết kem đánh răng với bàn chải về nhà để dành dùng cho khách, khách xài xong thì lại lấy kem đánh răng với bàn chải còn dư đó để chà toilet. Ông chồng lâu lâu kéo em ra một góc cho em vài trăm xong bảo đừng nói gì với mợ mày. Tội nghiệp.
Ông chồng mới đầu cũng cho tiền vợ xài dữ lắm, tình cờ biết bả chẳng xài gì lấy tiền đi mua vàng giấu riêng, ông tức quá lâu lâu mới cho. Tại lương bả cao ngút chỉ ấy, chứ không phải nghèo đâu. Nuôi người giúp việc thì vài bữa người ta lại chạy mất dép vì keo quá.
Còn hàng tỉ mẩu chuyện vặt về tính bủn xỉn của bà chủ mà chưa kể hết ra đây, một giọt nước tràn ly làm giờ đây hạnh phúc người ta không còn...." "Cogiaminh"
Bạn "Getsmart" chia sẻ những câu chuyện quanh mình, chuyện nhà, chuyện hàng xóm, cơ quan:
"Hồi còn bé, mình trong khu tập thể nhà cấp bốn nên bếp thường nằm riêng biệt với nhà ở nên các nhà đều biết nhà hàng xóm ăn món gì. Cạnh nhà mình ở có một chú sống độc thân, mỗi khi mua thịt về thì bao giờ cũng mua thịt có nhiều mỡ để dùng chỗ mỡ đó rán lên. Sau đó chú ấy đổ vào một cái chai cổ rất nhỏ, mỗi lần xào rau thì lấy đũa nhúng nhúng vào chai sau đó chấm chấm vào cái chảo. Mỗi khi chú nấu cơm là cả dãy nhà đều biết vì cái tiếng đũa chấm cành cạch vào chảo vang dội ầm ĩ. Mùa đông đến, chai mỡ còn một ít nhưng bị đông lại nên chú không thò đũa vào được, thế là chú cho chai mỡ vào trong áo, trùm chăn một lúc cho nó chảy ra.
Lớn lên đi làm lại gặp một chị đồng nghiệp cũng căn cơ không kém. Có một hôm chị ấy đến cơ quan kể chuyện ngày hôm qua chị mua ba lạng giá cùng một bộ lòng mề gà về xào ngon ơi là ngon, câu chuyện này được chị kể đi kể lại hàng ngày và kéo dài cả tháng. Mùa vịt đến, chị bảo thèm ăn bún vịt nấu măng quá, mọi người giục mua đi cho chồng con thưởng thức. Mấy ngày sau hỏi chị đã đãi chồng món bún vịt chưa thì chị bảo là chưa mua được vì không ai chịu bán một phần tư con vịt cho chị.
Ngày 1/6 cơ quan cho các cháu 200 nghìn, chị ấy đưa con gái ra cửa hàng Đức Hạnh ở Hàng Trống mua váy. Sau mấy tiếng đồng hồ nghỉ trưa 2 mẹ con quay về mồ hôi nhễ nhại và bảo không mua được vì váy đắt quá, tận 60 nghìn/cái. Phòng mình được 180 nghìn tiền chè uống hàng tháng cho 27 người, chị bảo chị ko uống chè nên phải chia tiền đó cho chị. Nhà chị không hề nghèo chút nào, vào năm 2004 chị đã có vài cái biệt thự ở Hồ Tây cho người nước ngoài thuê rồi, đất đai thì nhiều vô số.
Mẹ chồng và mẹ đẻ mình thì tiết kiệm vô cùng. Mẹ chồng mình nấu canh thì bà chỉ cho nước bằng đúng một bát canh, khi nấu bao giờ cũng cạn đi một chút nên cuối cùng mọi người chỉ có thể rưới canh mà thôi. Nhà có máy giặt nhưng bà lấy tấm nilon đậy lại và giặt bằng tay để cho đỡ tốn điện nước và xà phòng. Mùa đông, bà đun đúng một phích nước (phích Rạng Đông) để tắm, kết quả là bà bị viêm phế quản liên tục và phải đi viện. Khi thấy tiền viện phí thuốc thang cho bà còn nhiều hơn tiền điện của bình nước nóng thì bà bảo sợ rồi, nhưng đến khi khỏe lại thì vẫn như cũ. Còn mẹ đẻ mình thì ngày nào cũng ngồi canh máy giặt để lấy hai lần nước cuối để dội nhà vệ sinh và lau nhà. Ai đi vào nhà vệ sinh cũng hỏi đi nặng hay nhẹ và nhắc ngay giật nước nhẹ nhẹ thôi nhé." "Getsmart"
Bạn "Babycorn_81" chia sẻ về thánh kẹt Mr. Sleep chuyên ngủ gật mà không nhịn được cười.
Cho em góp vui một chuyện từ con bạn em với. Chồng nó có một anh bạn rất quái, đang độc thân và kiếm tiền cực giỏi, em khẳng định là ông này kiếm tiền hàng năm lên hàng mười con số luôn, đi chơi với bạn gái không biết có ga lăng không nhưng đi nhậu với đám bạn trai thì chuyên gia ngủ gục lúc tàn cuộc vui. Đỉnh điểm có lần cả đám (có cả hai vợ chồng nó và Mr. Sleep kia) đi đám cưới một người bạn xong thì Mr. Sleep rủ cả bọn vào đi bar chơi tiếp. Lúc mọi người đòi về thì Mr. Sleep gục xuống ngủ, chẳng hiểu thế nào chồng nó rút tiền thanh toán xong thì Mr tỉnh lại, xin lỗi vì xỉn quá, rủ tiếp chầu đi ăn ốc khuya, ăn xong lại lờ lớ lơ cho chồng nó trả tiếp, sau đó lại rủ đi một chầu gì nữa, xin lỗi rối rít, hứa "lần này mình bao, mình bao". Vậy mà đêm đó chồng con bạn em trả ba chầu liên tiếp.
Một chiều nọ, nó đang hì hục nấu cơm thì chồng gọi về: anh đi uống vài chai với bạn nhá, thằng V (là Mr. Sleep) nó rủ, khao lên chức. Con bạn em hỏi ngay đang ngồi quán nào, tức tốc bỏ cơm nước phóng thẳng tới đó để "chung vui". Y như rằng cuối buổi nhậu thì chủ tiệc gục xuống ngủ. Hai vợ chồng nó cùng hai thằng cha nữa cứ ngồi trơ ra thì ngại quá nên đành kêu thanh toán. Con bé phục vụ đem hóa đơn một triệu rưỡi ra, cả đám cứ ngồi ỳ ra, chẳng ai chịu trả, chủ tiệc vẫn ngủ say sưa, hai thằng bạn lại lè nhè gài chồng nó trả tiếp chầu này. Nó cương quyết không chịu vì Mr. Sleep là người chủ động mời, khao lên chức. Nó nói cùng lắm thì chia mỗi người ba trăm nghìn, chứ không chịu trả hết và nó nói nó sẽ lục bóp của Mr. Sleep để lấy phần của ông luôn. Nó lục khắp túi áo túi quần của ông mà không thấy cái ví tiền đâu hết, hai thằng cha kia sầm mặt xuống, rút ví lấy ba trăm nghìn quăng xuống bàn, to tiếng: "lần sau dẹp luôn, đừng hòng rủ tao đi nhậu nữa". Con bạn em nó thề là nó thấy ví thằng cha nào cũng căng đầy những tờ năm trăm nghìn. Thấy con bé phục vụ cứ đứng chờ hoài, vợ chồng nó đành trả nốt phần còn lại cho xong chứ không thì quê mặt (chủ tiệc vẫn ngủ say sưa). Qua chuyện này, nó cấm tiệt không cho chồng nó đi nhậu với Mr. Sleep này nữa. Nghe nó kể mà mình cứ ngỡ chuyện đùa." "Babycorn_81"
Bạn "Dnqc92" chia sẻ bạn cùng phòng ăn ở thế nào mà chuột nó cũng ghét:
"Mình có thằng bạn cùng phòng, cũng do duyên số thôi, và cái duyên đó lại xuất phát từ cái tính ki bo của nó...
Chẳng là ban đầu vào chia phòng ra để ở thì nó ở trên lầu, cùng với mấy đứa ở tỉnh, mới vào phòng thì dĩ nhiên lôi hết đặc sản vùng miền ra mà ăn uống cho thỏa thích rồi kết giao với nhau. Ăn uống no say rồi một thằng phát hiện thằng này giấu vài hộp Custas ở trong rương nên hỏi "Sao mày không lấy ra cho anh em ăn" thì nhận được câu trả lời "Tao thích ăn một mình" thế là a lê hấp cho thằng này một trận, đêm đấy nghe đâu khóc thút thít cả đêm.
Sáng hôm sau thì dọn ba lô kiếm phòng khác để ở, thế quái nào mà phòng mình lại còn trống một chỗ thế là nó vào, và quà ra mắt dĩ nhiên là cái đống Custas trời đánh.
Mà thằng này ăn ở sao đến chuột nó cũng ghét, ai trong phòng cũng mua sữa hộp hoặc bịch để vào rương, mấy con chuột cứ nhè cái rương của nó mà chui vào cắn nát mấy bịch sữa còn mấy đứa còn lại trong phòng thì không bị gì cả.
Mà mình thấy đa số mấy thằng ki bo với anh em thì thường lại rất bạo chi mấy khoản gái gú (ngu là chính), đi bia ôm bọn bóp hùng hục thì bo một trăm nghìn còn mấy thằng này chỉ ôm eo chứ éo dám bóp mà bo tận hai trăm nghìn, thậm chí có khi năm trăm nghìn, ngu không tả được." "Dnqc92"
Bạn "ChipIn" chia sẻ ông hàng xóm giàu mà keo kiệt, ham ăn:
"Em xin kể chuyện bác giai hàng xóm nhà em. Bác ý khá giả, nhà có cửa hàng vật liệu xây dựng, mấy mảnh đất và nhà cho thuê nhưng mà sống kham khổ, nhịn ăn nhịn tiêu. Toàn mặc quần áo bẩn thỉu, rách rưới, đi đâu cũng đi cái xe đạp cũ bẩn. Không biết uống rượu bia nhưng hay sang quán nước vỉa hè gần nhà để uống trà tàu. Bên đó có mấy ông đạp xích lô thỉnh thoảng lại tụ tập uống bia mực, rượu mực nướng. Ông bác này toàn sang xin ăn mực ké. Mấy ông xích lô nhiều lần thấy thế bảo: ông giàu thế bỏ ra mấy đồng mua để anh em cùng ăn thì ông này nhất định không chi tiền. Đến lần nữa có mùi mực nướng ông bác lại chạy sang, cánh xích lô tức mình bảo: Ông H. muốn ăn mực thì phải uống bia, cứ uống hết một cốc thì được ăn một miếng. Ông H. bấm bụng uống bia để được ăn mực free, thế là...một tuần nằm trên giường vì vụ bia mực đó." "ChipIn"
Bạn "Luckycloud" chia sẻ một anh chàng cùng cơ quan tuy keo nhưng lại tốt bụng, thật thà. Đây cũng là nhân vật keo duy nhất được các chị em trên diễn đàn hâm mộ và muốn được xem mặt chàng, được mọi người tôn vinh là "Thánh keo" của diễn đàn WTT.
"Cậu làm chung công ty mình. Ba mẹ anh chị em ở nước ngoài. Một mình cậu còn ở Việt Nam ở một cái nhà to vật vã. Chàng 33 tuổi, đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi viết chữ đẹp mà vẫn chưa có một mối tình vắt vai. Tự đi chợ nấu ăn, năm trăm đồng uống trà đá cũng ghi sổ cẩn thận. Ấn tượng nhất phải nói là cái màn hành lá mua mỗi lần cả kí lô. Mua về lột vỏ rửa sạch thái nhỏ bỏ bịch để ngăn đá. Mỗi lần nấu canh ngắt một cục hành đông đá bỏ vô nồi canh. Hỏi rằng hành lá rẻ rề mỗi lần mua rau xin vài ba cọng người ta còn cho. Hành lá mà rửa bỏ ngăn đá nó úng nước, cả ký hành lá ăn một mình cả tháng trời chưa hết còn gì mùi vị. Cậu bảo mua hành lá cả ký như vậy lợi hơn. Không biết hành lá mấy chục nghìn một ký. Mỗi tháng cậu tiết kiệm được bao nhiêu trong cái mấy chục nghìn đó. Chắc là chịu khó tích tiểu thành đại như thế mới giàu.
Một bạn nhận xét: "Hành lá mà đông đá thì còn gì là hành, chắc bỏ vào nồi canh, cá có màu xanh xanh cho vui mắt, vậy thôi khỏi ăn hành luôn để tiết kiệm. Anh chàng này ở tới 103 tuổi cũng chưa lấy được vợ, mà có lấy cũng không ai chịu nổi, ông chồng thế này vợ con sống sao được."
Khó tin phải không. Để mình kể tiếp nhiều chuyện hay hơn nhiều.
Đúng là lần đầu tiên trong cuộc đời thấy kiểu tiết kiệm như vậy. Mình cũng đã khuyên bảo mà cậu ấy có chịu nghe đâu. Khuyên từ cái hồi trà đá còn giá năm trăm đồng/ly tới giờ thì cũng đành bó tay thôi. Nói về cậu này thì phải nói là cả một giai thoại. Mỗi lần chê cậu keo thì cậu xổ luôn cho một tràng "thời buổi này cái gì cũng tiền tiền tiền, hổng có tiền là hổng nói chuyện". Mà cậu đã tuyên bố rồi, mai mốt lấy vợ chỉ đưa vợ một khoản chi phí sinh hoạt điện nước các thứ vừa đủ để xài còn bao nhiêu là đưa cho mẹ giữ. Mọi người trong công ty chọc "chắc mỗi ngày phát cho vợ 2.500đ đủ tiền mua gói xôi với một ly trà đá", cậu cũng ừ luôn.
Hỏi sao cậu không có người yêu. Cậu tỉnh bơ, em mà có bạn gái, đi uống nước lựa mấy chỗ vỉa hè thôi, vào mấy chỗ sang chi cho nó chặt chém. Tết vừa rồi ba mẹ cậu từ Mỹ về. Cả nhà đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ. Bắt xe buýt từ góc Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám ra Sài gòn tốn hết mười tám nghìn cả đi lẫn về. Về than xui quá má em bước xuống xe buýt không quen bị té bong gân. Mà Tết họ bán đồ chặt chém ghê, một ly đá chanh chém tới 49.000đ. Ngạc nhiên quá, mình hỏi "chà... hôm nay xài sang ta, uống ly chà tranh 49 nghìn lận", thì mới ngã ngửa ra là: "không, em nhìn bảng giá thôi, cả nhà mang theo mấy chai nước theo uống cho đỡ tốn". Nghe xong em suýt ngất...
Dạo trước công ty còn ở gần nhà. Buổi trưa được nghỉ hai tiếng buổi trưa ai cũng tranh thủ về nhà nghỉ trưa. Nhà cậu cách công ty chừng ba cây. Thời gian cả đi lẫn về mất tối đa ba mươi phút. Thế mà nghỉ trưa vô là thấy cậu đã ngồi chễm chệ. Hỏi sao hổng ở nhà đánh một giấc cho khỏe thì cậu bảo vô công ty sớm bật máy lạnh cho mát ở nhà đỡ tốn tiền điện. Mỗi lần đi chợ cậu bảo chị tạp vụ trong công ty đi theo giữ xe để đỡ tốn hai nghìn tiền gửi xe. Mình bảo "lần sau nó rủ chị nói với nó thôi để chị cho em hai nghìn đừng bắt chị đi theo giữ xe." Mua chôm chôm, nhãn giả dụ người bán nói 20 nghìn/ kilogam thì chàng trả giá phân nửa, sau đó nhích lên từ từ 11 nghìn trở đi, 12 nghìn được hôn, trả lên chắc chừng năm, sáu lần chắc con bé bán hàng thấy oải quá bán đại để cậu đi khuất mắt cho rồi. Từ lúc trả giá tới lúc cân thì cậu cũng đã tranh thủ "thử" gần cả chục trái. Cô bán hàng cân thì cậu hốt thêm một nắm bỏ thêm cho gác cân luôn. Bán cho cậu chừng vài lần chắc lời hổng đủ tiền mua sữa cho con bú.
Cậu ngoan lắm, về tới nhà là đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, xem phim bộ và tắm chó, 8 giờ tối thì "gà lên chuồng". Ở một mình than buồn than chán mà không dám rủ bạn ra ngoài đi chơi, đi uống cà phê vì "thôi, tốn xăng". Mộng đi Mỹ đang chờ giấy tờ bảo lãnh. Phải nói là cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai, nhà rất giàu mà lạ là không có ma nào thèm theo, còn mộng thì cỡ con gái Bill Gate. Tiêu chuẩn của chàng là phải cao một mét sáu mươi lăm trở lên, hiền lành, giỏi giang, nhà giàu, yêu và dâng hiến, chịu cuốn gói theo chàng về nâng khăn, sửa túi không cần đăng ký kết hôn không làm trì hoãn hồ sơ xuất cảnh của chàng. Chuyện thật như bịa. Mỗi lần chàng khoe được giới thiệu cô nào để làm quen là muốn điếc con ráy với "nhà có mấy miếng đất, đi làm lương tháng mấy chai", hoàn toàn không thấy đả động tới tính tình cô gái đó. Khổ nỗi mấy cô đẹp, giàu, giỏi giang thì chảnh. Nói chuyện vài câu là nàng chạy mất dép. Số còn lại thì quá xấu, quá già, nghèo, không lọt vào mắt xanh của chàng. Có một dạo chắc chờ đi Mỹ lâu quá sốt ruột, chàng cứ gạ mình làm mai em gái mới mười tám tuổi ở Mỹ để bảo lãnh qua Mỹ cho nhanh. Mình cứ cười cười "giá thị trường 60 nghìn USD mà kiếm hổng ra thôi giờ lấy rẻ 80 nghìn xỉa tiền ra đây tiền trao cháo múc" chàng tịt ngòi chạy mất dép.
Nhiều chuyện buồn cười cực. Nhiều lần chàng tâm sự "em mà bị rơi mất một trăm nghìn là cả đêm em không ngủ được". Chàng ghi sổ kỹ lắm. Mỗi ngày lấy tiền ra đếm không biết bao nhiêu lần. Đếm đi, đếm lại, mặt hình xếp theo mặt hình, mặt số xếp theo mặt số chơi. Hồi Maximart Cộng Hoà có chương trình thẻ vàng thẻ bạc được hớt tóc miễn phí. Đầu chàng to quá khổ vì tiếc có 10 nghìn đem cái đầu vô cho mấy đứa thợ tập sự nó làm thí nghiệm, còn đem cái đầu ngố Tàu vô khoe rồi còn xúi mọi người về nhà rủ chồng con ra đó để được hớt tóc miễn phí giống chàng nữa chứ.
Chàng được mẹ tặng cho một đôi giày mua tận Paris. Chàng quý đôi giày đó lắm, đi mòn xẹp cả xuống lại còn bị chó gặm lỗ chỗ, ngồi đâu là bỏ quên đôi giày ở đấy, lâu lâu lại thấy hốt hoảng chạy đi hỏi "có thấy đôi giày (chó gặm) của em đâu không". Mọi người cứ năn nỉ mãi em làm ơn giụt đôi giày (chó gặm) mua giầy mới mà đi". Cuối cùng thì em ấy cũng xiêu lòng đem đôi giày về nhà cất làm kỷ niệm chứ cũng không chịu vất đi vì giày quý mua tận Paris cơ mà. Cứ bị chọc hoài tiết kiệm cho lắm mai mốt lấy con vợ phá của "ký ca, ký cóp cho cọp nó xơi" thì chàng khẳng định như đinh đóng cột là phải dạy con biết tiết kiệm, tiết kiệm, tiết tiết kiệm... Dạy không được thì gửi cho bà nội dạy tiếp.
Cậu này hơi keo nhưng sòng phẳng. Thiếu cậu năm trăm đồng cậu cũng đòi sát ván. Tiền cậu cậu xài không bòn một đồng, một cắc của ai. Chết tại cái miệng thôi. Được cái là cũng thật thà, tốt bụng, cho quá giang về không tính tiền xăng, lại là "ngân hàng cho người nghèo" vay (trong đó có mình). Nhưng mà cẩn thận. Thiếu nợ cậu cậu không tính lãi, nhưng hứa ngày nào thì phải đúng hẹn ngày đó không là, không xong với cậu.
Nhà chàng đối diện chợ Hoàng Hoa Thám. Đi gần tới cuối đường thấy nhà nào to to lúc nào cũng kín cổng cao tường, hàng rào dán gạch đo đỏ, từ ngoài vô trong khóa, cứ khoảng 7 giờ tối là đèn đóm tối thui để tiết kiệm điện và ủng hộ giờ trái đất thì đích thị là nhà của chàng trai đang cô đơn.
Một bạn nhận xét chàng: "Có lẽ quan niệm của anh này không ăn của ai, nhưng cũng không để ai ăn của mình, thêm cái cũng thiệt tình, ruột để ngoài da, thế mới có chuyện chị kể cho bọn em nghe. Bản thân bạn ấy keo kiệt cũng không ảnh hưởng đến ai (hậu quả - nếu có - thì tự bản thân gánh), không làm hại người khác, tính ra cũng là người tốt, nhưng quả thật những giai thoại về bạn ấy rất là buồn cười".
Mình khẳng định câu chuyện mình kể là người thật việc thật 100% không thêm không bớt. Còn nhiều chuyện buồn cười lắm. Mình chỉ định góp vài câu chuyện làm quà thôi. Kể nhiều nữa đâm ra nói xấu (dù đó là sự thật) sau lưng nên mình ngại. Được cái tính tình chàng bình thường dễ thương, bị chọc hoài nhưng không giận, tính tình như trẻ con, rất buồn khi có người chê già và hớn hở như con nít khi có người khen cậu trẻ. Ngoài ra thì còn có hiếu, rất nhiệt tình, siêng năng, chăm chỉ, hay giúp đỡ mọi người, công việc thì hay giành làm để đồng nghiệp có thời gian ngồi chơi, nấu cháo điện thoại và lướt nét.
Có một dạo chàng nổi danh là ông chủ lò than. Tối ngày thấy chàng ghi sổ, săm soi, nhìn xa vắng, thở dài thườn thượt rồi kêu tháng này xài hao quá, phải tiết kiệm lại. Lãnh lương ngày hôm trước thì ngày hôm sau chàng đã lôi tờ lịch ra đếm ngược, còn 29 ngày nữa, ba tuần nữa, hai tuần nữa là lãnh lương. Vừa lãnh tiền thưởng Tết xong ngày hôm trước, ngày hôm sau chàng bắt đầu lôi lịch ra tra, tính nhẩm còn mấy tháng, mấy ngày nữa tới tết và lại bắt đầu đếm ngược y như cái đồng hồ.
Không bao giờ mua vé số nhưng cứ suốt ngày mơ với mộng, ngồi lên kế hoạch tiêu tiền trúng số. Mà ngộ lắm, tiêu tiền trúng số (tưởng tượng) mà cũng tiết kiệm lắm nghe. Đại khái nếu trúng số độc đắc nguyên cặp mười mấy hai chục tỉ, sau khi đóng thuế đầy đủ chàng sẽ chừa ra chừng trăm triệu để tiêu thôi. Còn bao nhiêu chàng gửi ngân hàng, đầu tư khoản này, khoản nọ. Thanh niên sức dài, vai rộng, tuổi xuân phơi phới bị mấy ông anh trong công ty hù hoài "không xài lâu ngày coi chừng bị sét" chàng cười đỏ cả mặt. Vì lý do lâu ngày không xài sợ bị sét cho nên có người đòi giới thiệu chàng công việc ngoài giờ là làm phi công lái máy bay bà già để chàng cải thiện. Và vì chàng vẫn còn trinh trắng ba mấy tuổi đầu chưa một mối tình vắt vai nên nghe đâu giá của chàng là năm triệu, sau lạm phát, tiền đồng mất giá nâng lên thành mười triệu, thấy chàng có vẻ lưỡng lự (nói dóc chết). Nói chung thấy chàng bế tắc. Có một thời gian dấy lên phong trào mang thai hộ, đẻ mướn thấy chàng đọ giá ghê lắm. Mấy anh trong công ty chắc sợ chàng dồn nén lâu ngày bị bốc hỏa nên có giới thiệu vài trang web mát mẻ cho chàng. Đến nhà chàng vào một buổi tối trời không trăng không sao, tầm 7 đến 8 giờ tối nhìn vô nhà chàng tối om om, cửa đóng then cài sau 6 đến 7 lần khóa còn chàng thì cố thủ trong phòng riêng dán mắt vào cái màn hình vi tính xem cái gì ở trong đó không biết mà hóa đơn tiền nét lên tới ba trăm mấy. Có hôm thức khuya xem phim xiếc tới trắng dã con mắt. Sáng ra tiết kiệm không chịu bật đèn đến nỗi đụng đầu vô tường sưng vều cả mỏ. Những chuyện riêng tư chàng không nói ra thì không ai biết.
Chàng có người bạn làm kế toán hay gì đấy ở Đầm Sen. Thấy chàng than buồn để hôm nào ghé nhà thằng bạn để nó dẫn vô cửa miễn phí. Lúc đó giá vé vô cửa khoản 12 nghìn gì đó chàng cũng có lòng tốt canh me mấy ngày như Quốc tế phụ nữ 8/3 Đầm Sen xả cảng xúi mình đi góp phần chen lấn cho bẹp ruột. Từ lúc bạn chàng còn làm ở đó đến nay chuyển qua chỗ khác làm thì công viên Đầm Sen cũng không ăn được 12 nghìn của chàng.
Vừa nãy nghe than đau bụng đi cầu ra máu. Bảo đi nội soi gây mê đi chàng hỏi giá nhiêu. Nghe nói triệu mấy chàng than mắc quá rồi lãng luôn vì sợ tốn tiền. Mà chàng có nghèo khổ gì cho cam. Đồng nghiệp trong công ty hầu hết là con nợ của chàng. Một lần một em gái trẻ trẻ đẹp vay chàng mười triệu đóng tiền học. Thỏa thuận ngày "đáo hạn" đàng hoàng tới đúng ngày nàng chưa có tiền trả. Bị chàng đòi rát quá nàng ấy cũng giật tạm đâu đó trả bớt năm triệu. Chàng đòi mười triệu nàng nói KHÔNG ĐƯỢC, TRẢ HẾT CHO ANH TIỀN ĐÂU EM TIÊU. Bị chàng dí rát quá hay sao đó thì cuối cùng nàng cũng cầm năm triệu nữa nhẹ nhàng làm cái rẹt "NÈ" rồi thôi, không một lời cám ơn chàng căm lắm. Mình thấy em gái thế không được, chàng đã cho vay không lãi lại còn bị thái độ như vậy, tội chàng thật.
Một bạn nữ nhận xét:"Em nói thật là em không thích cách xử sự của cô nàng đi vay tiền này. Có vẻ vô ơn và trơ trẽn làm sao ấy chị ạ. Còn chàng Keo thì thiệt thà quá, cho vay không lấy lãi rồi mà còn bị coi như cục nợ. Em không hiểu vì sao đã keo kiệt mà vẫn hào phóng cho người khác vay tiền không lấy lãi (mà nhiều người nữa) như vậy nhỉ?".
Thật ra đó là hình ảnh chàng mấy năm về trước. Giờ cũng còn keo nhưng đã đỡ nhiều rồi. Nhà chàng có năm anh em. Trong đó, tiết kiệm nhất là chàng. Có lẽ vì chàng ngoan hiền, hiếu thảo, quán triệt đường lối giáo dục tiết kiệm của ba má chàng quá mức cần thiết, chứ anh và em gái chàng thì xài sang, hai chị kia chắc cũng tiết kiệm nhưng không đến nỗi như thế. Ở gần khu nhà chàng muốn (tình cờ) gặp chàng hơi khó vì buổi sáng bốn, năm giờ sáng là chàng đã dậy. Đi chợ, nấu cơm, ăn cơm ở nhà luôn cho đỡ tốn, chưa tới 7 rưỡi đã vào tới công ty. Hỏi "em đi chợ trả giá thấy ghê sáng sớm chưa mở hàng không sợ bị mấy bà bán hàng chửi à" thì chàng nói, "em mua chỗ quen. Nhưng mà lâu lâu cũng phải đảo qua dọ giá ở mấy chỗ khác xem có bị mua mắc không". Rất là cẩn thận nhé.
Miệng lúc nào cũng than không tiền mà tối ngày vô công ty "nghiên cứu" lãi suất giữa các ngân hàng để rút bên đây, gửi bên kia cho lợi, dọ giá vàng với giá đô để tranh thủ gom vào. Bữa nào xui gom nhầm lúc đô giá cao hoặc lỡ dịp mua đô giá thấp thì lại thấy chàng than thở. Lâu lâu chàng lại bị tiền hành. Lâu lâu giảng cho chàng mấy bài, đại khái "tiền là người tớ tốt và là người chủ xấu", "có tiền thì phải biết tiêu, đừng để bị nô lệ đồng tiền", tới chừng lại "giờ cho em nằm liệt trên một đống vàng có người hầu kẻ hạ và cho em khỏe mạnh nhưng không có tiền em chọn cái nào". Và chàng chọn nằm liệt trên một đống vàng có người hầu kẻ hạ, tiền đó chàng dùng để mướn người cạo gió, đấm lưng" không chút lưỡng lự.
Nói chung thấy chàng sống một mình không ai chăm sóc, không biết cách tự chăm sóc bản thân, không biết tự tìm niềm vui trong cuộc sống thấy cũng tội. Thấy chàng cứ luôn miệng ước gì, bị chọc "không biết con nhỏ nào mà ngu dữ vậy chịu yêu và dâng hiến kiểu đó". Ba mươi mấy tuổi đầu, như người ta là đã một vợ mấy đứa con, tay chèo tay chống tự chăm sóc bản thân và gia đình. Đằng này cứ ước gì có người chịu theo về chăm sóc (miễn phí) làm như còn nhỏ em lắm vậy.
Chàng lại hay cầm đèn chạy trước ô tô. Cách đây mười năm, lúc chàng vừa mới bước chân vào làm trong công ty đã nghe chàng khẳng định như đinh đóng cột với mẹ của sếp là hai năm nữa đi ăn cưới của chàng bên Mỹ. Mười năm sau chàng vẫn một mình chốn đây. Và điệp khúc lập lại có chỉnh sửa chút xíu "năm sau là khỏe rồi". Hỏi sao khỏe thì chàng nói "năm sau tới hạn mẹ em thi quốc tịch". Hồ sơ của chàng chưa biết nằm ở chốn nao. Nhiều lúc (tình cờ) thấy mẹ chàng than cũng tội "mẹ ráng đi học để thi quốc tịch nhưng mẹ già rồi học khó vô quá". Mẹ chàng xót con cũng tìm mối này mối nọ giới thiệu cho chàng. Tết vừa rồi còn có người quen dẫn một lúc năm cô đồng hương Hải Phòng môn đăng hộ đối. Chàng coi mắt một lúc năm bạn giống như chú rể Đài Loan, Hàn Quốc xem mắt cô dâu Việt vậy đó. Dưng mà chàng quyết chí đi Mỹ, cho nên chàng chỉ đảo qua một chốt cho có mặt, chào qua loa một chút rồi chuồn thẳng.
Thôi thì cũng cầu chúc cho chàng sớm đạt thành ước nguyện, sớm đoàn tụ với gia đình và tìm thấy niềm vui trên đất Mỹ.
Những ngày cuối tuần chàng không bước chân ra khỏi cổng. Tuần rồi có việc ghé nhà chàng với xã. Sáng hôm sau vào công ty, mình (giả vờ) hỏi:
- Ủa sao chưa tới 7 giờ mà nhà cửa đèn đóm tối thui vậy?
- Về tới nhà em chỉ mở cái đèn bếp, hâm cơm xong là em tắt hết đèn, lúc chị gọi em đang nằm trong bóng tối xem ti vi.
- Rồi muốn đi lại trong nhà, không mở đèn thấy đường đâu mà đi.
- Thì đèn pin. Em có tới hai cái đèn pin lận
- Em cầm đèn pin đi lại trong nhà ? (ngạc nhiên quá).
- Chàng, rất là tự tin, Yeah to dữ lắm.
Chàng đang lên kế hoạch nghỉ làm, học thêm ngoại ngữ, học dược trung cấp để mai mốt qua Mỹ hành nghề bán thuốc tây. Tiền học ba má chàng bao. Tiền ăn, tiền xài tự túc. Kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chàng là: chuyển qua ăn cá rẻ tiền. Cụ thể là cá rô ba mấy nghìn một ký. Chàng nấu ăn tệ nhé, rang tép lần nào cũng còn mùi tanh. Tự đề ra chỉ tiêu hai nghìn/ngày tiền net, đạp xe đạp từ Hoàng Hoa Thám lên nhà chị họ ở chợ Tân Trụ, đường Phạm Văn Bạch nhờ chị kho cá giùm, vừa tiết kiệm lại đỡ tốn tiền xăng.
Các khoản "xa xí phẩm" như bò Mỹ, nho Mỹ, thịt bò hải sản này nọ, cắt. Tích tiểu thành đại tới ngày đi Mỹ đổi hết tiền Việt ra tiền đô qua Mỹ xài luôn thể. Cơ khổ, có một triệu mấy, tương đương năm, sáu chục đô tiền nội soi gây mê, cả tuần nay thuyết phục chàng muốn gãy lưỡi mà chàng chê đắt quá chưa dám bỏ ra. Mai mốt qua Mỹ một ngày nằm viện tốn cả ngàn. Hỏi năm sáu chục bạc không muốn, muốn bỏ cả ngàn à thì chàng bảo "mấy chứng bệnh xoàng nhức đầu, sổ mũi trước khi đi Mỹ mua sắm một đống thuốc ở đây đem theo. Còn ăn không tiêu, đi cầu ra máu thì cứ tưởng tượng mình bị bệnh nhẹ hoặc không bệnh gì là được".
Chàng nói mai mốt lâu lâu chàng sẽ về Việt Nam chơi bằng cách săn vé của các hãng hàng không giá rẻ. Về Việt Nam chàng sẽ ở nhà chị họ vì theo chàng thì chị lớn hơn thì chị phải tài trợ cho em. Trong mấy tuần ở Việt Nam chàng sẽ mượn xe máy của chị họ chạy vòng vòng Sài Gòn, thăm thú bạn bè, về mấy tỉnh lân cận du lịch bằng xe máy luôn cho đỡ tốn. Hỏi sao giờ không đi để mốt phải mua vé máy bay từ Mỹ về Việt Nam chi cho tốn tiền, "du lịch" kiểu đó sao không ở Mỹ trùm mền ngủ, vừa khỏe, lại vừa tiết kiệm thì chàng trả lời không được. Nói chung chàng tính rất giỏi, toàn là tính già hóa non.
Chuyện còn nữa............................
à Mọi người mua sách để đọc tiếp chuyện anh chàng "thần keo" mà thật thà tốt bụng của bạn "Luckycloud" nhé.
Bạn "Vanlahoahau" kể một câu chuyện thú vị về anh chàng người Thái.
"À bây giờ em mới nhớ ra một chuyện. Các bác phán xem đây là ki bo, bình thường hay hâm nhé. Trước kia khi mới ra trường em vào làm ở một công ty của Thái Lan, văn phòng ở phường Láng Hạ (Trước ở trên Nghi Tàm, mới chuyển về). Mới chân ướt chân ráo vào làm các sếp người Thái muốn gần gũi với nhân viên người Việt nên có mời nhân viên chủ nhật đến văn phòng các sếp tự nấu cho ăn. Hôm đó cần dùng chanh nhưng quên mua nên một anh người Thái phóng xe máy ra chợ Thành Công mua. Được một lúc anh ý quay về bảo không mua được chanh vì họ bán hai nghìn đồng/quả, trước đây khi ở Nghi Tàm anh ý mua có năm trăm đồng nên anh ý quay về lấy ô tô lên đấy mua. Bọn em cười bể bụng bảo anh ý: "Anh tiết kiệm được mấy nghìn tiền chanh thế anh không tính anh mất bao nhiêu tiền xăng và thời gian để lên đấy mua à". Anh ý nói thế này không phải là anh tiếc mấy nghìn nhưng anh ý không chấp nhận kiểu bán hàng như thế.
Em thử hỏi các bác thôi, chứ thực ra sau này làm việc chung lâu với bác ý em thấy bác ý không phải là người quá keo kiệt chỉ có điều hơi quá cứng nhắc nhiều lúc đến mức hơi hâm. Bác ý mà vô tình mua phải cái gì hơi đắt (dù nhiều hay ít) thì cả công ty nhức đầu mấy ngày nghe bác ý kể lể, mà bác nào làm với dân Thái thì chắc cũng biết người Thái nói chuyện với nhau âm lượng rất to và chói tai. Mệt lắm." "Vanlahoahau"
Bạn "DinhH" chia sẻ về anh bạn, nàng rất thương anh, nhưng là sự thương hại cho con người chàng.
"Đọc chuyện của mọi người tớ cũng góp chuyện của tớ: Hồi trước tớ quen một chàng Quảng Nam, chàng luôn tự hào là người hiểu biết tử tế, mà nhìn mặt mũi có vẻ đúng, tự cho mình giỏi nhưng chỉ làm công nhân nhà máy trong khu công nghiệp, tớ quen anh chàng này qua mạng rồi tớ vào Đà Nẵng công tác một năm, cùng cụm khu công nghiệp với chàng.
Trước tiên là trò năn nỉ mượn tiền, tớ biết là chàng đang chạy chọt để được đi Mỹ vì ba chàng làm lính chế độ cũ, có việc thì phải giúp thôi chứ tớ chẳng muốn cho chàng vay vì chàng khoe có nhiều bạn bè và tớ đoán được tính chàng, chàng cầm của tớ một triệu sáu, đến hôm tớ nhờ chàng tìm giúp cái nhà để thuê ra ngoài ở, chàng gọi điện nói: "Anh đặt cọc cho em rồi đấy", tiền chàng đặt cọc là hai mươi nghìn sau khi chàng năn nỉ chán chê với bà chủ nhà, tớ xa nhà nên coi chàng như bạn và tớ là người thu nhập rất cao nên tớ không tính toán tiền nong đâu, nhưng tớ không bao giờ muốn là đứa con gái phải thanh toán hết tất cả các khoản.Ví như sáng chủ nhật chàng gọi điện đến dậy đi, anh đến chở đi ăn sáng, hí hửng đi nhưng tớ phải chịu chàng: "em trả tiền nhé anh đứng dậy trước lấy xe", xong chàng bảo mình đi cà phê nhé rồi lại: "em trả tiền đi rồi mình về không nắng", tổng cộng chỉ có bốn mươi nghìn thôi nhưng tớ thấy tội nghiệp cho chàng. Lần đó chàng còn biết nghĩ chứ có cuối tuần chàng đến rủ đi ăn hàng thì chàng toàn chọn nhà hàng thật sang với các món thật ngon và móc cái ví rách ra đếm đếm tiền, cho đến lúc tớ thanh toán hộ, có những hôm tớ mời chàng mà mời món bình thường thì chàng nhấm nháp rồi thở dài, cứ như kiểu đời chàng chưa phải ăn khổ thế này. Cũng có lần chàng trả được tiền cho tớ thì chỉ là món có năm nghìn, đó là chưa kể trên đường tiện thể chàng ghé vào cửa hiệu quần áo để xem tớ có trả tiền giúp chàng không vì ví chàng không có tiền mà chàng thử hết bộ nọ bộ kia của người ta, có lần chàng xung phong chở tớ đi siêu thị và tranh thủ vơ vét hết tất cả những gì chàng cần vào giỏ, lúc thanh toán tớ xếp riêng của chàng ra thì chàng bảo cô thu ngân là chị tính cả vào cho bọn em.
Chàng cũng có phần ga lăng nhé, vào các dịp lễ, chàng đều tặng tớ một bông hồng cho ý nghĩa. Lần sinh nhật duy nhất của tớ trong đó chàng đến đón để cùng đi ăn tối, tất nhiên tớ trả tiền cơm và trên đường về chàng dừng lại trước cửa hàng hoa bảo tớ chọn hoa sinh nhật đi, tớ chọn được chục bông và chàng bảo, em trả tiền đi rồi về. Khi về đến nhà tớ bảo hoa sinh nhật em do em mua nên em tặng nó cho anh này, còn nhiều nữa nhưng tớ không muốn kể.
Ngày về lại Hà Nội, chàng bảo thế là mất một người bạn, tớ cười bảo: "Em rất thương anh" (tớ muốn nói là thương hại nhưng không nỡ) tất cả những gì tớ làm cho chàng nói thật là chỉ là thương hại mà thôi và quả thực là tớ có dịp hiểu thêm rằng đàn ông vẫn có người đánh mất bản ngã như thế." "DinhH"
Bạn "Namlinhchi" chia sẻ bốn câu chuyện hài keo kiệt đọc mà phì cười :
"Topic này làm mình nhớ đến mấy nhân vật điển hình mà gần 15 năm rồi mình vẫn nhớ.
Chuyện đầu tiên: Chú hàng xóm nhà mình, công tác tại ở Sở Giáo dục tỉnh, nhà giàu có. Chú rất đảm đang, vợ không bao giờ phải đi chợ. Mình không ấn tượng nhiều cho đến một ngày chú sang nhà mình, đi thẳng đến chuồng gà, lấy ba quả trứng, quay ra gặp mẹ mình bảo: "Chị cho em xin mấy quả trứng, hôm qua em thấy con gà mái nhà em nó sang nhà chị". Trời, nhà mình cũng có gà đẻ. Có ba quả trứng mà chú để lại ấn tượng sâu đậm cho con bé đến thế (khoảng năm 1994).
Chuyện thứ hai: Ghé vào hàng mua mấy lạng quất xanh, thấy một anh chàng rất bảnh bao đang ra sức mặc cả. Xong công cuộc thương lượng, chàng chọn quất và cẩn thận bỏ từng núm quất (chắc để cho bớt nặng). Tò mò theo dõi, chàng mua được những hai lạng. Chàng đi, cả dãy hàng nhìn nhau phì cười.
Chuyện thứ ba: Ông anh chồng chị gái mình. Nhà khá giàu nhưng toàn nháy máy cho em trai để em gọi lại. Chuyện cũng không có gì nếu một hôm anh nháy, chú em bực nên không gọi lại. Đến tối anh gọi bảo: "Sao sáng không gọi lại cho anh, thằng V con anh bị tai nạn đang nằm viện." Bủn xỉn đến thế là cùng (còn nhiều chuyện khác về bác này lắm)."
Chuyện thứ tư: Chàng này nghe bà chị gái kể vì anh này là đồng nghiệp chị ấy.
Anh này có chiêu cứ thấy chị em đi ăn sáng là đi theo nhưng lại giả vờ như tình cờ. Anh tham gia bữa sáng nhiệt tình và khi mọi người sắp ăn xong thì anh sẽ đi WC. Khi anh ra thì chị hoặc em gái nào đó đã thanh toán. Một lần, hai lần không ai nghi ngờ gì nên cứ bài cũ anh diễn. Sau chị em biết mới quyết ra tay trị. Bữa đó cũng tình cờ chị em gặp nhau tại quán cháo lòng. Cũng vẫn chuyện trò rôm rả nhưng khác là hôm nay chị em gọi thêm nhiều món, long trọng lắm. Bữa ăn kết thúc, anh đi vệ sinh. Khi anh ra chị em đồng loạt đứng dậy: "C gửi tiền hộ mấy chị em nhé, chị em mang không đủ". Anh chàng tẽn tò đứng nhìn chị em ra về." "Namlinhchi"
Bạn "Metintin113510" chia sẻ ông bố chồng Việt kiều Mỹ mà keo đến phát sợ, bển đấy sống tự do phóng khoáng như vậy à.
"Nói ra thì lại bảo con dâu soi mói nói xấu bố chồng, nhưng đúng là em thấy khó chịu quá thể mới phải ngồi vào đây than thở với chị em trong hội. Em tin chắc trên đời chẳng có ông bố chồng nào tính nết đáng sợ như bố chồng em. Nếu ông đứng số hai, em cam đoan không ai dám nhận số một.
Gia đình chồng em định cư bên Mỹ mười mấy năm nay rồi. Chỉ riêng có chồng em học xong về Việt Nam làm việc rồi lấy em. Vì chỉ có mình anh bên này nên sau cưới, hai đứa em ở luôn cùng nhà ngoại. Được cái bố mẹ em hiền lành, dễ sống, nhà lại rộng nên hai đứa em ở cũng thoái mái.
Anh nhà em cũng là người biết điều, hiểu biết được lòng bố mẹ vợ lắm. Chẳng thế mà bố em có gì cũng gọi con rể vào tâm sự. Nhiều chuyện ông cho con rể biết chứ có cho con gái biết đâu. Ngày thường đi làm không sao, cuối tuần về kiểu gì cũng bắt em với mẹ nấu món gì ngon cho hai bố con ngồi nhâm nhi. Người ngoài nhìn vào còn tưởng anh là con trai trong nhà, còn em là con dâu mới sợ chứ.
Đấy, chồng em thì thế nhưng bố chồng thì ngược lại hoàn toàn. Gia thế bên nhà chồng em cũng đáng nể. Ông bà kinh doanh buôn bán bên kia giàu có nhiều tiền nhưng lại ki bo kẹt sỉ. Mang tiếng có tiền nhưng đến đám cưới của vợ chồng em cũng có bay về nước dự đâu. Họ bảo để Tết về một thế cho đỡ tốn tiền vé, hai đứa cứ tổ chức, bố mẹ nhờ bác (anh trai bố chồng em) làm chủ hôn là được.
Sự thật khó tin, nhưng đúng là em không dám nói sai tí nào. Mà từ ngày tụi em lấy nhau cũng ít khi bố mẹ anh gọi điện hỏi han thông gia lắm. Một hai năm về nước một lần. Thấy bảo lúc trước toàn thuê nhà nghỉ vì không muốn mất tiền mua nhà rồi lại để không.
Đến hôm cuối tháng trước, bố chồng em về nước chơi, bảo công việc bên đó đang nhàn rỗi nên sẽ ở lại Việt Nam chơi một tháng. Hôm ông về, chồng em ra sân bay đón thẳng vào nhà em nghỉ. Lúc ngồi ăn cơm kể chuyện, bố mẹ em lịch sự mời thông gia ở lại luôn nhà cho vui. Thế mà ông gật đầu luôn.
"Được thế thì tốt quá, tôi đỡ phải ra ngoài thuê phòng"
Ban đầu cả nhà em đều vui vẻ đón chào ông. Nhưng được một tuần là hết chịu nổi luôn. Bố chồng em kẹt mà ích kỷ lắm. Ông thích ăn hoa quả, nhưng bảo đồ Việt Nam lắm thuốc nên ngày nào cũng ra cửa hàng hoa quả sạch nhập khẩu mua. Vậy nhưng mang về tới nhà là ông đi thẳng về phòng ông gọt ăn, không có bỏ ra mời ai hết. Ăn xong vứt luôn vỏ trong phòng, sáng mai mẹ em lên dọn lại khuân ra cả đống.
Một hai lần không sao, đằng này ngày nào cũng thế khiến em phát ngại với bố mẹ đẻ. Nản quá em bảo với chồng để anh nói chuyện góp ý khéo với ông nhưng cũng chẳng ăn thua. Thậm chí ông bảo:
"Tao ăn tiền tao chứ ăn tiền ai mà phải ngại".
Cho đến bữa tối ngày hôm qua, trời nóng mẹ em nấu bát canh cua ăn với cà muối và đĩa đậu phụ. Bố chồng xuống nhìn mâm bảo không thích ăn mấy thứ đó liền ra ngoài phố mua vịt quay. Thấy cụ xách hộp thịt người ta chặt sẵn đi vào cứ nghĩ là mời cả nhà ăn cùng, ai dè cụ đi thẳng lên tầng hai ngồi ăn một mình mới khiếp chứ.
Cả nhà em từ bố mẹ tới chồng em đều trố mắt ngạc nhiên trước cách hành xử có một không hai của bố chồng. Mẹ em biết con rể khó xử liền đánh trống lảng thúc mọi người tập trung ăn cơm kẻo muộn.
Bố chồng em thế đấy, như thể người ngoài hành tinh lạc về trái đất. Mang tiếng là Việt Kiều giầu có mà ăn ở kém lắm. Có chế nào có ông bố chồng 'tuyệt cú mèo' thế không thì vào đây chia sẻ cùng em với." "Metintin113510"
Phần 5 còn nữa.................
à Mọi người mua sách để đọc tiếp Phần 5 và ủng hộ tác giả nhé, còn nhiều câu chuyện hay lắm. Xin chân thành cảm ơn!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro