Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Sự nguy hiểm của kết hôn cận huyết

Nguồn dẫn: [FB] Y Khoa Plus

⚠️⚠️⚠️⚠️Sự nguy hiểm của kết hôn cận huyết thống

Trẻ sơ sinh có nhiều dị tật bẩm sinh

⚠️ bạn có thể xác định một số dị tật ở đứa bé này như:

• Microcephaly: giảm đáng kể kích thước hộp sọ trong khi  bộ phận khác của cơ thể có kích thước bình thường.

• Sự thay đổi khoang mũi

• Exophthalmos: dịch chuyển nhãn cầu về phía trước (mắt lồi

Cha mẹ của đứa trẻ kết hôn cận huyết thống (anh em họ đời đầu tiên). Trước đó, hai vợ chồng có bốn đứa con, tất cả đều chết 3-4 ngày sau khi sinh.

• Theo luật pháp Việt Nam Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn có quan hệ huyết thống như sau:

“Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”

Ngoài ra, một số MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG cần nhớ và thực hiện là:

Khám thai lần thứ 1: Sau khi trễ kinh và thấy xuất hiện hai vạch trên que thử thai, bạn nên lập tức đến bệnh viện để được siêu âm và tiến hành các bước xét nghiệm, để xem có phải bạn thật sự có thai và thai đã vào tử cung chưa. Một số trường hợp phát hiện có thai sớm nhưng thai vẫn chưa vào tử cung, nên có thể bác sĩ sẽ hẹn ngày khám thai khác.

Khám thai lần 2: Sau khoảng 7 đến 8 tuần, các triệu chứng ốm nghén xuất hiện. Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xác định tim thai, đo kích thước nước ối và chiều dài phôi. Đây là giai đoạn bác sĩ xác định tuổi thai. Ngoài ra mẹ bầu sẽ được đo các chỉ số cân nặng, huyết áp để tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu.

Khám thai lần 3: từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được kiểm tra độ mờ sau gáy để xác định bé yêu có mắc một số hội chứng như Down, hay phát hiện nhiễm sắc thể bất thường lạ hay không.

Khám thai lần 4: Ở tuần thứ 14 đến tuần thứ 17 của thai kỳ, xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán chính xác hơn về việc bé có gặp trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể không.

Khám thai lần 5: Giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh, đồng thời mẹ bầu tiến hành xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm và sẽ tiêm phòng bổ sung các mũi vacxin còn thiếu.

Khám thai lần 6: Cách lần khám thai thứ 5, 4 tuần sau mẹ bầu sẽ được bác sĩ hẹn khám thai lại để tiếp tục theo dõi sự phát triển của trẻ.

Khám thai lần thứ 7: Khi ở tuần thứ 32, mẹ cần được siêu âm 4 chiều để xác định lần cuối về dị tật của thai. Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh.

Khám thai lần thứ 8: Khi thai ở khoảng 35 - 36 tuần, mẹ bầu cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn... Kiểm tra lượng oxy bé có nhận đủ hay không và ghi nhận sự thay đổi tim thai. Từ giai đoạn này trở đi, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần một lần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu... và chuẩn bị tinh thần cho bé chào đời.

Bộ Y tế khuyến cáo mẹ bầu nên khám thai định kỳ ít nhất 8 lần trong giai đoạn thai kỳ và siêu âm 5 lần

• * Trong thời kỳ mang thai thấy các dấu hiệu đau bụng, ra huyết cần đi khám ngay. Hoặc nếu đi tiểu buốt cũng cần đi khám vì có thể bị viêm đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro