chương 6 : trí tuệ siêu phàm
Trong phòng của Đỗ thái hậu. Trên bàn bày đầy những món sơn hào hải vị mà chỉ có bậc đế vương mới được thưởng thức 36 món tất nhiên không món nào giống món nào, tất cả đều được ngự thiện phòng chuẩn bị vô cùng chú đáo trước khi dâng lên vua đều được thử độc rất cẩn thận. Đỗ thái hậu gắp thức ăn cho Long Cán rồi nói.
- Hoàng thượng ăn đi! Phải ăn nhiều vào mới mau lớn chứ.
- Cãm ơn mẹ! Mẹ cũng ăn nhiều một chút đi!
Nhìn Long Cán ăn ngon miệng tất cả những thứ mà mình gắp, Đỗ thái hậu rất vui, nếu như bình thường thì các vị vua rất ít dùng bữa chung với người khác dù người đó có là mẹ của mình, chính vì vậy hành động khác thường này của Long Cán lúc đầu cũng khiến Đỗ thái hậu rất ngạc nhiên nhưng sau đó lại vô cùng vui sướng, thử hỏi trên thế gian này có người mẹ nào mà không muốn gần gũi với con mình cơ chứ. Chính Long Cán cũng không hề biết chỉ đơn giản là thói quen hay sở thích người hiện đại vô cùng bình thường của mình là được ăn cơm với người thân, với mẹ đã vô tình chiếm được thiện cảm rất lớn từ Đỗ thái hậu.
Nhìn đứa con nhỏ bé mới ngày nào còn được mình ẵm trong lòng giờ đã là vua một nước bỗng trong lòng Đỗ thái hậu vừa vui vừa buồn, hai cảm xúc đan sen lẫn nhau. Vui vì con mình giờ đã thành vua trên đấng cửu ngũ chí tôn, thử hỏi người mẹ nào mà không mong con mình hơn người chứ, buồn vì khi là vua đứa con bé bỏng sẽ ít thời gian bên mình hơn, sẽ phải gánh vác tương lại của đất nước mà chính bà cũng biết công việc này chả nhẹ nhàng gì nhất là đối với một đứa bé đang tuổi ăn tuổi chơi.
Nhìn Long Cán ăn mà dường như có điều gì đó khiến con mình mất tập trung không vui như mọi khi Đỗ thái hậu biết ngay có lẽ có chuyện gì đó bà hỏi?
- Hoàng thượng có điều gì không vui sao? Ta thấy nét mặt của người có vẻ ưu sầu! Có chuyện gì thì hoàng thượng cứ nói cho ta!
Thấy Đỗ thái hậu hỏi Long Cán cũng biết không thể giấu diếm gì trước mặt bà, người ta nói phụ nữ vô cùng nhạy cảm giỏi đoán được tâm trạng của những người mình quan tâm quả không sai, cúi đầu vơi vẻ mặt lo lắng không hợp tuổi Long Cán nói.
- Từ lúc tiên đế băng hà, con lên ngôi còn nhỏ tuổi quá không giúp gì được cho quốc gia. Cũng may có mẹ và các quan đại thần phò trợ, việc triều chính mới yên ổn, xã tắc mới vững bền, bên trong thì muôn dân an cư lạc nghiệp, giặc dã bị dẹp, bên ngoài các nước không dám dòm ngó tới nước ta. Nhưng thiết nghĩ, thân là vua một nước không thể lúc nào cũng dựa vào quần thần, sớm muộn cũng phải tự thân cầm nắm triều chính. Tuy nhiên con nhỏ tuổi thế này uy vọng không có sợ là triều thần khó mà phục, nghĩ đến việc đó con rất lo lắng.
Thấy con trai nói ra những câu đầy đạo lý như vậy Đỗ thái hậu mặc dù qua một thời gian tiếp xúc nói chuyện biết con mình trí tuệ không phải tầm thường cùng phải giật mình mà nhìn lại Long Cán, nếu không phải quá quen thuộc với đứa con mình đẻ ra này có khi bà còn tưởng mình đang nói chuyện với bọn Lý Kính Tu hay Tô Hiến Thàng cơ đấy, vừa lo vừa vui Đỗ thái hậu nói.
- Hoàng thượng nghĩ được như vậy là rất tốt. Hoàng thượng còn nhỏ tuổi uy vọng còn thấp, nhưng người yên tâm các quan đại thần đều là người tận trung hết mực, nhất định bọn họ sẽ trợ giúp con trị yên đất nước, nếu có điều gì khó khăn hoàng thượng có thể nói cho ta, ta sẽ giúp hoàng thượng.
Trong đầu Long Cán nghĩ muốn thực hiện những ý tưởng của mình thì rất khó khăn, chắc chắn sẽ gặp vô vàn sự cản trở. Để có thể suôn sẻ trong công cuộc cải cách đất nước nhất định phải nắm thực quyền, quyền lực tuyệt đối có thể đè bẹp mọi sự phản đối hay cản trở, như vậy mọi việc mới dễ dàng. Mà trước tiên muốn nắm quyền lực phải thiết phục Đỗ thái hậu, người đang nắm quyền khá lớn trong triều chính, nhất định phải tranh thủ được sự ủng hộ của bà.
Cuộc nói chuyện của Đỗ thái hậu và Long Cán diễn ra rất suôn sẻ, Long Cán trình bày rất nhiều suy nghĩ về tương lai, những dự định cũng như quan điểm mới lạ nhằm cố thay đổi cách nhìn của Đỗ thái hậu, hắn muốn bà biết mình thực sự đủ sức để cầm nắm triều chính vì thế đã dùng hết vốn liếng, hiểu biết cũng như tài ăn nói của một kẻ hiện đại. Ví dụ như Đỗ thái hậu bảo mưa là do ông trời sai rồng ngậm nước ở Đông hải phun xuống trần gian. Ngay lập tức Long Cán với tri thức khoa học hiện đại liền bảo mưa là do trời nắng nóng hơi nước bốc lên gặp lạnh ngưng tụ thành giọt rồi rơi xuống đất, để chứng minh cho lời nói của mình hắn không ngại làm một thí nghiệm đơn giản đó là lấy nến đun sôi một cốc nước rồi lấy một tấm gương đồng để cách mặt cốc khoảng một gang tay hơi nước gặp gương đồng lạnh ngưng tụ thành giọt nhỏ xuống mặt bàn Long Cán liền giải thích nguyên lý hình thành mưa cũng tựa như vậy. Rồi rất nhiều những quan điểm khác mỗi vấn đề Đỗ thái hậu đặt ra Long Cán đều có cách giải thích rất mới lạ làm bà cũng thấy ngạc nhiên thú vị bởi cách cách giải thích đó trước nay không ai nghĩ tới nhưng nếu là người thông minh chắc sẽ thấy mọi lời mà Long Cán nói rất có lí.
- Bệ hạ cho rằng lúc trước đáng ra chúng ta nên nhân thời cơ suy yếu của nhà Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như thái úy Lý Thường Kiệt thời tiên đế Nhân Tông từng làm thì có thể mở mang cương thổ phía bắc? - Đỗ thái hậu kinh ngạc nhìn Long Cán nói
Quả thật nhà Tống bây giờ đang bị nhà Kim đè đầu mà đánh phải liên tục cắt đất nghị hòa đã thế hàng năm phải nộp cống cho kim triều rất nhiều vàng bạc châu báu sản vật quý, hai bên Tống - Kim liên tục chiến tranh mãi mấy năm gần đây mới có thời gian thái bình xã hội ổn định nhờ tài năng của tân đế nhưng điều này cũng không thể chối cái về sự suy yếu của một vương triều, tuy nhiên dù nhà tống có yếu thì với dân số đông đúc gấp chục lần Địa Việt lãnh thổ bao la rộng lớn nếu tính tổng thể ra quốc lực của Tống vẫn hơn Đại Việt rất nhiều. Nói thật từ xưa tới nay Đại Việt chưa bao giờ nghĩ xâm chiếm nước Tống, có thể hòa bình không bị xâm chiếm bởi Tống đã là may mắn của Đại Việt rồi, thế mà lúc này lại nghe những lời hùng tâm muốn bắc phạt của Long Cán khiến Đỗ thái hậu vô cùng kinh hãi, đây còn là đứa bé mới 3 tuổi không.
Thấy vẻ mặt lo lắng của mẹ Long Cán biết bà đang sợ hãi, tâm lý coi mình là nước yếu không thể thắng được các vương triều phương bắc đã ăn sâu vào máu thịt dân ta, chả thế mà trong lịch sử Đại Việt chưa một lần thực sự bắc phạt chiếm đất phương bắc nhiều lắm chỉ là thời vua Nhân Tông nhà lý mới dám đánh vào đất bắc rồi sau đó lại nhanh chóng rút lùi phòng thủ đấy thôi. Đừng nói là dân Việt hiền lành không muốn chiến tranh yêu hòa bình, điều này có thể cũng đúng một phần nhưng chỉ dừng lại ở một phần mà thôi, nhìn vào lịch sử và kết cục của vương quốc chăm-pa sau này sẽ rõ, từ một dân tộc với dân số đông ngang ngửa không kém gì Đại Việt với nền văn minh rực rỡ cuối cùng lại biến thành dân tộc thiểu số chỉ vài trăm nghìn trong khi dân Việt lên đến gần trăm triệu lịch sử Việt vẫn tiếp tục cất bước thì lịch sử chăm-pa đã dừng lại chấm hết và dần bị đồng hóa vào người Việt. Không có dân tộc nào mãi mãi hiền lành yêu hòa bình cả khi cần mở rộng lãnh thổ phát triển đất nước thì người Việt ta cũng độc ác không kém gì các nước đi xâm lược khác cả đó vốn là bản chất của con người không thể thay đổi.
Với kiến thức của kẻ xuyên việt Long Cán bắt đầu phân tích tình hình nước Tống đồng thời cũng chánh sự hiểu lầm của Đỗ thái hậu sợ Long Cán còn trẻ bồng bột sẽ gây chiến với Tống triều giờ đây đang khá ổn định và mạnh mẽ, một kẻ thù mà tạm thời Đại Việt không thể động vào.
- Tống triều giàu nhưng không mạnh. Tống triều có lệ trọng dụng quan văn, việc cầm quân đôi khi còn được giao cho hoạn quan. Cũng theo đó, địa vị của võ tướng trong triều tương đối thấp và chịu nhiều thua thiệt. Ngay cả những vị tướng kiệt xuất như Địch Thanh cũng không tránh khỏi việc bị tập đoàn quan văn đua nhau chèn ép. Chủ tướng vô năng khiến cho vạn quân mất đi nhuệ khí. Đây là câu trả lời cho việc vì sao Tống triều sở hữu hàng chục vạn quân nhưng sức chiến đấu lại vô cùng kém cỏi.
Dừng một chút thấy Đỗ thái hậu vẫn đang chăm chú lắng nghe Long Cán nói tiếp.
- Quốc sách của triều Tống có thể tổng kết bằng bốn chữ “thủ nội hư ngoại” (quá chú trọng vào việc nội bộ khiến đất nước mất đi ưu thế với bên ngoài). Hậu quả của việc thủ nội hư ngoại biểu hiện qua hai vấn đề nổi bật của triều đại này. Vấn đề thứ nhất: Nạn nhũng binh. Để duy trì thể chế chính trị của mình, khi đất nước gặp phải thiên tai, các Hoàng đế Tống triều thường chiêu mộ thêm một lượng lớn binh sĩ. Dưới thời Tống Thái Tổ, quân đội toàn quốc có 37.8 vạn người. Con số này đã tăng gấp đôi, lên tới gần 66,6 vạn người vào thời Tống Thái Tông. Đến khi Chân Tông tại vị, lượng binh sĩ của triều đại này đã tăng lên 91,2 vạn và chính thức chạm mốc 125,9 vạn dưới thời Tống Nhân Tông. Từ đó về sau, số lượng binh sĩ của Tống triều thường duy trì ở mức 110 vạn quân. Đội quân khổng lồ này trở thành gánh nặng lớn đối với tài chính quốc gia lúc bấy giờ, mười phần thì có tới chín phần cung ứng cho quân đội, vậy mà vẫn không đủ vì số lượng binh lính quá nhiều.
Cuối cùng trước thái độ kinh hãi của Đỗ thái hậu Long Cán kết thúc bằng một câu đánh giá mang tính chiến lược toàn cục mặc dù có nền kinh tế vô cùng phồn thịnh, nhưng Tống triều vẫn chỉ là con hổ giấy nhìn thì to xác mạnh mẽ lắm nhưng thực ra lại yếu nhược không đáng sợ là một điển hình của việc "giàu nhưng không mạnh".
Với những thứ đã thể hiện ra lần này Long Cán thật sự đã đập nát nhận thức của Đỗ thái hậu, thử hỏi trên thế gian này làm gì có đứa bé 3 tuổi nào lại có thể có óc phân tích xuất sắc tới như vậy, những lời nói mà bà đang nghe chỉ có thể xuất ra bởi đấng minh quân kiệt xuất. Đưa Đỗ thái hậu từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, tất cả những điều kì lạ kinh ngạc từ bé tới lớn mà bà gặp nếu so ra cũng không bằng những điều hôm nay tiểu hoàng đế nhỏ bé gây ra cho bà. Cuối cùng dưới sự tò mò truy hỏi của Đỗ thái hậu Long Cán chỉ có thể cười khổ đổ hết lên đầu ông bụt đã chỉ bảo hắn như thế nhằm thần thánh hóa đồng thời che dấu thân phận kẻ xuyên việt, đùa sao chả lẽ lại nhận mình là linh hồn của kẻ sống cách đây gần nghìn năm không may cướp xác con bà mà trùng sinh, nếu quả thật Long Cán dám nói như thế đảm bảo ngày hôm sau hắn sẽ bị lôi ra chém đầu với lý do đơn giản là trừ tà diệt ma, điều này là không thể nào bởi hắn vẫn sống chưa đủ đâu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro