Chương 48 : Hải chiến hồ Tôn lê sáp (2)
Tì tướng vừa nói xong thì biểu tình khuôn mặt mỗi người trong đại điện đều khác nhau.
Vua Tribhuvanadityavarman thì rất vui mừng, điều này quả rất hợp ý hắn, cách này vừa có thể giải quyết vấn đề binh lực thiếu thốn, vừa có thể làm tiêu hao giảm bớt sức mạnh của nhóm quý tộc mà lâu nay vẫn như cái gai trong mắt Tribhuvanadityavarman khiến ông canh cánh trong lòng.
Giới quý tộc Angkor nắm giữ lượng tư binh không nhỏ, mỗi đại quý tộc ít cũng có vài ngàn tư binh, ngày thường thì số tư binh này rất tích cực tham gia bảo vệ trị an của kinh đô, cũng như tham gia xây dựng các công trình nếu như thiếu người.
Tuy nhiên mỗi khi có chính biến thì số tư binh này chính là một lực lượng không thể coi thường, Tribhuvanadityavarman lên được ngôi báu chính là nhờ các quý tộc cùng số tư binh này đã lật đổ vị vua trước rồi đưa ông ta thuận lợi lên ngôi.
Người Tống nói "nước đưa thuyền lên thì cũng có thể lật thuyền", mục đích của Tribhuvanadityavarman đã đạt được và chính ông ta cũng hiểu sức mạnh của giới quý tộc, ông sợ sau này họ cũng có thể lật đổ mình rồi đưa một người khác lên ngôi cũng giống như cách họ làm với vị vua trước đó.
"Cách này rất hay, lúc này là thời điểm chúng ta cần đồng lòng trống địch, trẫm tin mọi người đều thấy tình thế cấp bách hiện tại." Tribhuvanadityavarman giọng nói đầu uy hiếp nhìn đám quý tộc nói.
Như hiểu được suy nghĩ của nhà vua một tì tướng khác đứng bên cạnh Tribhuvanadityavarman gật đầu với 2 tên binh sĩ, một lúc sau vài trăm binh sĩ bên ngoài liền tràn vào đại điện gươm giáo sáng bóng, mặt đầy sát khi nhìn đám quý tộc như hổ rình hươu, chỉ cần một lời nói của Tribhuvanadityavarman đám lính sẽ xông vào làm gỏi đám quý tộc dám to gan trống đối.
Biết được ý định của nhà vua, đám quý tộc tuy không muốn nhưng theo tình hình hiện tại cũng chả kẻ nào dại mà làm chim đầu đán đứng lên phản đối.
Lúc này mọi tức giận trong lòng đám quý tộc đều đổ dồn về phía người tì tướng khi nãy đã đưa ra sách lược, nếu ánh mắt có thể giết người thì người tì tướng tội nghiệp kia có chết trăm lần cũng không đủ, trong lòng đám quý tộc không ngừng suy nghĩ sau này sẽ dùng cách gì để trả thì người tì tướng kia.
Hội nghị cấp tốc nhanh tróng kết thúc, các quý tộc dưới sự ép buộc của nhà vua, không còn lựa chọn nào khác đành cho người triệu tập tư binh tập kết ngoài kinh thành Angkor.
Tribhuvanadityavarman tiến hành điểm quân mã, quân thủ vệ và tư binh, cả thẩy ba vạn. Dưới sự thống lĩnh của vua Tribhuvanadityavarman quân Chân Lạp dồn dập tiến về phía biển hồ Tôn lê sáp.
Do không kịp chuẩn bị, quân Chân Lạp không có đủ lượng thuyền chiến cần thiết để chở quân, Tribhuvanadityavarman ra lệnh trưng thu toàn bộ số thuyền tư nhân quanh khu vực.
Lúc này bên phía quân Chiêm Thành, Chế Chỉ hay tin quân Chân Lạp kéo đến thì cho gọi Phan Vĩnh rồi lệnh hắn kéo quân tiên phong xuất phát ngay tới chỗ quân Chân Lạp đóng quân để tấn công nhằm chiếm thế chủ động, bản thân dẫn đạo chiến thuyền chủ lực đi sau .
Phan Vĩnh vừa tới trước nơi đóng quân đã thấy bên thủy trại của Chân Lạp xao động, hàng ngũ dối loạn, biết quân địch chỉ là một đám ô hợp không thạo thủy chiến liền cỡi thuyền xông ra .
Phía quân Chân Lạp thấy có thuyền địch lướt tới, ngay lập tức cũng cử hai tướng dẫn thuyền đón đầu, nhưng hai tì tướng kia của quân Chân Lạp sao có thể là đối thủ của Phan Vĩnh từng là đại tướng nước Đại Việt, cả hai vừa cưỡi thuyền lao ra đã bị Phan Vĩnh bắn hai mũi tên lần lượt bắn chết ngã nhào xuống nước.
Mất đi chủ tướng đám chiến thuyền Chân Lạp định quay đầu bỏ chạy nhưng đã muộn, hai cánh quân của Phan Vĩnh đã kịp bao vây thuyền Chân Lạp.
Quân Chân Lạp vốn là binh thủ vệ kinh thành, nói cách khác là một đám vịt cạn vốn không quen thủy chiến nên té nhào xuống nước rất nhiều.
Các chiến thuyền của Chiêm lướt tới, hung hăng húc mạnh vào các thuyền của Chân Lạp đang bối rối không biết ứng phó ra sao, binh sĩ hai bên chỉ đợi hai thuyền áp sát liền khơi mào điên cuồng chém giết, binh của Chân Lạp đại bại, thuyền đắm, quân chết rất nhiều.
Lúc này hậu phương Tribhuvanadityavarman đã ổn định được trần hình, thấy quân mình bị thua, bèn xuất lĩnh đại quân tiến liên ứng cứu.
Phan Vĩnh biết chủ lực của quân mình chưa tới không thể đối cứng được với quân Chân Lạp đông đảo hơn vội cho thu binh, rút xa khỏi chiến trường, kiểm điểm thấy chỉ mất vài chục người mà đã đánh chìm được hơn 10 chiến thuyền địch bèn vui mừng lập tức sai người báo tin thắng trận cho vua Chiêm.
Nghe tin quân mình lần đầu giao chiến đã thắng lợi, Chế Chỉ rất mừng khen thường Phan Vĩnh thật hậu, đồng thời sai lập thủy trại lấy chỗ cho hậu quân chuẩn bị đến nghỉ ngơi.
Phan Vĩnh nhận lệnh của Chế Chỉ ngay lập tức cho quân lính dựng hai mươi bốn thủy trại, tiến hành nấu ăn, đêm đó khói lửa mù trời.
Lại quay về phía quân Chân Lạp, sau khi thua trận vốn Tribhuvanadityavarman muốn cho quân truy đuổi thuyền của Phan Vĩnh nhưng do quân Chân Lạp lần đầu tham gia thủy chiến, trận hình quá loạn, nếu đuổi theo nhỡ chúng phục kích quân địch sẽ rất nguy hiểm, suy tính rất nhiều Tribhuvanadityavarman quyết định dừng truy kích lập thuỷ trại cách thủy trại Phan Vĩnh một kilomet.
Đứng từ phái xa nhìn thủy trại của quân Chăm, hàng lối chỉnh tề, quân đội nghiêm minh Tribhuvanadityavarman lòng khen thầm "không biết ai là tướng dẫn đầu đội quân này, thật là một vị tướng tài giỏi, phải làm sao trừ được nguời này mới xong.. "
Ngay lập tức Tribhuvanadityavarman cho người đi thám thính nhưng bị quân Chiêm tên bắn qua như mưa , liền quay về không dám tới gần.
Lại nói về hậu quân của Chiêm do Chế Chỉ cùng Ông Chiên xuất lãnh, sau vài tiếng cuối cùng đã đuổi kịp quân tiên phong của Phan Vĩnh.
Phan Vĩnh thấy Chế Chỉ đến liền rước lên thủy trại cúi đầu nói "do bận việc quân vụ, phải đề phòng quân Chân Lạp đột kích bất ngờ nên thần thể không đón tiếp bệ hạ từ xa, mong bệ hạ thứ tôi."
"Không sao, tướng quân vừa lập công lớn, chuyện nhỏ nhặt này trẫm không để trong lòng đâu" Chế Chỉ vui vẻ nói.
"Nhờ ân đức của bệ hạ, quân ta lần trận đầu đã giành thắng lợi đánh chìm 10 thuyền chiến của địch, giết hơn 2000 lính Chân Lạp, hiện tại quân Chân Lạp vẫn đang khiếp sợ không dám giao tranh với quân ta." Phan Vĩnh cung kính nói.
"Thắng lợi là việc mừng nhưng tướng quân chớ nên khinh địch, quân Chân Lạp vẫn còn rất mạnh, chúng ta phải đánh nhanh thắng nhanh chớ kéo dài thời gian để quân các nơi của Chân Lạp kịp thời tới cứu viện." Ông Chiêng từ trầm giọng nói.
"Lực lượng quân Chân Lạp thế nào, mật thám đã điều tra kĩ chưa?" Chế Chỉ nhìn Phan Vĩnh hỏi.
"Theo tin mật thám báo về quân Chân Lạp có 3 vạn quân, gồm 20 chiến thuyền lớn mỗi chiếc có thể chở 500 quân, 200 chiến thuyền cỡ trung mỗi chiếc chở được 60 người, số còn lại là thuyền nhỏ, chỉ huy đám quân này chính là vua Chân Lạp." Phan Vĩnh đem tin mà mật thám báo về nói.
"Quân số này tuy không nhỏ nhưng so với lực lượng của chúng ta vẫn còn kém xa, lần này đại quân ta xuất binh 6 vạn toàn bộ đều là tinh nhuệ chi sư, việc thắng lợi trận chiến này là không khó, tuy nhiên mục đích của ta chính là chiến thắng thật nhanh, các khanh ai có cao kiến gì không?" Chế Chỉ nói.
"Theo thần biết thì quân Chân Lạp lần này hơn phân nửa là tư binh của các quý tộc, quân chính quy rất ít, mà đám quý tộc cái quan trọng nhất với họ chính là gia sản của mình, nếu chúng ta cho người loan tin quân ta đã cho bộ binh vòng ra sau đánh kinh đô Angkor, tất bọn họ sẽ sợ hãi gia tài bị cướp phá mà rút quân về, thừa lúc ấy chúng ta cho quân tràn lên nhất định sẽ giành thắng lợi." Phan Vĩnh nói.
"Hay, cứ theo kế sách của Phan Vĩnh tướng quân mà làm." Chế Chỉ nghe nói mừng rỡ ngay lập tức quyết định.
Ngày hôm sau, hai bên vẫn án binh bất động chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ đại chiến sắp sảy ra.
Thủy trại bên Chân Lạp, bề ngoài có vẻ rất tĩnh lặng nhưng ẩn chứa bên trong sự im lặng đó là mối họa chết người.
Chả biết từ đâu mà trong đám quân lính Chân Lạp lan truyền tin tức, một đạo quân Chiêm nhân lúc tối qua đã vòng ra sau quân mình tiến về phía Angkor.
Lời đồn một truyền trăm, trăm truyền ngàn chả mấy chốc đã lan tới tai đám quý tộc đang trong doanh trại quân Chân Lạp, điều này khiến bọn họ vô cùng lo lắng.
Hôm trước, lúc trong cung điện nghe tin có quân địch tấn công kinh thành, các quý tộc đã âm thầm cho người về chuẩn bị di dời các tài sản quý báu ra nơi an toàn, tuy nhiên chưa kịp cho người rời đi đã bị Tribhuvanadityavarman ép buộc xuất ra tư binh để tham gia chống địch, thành thử các tài sản vẫn còn trong Angkor, nếu quả thật có quân địch tấn công, toàn bộ gia sản của họ sẽ mất sạch.
Các quý tộc vô cùng hoang mang, tuy nhiên không một ai dám bỏ đi, nếu lúc này mà bỏ đi chỉ sợ ngay lập tức sẽ bị Tribhuvanadityavarman chém đầu tức thì, lấy đó giết gà dọa khỉ cảnh cáo đám người đang có ý định bỏ chốn còn lại.
Quay về phía quân Chiêm, sau khi nghe tin mật thám báo lại, kế sách đã thành công hiện tại thủy trại quân Chân Lạp tuy im ắng nhưng bên trong thì loạn thành một đoàn, quân sĩ nghe thấy kinh thành bị tập kích mà thân nhân mình vẫn còn trong đó thì chả còn tâm trạng mà lo đánh giặc nữa, ai cũng mong mau chóng được chở về.
Biết thời cơ đã tới trưa hôm ấy . Quân Chiêm nai nịt gọn ghẻ,bày trận trên sông , gươm giáo rợp trời , cờ xí như rừng.
Phan Vĩnh tiên phong dẫn mấy trăm thuyền chiến lướt tới doanh trại quân Chân Lạp.
Thấy có thuyền địch tiếp cận quân Chân Lạp tuy ý chí chiến đấu giảm mạnh nhưng cũng không ngồi đợi chết, Tribhuvanadityavarman vội vã truyền lệnh toàn quân chuẩn bị lướt tới đón đánh.
Quân Chân Lạp dưới sự chỉ huy của vua Tribhuvanadityavarman dũng mãnh lao tới giao chiến cùng đoàn quân tiên phong của Phan Vĩnh.
Tuy nhiên Tribhuvanadityavarman không để ý ngoài cánh quân triều đình do hắn chỉ huy tiến lên còn lại các cánh quân khác dường như đều tiến tới rất chậm, một lúc sau đã bị cánh quân của Tribhuvanadityavarman bỏ qua một đoạn khá xa.
Lúc này hai bên đã giao chiến quyết liệt, Tribhuvanadityavarman mới kịp chú ý tới chuyện gì đó không phải bèn nhìn lại phía sau, thấy đám tư binh vẫn chậm chễ chưa tham chiến, một luồn dự cảm không lành ập tới khiến mồ hôi lạnh của hắn chảy ướt lưng.
Một khắc lơ là Tribhuvanadityavarman ngay lập tức bị một mũi tên từ phía quân Chiêm Thành bắn thẳng vào đầu ngã xuống nước.
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ khiến đám cận vệ cạnh Tribhuvanadityavarman không kịp phản ứng, đến khi nhận ra thì quá muộn.
Vua Tribhuvanadityavarman bị giết nơi trận tiền khiến đội ngũ rối loạn, nhiều thuyền bè tự húc vào nhau rồi chìm, trần hình quân Chân Lạp ngay lập tức tan vỡ.
Nhân lúc đó hậu quân Chiêm do Chế Chỉ dẫn đầu, thấy thời cơ tốt để giáng một đòn chí mạng vào quân Chân Lạp đã quyết định không đứng ngoài cuộc mà lệnh toàn quân Chiêm nhằm vào tiền quân Chân Lạp mạnh mẽ trùng kích.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro