Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 13 : trước cơn sóng dữ


Phủ Thái Phó, hôm nay cũng như mọi khi Tô Hiến Thành vẫn đang xem công văn báo cáo về sự việc các nơi gửi tới, từ khi nhà vua quyết định giao toàn bộ việc triều chính cho ông công việc mỗi ngày cần xử lý ngày càng nhiều một gánh nặng vô hình bỗng đè lên vị cựu thần lớn tuổi này.

Nói tới công lao thì vị lão thần này chính là trụ cột của nhà Lý, từ thời vua Lý Anh Tông ông đã có đóng góp to lớn trong việc giữ gìn bình yên cho quốc gia đánh dẹp các cuộc nổi loạn, Tô Hiến Thành được đề cập lần đầu trong sử sách do vai trò của ông trong việc bình định nổi loạn Thân Lợi. Năm 1140, Thân Lợi tự xưng là con trai Lý Nhân Tông và nổi loạn chống vua Lý Anh Tông ở khu vực phía bắc (nay là Thái Nguyên). Quân của Thân Lợi cuối cùng đã bị quân nhà Lý do Đỗ Anh Vũ chỉ huy đánh tan, Thân Lợi bị Tô Hiến Thành bắt và bị chém đầu theo lệnh của Lý Anh Tông tháng 10 năm 1141.

Không chỉ giỏi cầm binh trong việc đối nội ông cũng rất khôn khéo nhất là việc Tô Hiến Thành đã khuyên nhà vua tha cho các thành viên tham gia nổi loạn để tỏ lòng nhân ái đối với dân chúng, việc này làm uy thế nhà vua không những giảm mà còn lên cao nhân dân ca ngợi nhà vua nhân từ có đức hiếu sinh từ đó lòng dân quy thuận.

Sự nghiệp làm tướng võ của Tô Hiến Thành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tiếp nối gương của Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái úy Tô Hiến Thành đã cùng vua Lý Anh Tông đi dẹp loạn các nơi, mở mang bờ cõi thêm về phía Tây bắc. Chống Chân Lạp xâm lược, chinh phạt Chiêm Thành. Làm cho vị thế của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Anh Tông trở nên lớn mạnh với các nước lân bang và với nhà Tống. Buộc nhà Tống phải công nhận Đại Việt vào năm 1164.

Khi đã cao tuổi cảm thấy mình không còn hợp với việc hành quân dong duổi đánh trận ông sang làm quan văn, sự nghiệp làm quan văn của ông cũng hiển hách không kém, nhưng phần lớn công lao lại tập trung ở giai đoạn cuối đời, khi ông trở thành đại thần phụ chính tài năng và đức độ cuối cùng của nhà Lý. Ở giai đoạn trước đó, công lao lớn nhất của ông là việc ông tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày nay. Cuối đời ông làm đến chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó bình chương quân quốc trọng sự (tể tướng). Khi vua Lý Anh Tông băng hà năm 1175, hoàng tử trưởng là Lý Long Xưởng hư hỏng, vua có di chiếu lập hoàng tử Lý Long Cán mới có 1 tuổi lên ngôi (tức vua Lý Cao Tông), đã giao cho ông phụ chính.

Day day huyệt thái dương mệt mỏi cầm chén trà lên hớp một ngụm thở dài Tô Hiến Thành nhìn Vũ Tán Đường người vẫn luôn bên cạnh mình hầu hạ nói "người hãy đi gọi Trần Trung Tá và Đỗ Kính Tu đến phủ gặp ta ngay ta có chuyện muốn bàn với bọn họ"

Vũ Tán Đường đang đứng bên cạnh sắp xếp Đống tấu chương thấy Tô Hiến Thành nói thế cũng không lấy làm lạ, từ khi nhà vua giao chính sự cho Tô Hiến Thành và các đại thần giải quyết mỗi lần có việc gì quan trọng mà cần phải bàn bạc Thái Phó thường hay gọi bọn Đỗ Kính Tu và Trần Trung Tá đến để cùng quyết định việc này cũng đã quen thuộc với hắn.

Nhìn Vũ Tán Đường dời đi Tô Hiến Thành chỉ đành biết thở dài thầm nghĩ "Người này tài năng có hạn nhưng lại biết cách lấy lòng người làm việc nhỏ còn được nhưng nếu là việc lớn thì không thích hợp, người suốt ngày chỉ lo lấy lòng bề trên thì sau này khi nắm đại quyền cũng sẽ ưa nịnh nọt không dùng nhân tài mà dùng nịnh thần, suốt ngày chỉ lo tâm kế mà chính sự quốc gia không dành tất dẫn đến họa chia bè kéo phái chia rẽ triều chính"

Tô Hiến Thành nghĩ giờ mình tuổi đã cao có lẽ không còn sống được bao lâu nữa bất cứ khi nào cũng có thể chết nhưng ông sợ sau khi mình chết không còn ai gánh vác triều chính cùng chia sẻ gánh nặng với nhà vua nữa, có lẽ nên sớm tìm một người tài năng đức độ dần thay thế mình như thế dù mình có chết Đại Việt vẫn sẽ vững bền tới khi vua nhỏ trưởng thành tự lo gánh vác đất nước.

Theo Tô Hiến Thành nghĩ người hiện tại có năng lực có thể thay thế mình cũng chỉ có hai người một là Đỗ Kính Tu hai là Trần Trung Tá, hai người này tài năng đức độ đều rất tốt hơn nữa làm người lại rất chung thực, với công việc lại tận tâm hết mức hơn nữa lòng trung thành thì khỏi phải nói, cả hai vốn là người ủng hộ bệ hạ nên không cần phải lo khi mình chết người lên nắm quyền thay mình cậy quyền lớn mà phế lập vua mới.

Mải suy nghĩ trong đầu bỗng có lính hầu vào bẩm báo "bẩm Thái phó có hai quan đại thần là Đỗ Kính Tu và Trần Trung Tá xin gặp"

Đặt chén trà xuống bàn Tô Hiến Thành nói "cho hai người đó vào"

Linh hầu thưa " dạ vâng"

Một lúc sau từ xa có 3 người tiến lại dẫn đầu là Vũ Tán Đường theo sau có hai người đó chính là Đỗ Kính Tu và Trần Trung Tá.

Hai người được dẫn tới gặp Tô Hiến Thành sau khi chào hỏi xã giao Trần Trung Tá nói "không biết Thái Phó đại nhân có việc gì căn dặn mà triệu tập chúng tôi?"

Tô Hiến Thành cười cười vuốt râu "không vội hai vị mời ngồi đã rồi từ từ nói chuyện, người đâu dâng trà cho hai vị đại nhân."

Không để hai người đợi quá lâu sau khi người hầu đã dâng trà Tô Hiến Thành nhìn ba người Đỗ Kính Tu nói .

- Không biết đã gần đến tết các vị đã chuẩn bị đến đâu rồi?

- cãm ơn Thai Phó đại nhân đã quan tâm, nhà hạ quan đã chuẩn bị đồ tết đầu đủ rồi. - Đỗ kính Tu nói

- Dịp tết nguyên đán là ngày lễ trọng đại của nước ta đây là ngày vui của nhân dân cả nước nhưng những người làm quan như chúng ta càng vào những ngày này thì càng phải thận trọng bọn gian có thể lợi dụng những dịp này để gây bất lợi cho nhà vua mong các vị hãy đừng mải vui chơi mà sao nhãng việc phòng bị. - Tô Hiến Thành nghiêm mặt nói

Dường như cảm thấy có điều gì không ổn trong lời nói của Tô Hiến Thành Trần Trung Tá lo lắng hỏi "chả lẽ Bảo Quốc vương và Chiêu Linh thái hậu có động tĩnh gì sao?"

Tô Hiến Thành im lặng gật đầu, tất cả mọi người trong phòng đều dơi vào trầm ngâm không ai nói một lời trong đầu mỗi người dường như đều có những suy nghĩ riêng, tuy biết chuyện này sớm muộn cũng sẽ xảy ra nhưng khi đến thật thì trong lòng ai cũng nặng nề đây là lục đục nội bộ hoàng tộc dù kết quả thế nào thương tổn cũng chính là người của mình là binh sĩ Đại Việt tự giết hại lẫn nhau khó tránh khỏi cảnh nồi da nấu thịt.

Theo luật nhà lý bất cứ kẻ nào tham gia phản loạn đều phải bị giết mà một khi phản loạn nổ ra sẽ có hàng nghìn binh sĩ vô tội vì lệnh của cấp trên mà lao vào cuộc chiến vô nghĩa tự tàn sát chính đồng bào của mình. Trong số những người ngồi đây ai cũng không ngại xông pha sa trường giết giặc nhưng nghĩ đến phải ra tay với chính người của mình thì không ai muốn cả.

Nhìn mặt mọi người trong phòng ai cũng nặng nề Tô Hiến Thành không đoán cũng biết suy nghĩ của họ nói "Tôi biết các vị ngồi đây không ai muốn ra tay với chính binh sĩ Đại Việt ta nhưng các vị phải hiểu để giữ bình yên xã tắc chúng ta nhất định phải ngăn chặn dập tắt cuộc bạo loạn này, kể từ lúc bọn họ cầm gươm chĩa vào bệ hạ thì bọn họ đã từ bỏ tư cách là chiến binh Đại Việt ta rồi, bọn họ chính là tặc là kẻ phản bội vì vậy tôi mọng mọi người dù là trước đây có giao tình thì cũng nhất quyết không được nương tay, nên nhớ vận mệnh Đại Việt ta nằm trong tay mọi người, nhất định không thể để bọn loạn thần này động tới một sợi tóc của bệ hạ"

Dường như cảm nhận được sát ý trong lời nói của Tô Hiến Thành tất cả đều giật mình bừng tỉnh có lẽ sau bao nhiêu năm làm quan văn thật sự lần này lão Thái Phó thực sự đã nổi sát tâm rồi.

Vũ Tán Đường nhìn Tô Hiến Thành vỗ bàn đứng dậy nói "Đại nhân xin cho tôi 5000 quân tôi sẽ giết sạch bọn phản loạn mang đầu chúng dâng cho hoàng thượng"

Chưa kịp đê Tô Hiến Thành đáp lại Trần Trung Tá vội đứng lên xen ngang "Vũ đại nhân xin bình tĩnh, mọi việc phải có kế hoạch rõ dàng lúc đó hành động mới chắc thằng được, nóng vội chưa biết địch như thế nào chỉ làm hỏng việc mà thôi"

Thấy Trần Trung Tá xen ngang cắt lời của mình đây chính là dịp mà hắn muốn chứng tỏ với Tô đại nhân Vũ Tán Đường tức giận đanh định lên tiếng phản bác chỉ thấy Tô Hiến Thành lắc đầu bảo ngồi xuống.

Trần Trung Tá nói tiếp "nếu đại nhân đã sớm biết được có phản loạn chắc ngài cũng đã nắm rõ kế hoạch cũng như lực lượng phản tặc mong đại nhân nói để mọi người cùng nghĩ đối sách ứng phó, chúng ta không thể mù quáng bị động đối phó được như vậy thương vong sẽ rất lớn hệ quả cũng quá nặng sẽ ảnh hưởng tới quốc gia"

Thấy Trần Trung Tá trong tình huống như thế này mà vẫn rất bình tĩnh không nóng vội nông nổi Tô Hiến Thành rất tán thưởng gật đầu nói tiếp "lần này chính là Chiêu Linh thái hậu cùng Bảo Quốc vương và bè lũ tay sai ủng hộ có mưu đồ soái ngôi bệ hạ, theo những gì mật thám cho biết phản quân có ít nhất 2 đạo quân tầm 4000 người tướng lĩnh cầm đầu chính là Tô Biển, Phan Vĩnh chỉ huy đạo quân Quảng Thành và Quang Vũ đóng bên ngoài, theo như kế hoặc của bọn phản quân thì sẽ nhân dịp lễ tết nguyên đán khi các cánh quân khác lơ là phòng bị sẽ dẫn quân đánh thẳng vào kinh thành dưới sự tiếp tay giúp đỡ của nội gián bên trong nhanh tróng khống chế bệ hạ và hoàng thành sau đó buộc bệ hạ phải thoái vị nhường ngôi cho Bảo Quốc Vương"

Khi biết được kế hoạch của đám người Chiêu Linh thái hậu mọi người đều kinh hãi toát mồ hôi thật không ngờ bọn người này lại to gan táo bạo như vậy hơn nữa lực lượng cũng rất mạnh gồm 2 trong số 13 cánh quân thiên tử thiện chiến chính quy đóng ngoài thành quân số ít nhất là 4000 đây là một lực lượng lớn thực sự nếu không biết kế hoạch của chúng mà để 4000 quân này tràn vào thành thì không biết sự việc sẽ nghiêm trọng tới mức nào đây.

Đỗ Kính Tu vốn im lặng lắng nghe từ đầu đến cuối khi biết được có 2 trong số 13 cánh quân thiên tử làm phán thì rất tức giận vỗ tay vào bàn nói "khốn kiếp Tô Biển, Phan Vĩnh thật to gan dám mang quân định lật đổ hoàng thượng sao, điều này không thể chấp nhận được nhất định phải bắt hai kẻ này lăng trì tùng sẻo cũng không dửa hết tội chả nhẽ bọn chúng quên thánh ơn tiên đế ban cho mà dắp tâm làm điều phản nghịch"

Mọi người trong phòng đều nhìn Đỗ Kính Tu người này bình thường nho nhã lịch thiệp nhưng lần này cũng giận rồi ai bảo hai người kia đều là đồng hương của hắn chứ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro