Chương 21
Mọi việc vẫn cứ như cũ trong mấy tháng cuối năm này, ai đi học đường đọc sách thì tiếp tục đi. Ai theo Dương Khiêm, Dương Phúc chăm lo đồi trà thì vẫn như cũ. Ai theo Dương Hào, Dương Bảo tới các cửa hàng lá trà và Hương liệu học buôn bán thì cứ theo học thôi.
Nhưng Cẩn Tuệ, Dương Ngôn và Mẫn Trúc có thêm một nhiêm vụ, đó là dạy cho hai mươi người làm trong vườn trà biết chữ. Đây là đề xuất của Mẫn Trúc và mọi người đều đồng ý.
Cả hai mươi người đều hết sức kích động. Họ là những đứa trẻ ở các thôn làng hẻo lánh, cơm không đủ no, quần áo không đủ mặc. Chính vì vậy mà cha mẹ đã phải bán họ để đổi lấy ít tiền lo kế sinh nhai cho một nhà già trẻ, lớn bé.
Vậy mà đến làm trong vườn trà Dương gia được ăn no, mặc ấm, giờ lại còn được học chữ. Đây thật là đãi ngộ không phải là ở bất kỳ đâu cũng có, cho nên, có vài người không được thông minh lắm cũng cố hết sức để đọc sách, biết chữ.
Vì thời này rất khắt khe trong chuyện nam nữ, nên Dương Ngôn và Mẫn Trúc sẽ dạy chữ cho tám người nữ. Cẩn Tuệ tuy mới chín tuổi, nhưng sẽ dạy cho mười hai người nam và biểu đệ Dương Bách. Vì bạn nhỏ Dương Bách đi theo Mẫn Trúc học từ hồi ba tuổi, chữ cũng nhận biết khá nhiều rồi, nên chỉ đến ngồi tham gia náo nhiệt thôi. Dù sao năm sau Dương Bách cũng phải đi học đường rồi.
Cẩn Tuệ, Dương Ngôn bây giờ ở trường tranh thủ giờ nghỉ sẽ làm luôn công khóa, sau đó về nhà tắm rửa, tranh thủ làm hoàn thành công khoa tiên sinh giao rồi cùng Mẫn Trúc, Dương Bách chạy đến đồi trà tiếp tục sự nghiệp dạy học. Mỗi ngày dạy chỉ được một canh giờ, nhưng như vậy cũng đã là tốt rồi.
Dương lão gia tử nhìn bốn đứa nhỏ cứ chiều đến là ồn ào chạy tới đồi trà dạy học mà vui vẻ trong lòng. Ông nói với Ngô thị :" bà xem, mấy đứa nhỏ không có đứa nào chịu thua kém, Dương gia chúng ta là được ông trời phù hộ, tất cả đều thuận thuận lợi lợi".
Ngô thị cũng cười nói :" còn không phải sao".
Dương lão gia tử chép chép miệng :" trong tất cả mười mấy đứa nhỏ, nổi bật nhất chính ra là Mẫn Trúc. Ta thấy nó có thiên phú trong tất cả các lĩnh vực, bất kể cái gì từ cái đầu nhỏ của con bé đưa ra ý tưởng đều là thành công. Lúc đầu tôi cũng thật nghi ngờ, không hiểu sao con bé lại thông minh như thế. Nhưng cái tính hồ nháo trẻ con vẫn còn đó! Thật là, nếu là nam hài thì tốt biết bao".
Ngô thị lại không hiểu nỗi tiếc hận của Dương lão gia tử, bà nhìn ông nói:" cháu gái thì có gì không tốt sao? Ông chưa đủ nhiều cháu trai à? Mấy đứa cháu trai Dương gia có đứa nào chịu thua kém. Ông đúng là không biết thỏa mãn mà!"
Dương lão gia tử chỉ là cảm khái, ông nào có chê bai gì cháu trai, ông lắc đầu nói :" tôi không có ý đó, là bà nghĩ nhiều thôi!"
Ngô thị nghe thế mới thôi không nói nữa.
Dương lão gia tử và Ngô thị không có cùng một ước nguyện. Ngô thị chỉ cần con cháu khỏe mạnh, mọi sự thuận lợi, hòa thuận vui vẻ là tốt rồi. Quản làm gì là nam hay nữ. Dù sao cháu trai bà cũng có nhiều rồi, bà lại ít cháu gái, Mẫn Trúc là một tay bà chăm sóc mấy tháng lúc mới sinh ra, lại luôn bên cạnh bà ba năm nay. Tính ra thì bà còn yêu quý Mẫn Trúc hơn mấy người cháu kia một chút. Vì bà chỉ có duy nhất một khuê nữ, mà Mẫn Trúc là con gái của khuê nữ bảo bối của bà. Yêu ai yêu cả đường đi lối về mà.
Nhưng Dương lão gia tử lại khác, ngay từ khi còn trẻ ông đã có nhiều tham vọng. Chính vì vậy, trừ Dương thị là con gái được cưng chiều, thì bốn người con trai của ông đều được ông nghiêm khắc dạy dỗ. Ông muốn Dương gia ngày càng phải đi lên, nhưng không vì vậy mà cấp tốc dẫm đạp lên tất cả mà bước lên cao. Ông dùng tâm huyết cả đời để xây dựng một nền tảng vững chắc, ông hiểu được rằng, gia đình ông thân cô thế cô, không có chỗ dựa. Nếu bước quá nhanh, lên quá cao, mà trụ cột không vững thì sớm hay muộn cũng đổ vỡ.
Giờ Mẫn Trúc như là một ngọn đuốc rực sáng dẫn lối cho Dương gia xây dựng cái trụ cột mà ông muốn, nên chuyện Mẫn Trúc là con gái đương nhiên là ông tiếc nuối rồi.
Mọi người lại bận rộn cho một cái tết sắp tới. Tết năm nay cũng rất khác biệt vì trong nhà có đến tám người tham gia khoa thi.
Dương Trí, Cẩn Tuệ truyền lại toàn bộ kinh nghiệm đi thi cho năm người là Dương Kính, Dương Đăng, Dương Khoa, Dương Liêm và Cẩn Tuệ.
Dương Kính và Dương Đăng đều đã mười tám tuổi, tuổi này đáng ra nên nghị hôn rồi, nhưng cả hai đều muốn chờ thêm một năm nữa mới thú thê. Vì mỗi người đều có chí hướng muốn tạo một chút thành tích rồi mới cưới thê tử.
Lần đi thi này ngoại trừ Lâm Hải, Dương Trí, Cẩn Minh là muốn đậu công danh thì tất cả đều chỉ muốn xem sức mình tới đâu. Vì Dương Kính và Dương Đăng mỗi người hiện giờ cũng trông coi một cửa hàng trà và hương liệu của Dương gia. Còn ba người Dương Khoa, Dương Liêm và Cẩn Tuệ lại yêu thích buôn bán hơn. Nhất là Cẩn Tuệ, tuy mới chín tuổi, nhưng dưới sự bồi dưỡng tuyệt đối của Mẫn Trúc với vị nhị ca này thì tâm lý Cẩn Tuệ lại khá thành thục.
Nhưng thử sức ở khoa thi cũng không phải chuyện xấu gì, lại còn học hỏi được rất nhiều. Vì vậy Dương lão gia tử vung tay, cho nam đinh đi thi hết.
Qua tới ngày hai sáu tháng chạp, Dương lão gia tử gọi gia đình Lâm Hải sang bàn công chuyện.
Tất cả lớn bé Dương gia ngồi vòng quanh Dương lão gia tử và Ngô thị. Ông nhìn một vòng con cháu rồi từ từ mở miệng :" hôm nay ta gọi tất cả các con lại, là để thông báo về số lượng trà thu hoạch, và chi tiêu trong một năm qua".
Dừng một lúc ông lại tiếp tục :" bắt đầu từ năm nay, toàn bộ chi tiêu, thu nhập của Dương gia sẽ được công khai trong nội bộ gia đình. Năm nay, số tiền thu được từ Bạch trà là bốn vạn tám ngàn lượng, còn hơn một ngàn mẫu thu hoạch loại trà bình thường, giá chỉ hai lượng một cân, chúng ta có bốn ngàn cân là tám ngàn lượng. Hai đồi trà trồng xem cây ăn quả thu được hai ngàn một trăm năm mươi cân, giá năm lượng một cân, số bạc thu được là một vạn bảy trăm năm mươi lượng.
Tổng số tiền thu về từ lá trà là sáu vạn sáu ngàn bảy trăm năm mươi lượng".
Nói một hơi dài, ông lại nghỉ một lát, uống một ngụm trà rồi tiếp tục.
"Còn về hương liệu, do mới mở năm nay, nhưng sinh ý khá tốt tiền thu về cũng được ba ngàn lượng. Nói như vậy, năm nay chúng ta có sáu mươi chín ngàn bảy trăm năm mươi lượng thu vào".
Trừ bốn người con trai của Dương lão gia tử, Lâm Hải, Dương Thiên, Dương Trí, Cẩn Minh và Mẫn Trúc thì ai cũng trợn tròn mắt lên rồi.
Gần bảy mươi vạn lượng thu vào, họ có là nằm mơ cũng chưa từng thấy qua nhiều tiền như thế.
Dương lão gia tử chờ mọi người xì xầm một lúc, ông gỗ gỗ bàn để mọi người im lặng, rồi tiếp tục nói.
" Tuy thu vào nhiều, nhưng chi ra cũng không phải con số nhỏ, đầu tiên là việc ta đi hội trà, để khai thông quan hệ, đăng ký hội trà, chi phí đi lại ăn ở hết bốn ngàn lượng. Tiếp đó là xây nhà, mua người hết bảy ngàn lượng. Lại chi phí đọc sách của hài tử hết mười một ngàn lượng. Chuyện ăn ở, đi lại, chi phí nhân công, phân bón, của năm trước chúng ta thu mua cây giống bây giờ mới có thứ để trừ vào, tiếp đó là chi phí vạn chuyển hàng hóa, khơi thông quan hệ ở các trấn tổng lại là hai mươi ngàn lượng, lại bỏ ra mười ngàn lượng để mua hai gian cửa hàng ở phủ thành.
Số tiền phải chi là năm mươi hai ngàn lượng. Chúng ta còn lại một vạn bảy ngàn bảy trăm năm mươi lượng thu vào thực tế. Như khế ước ta ký với Lâm Hải, sẽ chia bốn thành lợi nhuận, vậy của gia đình Lâm Hải sẽ là bảy ngàn một trăm lượng".
Dứt lời ông lấy trong tráp nhỏ ngay bên cạnh mình đưa bảy tờ ngân phiếu một ngàn lượng, và một trăm lượng bạc cho Lâm Hải.
Lâm Hải vội đứng lên nói:" nhạc phụ, người không nên quá coi trọng khế ước, con vô năng, không giúp được gì cho Dương gia, lại còn phiền lòng nhạc phụ lo lắng, con không dám nhận nhiều như vậy đâu".
Dương lão gia tử trầm mặt:" con nói không coi trọng khế ước là thế nào? Cả đời ta chưa bao giờ nội tín với ai cả."
Lâm Hải cuống lên:" nhạc phụ, người hiểu lầm, ý con không phải thế".
Dương thị cũng vội vã nói đỡ cho trượng phu:" cha, chàng cũng không phải ý tứ kia. Chúng con là không làm được gì nhiều, nên không dám nhận số bạc lớn như thế".
Lâm Hải liên tục gật đầu:" dạ đúng, dạ đúng".
Mẫn Trúc thấy cha nương luống cuống thì kéo kéo áo Cẩn Minh. Cẩn Minh hiểu ý vội đứng dậy thưa :" ông ngoại, người cho con nói được không ạ?"
Dương lão gia tử thực cũng không giận Lâm Hải, nhưng ông cũng chưa hòa hoãn lại ngay, vẫn trầm mặt nhìn Cẩn Minh nói :" được, con nói đi".
Cẩn Minh thưa:" bốn thành tiền lời này nhà con xin thu".
Lâm Hải vội quát :" Cẩn Minh, không được hồ nháo".
Dương lão gia tử lại nói :" Lâm Hải, để cho Cẩn Minh nói".
Lâm Hải im lặng, Cẩn Minh tiếp tục nói:" nhưng trong làm ăn, phải bỏ ra mới có được tiếp. Không phải năm sau chúng ta vẫn tiếp tục phải cần tiền để quảng bá loại trà mới ở hội xuân sao? Lại chưa kể tới chi phí chăm sóc vườn trà. Chính vì cha con mấy ngày tới sẽ đưa nương, nhị đệ và tiểu muội đi kinh thành.
Chính vì vậy, nhà con sẽ nhận một ngàn một trăm lượng làm chi phí đi kinh thành. Còn lại sáu ngàn lượng, sẽ tiếp tục đóng góp vào vườn trà, như vậy, năm sau tiền lời có nhiều một chút, gia đình con sẽ không cảm thấy xấu hổ chút nào mà cầm lấy. Ông ngoại xem như vậy có được không?"
Dương lão gia tử nghe xong trầm tư suy nghĩ. Sau đó mặt ông giãn ra rồi gật đầu, bây giờ là lúc Dương gia đang cần tiền, không phải lúc làm cao. Nếu bọn nhỏ đã hiểu chuyện như vậy, ông cũng không từ chối.
Mọi chuyện kết thúc trong vui vẻ. Cả nhà Lâm Hải ra về.
Về tới nhà Lâm Hải vẫn chưa thể tin được, chỉ hai năm ngắn ngủi mà tám ngàn lượng bỏ ra lại thu được hơn bảy ngàn lượng. Đây như là một giấc mơ vậy.
Mẫn Trúc thấy cha thất thần thù trèo vào lòng cha, đưa tay xoa xoa cằm Lâm Hải.
Lâm Hải hồi hồn, ôm chặt tiểu bảo bối của mình vào trong ngực nói :" con đúng là tiểu phúc tinh mà. Từ những gì con làm, chúng ta đã có thể hoàn toàn cơm áo không lo mà".
Tuy Lâm Hải là người thành thật, lại chỉ chuyên tâm đọc sách, ít quản chuyện buôn bán của Dương gia nhưng đầu óc rất thông minh. Từ những lần bàn bạc và họp gia đình thì Lâm Hải cũng biết các ý tưởng của con gái nhỏ của hắn đều có thể kiếm ra tiền.
Mẫn Trúc cười khanh khách nói :" cha, người cũng phải thưởng cho con chút gì chứ, công con là lớn nhất mà".
Lâm Hải cười lớn:" ha ha, thưởng, đương nhiên thưởng, tiểu bảo bối, con muốn được thưởng gì?"
Mẫn Trúc suy nghĩ một lát nói:" cha, chúng ta đi từ đây tới kinh thành sẽ đi qua phủ thành, rồi qua bốn thị trấn, con muốn ở phủ thành và bốn trấn lớn đó mỗi trấn ở lại ba đến bốn ngày tham quan được không?"
Lâm Hải nhìn con gái nhỏ của mình, ánh mắt hy vọng lấp lánh của Mẫn Trúc làm lòng hắn mềm nhũn rồi, sảng khoái đồng ý :" được, hiếm có dịp đi xa, cha sẽ theo ý của con. Mỗi trấn lớn ở lại bốn ngày".
Mẫn Trúc hoan hô, vui ngất trời, ôm cổ rồi hôn bẹp lên má cha mình, rồi cười khanh khách. Có người sủng ái thật là thích a.
Mà vì Cẩn Tuệ cũng muốn đi kinh thành, nên sẽ không thi tú tài. Vậy là hai huynh muội hào hứng ngồi nói nói cười cười huyên thuyên về chuyến đi.
Cẩn Minh nhìn đệ, muội hào hứng thì cũng có chút muốn đi, nhưng hắn là huynh trưởng, tương lai của đệ muội cần hắn lo lắng. Chính vì vậy, Cẩn Minh vẫn kiên định ở lại thi.
Mẫn Trúc thật khâm phục Cẩn Minh, mới chỉ mười hai, gần mười ba tuổi, mà ý chí là rất cao. Loại ý chí này còn hơn rất nhiều người đã trưởng thành nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro