Chương 7: Văn gia (tiếp)
Gây ấn tượng đầu tiên với Yên Vũ là thi pháp trên bức hoành phi trước cổng. Ngày trước, để tĩnh tâm, cô có theo học khoá luyện và thường thức thư pháp, nên dù ngôn ngữ có khác, cô cũng nhận ra giá trị của nó. Hơn nữa, chữ cùng bức hoành phi này đều được mạ vàng một cách rất tỉ mỉ.
- Ừ! Ta biết rồi! Ngươi... - Văn thị chưa nói hết câu một âm thanh sốt sắng khác đã chen vào.
- Lão gia không sao chứ ạ? - một gia đinh canh cổng chạy đến, người còn lại thì đứng tại chỗ nghe ngóng.
Hẳn Văn gia không quá phân chia cấp bậc, là người tốt nên gia nhân mới cư xử như vậy.
- Người hơi mệt thôi. Đừng lo! Người cứ tiếp tục nhiệm vụ đi. - vừa đỡ Văn thị xuống xe, Lí nương vừa an ủi gia đình nọ.
- Tứ nương! Ngươi xem xem phòng bếp chuẩn bị thức ăn xong chưa? Bảo họ nhanh dọn lên !(lúc nãy sai người báo rồi).
- Dạ, thưa phu nhân! ........................................................................................................................
- Trần cô nương! Bữa trưa đã xong rồi ạ! - nha hoàn Tiểu Tâm được Lí nương dặn dò phục vụ Yên Vũ, cung kính thông báo.
- Ai nha! Tiểu Tâm này, ta quên nhắc ngươi, Trần cô nương chưa thông thạo tiếng ở đây đâu. - Lí nương không biết xuất hiện từ lúc nào nói.
- Dạ, Lí nương! Tiểu Tâm sẽ để ý. - nàng ta nhẹ giọng đáp.
- Ừa! Ai chứ, Tiểu Tâm là ta yên tâm rồi. - Lí nương vỗ vỗ tay Tiểu Tâm.
- Cô nương! - Lí nương gõ cửa.
- Đến đây! - người nào đó vừa mở cửa, chúng nhân đều hoá đá.
- Tôi mặc không đúng hả? - Yên Vũ bối rối chỉ vào bộ y phục mình đang mặc, rồi mặt dày lắc tay họ ngỏ lời.
- Hai người sửa lại dùm tôi nha?!
Cô không phải là người ngu mà lì. Cô chỉ cố gắng hạn chế việc nhờ vả người khác mà thôi. Hơn nữa, hiện giờ cô đang "lạ nước lạ cái", không tranh thủ tạo ấn tượng và cải thiện mối quan hệ với mọi người ở đây sao được?
Nhìn ánh mắt nài nỉ của cô, Lí nương, Tiểu Tâm không hẹn lại cùng bật cười. Trần cô nương thật đáng yêu!
Nếu Yên Vũ biết đọc suy nghĩ, chắc cô sẽ tự nhủ mình bớt diễn sâu rồi :v.
- Để Lí nương với Tiểu Tâm giúp cô. - dứt lời, Lí nương kéo Yên Vũ vào phòng.
........................................................................................................................
Văn Gia được xây dựng theo cấu trúc khép kín, hoa viên chiếm phần đa diện tích so với trạch viện. Hoa viên bao gồm non bộ và Bán Nguyệt hồ (có hình dạng tương tự bán nguyệt) ở trước Chánh viện, hoa và cây cảnh được trồng khắp các khu còn lại. Trạch viện thì có Chánh viện, Đông viện, Tây viện và Hậu viện. Chánh viện dùng để đón khách, và là nơi ở của đương gia. Đông viện là nơi gia quyến cư ngụ. Tây viện thì dành cho bằng hữu gần xa. Hậu viện thì có trù phòng, phần sau Hậu viện để gia nhân ở. Cổng - bình phong - non bộ - Bán Nguyệt hồ - Chánh viện đều nằm trên trục thẳng, đăng đối.
- Đã tới, thưa cô nương! - Tiểu Tâm cúi đầu nhẹ,tay làm động tác mời.
- Được.
Chưa đặt chân vào thủy tạ (nằm trên Bán Nguyệt hồ, đoạn giữa Chánh viện - Tây viện) , mùi thức ăn béo mà không ngán đã xộc vào mũi Yên Vũ. Aizz...Lại phải giữ kẽ rồi :((
- Cô nương ăn thử xem. Không biết có hợp khẩu vị của cô không nữa? - muốn quen với một chuyện khác lạ thật khó...
- Cô nương dùng thử gà hoàng kim này đi!
....
Sự nhiệt tình không hề bị rào cản ngôn ngữ ngăn đón. Bữa ăn nhờ vậy mà ngon miệng hơn, cũng khiến thời gian trôi nhanh một cách dễ hiểu. .......................................................................................................................
Dưới sự tiếp đón nồng nàn và chăm sóc tận tình của mọi người trong Văn gia, Yên Vũ cũng dần thích nghi hơn với nơi này. Khả năng nghe hiểu và nói đã dần lưu loát và thành thục hẳn sau hai tuần đầu. Đúng là bản năng luôn trỗi dậy lúc cần thiết mà. Tuy nhiên, về phần chữ viết thì vẫn chưa đâu vào đâu :))
Văn lão gia sau khi tịnh dưỡng và điều trị, bệnh tim đã thuyên giảm phần nào. Văn gia là gia tộc buôn vải nổi danh từ rất lâu đời, nay đang lấn sang cả sản xuất và kinh doanh y phục. Văn lão gia tự là Minh Huân, ông sắp bước sang hàng ngũ tuần và hiện đang là người đứng đầu gia tộc, có hai thê thiếp. Văn lão cùng chính thê Văn thị - Hoa Trúc Lam sinh Đại tiểu thư và Tam công tử, thị thiếp Nhan Nhược Đình sinh hạ Nhị tiểu thư. (đặt tên là mệt nhất á :(( ).
Đại tiểu thư - Văn Bích Ngọc và Nhị tiểu thư - Văn Y Mãn đã thành gia lập thất gần chục năm, cuộc sống phu thê đầy sung túc. Văn gia phu phụ không đặt gia nghiệp nhà họ Văn hay gia cảnh hiền tế lên "cân đo đong đếm" hạnh phúc nữ nhi, họ đã rất sáng suốt khi làm vậy. Riêng, Văn Tam công tử - Văn Thanh Đường lại lấy lí do phát triển cơ nghiệp mà thoái thác việc cưới xin đến tận bây giờ. Văn Thanh Đường mỗi khi về nhà là y như rằng, sẽ được nhị vị phu nhân giáo huấn một tràng, nhưng đâu lại vào đó.
Người ta còn đồn rằng "Tam công tử Văn gia bị đoạn tụ", người khác lại khẳng định từng nghe "Tam công tử bảo chưa gặp được ý trung nhân ". Khi mọi người nhao nhao đòi xác thực, người nọ có nói "Hôm đó là ở tầng 3 Ngưng Hương lầu, dịp tháng Chạp năm ngoái". Rồi vài ba người cũng gật đầu đồng ý, nói cũng từng nghe bằng hữu có mặt ở đó hôm ấy kể. Cuộc tán gẫu một ngày này nhanh chóng lan rộng khắp tứ quốc, các cô nương đương xuân đều cảm thấy vui mừng, trong lòng luôn ấp ủ ý niệm "biết đâu mình và công tử sẽ là một đôi uyên ương". Như người quân tử đầy chí khí, thanh cao, điềm đạm, ung dung, Văn Thanh Đường được thiên hạ gọi là Diệp công tử trong "diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa" (tả hoa cúc).
Lúc Yên Vũ nghe Tiểu Tâm kể đến đây, cô thật tò mò vị Tam công tử kia là người như thế nào. Sống trong xã hội này mà lại không để "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", rồi còn đòi tìm người vừa lòng hợp ý. Nghĩ đi thì cũng nghĩ lại, Văn gia đúng kiểu gia đình gương mẫu thời hiện đại, để cho con cái tự do lựa chọn, bản thân chỉ góp ý và sàng lọc thông tin. Aizz... tự nhiên thấy nhớ nhà ghê...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro