C1 - Hàng Hoá và 2 thuộc tính của hành hoá
Lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa đã và đang trải qua 2 hình thức tổ chức kinh tế, đó là nền sản xuất tự cấp tự túc và nền sản xuất hàng hóa. Trong nền sản xuất hàng hóa tồn tại một phạm trù lịch sử đó là hàng hóa.
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cẩu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua
bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. ví dụ: xe cộ, thực phẩm khi được sản xuất và đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường
- Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính này vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, có
trong mọi hàng hóa, thiếu một trong hai, sản phẩm không được coi là hàng hóa
* Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Nhu
cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu
cầu cho sản xuất. Đây là thuộc tính tự nhiên, do vật chất quyết định, là phạm trù vĩnh viễn. Trong mỗi hàng hóa có thể có 1 hay nhiều giá trị sử dụng. Chúng không thể được phát hiện cùng lúc mà phải phát hiện dần dần nhờ sự phát triển của Khoa học kỹ thuật. Ví dụ: than đá, dầu mỏ lúc đầu làm chất đốt sau đó dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm: như dược phẩm...
*Giá trị của hàng hóa: Là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Là thuộc tính xã hội,
phạm trù lịch sử vì khi nào còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì những người sản xuất còn quan tâm đến giá trị.
Gía trị hàng hoá là cái riêng có của sản xuất hàng hóa, là cái ẩn bên trong mỗi hàng hóa, còn giá trị trao đổi là cái biểu hiện ra bên ngoài, là cơ sở so sánh để trao đổi, mua bán. Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc. Tức là 1m vải có giá trị bằng 5kg thóc. GT biểu hiện QHSXXH, cụ thể là mối quan hệ giữa những người sản xuất
- Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
+ Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có
giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, của XH), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên sẽ không phải là hàng hóa. Ngược lại một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh) nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hóa.
+ Mặt mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:
*Thứ nhất: Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (sắt thép, lúa gạo,...) Nhưng ngược lại với tư cách là giá trị thì chúng lại đồng nhất về chất, đều là do kết tinh của lao động.
*Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách biệt về cả không gian và thời gian: Giá trị thì
thực hiện trước, trong lĩnh vực lưu thông. Giá trị sử dụng thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng
- Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính đó, không phải là do hai lao động khác nhau tạo ra, mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Trong đó, lao động cụ thể tạo nên giá trị sử dụng, còn lao động trừu tượng tạo nên giá trị của hàng hóa.
- Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành, nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng,càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
- Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.Vì vậy, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau
- Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân, còn lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội, hai tính chất này có tính mâu thuẫn với nhau, bởi vì:
+ thứ nhất, sản phẩm do lao động tư nhân tạo ra chưa chắc là thứ mà xã hội cần (VD?)
+ thứ hai chính là trường hợp hao phí lao động cá biệt cao hơn so với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được
Ví dụ như chi phí sản xuất ra một cái nón của người lao động tư nhân là 2 triệu VND, và họ phải bán với giá ít nhất 2 triệu VND thì mới không lỗ, nhưng người tiêu dùng có thể mua trên thị trường với giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, do đó, hàng hóa của người lao động không bán được, hoặc bán được nhưng không thu hồi được hao phí la động bỏ ra. Hậu quả của sự mâu thuẫn này chính là sự khủng hoảng sản xuất thừa. Đây là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong sản xuất hàng hóa.
- Tóm lại, hai thuộc tính của hàng hóa có sự thống nhất và mâu thuẫn, chúng được hình thành từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, giữa hai mặt này có sự mâu thuẫn với nhau, Người sản xuất quan tâm đến giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất hàng hóa.
- Ý nghĩa to lớn về mặt lý luận:
+ Tạo lập cơ sở khoa học thực sự cho lý luận về lao động sản xuất
+Giải thích hiện tượng phức tạp trong thực tế: Khối lượng của cải vật chất trong xã hội ngày càng tăng và đi kèm với đó là xu hướng giá trị của một hàng hóa giảm xuống hoặc không đổi
+ Hai thuộc tính của hàng hóa là hai mặt đối lập trong một hàng hóa thống nhất, lao động trừu tượng và lao động cụ thể là hai mặt đối lập trong lao động thống nhất
+ Mang lại cơ sở khoa học cho học thuyết giá trị thặng dư và các học thuyết khác sau này
- Ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn: (?)
+ giúp người lao động sản xuất hàng hóa không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng kĩ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện để có thể tạo ra nhiều sản phẩm thu lại lợi nhuận cao
+ Kích thích nghiên cứu sáng tạo
+ Hạn chế được việc xảy ra các cuộc khủng hoảng sản xuất hàng hóa
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro