Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

xuat khau nong san

1. Thưc trạng xuất khẩu nông sản việt nam trong những năm gần đây

        -  Với thị trường thế giới, nông sản Việt Nam hiện có ở trên 100 quốc gia, một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có thị phần lớn và có vị trí dẫn đầu về xuất khẩu như gạo( t2 TG), hồ tiêu(t1 TG), hạt điều(t2 TG),cà phê(t2 TG)

         -  Năm 2011, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng 4%, tạo giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD (chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu cả nước) nhưng 2 tháng đầu năm nay, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản bắt đầu chậm lại, ước đạt 3,6 tỷ USD.

           - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 1/2012 ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

+ Cụ thể, lúa gạo đang đối mặt với việc thiếu đơn hàng trầm trọng cũng như sự cạnh tranh gay gắt về giá cả từ các nước xuất khẩu gạo khác. Trong tháng 1, giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam không ký được hợp đồng xuất khẩu gạo là do giá gạo hiện cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với các nước xuất khẩu khác, như: Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

+ Đối với mặt hàng cà phê, tháng qua đã có những biến động bất thường về giá, hồi đầu tháng sau khi tăng nhẹ, giá lại bất ngờ giảm mạnh. Mặt hàng này cũng đang phải chịu chung tình cảnh ảm đạm của tình hình kinh tế châu Âu, nên giá cà phê xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới. Ước xuất khẩu cà phê tháng 1 đạt 170.000 tấn với trị giá 350 triệu USD, giảm 20,9% về lượng và 15,3% về giá trị so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó người dân trồng cà phê của Việt Nam cũng đang rất lo lắng về sản lượng có thể giảm trong năm nay, do hoa đã nở bung sớm dễ gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

       + Mặt hàng cao su cũng sụt giảm đáng kể cả về lượng và giá trị xuất khẩu do các doanh nghiệp Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu. Xuất khẩu cao su ước đạt 60.000 tấn giảm hơn 19% về lượng và tới gần 39% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

      + Trong các mặt hàng nông sản chính chỉ có tiêu và hạt điều là vẫn giữ được giá trên thị trường thế giới; trong đó xuất khẩu tiêu ước đạt 4.000 tấn, kim ngạch đạt 30 triệu USD, tăng 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Đầu năm xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tương đối ổn định, có giảm nhẹ về lượng nhưng vẫn giữ giá xuất khẩu tương đối tốt. Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đưa ra thông tin dự báo giá tiêu sẽ giảm nhưng đây có thể chỉ là thông tin nhằm đầu cơ, thu mua hạt tiêu với giá rẻ nhằm trữ hàng đến giữa năm khi mùa thu hoạch đã hết và nhu cầu tiêu thụ bắt đầu lớn, giá cao. Nhìn chung với mặt hàng hạt tiêu, năm nay sản lượng có thể giảm nhưng xu hướng giá thì sẽ tiếp tục tăng. 

       + Đối với mặt hàng thuỷ sản tháng 1 xuất khẩu ước đạt 370 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ. Nền kinh tế của nhiều nước châu Âu đang lâm vào khó khăn, việc tiêu thụ cũng như khả năng thanh toán của nhóm thị trường này đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước. Đối với xuất khẩu thuỷ sản, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 21.

                     Nông sản mang thương hiệu “Việt” bị các thị trường lớn từ chối không còn là chuyện mới, mà đã được cảnh báo từ rất lâu. Còn nhớ, cuối năm 2011, phía EU có thông báo 50 trong tổng số 63 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau củ quả sang thị trường này có sản phẩm không đạt chất lượng. Và rất có thể sẽ “cấm cửa” một số mặt hàng nông sản Việt Nam.

  + Việt Nam tiếp tục giữ vững là nước xuất khẩu hạt điều nhân đứng thứ 1 thế giới với lượng điều xuất khẩu 7 tháng ước đạt 120.000 tấn, kim ngạch 828 triệu USD, tăng 36,5% về lượng và 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.

Nhìn chung, trong 10 năm qua, cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn chậm và chưa rõ nét, mang nặng tính tình thế, đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu  nông sản, các bạn hàng lớn còn ít và không ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng.

2. Thành tựu xuất khẩu nông sản nước ta đã đạt được

         - Thành tích năm 2011 xuất khẩu 96,3 tỷ USD, vượt xa các con số dự đoán trước đây mà cơ quan thống kê nói tới. Với kim ngạch này, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam lên tới 33,3%, tương đương 24 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ sau năm 1995 - năm mà kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới.

        - Tương tự, kim ngạch nhập khẩu năm 2011 ước đạt 105,8 tỷ USD tăng 24,7% (tương đương 20,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2010. Nếu loại trừ nhập khẩu vàng, kim ngạch nhập khẩu ước tính 103,9 tỷ USD.

        - Trong giai đoạn 1989 - 2008, Việt Nam đã  xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất khẩu gạo đạt gần 27 triệu tấn với tổng giá trị hơn 10,5 tỷ USD. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng vọt gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt gần 2,7 tỷ USD, đưa năm 2008 trở thành năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khẩu gạo vượt con số 2 tỷ USD. Đặc biệt, trong vòng ba năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã liên tiếp lập kỷ lục về số lượng và trị giá. Năm 2009, xuất khẩu gạo đã tăng vọt lên mức hơn 6 triệu tấn. Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về cả số lượng và trị giá, với 6,75 triệu tấn và thu được gần 3 tỷ USD.  

          - Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể:

  + Tổng kim  ngạch xuất khẩu  của cả nước ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2087 triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt tới 14308 triệu USD gấp 7 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu  nông sản đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần và chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu  của Việt Nam. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 7,6%/năm tức là tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu  nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 2,7 lần. Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người bình quân năm 1991 là 30 USD, năm 1995 là 76 USD và đến năm 2000 đạt 180 USD (đây là mức của các quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường).

   + Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hóa, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, hải sản, giảm tỷ trọng loại hàng hóa chưa qua chế biến.

     + Năm 1991 kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tới 52,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, còn hàng hóa ngành công nghiệp nặng và khoáng sản là 33,4% và tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp là 14%. Đến năm 2000 tỷ trọng các loại hàng hóa đã thay đổi với cơ cấu tương ứng là 30,1% hàng nông nghiệp, 35,6% hàng công nghiệp nặng và 34,3% hàng công nghiệp nhẹ. Như vậy là đã có sự thay đổi về mặt hàng và về chất của quá trình xuất khẩu.

      + Thị trường xuất khẩu  hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay đổi về cơ cấu thị trường. Sau khi hệ thống XHCN tan rã, thị trường này không còn nữa thì các nước châu á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu  chính của ta. Trong số các nước ở châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu  hàng hóa của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và châu Mỹ.

3. Khó khăn, hạn chế và thách thức trong xuất khẩu nông sản

* khó khăn, hạn chế

1. Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định.

Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì. Điều đó làm cho giá xuất khẩu  của nông sản Việt Namthấp hơn các nước khác.

2. Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất, từ giống tác giả, giống nguyên chủng cho đến giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau… Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng suất cà chua của ta chỉ bằng 65% năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1,1 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1,5 - 1,8 tấn/ha - thấp hơn tới 30-40%.

3. So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh.

4. Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu  nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.

5. Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

6. Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu. Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được.

7. Trong quá trình tự do hóa thương mại, một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản theo quy luật. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ nội địa trong nhiều năm qua sẽ bị cạnh tranh và giảm dần hoặc mất thị trường ngay trên quê hương mình.

- Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn về giá cả xuất khẩu.

          - Sự chậm tiến trong công nghệ chế biến hàng nông sản là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên và hậu quả là hầu hết các sản phẩm nông sản xuất đi phải chịu giá thành rẻ mạt. Đơn cử, cà phê VN có chất lượng cao, mùi vị thơm ngon, là mặt hàng có thế mạnh. Nhưng trong một thời gian dài, việc thiếu vốn đầu tư và công nghệ chế biến lạc hậu (trên 80% cà phê được làm ra từ các hộ nhỏ, thiếu điều kiện sơ chế tối thiểu; các doanh nghiệp thu mua cũng thiếu kho tàng và thiết bị chế biến) đã làm cho giá cà phê xuất khẩu của VN thấp hơn thị trường thế giới khoảng 300 USD/tấn.

         - Thực tế cho thấy, hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ta lại vấp phải tình trạng được mùa, mất giá, chất lượng chưa đảm bảo cho đơn hàng xuất khẩu, nông dân chạy theo tín hiệu của thị trường ngắn hạn, gây lãng phí lớn cho xã hội về tiềm lực xuất khẩu. Hàng nông sản của ta xuất khẩu với khối lượng lớn, nhưng chủ yếu dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Đồng thời công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá cho hàng nông sản xuất khẩu chưa được chú trọng, nên gạo của ta vẫn thua về giá so với gạo cùng loại của các nước trong khu vực

            - Ngoài ra, việc tăng cường các rào cản về kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu cũng là một khó khăn lớn đối với hàng xuất khẩu của nước ta. Một số lô hàng thủy sản của nước ta bị các nước nhập khẩu cảnh báo về chất lượng chưa đảm bảo, điều này đặt Việt Nam trước nguy cơ bị mất đi nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… Các mặt hàng nông sản cũng gặp khó khăn trong xuất khẩu bởi nhiều rào cản về chất lượng, quy định hóa chất, môi trường…

        - Năm 2009 là năm thứ ba Việt Nam gia nhập WTO, nhiều cam kết thương mại bắt đầu được thực hiện theo tiến trình hội nhập, các mặt hàng nông sản giá rẻ của các nước sẽ có cơ hội tràn vào Việt Nam, cạnh tranh với các sản phẩm nông sản trong nước. 

        - Tuy nhiên cái khó nhất của các nhà sản xuất, DN hiện nay là chưa tạo được một chuỗi sản xuất- thu mua- xuất khẩu khép kín. Tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “làm ăn chụp giật” vẫn còn diễn ra phổ biến. Khi có thị trường thì đầu tư rầm rộ, hoành tráng, đúng quy trình và khi đã xuất được vài lô hàng trót lọt, thì coi như thành công. Điều này đã xảy ra với một số mặt hàng hồ tiêu, cà phê, chè của VN. Các mặt hàng rau củ quả cũng không nằm ngoài tình trạng này

       - Một điểm yếu nữa của DN VN là tính đoàn kết trong chia sẻ lợi nhuận yếu, vì thế không liên kết được với nhau trong xây dựng chiến lược tạo thương hiệu lâu dài. Điều này cũng lý giải cho câu hỏi chưa có lời giải: Vì sao thương hiệu nông sản Việt vẫn mờ nhạt

Những bất lợi phân tích trên đây phần lớn do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục được trong tương lai gần nếu chúng ta có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Nếu khắc phục tốt thì những bất lợi này có thể lại trở thành các lợi thế tiềm ẩn của hàng hóa nông sản xuất khẩu của nước ta nói riêng và cho tất các loại nông sản phẩm khác nói chung trong bối cảnh tự do hoá thương mại toàn cầu.

4. Một số giải pháp cho xuất khẩu nông sản và ý kiến đề xuất

* giải pháp

           - Đối với các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, chúng ta tổ chức lại theo hướng xây dựng mối liên kết kinh tế bền vững giữa hộ nông dân, hợp tác xã thương mại với vơ sở sản xuất chế biến, giữa cơ sơ sản xuất chế biến với doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh tế.

           - Đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trên cơ sở xử lý hài hòa lợi ích của các bên tham gia để tạo kết dính giữa các khâu.

           - Phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất và gia tăng giá trị nông sản. Phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng các tổ hợp nông- công nghiệp đẻ gắn sản xuất với chế biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hình thành cac mô hình thương mại- dịch vụ nông thôn và có cơ chế khuyến khích đầu tư công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn.

         - Xử lý hài hòa  mối quan hệ giữa thị trường nông sản trong nước và nướ ngoài. Xác định đúng lơi thế so sánh cũng như năng lực cạnh tranh của các mặt hàng cụ thể trên thị trường trong nước và thế giới. Từ  đó có chính sách hỗ trợ nhằm vừa đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực hiện có, đồng thời phát triển sản xuất và xuất khẩu nững mặt hàng nông sản tiềm năng, giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã có.

       -  Ngoài ra cần xem xét hướng tổ chức lại các hiệp hội và ngành hàng để có sự nối kết hợp tác với nhau; tăng cường đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, giảm chi phí giao dịch trong chuỗi giá trị nông sản, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra… có như vậy, mới có thể thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

        - Về vấn đề an toàn thực phẩm:

          + Người dân cần được tuyên truyền, phổ biến về đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật trong sản xuất và xuất khẩu rau quả.

           + Theo đó các Bộ, ngành chức năng cũng cần xây dựng thông tư, quy định về “Điều kiện kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu rau, quả” để có đủ hành lang pháp lý cho việc quản lý các mặt hàng này. Làm sao để tất cả các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi xuất khẩu rau, quả phải đăng ký vùng trồng, có mã số từ sản xuất đến chế biến, đóng gói và xử lý đầu ra để có thể truy xuất tới cùng nguồn gốc sản phẩm.

           + Cùng với đó, Bộ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ kiềm chế dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp hạ giá thành sản phẩm để có mức lãi nhất định.

         - Về phía các tổ chức:

         + Hiệp hội lương thực và các doanh nghiệp cần tăng cường tuyên truyền để nông dân cơ cấu lại hệ thống cây lương thực, thực phẩm để giữ vững thương hiệu nông sản Việt Nam.

           + Theo dòi sát thị trường, thong tin cho nông dân biết để có diều chỉnh phù hợp trong sản xuất, cả về số lượng lẫn chủng loại. Từ đó định hướng người dân và các doanh nghiệp tập trung và làm những cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: