xoay rubik
Ernő Rubik một kiến trúc sư người Hungari, người đã phát minh ra trò chơi Rubik rất phổ biến trên tòan thế giới. Cũng có thể như vậy mà có rất nhiều những bạn sinh viên kiến trúc thích chơi trò chơi trí tuệ này và mình cũng không phải ngoại lệ. Thực sự rubik là một trò chơi rất hay rất trí tuệ, đòi hỏi người chơi nhiều kỷ năng như đối cới người bình thường, cần phải suy luận, tính tóan để có thể xếp được mỗi mặt 1 màu, cao hơn 1 cấp độ, họ có thể xếp được những hình theo ý muốn, như chữ O, chữ H, chữ T v.v..., phức tạp hơn lại là trò xếp rubik nhanh, thọat đầu người ta nhìn vào sẽ nghĩ là chỉ cần nhanh tay nhanh mắt, rubik trơn tru dễ quay là lam nhanh được, nhưng như thế thôi chưa đủ, người chơi còn cần phải học thuộc một số công thức khổng lồ, phẩn ứng nhanh nhạy và tính tóan chính xác. Ngoài thể lọai này còn có quay Rubik bằng 1 tay, quay bằng chân,nhắm mắt mà quay cũng đua nhau về tốc độ. Quay 1 tay , bằng chân đòi hỏi sự khéo léo còn nhắm mắt mà quay đòi hỏi một bộ nhớ đệm tốt, tính tóan cực kỳ chính xác và trí tưởng tượng tốt.
Số người chơi rubik thì nhiều, nhưng lại không nhiều người xếp được mỗi mặt 1 màu, lại ít người chơi rubik nhanh, càng ít người chơi băng 1 tay hay chân lại càng rất ít người chơi rubik nhắm mắt. Tuy nhiên chơi nhắm mắt không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn có khả băng nhớ 1 dãy 20 số là làm được, không nhiều đâu, chỉ tương đương 2 số diện thoại di động thôi. Mình sẽ trình bày phương pháp chơi hy vọng sẽ giúp được những người yêu thích trò chơi này. Phương pháp này được gọi là vòng tròn 3 điểm nhưng mình sẽ cải biến theo phương pháp mình sử dụng.
Chúng ta bắt đầu với khái niệm cơ bản nhất, khi chúng ta nói nhắm mắt, không có nghĩa là không bao giờ nhìn cục rubik cả. Đầu tiên người chơi phải quan sát rubik một lần duy nhất sau khi bị xáo trộn mà không đươc xoay gì cả, sau đó họ nhắm mắt và bắt đầu xoay cho đến khi làm song. Thời gian sẽ được tính từ khi quan sát đền khi làm song. Giờ để dễ theo dõi, mình sẽ qui ước như hình đi kèm sau, tất nhiên sau khi chơi thành thạo, bạn có thể vứt chúng ra khỏi đầu.
Mình sẽ thực hiện trên rubik chuẩn trong hình, mình chọn màu trắng ở trên cùng, màu đỏ ở trước, màu lục bên trái, lam bên phải, vàng ở dưới và cam ở sau. Tất cả các rubik tàu giá 8000 một cái đều là dạng này cả. Bạn có thể thay đổi nhưng mà trong khi theo dõi thì tốt nhất nên lấy cách chọn như mình
Mình qui ước chiều quay, mình dùng hệ 9 bước quay cơ bản 123456789. Nếu trong công thức mình ghi là 1 nghĩa là quay mặt sau theo chiều mũi tên ( tức là thuận chiều kim đồng hồ ), nếu ghi là -1 nghĩa là quay ngược lại và nếu ghi là 1' nghĩa là quay mặt sau 180 độ. Các ký hiệu 2-9 kia tương tự.
Một rubik 3x3 có 6 mặt với 6 tâm màu, bạn nên đế tâm màu theo cách chọn màu trên. Tức là tâm màu trắng luôn ở trên, còn tâm đỏ thì ở trước còn các mẩu còn lại thì kệ chúng. Ngoài ra chúng còn có 8 góc, mỗi góc có 3 mặt và 12 cạnh, mỗi cạnh lại có 2 mặt, qui ước thứ tự của chúng như trong hình. Qui ước này là qui ước cho rubik khi đã quay song, tức là cạnh nào có màu trắng đỏ, dù nó nằm ở đâu thì nó cũng là cạnh 1, cạnh màu vàng lục dù nó nằm ở đâu thì cũng là cạnh 8. Góc trắng đỏ lam dù nằm ở đâu cũng là góc số 2. Theo hình thì qui ước 8 góc gồm các số từ 1 đến 8, còn 12 cạnh thì cũng từ 1 đến 8 và A đến D ( có người dùng từ 1 đến 12 nhưng kinh nghiệm của mình thì như thế khó nhớ hơn, tuy nhiên bạn có thể thay đổi tùy theo sở thích và sự thuận tiện của mình).
Cũng trên 2 hình đó mình qui ước vị trí, qui ước vị trí và qui ước các mẩu cạnh hòan tòan ký kiệu như nhau. Đối với cạnh, vị trí cạnh 1 là nơi mà cạnh đó gồm mặt trên và trước, canh 4 là cạnh gồm mặt trên và trái, góc 1 là góc có các mặt trên trái và trước.
Quá trình nhắm mắt để quay gồm 5 bước như sau. Bước 1 là nhớ,2 định hướng cạnh, 3 định hướng góc, 4 hóan vị góc và 5 là hóan vị cạnh.
Bước 1 mình sẽ lồng ghép vào trong 4 bước còn lại, trong quá trình tập chơi thì bạn cũng làm như thế, làm từng bước kết hợp với nhớ từng phần, sau khi thành thạo rồi thi mới thức hiện cả 5 phần như đã nêu.
Trước khi bắt đầu bước 2 mình múôn các bạn hiểu rằng 1 mẩu cạnh hoặc góc được gọi là đúng hòan tòan, nếu nó nằm đúng vị trí cùa nó và đúng màu luôn, tức là màu của các mặt trùng màu với các tâm nằm kề với mặt đó. Thứ 2 ờ mỗi bước có các thuật tóan riêng, nhưng không phải lúc này cũng có thể áp dụng 1 cách trực tiếp. Vì dụ như thế này, công thức áp dụng cho vị trí 1 và 3, nhưng cái ta cần lại là 1 và 2 vì vậy đôi khi ta cần những bước gọi là bước thiết lập trước. Tức là ta chuyển từ vị trí cần thành vị trí áp dụng được công thức. tức là qui trình như sau: thiết lập trước, giải thuật tóan, làm ngược lại bước thiết lập. Các bước thiết lập phải nằm trong 1 hệ những bước xoay nhất định, không phải là xoay tùy ý, những hệ sẽ áp dụng cho các bước 2,3,4,5 là khác nhau
Bước 2 định hướng cạnh. Có 12 cạng, mỗi cạnh có 2 trạng thái đúng hoặc sai, nhiệm vụ của bước này là làm đúng trạng thái tất cả 12 cạnh. Tức là sau khi thực hiện bước này thì vị trí của các cạnh vẫn nằm tại vị trí của nó nhưng nó có thể bị lật nếu nó bị sai để thành đúng. Sở dĩ ta cần làm thế là vì sau khi thự hiện bước hóan vị cạnh thì cạnh đó về vị trí của nó sẽ đúng màu luôn. Cách nhớ như sau, nếu đúng là 0 sai là 1, lúc nào số cạnh đúng cũng là số chẵn. Và ta định nghĩa đúng sai như sau:
Đối với lớp trên hay dưới ( tức là lớp 9,7) Nếu một cạnh có màu trên hay dưới, đúng nếu nó ở trên hay dưới, sai nếu ở trước sau trái phải. Nếu màu của trái phải nằm ở mặt trái phải trước sau là đúng, còn nếu nó nằm trên hay dưới là sai
Đối với lớp giữa nếu mẩu có màu trên hay dưới, đúng nếu nó nằm ở trước sau, sai nếu ở trái phải. Trường hợp khác, không có màu trên hay dưới, nếu cạnh và trung tâm cùng màu hay đối màu là đúng, còn lại là sai.
Ví dụ: 1100 1010 1001, ta nhớ như hệ nhị phân, như thế nghĩa là các cạnh ở vị trí 3,4,B,D,6,7 đã đúng các cạnh con lại là sai. Đề chuyển sai thành đúng ta áp dụng công thức sau:
(1 3) (tức là chuyển vị trí 1 và 3 từ sai thành đúng)= -2-9-2-9-29' 2-9 2-9 29'
(1 2 3 4 )= -2-9-2-9-2-9-2-9 2-9 2-9 2-9 2-9
( 1 3 A B C D 5 7 )= 67' -23' 67' -23' 67' -23'
Trong bước 2 các bước thiết lập trước không có giới hạn, bạn thiệt lập trước sao cũng được.
Bước 3 định hướng góc, mỗi góc có tới 3 mặt nên có 3 trạng thái là đúng thuận và nghịch. Đúng là các mặt của các cạnh ở các mặt trên và dưới của rubik, nếu nó có màu cùa tâm hoặc đối của tâm thì đó là góc đúng, nếu mặt đó bị xoắn theo chiều kim đồng hồ thì gọi là thuận và ngược lại . Cách nhớ ta dùng hệ tam phân. 0 là đúng, 1 là thuận, 2 là ngược
Ví dụ 0012 0111 tức là các vị trí 1,2,5 đã đúng, 4 bị ngược và 3,6,7,8 bị thuận
Qui ước:
A=6-7-676-7-67
( a b) nghĩa là sẽ xoắn a thuận và b nghịch chiều kim đồng hồ
( a b c +) nghĩa là cùng xoắn a b c thuận chiếu kim đồng hồ
Các bước thiết lập nằm trong hệ trên dưới trái phải, tức là các mặt trên dưới trái phải quay sao cũng được còn mặt trước sau chỉ được xoay 180 độ
Công thức như sau
(1 2 )= A 9 -A -9
(2 1 )= -A 9 A -9
(1 3)= -9 A 9' -A 9
(3 1)= -9 -A 9' A 9
(1 2 3 +)= -A 9 -A 9' -A -9
(1 2 3 -)= A 9 A 9' A -9
Vậy là song bước 3 chỉ cón 2 bước thôi
Bước 4 Hóan vị góc. Bạn sẽ được biết nguyên tắc vòng tròn 3 điểm
Cách nhớ: bạn sẽ nhớ 1 dãy từ 1 đến 8 mình sẽ cho ví dụ bạn sẽ hiểu ngay thôi
Vi' dụ 1 : (13574)(826) tức là có 2 vòng tròn. Tại vị trí 1 là góc 3 tại vị trí 3 là góc 5 tại vị trí 5 là góc 7 tại vị trí 7 là góc 4 tại vị trí 4 là góc 1. Vòng tròn 2 tại vị trí 8 là góc 2 vị trí 2 là góc 6 tại vị trí 6 là góc 8.
Ví dụ 2: (23)(5876) tức là vị trí 2 và 3 phải đổi cho nhau, vị trí 5 là góc 8, tại vị trí 8 là góc 7 tại vị trí 7 là góc 2. Các vị trí 1 và 4 đã đúng, không cần chuyển.
Nguyện tắc như sau, bạn nhì vào vị trí 1, nếu nó đúng thì bỏ qua đến góc kế, nếu không ta ghi (1 tại đó là góc 3 ta ghi là (1 3, nhìn sang vị trí 3 nếu nó có góc 5 ta ghi (135, nếu tại vị trí 5 là góc 1 thì vòng tròn đếu kết thúc, ta ghi (135) chuyển sang vị trí góc nhỏ nhất chưa ghi, và tiếp tục như thế cho đến hết. Áp dụng nguyên tắc nhớ này cho cả 12 cạnh.
Sau khi xác định vòng tròn ta lần lược thực hiện hóan đổi bằng cách tách thành vòng tròn 3 họăc 2 điểm để thực hiện thuật tóan. Cách tách như ví dụ sau
Ví dụ 1 13574)(826) =(135)(174)(826)
Ví dụ 2 : (23)(5876) =(23)(587)56)
Ví dụ 3: (1854367)=(185)(143)(167)
Qui ước công thức (a b c) nghĩa là sau khi thực hiện thuật tóan, a sẽ qua vị trí b, b qua c và c qua a. (a b) nghĩa là sau khi thực hiện công thức a và b sẽ tráo cho nhau.
Công thức
(123)= -6-1-6 3' 6 1 -6 3' 6'
(173)= 6' 7 6' -7 6' 9' 6' 7 6' -7 6' 9'
(13)(24)= 9'-469'4-6 -319' 3-1
(13)(26)=-363-6 -363-6 -363-6
Bạn có thể giải quyết song tòan bộ các góc nhưng đôi khi còn dư 2 góc, bạn cứ đề đó, sau này sẽ dùng bước hóan vị song song kết hợp cả cạnh lẫn góc. Hệ thiết lập trước là trên dưới, tức là trên dưới quay tự do, các mặt còn lại chỉ được quay 180 độ.
Bước 5 hóan vị cạnh, nguyên lý hòan tòan tương tự hóan vị góc, bạn sử dụng công thức sau
(135)=-29'29'
(13)(24)= -469'4-6 -319' 3-1
(12)(34)=-939-39-3-9-393-9-3-93'93-9
(17)(35)=28'28'
(13)(57)=2'9'2'9'
Hệ thiếp lập trước là trên dưới trái phải.
Đôi khi cò dư 2 cạnh khi và chỉ khi còn dư 2 góc ta cùng công thức hóan vị song song, qui ước (ab)(cd) nghĩa là hóan vị 2 cạnh ab và 2 góc cd, chỉ có 1 công thức.
(24)(23)=-3-939343'939-3-93-4
Hệ thiết lập kết hợp cả 2 cho cạnh và góc.
Đó là tòan bộ các công thức cơ bản, tất nhiên là có công thức thu gọn nhưng đâu tiên chừng này là đủ. Bạn hãy luyện tập bằng cách mởi mắt trước, có thể ghi ra giấy rồi khi quen tay rồi hãy tập nhắm mắt.Chúc các bạn thành công
This image has been resized.Click to view original image
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro