xóa đói giảm nghèo
I/ Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn nông thôn
Theo chuẩn nghèo hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 ở nước ta là 8,3% tương đương với khoảng 1,45 triệu hộ nghèo (năm 2001 tỷ lệ nghèo là 17,4% với khoảng 2,8 triệu hộ nghèo). Điều này cho thấy thực trạng nghèo đói đã được cải thiện nhanh. Xu hướng này được phản ánh cụ thể trong biểu 1.
Biểu 1: Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua
Đơn vị: %
Các chỉ tiêu 1993 1998 2002
Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn chung)
- Thành thị
- Nông thôn
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn lương thực
- Thành thị
- Nông thôn
Khoảng cách nghèo
- Thành thị
- Nông thôn 58,1
25,1
66,4
24,9
7,9
29,1
18,5
6,4
21,5 37,4
9,2
45,5
15
2,5
18,6
9,5
1,7
11,8 28,9
6,6
35,6
10,9
1,9
13,6
6,9
1,3
8,7
Nguồn: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (2003), báo cáo phát triển con người 2002.
Từ 1993 đến 2002, Nếu năm 1993 có 58,1% hộ nghèo, thì năm 1998 còn 37,4% số hộ và đến năm 2002 tỷ lệ này là 28,9% (khoảng 4,73 triệu hộ nghèo). Nghĩa là sau 10 năm hơn một nửa số hộ nghèo đã được thoát nghèo. Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo ở nông thôn và thành thị không giống nhau, trong đó thành thị giảm đi tới 4 lần, từ 25,1% năm 1993 xuống còn 6,6% năm 2002, trong khi đó nông thôn chỉ giảm được gần 1/2 số hộ nghèo, từ 66,4%/o xuống 35,6%
Tỷ lệ hộ nghèo, 2002-2006 (Theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010),
Nguồn từ vneconomy.vn
2006 2007 2008 2009
18.1% 14.75% 12% 11%
2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều, và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông, nếu nâng chuẩn nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo đã tăng lên .Mức độ nghèo còn khá nghiêm trọng.
Theo các nhà hoạch định chính sách, nếu nâng chuẩn nghèo lên, dự kiến 180.000 VNĐ- 200.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng nông thôn và khoảng 250.000 VNĐ-260.000 VNĐ/người/tháng đối với vùng thành thị, thì Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Trong đó hộ nghèo ở nông thôn miền núi sẽ là 45,9%, ở vùng nông thôn đồng bằng sẽ là 23,2% và ở khu vực thành thị là 12,2%. Khi đó, tỷ lệ nghèo ở các vùng kinh tế sẽ có chênh lệch đáng kể: Tây Bắc là 72,3%; Đông Bắc 36,1%; Đồng bằng sông Hồng 19,8%; Bắc Trung Bộ 39,7%; Duyên hải miền Trung 23,3%; Tây Nguyên 52,2%; Đông Nam Bộ 10,2% và Đồng bằng sông Cửu Long 20,8%.
Tỷ lệ hộ nghèo năm2009 khoảng 2 triệu hộ.
Nếu nâng chuẩn ngèo năm 2011-2015 thi sẽ tăng lên khoảng 3.3 triêu hộ
Chuẩn hộ nghèo, cận nghèo mới giai đoạn 2011 - 2015
Cập nhật ngày: 16/02/2011
Thủ tướng vừa ký quyết định ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống thì tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng từ 13% lên tới 20%
3. Sự phân hóa giàu nghèo, giữa các khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính đang tồn tại với khoảng cách tương đối lớn, có xu hướng tăng.
Sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng được chú ý trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở nước ta. Trước hết tỷ lệ nghèo phân biệt theo các vùng (xem biểu 2).
Biểu 2: Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chung chia theo vùng (%)
Vùng 1998 2002
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên*
Đông Nam Bộ*
Đồng bằng sông Cửu Long 29,3
62,0
73,4
48,1
34,5
52,4
12,2
36,9 22,4
38,4
68,0
43,9
25,2
51
10,6
23,4
Chú thích: (*) theo sự phân vùng lại năm 2002 Đông Nam Bộ bao gồm cả các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng.Vùng Tây Nguyên không bao gồm Lâm Đồng.
Nguồn: Tổng cục thống kê (2004). Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002.
Các số liệu biểu 2 cho thấy sự chênh lệch về nghèo đói giữa các vùng. Năm 2002 vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (68,0%), sau đó đến Tây Nguyên (51,8%), Bắc Trung Bộ (43,9%), và thấp nhất là Đông Nam Bộ (10,6%). Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc nhiều gấp gần 7 lần vùng Đông Nam Bộ, còn Tây Nguyên là gần 5 lần và Bắc Trung Bộ là 4 lần... Cùng với xu hướng giảm tỷ lệ nghèo chung của cả nước, các vùng cũng có xu hướng giảm, trong đó Đông Bắc và Đông bằng sông Cửu Long có mức giảm nhanh nhất. Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm cao nhất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc là Lai Châu (35,68%), Bắc Kạn (30,74%), Lào Cai (29,56%), Cao Bằng (27,01%), ở Tây Nguyên có tỉnh Gia Lai (18,18%), ở Bắc Trung Bộ có tỉnh Hà Tĩnh (22,55%).
Các tỉnh có tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,26%), Bình Dương (1,68%), Đà Nẵng (1,83%), Hà Nội (2,25%). Nếu so sánh chỉ tiêu này chúng ta thấy sự chênh lệch này rất lớn, thí dụ, tỷ lệ nghèo của tỉnh Lai Châu nhiều gấp hơn 28,3 lần so với
5. Nghèo ở nước ta do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và kiến thức, kinh nghiệm, bên cạnh đó còn do rủi ro và tệ nạn xã hội.
(phần này chị lây trong chỗ hôm trước nha)
6. Những khó khăn mà xã gặp phải khi thực hiện việc xóa đói giảm nghèo
Người dân chưa chủ động vươn lên để thoát nghèo, tâm lí trông chờ, ỷ lại vào các cấp chính quyền vẫn luôn tồn tại trong họ.
Chưa huy động được nhiều sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm nên nguồn vốn họ nhận được còn hạn chế. Do ngân sách nhà nước có giới hạn nên việc hỗ trợ cho các xã nghèo hơi chậm, chỉ mang tính bình quân. Không đáp ứng được những yêu cầu của những hộ nghèo cần sự giúp đỡ. Với đồng vốn giúp đỡ hạn hẹp họ chỉ đủ sống không có tích lũy, lỡ xảy ra thiên tai, dịch bệnh hay các rủi ro khác thì nguy cơ tái nghèo rất lớn.
Khi di dời các hộ vào các cụm tuyến dân cư, xã chỉ thấy được thuận lợi trước mắt là tránh lũ mà không nghĩ đến sự khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của người dân trong môi trường mới.
Trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh còn hạn chế nên không thể đáp ứng được tình hình sức khỏe cho người dân.
Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa rộng khắp, nên việc nắm bắt tin tức về những chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước đối với họ chưa nhiều. Khó tiếp cận được với kinh nghiệm làm ăn, những mô hình sản xuất mới, tấm gương của nông dân vượt khó thoát nghèo...
Thiếu đội ngũ cán bộ cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ không được đào tạo chính qui và thường xuyên. Thường thì một người sẽ kiêm nhiệm nhiều việc. Không thường xuyên lui tới giám sát việc làm ăn sử dụng nguồn vốn vay của người nghèo có đạt hiệu quả không.
Các báo cáo cuối năm thường không trung thực chỉ chạy theo thành tích nên khó khăn cho việc xác định tỷ lệ nghèo trong thực tế.
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường trong thời đại hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo gặp rất nhiều khó khăn nên nguy cơ nghèo đói đang rình rập họ rất cao.
Trước tình hình đó xã cần có những chính sách mới phù hợp với hoàn cảnh của xã trong thời gian tới (2007-2010).
5. Kiến nghị những giải pháp sắp tới.
Cần cố gắn huy động nguồn vốn từ các chương trình "những tấm lòng vàng", "vòng tay nhân ái", ...quyên góp tiền của các hộ giàu trong xã và các quỹ từ thiện khác của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để giúp đỡ các hộ nghèo với tinh thần "lá lành đùm lá rách".
Cố gắng ít nhất mỗi ấp được 2 loa phóng thanh và tin tức đảm bảo được phát thường xuyên trong ngày ở những thời điểm thích hợp.
Đưa cán bộ xã đi đào tạo ở các lớp ngắn hạn đồng thời để họ học hỏi những kinh nghiệm làm ăn mới và về phổ biến lại cho người dân trong xã như những nghề mới phù hợp và người dân có thể học trong thời gian ngắn. Thường xuyên tới lui thăm hỏi công việc làm ăn của người dân để họ có động lực vươn lên thoát nghèo. Đổi mới cách tổ chức, quản lí, làm việc có trách nhiệm hơn trong đề án của mình và thực hiện nó một cách minh bạch, thường xuyên bàn bạc, tiếp xúc với dân để họ chủ động trong việc hợp tác và vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó cần phát huy mạnh làng nghề truyền thống bằng những chính sách phù hợp như ở mỗi ấp cần cử cán bộ đứng ra tổ chức phát triển nghề chiếu, nghề đan bội, đan vỏ tạo thành một tổ sản xuất. cuối năm cần báo cáo việc làm ăn của người dân một cách trung thực để có khen thưởng.
Mỗi tháng xã cần tổ chức các chương trình văn nghệ hát với nhau để mọi người có thể vui chơi giải trí sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Từng bước xây dựng thêm các trạm cấp nước ở các ấp khác, có chính sách ưu đãi để khuyến khích các sinh viên về phục vụ tại địa phương mình sau khi ra trường. Nhất là các sinh viên được đào tạo đa ngành như phát triển nông thôn hiện nay. Các chính sách ưu đãi đó có thể là tìm cho họ một việc làm phù hợp với ngành nghề của họ, sự hướng dẫn tận tình của cán bộ xã lâu năm...
Tiếp tục chọn những thanh niên đi đào tạo nghề miễn phí ở các trường dạy nghề của huyện hoặc tỉnh không chỉ có nghề may mà rất nhiều ngành nghề khác như cơ khí, máy móc, điện...để họ có thể xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Thủ tục giấy tờ cần được xử lí nhanh.
III. Kết luận
Công cuộc xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề quan tâm của hầu hết các cấp lãnh đạo của chính quyền các nước. Thực vậy, một đất nước muốn vươn lên ngang tầm với các nước trên thế giới thì trước tiên cuộc sống của người dân trong nước phải đủ no, cuộc sống phải sung túc, thõa mãn được đầy đủ nhu cầu thiết yếu thì đất nước mới phát triển được, "dân giàu thì nước mới mạnh". Trước thềm hội nhập nước ta cần quyết tâm hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo để có thể theo kịp với thời đại kinh tế thị trường hiện nay và có thể thực hiện lời cam kết của mình với cộng đồng quốc tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro