Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

xhh.bowkute

ĐỀ CƯƠNG XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG – KHÔNG CHUYÊN

1.      XHH có những chức năng gì? Phân tích ý nghĩa của những chức năng đó? Liên hệ công tác bản thân.

ÄXHH có những chức năng:

Mỗi một môn khoa học đều có một số chức năng nhất định. Chức năng của mỗi môn khoa học được phản ánh ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học đó với thực tiễn xã hội. Xã hội học có ba chức năng cơ bản sau đây:

-Chức năng nhận thức

-Chức năng thực tiễn

-Chức năng tư tưởng

ÄPhân tích ý nghĩa của những chức năng đó và liên hệ công tác bản thân:

Ø A. Chức năng nhận thức:

 Xã hội học cũng giống như các môn khoa học khác là trang bị cho người nghiên cứu môn học những tri thức khoa học mới, nhờ đó mà chúng ta có được nhãn quan mới mẻ hơn khi tiếp cận tới các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội và quá trình xã hội vốn rất gần gũi rất quen thuộc quanh chúng ta, và như thế xã hội hiện ra dưới mắt chúng ta sáng rõ hơn mà trước đó chúng ta chưa bao giờ được biết đến hoăc biết đến rất ít.

.ØB.Chức năng thực tiễn:

Trong nội dung XHH, chức năng thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với chức năng nhận thức. Đây là một trong những mục tiêu cao cả của XHH, thể hiện ở sự nỗ lực cải thiện XH và cuộc sống con người, đây không chỉ là việc vận dụng quản lý XHH trong hoạt động nhận thức hiện thực mà còn là việc giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong XH để cải thiện thực trạng xã hội, đồng thời còn phải hướng tới dự báo những gì sẽ xảy ra và đề xuất , kiến nghị, giải pháp để kiểm soát các hiện tượng, quá trình XH.

Lênin nói về chức năng XHH: “ Không phải chỉ để giải rhichs quá khứ mà còn dự kiến tương lai 1 cách mạnh dạn à thực hiện dự kiến ấy bằng một hành động dũng cảm.

VD: các công trình khoa học sử dụng các phương pháp, thuật ngữ, khái niệm XHH để nghiên cứu các vấn đề XH trong thời kì đổi mới ở nước ta. Các n/c này đã cung cấp thông tin bằng chứng làm luận chứng khoa học cho việc tiếp tục các đổi mới và hoàn thiện các chính sách Kinh tế- Xã hội.

Tóm lại, qua các chức năng quản l‎ý của mình, XHH góp phần vào việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề quan trọng trong công tác quản ly xã hội về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phát triển xã hội.

ØC.Chức năng tư tưởng:

Chức năng này thể hiện ở việc phục vụ cho việc giáo dục quần chúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa,phát huy ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường đang tác động đến mọi mặt của đời sống.

Trong việc giáo dục tư tưởng quàn chúng theo chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, XHH vũ trang cho mọi người tri thức về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và giáo dục lý‎ tưởng xã hội chủ nghĩa.XHH Mác-Lê còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy khoa học,thói quen,nếp suy xét trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, nắm bắt và hành động hợp với quy luật khách quan và phát huy được bản chất tốt đẹp của xã hội chủ nghĩa.

Từ đó, xã hội học giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sức mạnh và vị trí của con người trong hệ thống xã hội, góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của cá nhân và hình thành nên tư duy khoa học trong khi xem xét, phân tích, nhận định, dự báo về các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội.

Tóm lại, chức năng tư tưởng có quan hệ hữu cơ với chức năng nhận thức và thực tiễn.Chức năng tư tưởng của XHH Mác-Lê cũng đóng vai trò kim chỉ nam định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn cho nghiên cứu XHH.

2.      Tiền đề cho sự ra đời của xã hội học

Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn

Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ XVIII đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản.

Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội.

Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng

Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội quan trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản.

Công xã Paris năm 1871 - Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX; và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội.

Bối cảnh về Lý luận và nghiên cứu

Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ XVIII (thời kỳ Khai sáng).

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học.

Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX khát khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội".

3.      Đóng góp của Comte.

Auguste Comte

“          Xã hội học là khoa học về các quy luật của tổ chức xã hội.          ”

Thuật ngữ "Xã hội học" (sociology) bắt nguồn từ gốc chữ latin: Societas (xã hội) và chữ Hy lạp: Lógos (ngôn từ, học thuyết). Khái niệm này được chính A. Comte xây dựng và đưa vào hệ thống tri thức khoa học lần đầu tiên vào năm 1838. Ông là nhà vật lý học, toán học, thiên văn học và triết học người Pháp. Ông nổi tiếng về "qui luật ba trạng thái" nhằm giải thích sự vận động và phát triển của xã hội. Ông chia xã hội ra thành hai phần "tĩnh học xã hội" (statical society) và "động học xã hội" (dynamic society). Ông cũng đúc kết ra lý thuyết "nhận thức thực chứng" khởi đầu cho xã hội học thực nghiệm. Ông được coi không chỉ là người đặt tên mà còn thực sự đặt những viên gạch lý thuyết đầu tiên cho ngành khoa học này.

Các tác phẩm chính của ông là: Giáo khoa về triết học thực chứng (1830-1842), Hệ thống xã hội thực chứng (1851-1858)

Đónggópcụthể:

+ Là người đặt tên cho lĩnh vực khoa học xã hội học vào năm 1838 trong tập sách thực chứng luậnxuấthiệncụmtừXHH.

- Ông có công lớn là tách tri thức XHH ra khỏi triết học để tạo tiền đề cho sự hình thành một bộ môn khoa học mới chuyên nghiên cứu về đời sống XH của con người.

+ Quan niệm của ông về XHH và cơ cấu XHH. Trong bối cảnh mới ông cho rằng XHH là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về quy luât tổ chức đời sống XH của con người (khoa học thực tại XH)

Phương pháp nghiên cứu : Ông còn gọi XHH la vật lý học XH vì XHH có phương pháp nghiên cứu gần giống với phương pháp nghiên cứu vật lý học . Nó cũng gồm 2 lĩnh vực cơ bản : Tĩnh họcXHvàĐộnghọcXH

Động học XH là bộ phận nghiên cứu hệ thống XH trong trạng thái vận động biến đổi theo thời gian

Còn Tĩnh học XH là bộ phận nghiên cứu trạng thái tĩnh củaXH và cơ cấu của XH các thành phần phần tạo lên cơ cấu và các mối quan hệ giữa chúng .Tĩnh học XH chỉ ra các quy luật tồn tại XH( độnghọcXHchỉraquyluậtvậnđộngbiếnđổi )

+ Phương pháp nghiên cứu XHH: Ông cho rằng XHH phải vận dụng các phương pháp của KH tự nhiên để nghiên cứu XH .Nhưng về sau ông chỉ ra rằng XHH phải nghiên cứu bằng phương pháp thực chứng .Ông định nghĩa : phương pháp thực chứng là phương pháp thu thập xử lý thông tin kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết . So sánh và tổng hợp số liệu.

Có4phươngphápcơbản:

-PPquansát

-PPthựcnghiệm.

-PPsosánhlịchsử.

-PPphântíchlịchsử.

+ Quan niệm về cơ cấu XH .Ban đầu ông cho rằng cá nhân là đơn vị cơ bản nhất của cơ cấu XH ( đơn vị hạt nhân). Về sau ông lại cho rằng gia đình mới là đơn vị hạt nhân của Xh và có thể coi gia đìnhnhưmộttiểucơcấuXH.

Ông kết luận một cơ cấu XH vĩ mô được tạo thành từ nhiều tiểu cơ cấu XH đơn giản hơn. Các tiểu cơ cấu XH này tác động qua lại lẫn nhau theo một cơ chế nhất định để bảo đảm cho XH tồn tạivàpháttriểnổn định.

+ Cách giải thích về quy luật vận động XH, quy luật 3 giai đoạn của tư duy. Quy luật phát triển củatưduynhânloạiqua3giaiđoạn

-Giai đoạn tư duy thầnọc

-Giai đoạn tư duy siêu hình

-Giai đoạn tư duy thực chứng

4.      Đóng góp của Durkheim 

Emile Durkheim (1858-1917)

“          Khi giải thích hiện tượng xã hội ta cần phân biệt nguyên nhân gây ra hiện tượng đó và chức năng mà hiện tượng đó thực hiện.    ”

Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp. Ông là người lập ra chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris. Các nhà xã hội học trên thế giới ngày nay đều ảnh hưởng rất nhiều lối tiếp cận cấu trúc-chức năng của ông. E. Durkheim đã cố gắng tách các sự kiện, hiện tượng xã hội ra khỏi sự chi phối của con người và yêu cầu xem xét chúng như các "vật thể" để không áp đặt vào chúng những định kiến đã có sẵn. Ông cũng là người sáng lập ra "Niên giám xã hội học" nhằm tập hợp các công trình khoa học của các nhà xã hội học đương thời. Ông là người có công lao rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành xã hội học hiện đại.

Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các qui tắc của phương pháp xã hội học (1897), Tự tử (1897), Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo (1912).

Sau khi ra đời, xã hội học đã phát triển rực rỡ và có được những bước tiến dài trong việc xây dựng nền tảng cũng như các phân nghành xã hội học ở các nước công nghiệp phát triển. Có thể nói những thành tựu to lớn mà các nước công nghiệp phát triển đạt được là có sự đóng góp đáng m kể của ngành khoa học xã hội học. Ngày nay, xã hội học đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới và chiếm một vị trí xứng đáng trong hệ thống lý thuyết cũng như ứng dụng. Nó được coi là môn khoa học phát triển. Rất nhiều trường phái xã hội học hiện đai nổi tiếng có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Chẳng hạn như trường phái lý thuyết hệ thống của Talcott Parsons (Đại học Harvard), trường phái xã hội học đô thị (Đại học Chicago), trường phái xã hội học tội phạm (Đại học Michigan), trường phái lý thuyết tương tác Marx (Bulgaria), ...

5.      Đóng góp của Weber

5. Những đóng góp của Max Weber (1864–1920) đối với sự phát triển của XHH.

a.Tiểusử:

Ông là nhà kinh tế học, là một nhà xh người đức. ông sinh ra trong một gia đình theo đạo tin lành. Ông được tôn vinh là cha để của xhh lý giải. Bản thân ông có thời kỳ là mục sư truyền giảng giáo lýởmộtsốvùngnướcđức.

- Vào đầu thế kỷ 20 ở đức diễn ra cuộc tranh luận gay gắt trên lĩnh vực Xhh: XHH có phải là khoa học đích thực so với khoa học tự nhiên không. (M.Weber đã tham gia vào diễn đàn này). Nhiều học giả ko coi xhh là khoa học mà cho khoa học tự nhiên mới là khoa học đích thực

b.Tácphẩm:

- Cuốn “đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”. (Tác phẩm này được coi là cuốn sáchgốiđầugiườngcủacácnhàxhhphươngtây )

- Kinhtếhọcxãhội(

- Xhh tôn giáo.

-tôngiáoTrungquốc.

-Tôngiáoấnđộ.

Ông đã đưa ra cách giải thích rất độc đáo về sự xuật hiện ra đời của CNTB ở Châu âu.

c.Đónggóp:

QuanniệmcủaongvềXhh là đối tượng nghiên cứu của xhh.

- Ông gọi xhh là khoa học về hành động xh của con người, khoa học lý giải động cơ, mục đích ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động xh của con người .

- Ông quan niệm phải đi sâu giải nghĩa cái bên trong hành động xh của con người, bên trong con người.

- Ông đã chỉ ra đối tượng của xhh chính là hành động xh của con người

- Ông đã xây dựng nên học thuyết về hành động xh

- Đ/n: “hành động xh là hành động của chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, Cái ý nghĩa chủ quan đó nó có tinh đến hành vi của người khác trong quá khứ hiện tại và tương lai do đó nó là hành động định hướng vào người khác trong đường lối và quá trình hành động”

Theo ông một hanh động gọi là hành động xh phải là hành động có ý thức có mục đích định hướngvàongườikhác.

Không phải hành động nào của con người cũng đều là hành động xh. Căn cứ vào động cơ mục đích của con người, ông chia hành động của con người thành 4 loại:

+ Hành động duy lý công cụ: là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để đạt mục tiêu VD: hoạt động kinh tế ,chính trị,quân sự, hoạt động cơ quan, công sở là hoạt động duy lý công cụ.Trong kinh doanh, người kinh doanh phải tính toấn kĩ nên kinh doanh cái gì để có lợi nhuậncaonhất .

+ Hành động duy lý giá trị: Là hành động của cá nhân con người hướng tới các giá trị xã hội .Trong đời sống thông qua tương tác xh, từ đời sống này sang đời khác đã hình thành nên một hệ thống giá trị xh của con người. VD: sự giàu có, sức khoẻ, thành đạt trong cuộc sống, hạnh phúc, sự thuỷ chung, Sự hiếu thảo với cha mẹ ông bà .

Khi cá nhân hành động để hướng tới giá trị xh thì được gọi là duy lý giá trị (định hướng theo giá trị xh).

+ Hành động duy lý truyền thống: Là hành động cá nhân thực hiện theo phong tục tập quán, truyền thống văn hoá được gọi là duy lý truyền thống. Khi những người trước làm đã được chấp nhận thì những người theo sau làm theo. VD: Tục lệ ma chay, cưới hỏi là những thủ tục phong tục tập quán (đã lặp đi lặp lại như một thói quen truyền đến đời sau).

+ Hành động duy cảm: Hành động của con người thực hiện theo cảm xúc nhất thời, VD: sự tự hào,sựyêuthương,sựcămgiận,sựbuồnvui...

Nhưng ko phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động mà các cảm xúc đó có liên quan đến người khác, định hướng đến người khácmớiđượccoilàhànhđộngduycảm .

Tiêu ch íphân loại :là động cơ hành động .

-Liênhệbảnthân:

Theo Weber, khi nghiên cứu xhh phải lý giải động cơ của hành động xh chứ ko chỉ miêu tả bên ngoàihànhđộng .

Hành động xh với động cơ gì, nhà xhh phải chỉ ra được.

Mỗi chủ thể hành động theo một động cơ khác nhau nhà xhh phải quan sát hành vi để lý giải hành động .

*Phươngphápnghiêncứu:

M.Weber cho rằng khoa học xh nói chung và xhh nói riêng phải vận dụng pp lý giải để nghiên cứuvềxhvàhànhđộngxhcủaconngười .

- Về bản chất, ông cho rằng pp này rất gần gũi với pp khoa học tự nhiên, nhưng ở khoa học tự nhiên, nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quan sát hiện tượng rồi mô tả những gì đã quan sát được, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì rút ra quy luật.

Còn KHXH, nhà nghiên cứu phải vượt qua phạm vi, giớì hạn của sự quan sát, mô tả để đi sâu lý giải cái bản chất bên trong, cái đặc trưng, ý nghĩa bên trong mỗi hành động xã hội .

Ông cho rằng, hành động bao giờ cũng phản ánh bản chất nên phương pháp nghiên cứu của KHXH khác với KHTN, KHXH cũng phải vận dụng PP thực chứng.

Ông phân biệt 2 loại hình lý giải là: Trực tiếp và gián tiếp.

Lý giải trực tiếp là thông qua mô tả bên ngoài những gì quan sát được.

Lý giải gián tiếp Là thông qua sự giải thích, giải nghĩa cái bản chất bên trong của các hiện tượng xh, (đặc trưng bên trong). Để thực hiện pp lý giải gián tiếp, nhà nghiên cứu phải thông cảm, phải thấuhiểuhoàncảnh.

VD: ông đã nghiên cứu hành động bổ củi: Ông cho đây là hành động XH.

Quansátvàlýgiảitrực tiếp:

-Bổcủiởđâu,bổnhiềuhay

6.Khái niệm và phân loại hành động xã hội ?

Khái niệm :hành động được xem là hành động xã hội khi hành động đó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo cái y đã được nhận thức bởi chủ thể của hành động.

Phân loại :

-          Hành động theo cảm xúc: hành động bị dẫn dắt bởi cảm xúc

-          Hành động mang tính truyền thống : được dẫn dắt từ xưa đế nay.

-          Hành động duy lý trí giá trị: hướng đến các giá trị tối hậu

-          Hành động hợp mục đích hay còn gọi là kiểu hành động công cụ

7.      Khái niệm quan hệ xã hội và các loại quan hệ xã hội. cho ví dụ ?

Khái niệm : là quan hệ bền vững ổn định của các chủ thể hành động. các quan hệ này  được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định và lặp lại.

Phân loại :

            Theo vị thế cá nhân hoặc nhóm chiếm giá trị trong cơ cấu xã hội :

-          Quan hệ xã hội theo chiều ngang: tức  là quan hệ của những cá nhân, những nhóm có những vị thế xã hội khá ngang bằng nhau.

-          Quan hệ xã hội theo chiều dọc: là quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội chiếm dữ những vị thế cao thấp khác nhau trong xã hội.

Phân loại theo chủ thể :

-          Quan hệ xã hội  giữa các nhân.

-          Quan hệ xã hội giữa các nhóm/ tập đoàn xã hội.

-          Quan hệ xã hội giữa các lĩnh vực đời sống xã hội.

Ví dụ :

Quan hệ theo chiều ngang : sinh viên đại học khoa học trao đổi chuyện học tập cùng sinh viên đại học kinh tế.

Quan hệ theo chiều dọc :  Trung ương với địa phương.

8.      Vị thế xã hội, các loại vị thế xã hội. cho ví dụ?

Khái niệm :

Vị thế xã hội là là vị trí tương đối của một cá nhân trong bối cảnh xã hội giới hạn nhất định, mà từ đó có những kỳ vọng về vai trò .

Phân loại :

            Theo Linton :

-          Vị thế gán cho : là vị thế không gán với nỗ lực cá nhân. Loại này gắn với cái tự nhiên của con người.

-          Vị thế đạt được : là vị thế mà do nỗ lực cá nhân mới có. Được sự thừa nhận, thẩm định của xã hội.

-          Vị thế vừa gán cho vừa đạt được là sự kết hợp giữa cái tự nhiên với nỗ lực bản thân.

Theo Fischer :

-          Vị thế then chốt : là một khái niêm qua trọng trong xã hội học để phân tích nhân cách xã hội toàn diện. vị thế này chính là cửa sổ lớn nhất mà con người mở ra cho bên ngoài tìm hiểu về mình. Vị thế này họ cần phấn đấu, đầu tư nhiều thời gian để duy trì ….

-          Vị thế không then chốt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội :

-          Các yếu tố sinh học : yếu tố giới tính là cơ sở để phân biệt nam nữ, ấn định những quan niệm về các giá trị xã hội khác nhau từ đó chúng trở thành những cơ sở để hình thành vị thế xã hội. yếu tố tuổi tác cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành vị thế xã hội. tuổi càng cao vị thế xã hội càng lớn.

-          Trình độ học vấn : thời đại của sự phát triển khoa học kỷ thuật luôn gắn liền với tri thức. việc cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội với những vị thế nhất định luôn gắn với trình độ học vấn. trình độ học vấn là cơ sở của việc xác lập và thăng tiến vị thế

-          Nghề nghiệp : sự phân công lao động sẽ hình thành các nghề nghiệp khác nhau. Các nghề nghiệp lại mang giá trị khác nhau. Do đó, con người mang nghề nghiệp nào sẽ gắn với vị thế nghề nghiệp đó.

-          Tài sản : các tư liệu sản xuất đều có giá trị trong việc xác định vị thế xá hội. Fischer xác định đây cũng là tiêu chuẩn phổ quát của vị thế xã hội.

-          Dòng dõi : nguồn gốc gia đình trong xã hội có đẳng cấp là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quy định vị thế xã hội của các cá nhân. Sự thế tục vị thế xã hội từ nguồn gia đình sag hay hèn giúp cho con người đạt được vị thế trên giá trị dòng dỏi  mà họ đã sinh ra.

9.      Khái niệm vai trò xã hội, các đặt trưng của vai trò xã hội ?

Khái niệm :

Theo Fischer : “Vai trò xã hội là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi  hay đòi hỏi ở một người nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế của họ.”

Đặt trưng :

-          Vai trò xã hội là sự kết hợp giữa khuân mẫu tác phong bên ngoài( cử chỉ, hành động..) với tác phong tinh thần bên trong ( tư duy, kiến thức..) của chủ thể thực hiện vai trò.

-          Vai trò xã hội mô tả tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận.

-          Cá nhân thực hiện vai trò vừa chịu sự tác động của xã hội vừa chịu sự điều tiết, kiểm soát của bản thân.

-          Cá nhân có thể chủ động chấp nhận hoặc từ chối vai trò tùy thuộc vào mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích của sự tồn tại và phát triển của mình.

-          Mỗi cá nhân cùng lúc có thể đảm nhận nhiều vai trò do họ có nhiều vị thế xã hội và đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác nhau => tình trạng căng thẳng và xung đột vai trò.

10. Mối quan hệ giữa  vị thế và vai trò xã hội, cho ví dụ minh họa.

Đối với vai trò xã hội

        Vai trò xã hội nảy sinh trên cơ sở vị thế đã được xác định.

    => Vị thế xã hội là chỗ đứng của vai trò, vị thế quyết định vai trò. Vị thế như thế nào thì vai trò như thế ấy.

          - Đa vị thế dẫn đến đa vai trò.

          - Vị thế càng cao thì vai trò càng quan trọng.

          - Vị thế thay đổi thì vai trò xã hội cũng thay

            đổi theo.

Đối với vị thế xã hội

          Việc thực hiện tốt hay không tốt vai trò của các cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vị thế của họ theo các hướng sau đây:

-          Thăng tiến vị thế

-          Giữ nguyên vị thế

-          Suy giảm vị thế

-          Triệt tiêu hoàn toàn vị thế

Ví dụ minh họa :

( anh em tự chém )

11. Theo quan điểm của xã hội học thì văn hóa được hiểu như thế nào ?

Dưới góc độc xã hội học : “Văn hóa là sản phẩm của con người, là cách con người quan niệm sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy”

Khái niệm : “ Văn hóa có thể xem như là hệ thống các giá trị chân lý, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua thời gian”

Các thành tố của văn hóa :

Giá trị :

-          Trong xã hội học giá trị được hiểu là điều mà các thành viên trong xã hội, trong một nhóm, một cộng đồng cho là tốt, đẹp, đúng, nên, đáng có, là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của cá nhân, để cá nhân dựa vào đó mà suy nghĩ, ứng xử. Trong nội bộ một xã hội, những giá trị đó cũng được đánh giá khác nhau giữa các nhóm hoặc các tầng lớp khác nhau   => Mỗi cá nhân hoặc nhóm người có một thang bậc của các giá trị mà họ ưu tiên nhiều hay ít. (Thang giá trị)

-          Con người tiếp nhận giá trị của nền văn hóa thông qua quá trình xã hội hóa.

-          Giá trị không những ảnh hưởng đến hành vi của con người mà còn được dùng như những tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của người khác.

-          Tác dụng của giá trị : điều tiết hoạt đông của cá nhân, liên kết xã hội và đem lại sự đồng thuận về chính trị và xã hội.

Chuẩn mực :

-          Là những quy tắc của ứng xử, chúng quy định hành vi của con người là tốt hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp, là nên làm hay không nên làm và cần phải xử sự như thế nào cho đúng trong các tình huống khác nhau.

-          Mỗi nền văn hoá đều có các hệ thống chuẩn mực, chúng tạo thành hệ thống kiểm soát của xã hội và điều tiết các hành vi, các ứng xử của các cá nhân và của đoàn thể trong nền văn hoá.

-          Chuẩn mực không chính thức:      là những luật lệ không chính thức mà mọi người trong nhóm, trong cộng đồng đều phải biết và tuân theo. Nó không được viết thành văn hoặc được soạn thảo thành văn bản hoặc điều lệ như luật nhưng đều được mọi người nắm vững.

Ví dụ: Nam nữ trước khi kết hôn không được sống chung. Cách ăn mặc phải phù hợp với từng hoàn cảnh…

-          Chuẩn mực chính thức:  Được viết thành văn bản và ấn định rõ các hình phạt nghiêm khắc dành cho người vi phạm, nó mang tính chính thức và cưỡng chế.

Ví dụ: Các quy định của Luật pháp. Các yêu cầu của một chuyên ngành đại học cũng như các quy định của môn cờ…

-          Chuẩn mực không mang tính chất tuyệt đối, chúng thay đổi tuỳ theo nền văn hoá, tuỳ hoàn cảnh và cũng thay đổi theo thời gian.      

Mục tiêu :                     

-          Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hoạt động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó.

-          Đây là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người.

-          Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người vào trong hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động.

-          Vì thế những mục tiêu hoạt động trở thành một bộ phận của nền văn hoá. Họ tạo dựng một môi trường nhân tạo - môi trường văn hoá.

Chân lý :

-          Là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm.

-          Khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng => Mỗi nền văn hóa có những cái đúng, cái thật khác nhau.

-          Chân lý chỉ được hình thành thông qua nhóm người.

-          Chân lý luôn cụ thể vì nguồn gốc của nó là hiện thực khách quan. Chân lý nảy sinh qua thời gian, vì thời gian mới biết được cái nào đúng và cái nào sai => Chân lý mang tính khách quan => Điều kiện khách quan thay đổi => Chân lý thay đổi.

-          Trong nền văn hóa của một dân tộc cụ thể có các bộ phận chân lý khác nhau.

-          Một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau.

-          Nhờ chân lý, các thành viên hợp tác được với nhau, có cơ sở để phân biệt cái gì đúng, cái gì sai => điều chỉnh hành vi trong hoạt động cùng với những người khác.

12. Khái niệm xã hội hóa, các đặt điểm của quá trình xã hội hóa. Các môi trường của quá trình xã hội hóa.

Khái niệm : “Xã hội hóa là quá trình trong đó cá nhân học cách trở thành thành viên xã hội thông quan việc học tập, lĩnh hội các giá trị, chuẩn mực xã hội và đóng các vai trò xã hội”

Đặc điểm của xã hội hóa :

-          Xã hội hóa là quá trình tất yếu, khách quan.

-          Xã hội hóa là một quá trình xã hội truyền văn hóa của mình cho cá nhân.

-          Xã hội hóa là một quá trình hai mặt : một mặt xã hội tác động vào cá nhân, mặt khác, các cá nhân với tính tích cực của mình đã tác động trở lại đối với xã hội.

-          Trong quá trình xã hội hóa, cá nhân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình ấy.

-          Xã hội hóa chịu tác động của điều kiện kinh tế - xã hội. nội dung, cấp độ và cơ chế cụ thể của xã hội hóa có liên quan đến các yếu tố do xã hộ đặt ra.

-          Xã hội hóa tuân thủ các khuôn mẫu khác nhau của các nhóm xã hội.

-          Xã hội hóa được thực hiện nhờ các thiết chế xã hội có sẵn như thiết chế gia đình, thiết chế nhà trường, thiết chế kinh tế…

-          Xã hội hóa diễn ra không điều với mỗi cá nhân.

-          Xã hội hóa sẽ diễn ra nhanh hơn nếu có khoang vùng.

ð     Quá trình xã hội hóa vừa là quá trình dạy dỗ, vừa là quá trình học hỏi, trong đó những người tham gia vào quá trình này học hỏi cách hành động đúng đắn, theo chuẩn mực của một nhóm cộng đồng xã hội cụ thể.

ð     Nhờ quá trình xã hội hóa mà xã hội có thể tồn tại và luôn chuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác. Làm cho con người từ một thực thể sinh học trở thành thực thể xã hội.

Các môi trường của xã hội hóa:

Gia đình : là môi trường xã hội hóa quan trọng nhất và đầu tiên của cá nhân.

-          Mỗi gia đình điều có một tiểu văn hóa riêng được xây dựng trên nền tảng văn hóa chung.

-          Các cá nhân trong quá trình trưởng thành sẽ tiếp thu các giá trị, chuẩn mực của tiểu văn hóa này thông qua các thành viên gần gũi của gia đình như ông bà, anh chị.

Nhà trường

-          Vườn trẻ, nhà mẫu giáo là những nơi mà trẻ em thực hiện hoạt động vui chơi và học tập bước đầu tiên của mình. Thông qua các hoạt động này, trẻ em tiếp nhận những kiến thức đầu tiên về tự nhiên và xã hội, qua đó thực hiện các giao tiếp và hình thành các mối quan hệ xã hội.

-          Hoạt động cơ bản của trẻ em tại môi trường này là học tập các kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, xã hội và kiến thức văn hóa làm nền tảng cho cuộc sống sau này.

Phương tiện truyền thông đại chúng

-          Các thông tin đại chúng cung cấp cho các cá nhân những định hướng và các quan điểm đối với các sự kiện và vấn đề xảy ra trong cuộc sống. phương tiện truyền thông đại chúng tác động đến cá nhân trong xã hội trên cả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực.

Nhóm thành viên mà cá nhân là thành viên

-          Các nhóm này đóng va trò quan trọng trong việc xã hội hóa cá nhân bằng con đường chính thức và phi chính thức.

-          Đây là môi trường xã hội hóa quan trọng thứ hai sau gia đình và trong xã hội, mối cá nhân đóng những vai trò khác nhau trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau.

13. Khái niệm phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội. Các hệ thống phân tầng xã hội trong lịch sử ? Cho ví dụ ?

Khái niệm phân tầng xã hội : “Phân tầng xã hội là những phương thức mà xã hội xắp xếp các thành viên của mình trên cơ sở sự giàu có, quyền lực hay uy tín xã hội.

Phân loại :

-          Phân tầng hợp thức : Là phân tầng xã hội được hình thành một cách tự nhiên, nảy sinh chủ yếu trên cơ sở của sự khác biệt về tài, đức và sự đóng góp, cống hiến thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.

-          Phân tầng không hợp thức: Là phân tầng xã hội được hình thành một cách không tự nhiên, do tham nhũng, làm ăn phi pháp, thủ đoạn, mánh khoé => Cần phải ngăn chặn vì nó là cơ sở tạo sự bất công xã hội và thủ tiêu động lực phát triển xã hội

Khái niệm bất bình đẳng xã hội : bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội.

Cơ sở để có bất bình đẳng xã hội :

-          Cơ hội trong cuộc sống : tất cả những thuận lợi vật chất có thể caie thiện chất lượng cuộc sống. => bất bình đẳng có cơ sở khách quan.

-          Địa vị xã hội : do những thành viên của nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận nó. => bất bình đẳng có cơ sở chủ quan.

-          Ảnh hưởng chính trị : bất bình đẳng trong chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao.

14. Phân tích mối quan hệ giữa bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội ?

Phân tầng xã hội và bất bình đẳng có mối quan hệ mật thiết. Trong đó bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả

Sự không ngang nhau về mọi lĩnh vực giữa các cá nhân trong xã hội dẫn đến cơ hội và lợi ích của các các nhân là không như nhau, từ đó dẫn đến việc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích sẽ tập hợp lại thành một nhóm.

Nhiều nhóm có cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời. Có nhóm lợi ích và cơ hội nhiều, có nhóm thì ít, từ đó dẫn đến phân tầng xã hội.

15. Khái niệm biến đổi xã hội, phân biệt biến đổi xã hội với phát triển xã hội và cho ví dụ minh họa ?

Khái niệm biến đổi xã hội : “là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng  xã hội được thay đổi qua thời gian”

Nghĩa hẹp : biến đổi về cấu trúc xã hội mà sự biến đổi đó ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn thành viên của một xã hội

Nghĩa rộng : là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước.

16. Khái niệm bảng hỏi. các loại câu hỏi thường dùng trong bảng hỏi ?

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp theo nguyên tắc logic, tâm lý và phù hợp với nội dung của đề tài đối tượng nghiên cứu nhằm tạo cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu và giúp cho người nghiên cứu thu nhận được thông tin cá biệt đầu tiên của đề tài và mục đích nghiên cứu.

Các loại câu hỏi dùng trong bảng hỏi

-          Câu hỏi đóng

-          Câu hỏi mở

-          Câu hỏi hỗn hợp

18. Thế nào là câu hỏi mở? câu hỏi đóng ? Cho ví dụ. những ưu và nhược điểm của hai loại câu hỏi đó ?

Câu hỏi đóng : là loại câu hỏi mà câu trả lời được chuẩn bị sẵn. Có hai loại câu hỏi đóng là đóng tùy chọn và đóng lựa chọn.

Ưu điểm :

-          Dễ trả lời. dễ nhận thông tin hơn.

-          Phương án trả lời là định hướng nội dung cho câu hỏi.

Nhược điểm :

-          Người trả lời bị gò bó, giới hạn sự sáng tạo.

-          Đòi hỏi người xây dựn câu hỏi phải có trình độ nhất định

Câu hỏi mở : là câu hỏi mà không được chuẩn bị sẵn các phương án trả lời.

Ưu điểm :

-          Người được hỏi chủ động được câu trả lời.

-          Thu thập được thông tin sâu hơn về đối tượng nghiên cứu

Nhược điểm :

-          Không có sự thống nhất về câu trả lời=> khó khăn khi xử lý thông tin

-          Mất thời gian, người trả lời phải dùng trí lực để trả lời.

19. Quan sát là gì ? Các loại quan sát trong nghiên cứu xã hội học.

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #bowkute