xcxxcxcxcxcxcxcxcxcxcxcxcxcxcxcxc
TƯƠNG TƯ
NGUYỄN BÍNH
Nguyễn Bính là nhà thơ rất quen thuộc của nhiều đọc giả Việt Nam đã mất cách đây 33 năm (1918- 1966), khi chưa bước vào tuổi 49. Ông để lại một văn nghiệp khá đồ sộ: gần 20 tập thơ, trong đó có một số truyện thơ, kinh thơ và trường ca.
Từ lúc có cái tên Nguyễn Bính, người ta đã thấy trong làng thơ mới Việt Nam xuất hiện một tài năng có giọng điệu thơ riêng biệt, khó trộn lẫn và mau chóng chiếm được tình cảm người đọc. Đó là những câu thơ mang phong vị đồng quê rất đậm đà, thân thuộc và cảm động. Những câu thơ cứ như nhắn gửi, như lay gọi, khơi dậy những tình cảm quê hương của mỗi chúng ta.
Bài thơ Tương Tư được rút ra từ trong tập Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính cũng nằm trong đề tài đó.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chin nhớ mười thương một người.
…
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài thì nhớ giầu không thôn nào”.
Toàn bộ bài thơ là tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thật mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị, qua đây bài thơ cũng gợi ra được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ mới đậm đà phong vị ca dao.
Nhan đề của bài thơ là “Tương Tư”, vậy tương tư nghĩa là gì? Tại sao gọi là tương tư mà không gọi là nhớ nhau hay nhớ mong hoặc là nhớ người yêu? Tất cả điều đó được lý giải như sau: theo từ hán việt “ tương tư” nghĩa là trai gái thương nhớ nhau. Trong đời sống, tương tư để chỉ nỗi nhớ thương đơn phương, u kín trong lòng chàng trai,cô gái hay một người nào đó.
“Ba cô yếm đỏ lên chùa
Một cô yếm đỏ bỏ chùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ôm lăn ôm lóc cho sư chọc đầu.
(ca dao)
Mình ơi mình ở đừng đi
Đi thì ta nhớ, ở thì ta thương
Phân ly cách trở đoạn trường
Con sông nho nhỏ, con đường cát bay”.
(ca dao)
Cho nên diễn biến bài thơ là diễn biến tâm trạng tương tư của nhà thơ một cách phong phú, nhớ nhung, băn khoăn, dỗi hờn, than thở, khát vọng, mong mỏi… hòa quyện cùng với cảnh quê và hồn quê với sự xuất hiện những cặp đôi. một người- một người, tôi- nàng, bên ấy – bên này. Hai thôn- một làng, bến- đò, hoa khuê các- bướm giang hồ, nhà anh- nhà em, thôn Đoài- thôn Đông, cau- giầu.
Những trạng thái tâm lý ấy chỉ có thể là tương tư chứ không thể khác được. Nếu bảo rằng nhớ nhau hay mong nhớ hoặc nhớ người yêu thì đây chỉ là một ý nhỏ thôi, chỉ hàm chứa một trạng thái tâm lý thôi chứ không phong phú như đã nêu ở trên. Xuyên suốt bài thơ là sự diễn biến tâm trạng theo những khoảng không gian và thời gian khác nhau nữa. Vả lại ở đây nếu chúng ta nói nhớ nhau hay mong nhớ hoặc nhớ người yêu thì trạng thái tâm lý này sẽ xuất phát từ hai người đang yêu nhau và đang nhớ về nhau còn ở đây với Nguyễn Bính thì tất cả trạng thái tâm lý mà ông thể hiện trong bài thơ này là một tình yêu đơn phương. Diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình từ đôc thoại đến nội tâm chứ hầu như không có hồi âm từ đối phương. Cho nên ở đây chỉ có thể là “tương tư” chứ không thể khác hơn được.
Mở đầu bài thơ Nguyễn Bính vận dụng cách nói quen thuộc trong ca dao, vần thơ, nhịp thơ, những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng của làng quê Việt Nam . Từ xa xôi đến gần gũi, từ chỗ như phiếm chỉ dẫn đến cụ thể xác định.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”.
Ta thấy ở đây tác giả sử dụng thể thơ lục bát theo lối ca dao dân ca. Đó là sự dung hợp rất nhuần nhuyện tính cách dân tộc, chúng ta đều hiểu rõ linh hồn của dân tộc tập trung ở các hình thái folklore. Trong folklore có một khu vực đặc biệt phát triển: thơ ca dân gian. Hình thái chiếm một vị trí cao trong văn hóa dân gian không chỉ có số lượng mà còn ở chất lượng. Ca dao dân ca là một trong kho tang tinh thần đó, xuất hiện biết bao vần thơ tình yêu đặc sắc không thua kém bất cứ một khúc ca nào trên thế gian. Nguyễn Bính đã xâm nhập và bay lượn trên vùng văn hóa dân gian đặc biệt ấy. Một trong những đặc trưng của tính cách Việt là ý thức về độ ý thức ấy chi phối nhiều văn hóa dân gian: kiến trúc, sân khấu, tín ngưỡng, lễ hội, nghiêm trang, mà không khắc khe về ứng nhân xử thế, ít muốn cạn tàu ráo máng. Ý thức về độ do các nhân tố lịch sử, địa lý lâu đời quyết định. Cho nên trong tình yêu nam nữ, trong ca dao dân ca tuy đắm đuối thiết tha mà không bi lụy.
“Chàng ơi buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa
Chợ trưa rau nó héo đi
Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em”.
Cô gái dù có lâm vào tình huống
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mà mắt không khô”.
Thì cũng chỉ là sự nuối tiếc mà thôi:
“Tiếc công anh đấp đập be bờ
Để ai quăng lưới, đem lờ đến đơm”.
“Đêm qua vật đổi sao dời
Tiếc công gắn bó tiếc lời giao đoan”.
Ở “tương tư” là kết cấu mang ý nghĩa độ “chin nhớ mười mong” là sự chờ đợi dài theo năm tháng. Chờ đợi một tình yêu dù biết rằng đó chỉ là tình đơn phương. Ở đây ta thấy thôn Đoài, thôn Đông là hai địa danh mang hai ý nghĩa tượng trưng. Tác giả tạo ra một không gian để mà gần gũi, để mà quen biết, và để rồi xa cách, để rồi nhớ thương. Ở đây con người cụ thể chưa xuất hiện, nhưng không thể khác đi, nỗi nhớ, ở đây là nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa với hai yếu tố đồng đẳng và bình đẳng. Trạng thái nhớ thương diễn ra bình lặng mà xôn xao thậm chí cồn cào như những đợt sóng dâng lên.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”.
(Sóng- Xuân Quỳnh)
“Sầu đông càng lấp càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
(Truyện kiều- Nguyễn Du)
Từ nỗi nhớ “chín nhớ mười mong một người” Nguyễn Bính nâng tình cảm ấy lên một bậc cao hơn, cùng với so sánh giữa trạng thái nhớ thương với nhiên quy luật vốn có của tự nhiên.
“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
Yếu tố nắng mưa, bệnh, trời, tôi, yêu nàng. Ngôn ngữ ở đây là những câu chữ không cầu kỳ gắn liền với lời ăn tiếng nói của người dân và người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng qua trực cảm mà không cần suy tư gì cả. Tương tư như là một căn bệnh của chàng trai đa tình. Căn bệnh này mang một ý nghĩa phổ biến cho nhiều người khi đã bước vào ngưỡng cửa của tình yêu. Ở đây Nguyễn Bính so sánh trạng thái nhớ thương của chàng trai đối với cô gái như chính cái quy luật vốn có của tự nhiên. Nói là bệnh nhưng thực chất là thuộc tính, là trạng thái quen thuộc, tuy nhiên tình cảm tưởng như bình thường đó lại biểu hiện như một căn bệnh “tương tư chẳng ốm cũng sầu”. Có thể nói rằng tình cảm nhớ thương là khởi đẩu và cũng là dấu hiệu đích thực của tình yêu. Không phải quan hệ ruột thịt, họ hàng nhưng tại sao lại dấy lên nỗi nhớ da diết, khôn nguôi. Tình yêu cũng không phải bao giờ cũng tìm được sự bù đắp, cũng thuận chiều nên trạng thái nhớ thương là tình cảm phổ biến nhất trong yêu đương. Cũng có nhiều câu ca dao nói về điều này:
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng”.
“Nhớ ai bồi hỏi bồi hoi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”.
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”.
Trong thơ ca hiện đại thì có Xuân Diệu rất táo bạo:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi…”.
Trong ca dao dân ca nhiều tác giả thường dung từ ta, anh, mình chứ không bao giờ dùng từ “tôi”. Hiện tượng này được giải thích như sao: chúng ta thấy rằng tất cả các từ tôi, ta, anh, mình là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nó được dùng để chỉ người con trai khi đối diện với người con gái. Trong ca dao dân ca là cái vốn được sinh ra trong các cuộc vui, các hội hè, kể cả trong các buổi lao động có tính tập thể, nhất là trong những câu hát giao duyên, đối đáp. Tiếng “anh” mà người con trai cất lên vừa chỉ anh con trai ấy, nhưng đồng thời cũng là chỉ chung cho tất cả con trai trong đám hội hay đám hát. Vì thế mà trong ca dao, dân ca không bao giờ dùng từ “tôi”. Nó cà thể hóa. Nhưng khi đến với thơ mới dân gian của Nguyễn Bính thì cái tôi cá thể ấy được trỗi dậy. Từ tôi được dùng nhiều hơn cả và cũng khẳng định một điều rằng đây là tình yêu của Nguyễn Bính chứ không một ai khác.
Càng đọc ta càng thấy bốn câu thơ mang đậm chất dân ca ở ngay cản xúc lẫn ý tình:
Thôn Đoài rồi thôn Đông, tương tư rồi yêu nàng. Bằng cấu trúc “Danh- là Danh”. Ông giải thích một cách giản dị, song phẳng về chân lý trong tình yêu đôi lứa. Ông nói rất nhẹ nhàng, giản dị. Đó cũng là một trong những tế mạnh của thơ Nguyễn Bính khi nói về làng quê thôn dã: biết tiếp thu tinh hoa cũng dân gian và sử dụng nó một cách hợp lý.
Trên báo văn nghệ số 6 (726), ra ngày thứ bảy mồng sáu tháng hai năm 1933 Đình Thụy có nói bài thơ tương tư còn thiếu một đoạn:
“Thà rằng đừng gặp nhau xong
Gặp nhau thêm não thêm nùng cho nhau
Bướm kia đã đậu nơi đâu?
Hoa kia đã nở nơi nào cho đang
Trăm năm vì chẳng đá vàng
Nhưng quên, tôi muốn quên nàng được đâu
Quên là nhớ, nhớ là sầu
Sầu là đau đớn, là đau đớn lòng”
Nếu đúng thì những câu thơ trên góp phần làm cho nỗi nhớ về trạng thái tương tư có căn cứ hơn. Đây cũng à một ví dụ cho tinh truyền miệng của thơ Nguyễn Bính.
Trong bài thơ, Nguyễn bính đã diễn tả được trạng thái tương tư và nỗi nhớ mong khi tuổi trẻ làng quê đã bước vào chuyện yêu đương:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? ”.
Câu hỏi tu từ với cặp song đôi: “hai thôn- một làng”, “bên ấy- bên này” tạo nên hai không gian như xích lại gần nhau hơn. Nếu ở trên là hai thôn là thôn Đoài và thôn Đông thì ở đây khoảng cách ấy lại được xích lại gần hơn (một làng). Không gian ở đây không xa cách, không phải “đầu và cuối sông Tương”, và cũng không phải là cảnh:
“Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn núi, cách đôi cánh rừng”.
Mà ở đây là cùng chung một làng, có nghĩa là một không gian, một vùng trời, một bến nước, một góc đa, một sân đình. Trong tình yêu dù là khoảng cách về mặt không gian hay thời gian, dù xa xôi cho mấy, dù cách trở đến mấy nhưng không phải không vượt qua được mà chính ở lòng người có vượt qua được hay không:
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục song cũng lội thất bát đèo cũng qua”.
Chúng ta thấy nhan đề bài thơ là tương tư cho nên nó là nỗi nhớ riêng của một mình chàng trai, ấy là tình đơn phương, còn người kia có lẽ cũng chỉ là sự tưởng tượng. Là cái cớ để nhà thơ bộc lộ cái bệnh đa tình thi sĩ của mình, vì thế mà trong đầu óc của chàng trai cứ liên tiếp nảy sinh những câu hỏi mà không tìm được lời giải đáp. Cho nên cái nhớ, cái yêu ở đây có tha thiết có nóng long sốt ruột mà vẫn nhẹ nhàng:
“Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành đôi lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”.
Ở đây ta thấy Nguyễn Bính lại một lần nữa chú ý đến yếu tố không gian và thời gian đã diễn ra trạng thái tâm tư của người trong cuộc cũng không phải ông có ý niệm giải thích về không gian và thời gian của thi pháp sang tạo thơ ca, mà bài thơ lại không có lời đối thoại. Cho nên nhân vật trữ tình tự bộc lộ nội tâm để rồi tương tư, nhớ mong, chờ đợi mà bao nhiêu thời gian đã trôi qua rồi:
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành đôi lá vàng”.
Chúng ta thấy thời gian chờ đợi được kéo dài ra, cái thời gian ấy mỗi một phút trôi đi là một nỗi khoảnh khắc mong chờ, cái nỗi niềm khắc khoải ấy trở thành một nỗi nhớ mông lung. Mỗi bước thời gian lặng lẽ trôi qua là một nỗi nhớ sầu muộn, và cái nỗi nhớ ấy nó qua đi lặng lẽ để rồi đến một lúc nó trở thành một khối trùng điệp cứ liên tiếp và càng xoáy sâu vào nỗi nhớ:
“Ngày qua ngày lại qua ngày”.
Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đếm từng bước thời gian như thế:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.
Thời gian trong tình yêu cũng mang nhiều sắc thái, nhớ nhung, sầu muộn, mng chờ, hi vọng, khi thì lên cao, dạt dào thương nhớ đi về cùng với những niềm hy vọng và thời gian chờ đợi nhiều khi cũng đi về với nỗi niềm vô vọng. Cái thời gian, với nỗi niềm vô vọng ấy là cả một nỗi trống vắng kéo dài lê thê cho đến nỗi cảnh sắc và sự vật cũng thay đổi theo:
“Lá xanh nhuộm đã thành đôi lá vàng”.
Cho tới nay thì mạch thơ lại từ thời gian trở về với không gian. Cái sự trách móc ấy nó càng được tăng lên khi cái không gian xích lại gần thêm tí nữa chỉ có một đầu đình mà thôi. Nhưng đó vẫn là mợt lời trách móc nhẹ nhành:
“Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…”.
Hai bên chỉ cách nhau một đầu đình, tức là khoảng cách có thể quan sát được trong tầm mắt. Như thế thì rõ ràng là chuyện xa cách không do các yếu tố khách quan mà xa cách ở đây là do lòng người không tìm được đến nhau, không thấu hiểu nỗi lòng của nhau, không hòa chung một nhịp đâp của đôi tim. Cho nên chàng trai đã tự dồn mình vào một góc chân tường cho đến nỗi không tìm ra được một lý do đ giải thích, để lý giải biện hộ cho cảnh ngộ của mình. Trạng thái tâm lý này rất thực và rất đúng, khi con người ta đã lâm vào yêu đương thì nhiều lúc chính mình cũng không hiểu nổi mình, mọi thứ gần như rối bời với những trạng thái tâm lý khó diễn tả ra bằng lời, và nhiều khi quên ăn mất ngủ, thức suốt thâu đêm để ngẫm nghĩ một cái gì đó mà chính mình cũng không nhận ra được. Tình yêu phải được cảm thông, phải được thấu hiểu cho dù đó chỉ là một lời từ chối nhẹ nhàng:
“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!”
Ở đây thì yêu ai ? nhớ và ở đây chắc gì đã có ai yêu lại? Những lời trách cứ kia cũng chỉ là để nhẹ vơi đi nôi buồn, nổi nhớ vô vọng mà thôi. Người đọc dể nhận thấy trạng thái tâm lý ấy và điều đáng nói hơn là hiểu thêm về sắc thái tinh tế và phức tạp của tình yêu: yêu mà chưa được bù đắp, tih2 yêu mới chỉ ở một phía, thì cứ ngẫn ngơ giã định chờ đợi. ở đây chàng trai mong mỏi gữi đến người mình yêu một sự thấu hiểu cảm thông, một sự đồng tình và mong được người đó hiểu được mình dù cho đáp lại là một lời từ chối. ở đây chàng trai đặt câu hỏi tu từ nghĩa là chàng chưa hoàn toàn tuyệt vọng cho nên chàng vẫn tiếp tục hy vọng và chờ đợi, yêu thương và chút hy vọng ấy lóe lên qua niềm mong ước:
“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ hồ găp nhau”
Những hình ảnh trên luôn ở trạng thái gần gũi, gắn bó: bến với đò, hoa vơi bướm... nhưng nay lại rơi vào hoàn cảnh phải xa cách. Con đò đã đến lúc phải cập bến không thể lênh đênh mãi trên dòng được. Bướm và hao thì luôn ở bên nhau, nhưng dù hoa có là khuê các, hoa trong vườn kín thì cũng không thể ngăn được bướm giang hồ. Sự gặp gỡ đó là niềm mơ ước và hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Từ trước đến nay trong thơ ca vẫn nói nhiều về điều này. Từ đây cho thấy cái suy nghi của Nguyễn Bính thời ông cũng gần giống với những suy nghỉ của thời hiện đại. Ông tìm về với những suy nghĩ của tuổi trẻ những khát vọng về tình yêu đẹp, những mơ ước về một sự hạnh phúc cùa những đôi bạn trẻ yêu nhau ước mơ về một mái ấm gia đình hạnh phúc. Nguyễn Bính đã trở về với mạch tương tư của những đôi trai gái làng quê. Với tình yêu đầy chân thành, thiết tha, nhớ mong, tuy có hờn giận trách cứ nhưng không bi lụy hận tình, có xót xa chờ đợi nhưng không tuyệt vọng và chán nản. Bởi thế mới nói tâm trạng tương tư của nhân vật trữ tình là một chuỗi diễn biến tinh tế trạng thái tình yêu một cách chân thực nhất, với sự hòa quyện giữa cảnh quê và hồn quê kết hợp với nhau thật nhuần nhị và cái đẹp ấy cũng mang một phong cách thơ mới đậm đà phong vị ca dao.
Tình yêu trong bài thơ này là một cách nói vừa duyên dáng, vừa kín đáo, vừa tinh tế. Ở những đoạn thơ trên có câu dường như lạc khỏi hệ thống, thiếu sự dung dị: “Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”! thì ở đọan thơ cuối cùng chính là sự kết tinh nghệ thuật của toàn bài thơ. Ở đoạn này, “hồn xưa đất nước” được toát lên trong tình cảm kín đáo, mộc mạc của tác giả. Nhà thơ đã có một bước đột phá chuyển lối diễn đạt trực tiếp sang lối diễn đạt gián tiếp một cách tinh tế, phảng phất “hương đồng cỏ nội” của ca dao dân ca một cách thuần khiết:
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một vườn cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”.
Cái không gian ở đây vừa cụ thể, vừa kín đáo, vừa tế nhị. Có lẽ để diễn tả về nỗi nhớ thì không có một thể loại nào khác hơn, hay hơn, chính xác hơn bằng cái thể thơ lục bát. Nói vào nhạc điệu, dịu dàng tha thiết làm tăng thêm sự xao xuyến bồi hồi vốn có của ý thơ. Với Nguyễn Bính một nhà thơ hiện đại lãng mạn đã đưa thêm vào thể thơ lục bát cổ truyền, một bản sắc mang phong vị thơ ca hiện đại. Được thể hiện với những hình ảnh mới lạ, với những từ ngữ buồn man mác của lớp người tiểu tư sản trước cách mạng. Hình ảnh trong thế giới làng quê không dừng lại ở mức tả cảnh. Với những hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, gió mưa, con đò, bến nước, sân đình, giàn giầu, hàng cau... tất cả đều gợi lên một tiếng nói của một kẻ đa tình, cái tình ở đây mượn hình ảnh cảnh vật để gợi mở nội tâm như những câu hát giao duyên trong ca dao truyền thống.
Trong phong trào thơ mới, đã có rất nhiều nhà thơ như: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, anh Thơ... miêu tả được những bức tranh quê tươi đẹp, nhưng có lẽ chỉ có Nguyễn Bính nói được đúng về cái hồn quê. Ngày nay ở nông thôn Việt Nam, phong cảnh lẫn hồn người đã khác xưa, thanh niên thích ăn diện hơn là mặc “áo tứ thân”, chít “khăn mỏ quạ”... xông, những câu thơ trên đây của Nguyễn Bính vẫn như một dấu tích tâm hồn dân tộc, góp phần làm cho tình cảm bao thế hệ bạn đọc thêm phong phú và tươi sáng. Đây chính là sự đóng góp đặc sắc của nhà thơ trong bài “tương tư” nói riêng, và trong phần nhiều bài thơ của tác giả trước cách mạng nói chung, đây cũng chính là lý do làm cho nhiều người thuộc lòng và trân trọng thơ ông.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro