ABI
ABI với bệnh lý động mạch ngoại vi chi dưới
1. Ý nghĩa của chỉ số ABI (Ankle Brachinal Index)
Hiện nay trên thế giới tỷ lệ số người mắc bệnh lý động mạch ngoại vi ngày càng cao, xong bệnh nhân thường không được phát hiện kịp thời vì đa số họ thường không có triệu chứng cơ năng. Khi phát hiện thường ở mức độ nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm: viêm, hoại tử chi… Việc phát hiện sớm bệnh lý động mạch ngoại vi có ý nghĩa vô cùng quan trọng như cảnh báo các bệnh lý mạch vành, đột quỵ.
Một trong những biện pháp chẩn đoán sớm bệnh lý động mạch ngoại vi đơn giản là đo chỉ số ABI.
2. Cách đo
- Có thể sử dụng phương pháp thủ công và máy tự động
- Đo huyết áp tâm thu tứ chi (2 chi dưới lấy huyết áp tâm thu ở cổ chân)
HATT cổ chân
ABI= --------------------------------
HATT khuỷu tay
vận động sẽ không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
- Khi bệnh trở nặng có thể thấy chân tím tái, tê, yếu hay liệt chân.
7. Điều trị:
7.1 . Giảm các yếu tố nguy cơ
- Dừng hút thuốc lá.
- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất đạm và cholesterol.
- Giảm cân (khi thừa cân)
- Tích cực vận động, có các bài tập thể dục hợp lý và phù hợp. Có thể đi trên thảm lăn hoặc đi bộ bình thường, khi xuất hiện triệu chứng đau thì nghỉ đến khi hết đau. Tập khoảng 30-60 phút, 3 lần/tuần và tập liên tục trong 3 tháng.
7.2. Nội khoa
- Kiểm soát đường huyết, huyết áp, nồng độ cholesterol. Các chỉ số cần kiểm soát như: HbA1C (6-7%.); LDL (<100mg/dL); HDL, huyết áp (140/90mmHg).
- Các thuốc điều trị triệu chứng chỉ có Cilostazol và Naftidrofuryl.
- Bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc khác để giảm huyết áp và nồng độ cholesterol, giảm mỡ máu, thuốc hạ đường máu và chống tập kết tiểu cầu.
7.3. Can thiệp
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như mở thông mạch máu bị tắc
- Tạo hình mạch đặt stent
- Cắt bỏ khối tắc nghẽn
- Bắc cầu động mạch ngoại biên…
BS. Đinh Thị Ngà
Khoa Quốc Tế - Bệnh viện TƯQĐ 108
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro