WLan mang khong day
Là Mạng LAN không dây viết tắt là WLAN (Wireless Local Area Network) hay WIFI (Wireless Fidelity), là một mạng dùng để kết nối hai hay nhiều máy tính với nhau mà không sử dụng dây dẫn. WLAN dùng công nghệ trải phổ, sử dụng sóng vô tuyến cho phép truyền thông giữa các thiết bị trong một vùng nào Đây là một giải pháp có rất nhiều ưu điểm so với kết nối mạng có dây (wireline) truyền thống. Người dùng vẫn duy trì kết nối với mạng khi di chuyển trong vùng phủ sóng.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Năm 1990, công nghệ WLAN lần đầu tiên xuất hiện, hoạt động ở băng tần 900 Mhz. tốc độ truyền dữ liệu 1Mbs, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ 10 Mbs của hầu hết các mạng sử dụng cáp lúc đó.
Năm 1992, các nhà sản xuất bắt đầu bán những sản phẩm WLAN sử dụng băng tần 2.4GHz. nhưng chưa phổ biến và một số tổ chức bắt đầu phát triển ra những chuẩn mạng không dây.
Ví dụ như Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đã thông qua sự ra đời của chuẩn 802.11, và được biết đến với tên WIFI (Wireless Fidelity) cho các mạng WLAN.
Đến Năm 1999, IEEE thông qua sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là chuẩn 802.11a và 802.11b Và các thiết bị WLAN dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở thành công nghệ không dây nổi trội.
Năm 2003, IEEE công bố thêm sự cải tiến là chuẩn 802.11g, chuẩn này cố gắng tích hợp tốt nhất các chuẩn 802.11a, 802.11b và 802.11g. Sử dụng băng tần 2.4Ghz cho phạm vi phủ sóng lớn hơn.
Năm 2009, sau 6 năm thử nghiệm IEEE cuối cùng cũng thông qua chuẩn WIFI thế hệ mới 802.11n. Chuẩn 802.11n có khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 300Mbps hay thậm chí cao hơn thế
1.3. Ưu điểm của WLAN
- Sự tiện lợi: mạng không dây cung cấp giải pháp cho phép người sử dụng truy cập tài nguyên trên mạng ở bất kì nơi đâu trong khu vực WLAN được triển khai ví dụ như quán cà phê ,vỉa hè,khách sạn, trường học, thư viện…).
- Hiệu quả: Người sử dụng có thể duy trì kết nối mạng khi họ đi từ nơi này đến nơi khác.
- Triển khai: mạng không dây triển khai rất dễ dàng, chúng ta chỉ cần một đường truyền ADSL và một Access Point. Với việc sử dụng cáp, sẽ rất tốn kém và khó khăn trong việc triển khai ở nhiều nơi ví dụ như trong tòa nhà.
- Khả năng mở rộng: Mở rộng dễ dàng và có thể đáp ứng tức thì khi có sự gia tăng lớn về số lượng người truy cập.
1.4. Nhược điểm
Bên cạnh những thuận lợi mà mạng không dây mang lại cho chúng ta thì nó cũng mắc phải những nhược điểm. Đây là sự hạn chế của các công nghệ nói chung.
- Bảo mật: Đây có thể nói là nhược điểm lớn nhất của mạng WLAN, bởi vì môi trường truyền tín hiệu là không khí nên khả năng một mạng không dây bị tấn công là rất lớn
- Phạm vi: Như ta đã biết chuẩn 802.11n mới nhất hiện nay cũng chỉ có thể hoạt động ở phạm vi tối đa là 150m, nên mạng không dây chỉ phù hợp cho một không gian hẹp.
- Độ tin cậy: Do phương tiện truyền tín hiệu là sóng vô tuyến nên việc bị nhiễu, suy giảm…là điều không thể tránh khỏi. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mạng.
- Tốc độ: Tốc độ cao nhất hiện nay của WLAN có thể lên đến 600Mbps nhưng vẫn chậm hơn rất nhiều so với các mạng cáp thông thường (có thể lên tới 100Mbps đến hàng Gbps)
2.các thiết bị hạ tầng mạng ko dây
Wireless access point(AP)
2.1. Tổng quan.
Là thiết bị có nhiệm vụ cung cấp cho máy (client) một điểm truy cập vào mạng.
Các Access Point có chức năng như là một hub, giúp các máy tính “di động” có thể kết nối vào.
- Nhờ các AP này, một “mobile” host có thể kết nối với các máy tính hay resources trong wired LAN.
- Có khả năng mở rộng mạng. nhờ vậy nó có thể dùng trong một không gian lớn hơn Adhoc.
2.2. Các chế độ hoạt động của AP:
AP có ba chế độ hoạt động chính.
o Chế độ root mode: Root mode được sử dụng khi AP kết nối với mạng backbone có dây thông qua giao diện có dây của nó (thường là Ethernet). Hầu hết các AP đều hoạt động ở chế độ mặc định là root mode.
o Chế độ cầu nối(bridge mode): Trong bridge mode, AP hoạt động hoàn toàn như cầu mối không dây. Với chế độ này client sẽ không kết nối trực tiếp với AP, nhưng thay vào đó, AP dùng để nối hai hay nhiều đoạn mạng có dây lại với nhau. Hiện nay, hầu hết các thiết bị AP đều hỗ trợ chế độ bridge
o Chế độ lặp (Repeater mode): Ở chế độ Repeater, sẽ có ít nhất hai thiết bị AP: một root AP và một AP hoạt động như một Repeater không dây. AP trong Repeater mode hoạt động như một client khi kết nối với root AP và hoạt động như một AP khi kết nối với máy khách.
3.các thiết bị client trong WLAN
Là những thiết bị WLAN được các client sử dụng để kết nối vào WLAN.
I.3.a.Card PCI Wireless:
Là thành phần phổ biến nhất trong mạng ko dây. Dùng để kết nối các máy khách vào hệ thống mạng không dây. Được cắm vào khe PCI trên máy tính. Loại này được sử dụng phổ biến cho các máy tính để bàn(desktop) kết nối vào mạng không dây.
I.3.b.Card PCMCIA Wireless:
Trước đây được sử dụng trong các máy tính xách tay(laptop) và cácthiết bị hỗ trợ PDA(Personal Digital Associasion). Hiện nay với sự phát triển của công nghệ nên PCMCIAwireless ít được sử dụng vì máy tính xách tay và PDA,…. đều được tích hợp sẵn Card Wireless bên trong thiết bị.
I.3.c.Card USB Wireless:
Loại rất được ưu chuộng hiện nay dành cho các thiết bị kết nối vào mạng không dây vì tính năng di động và nhỏ gọn của nó.nó có chức năng tương tự như Card PCI Wireless, nhưng hỗ trợ chuẩn cắm là USB. Có thể tháo lắp nhanh chóng và hỗ trợ cắm khi máy tính đang hoạt động
4. Các mô hình của mạng WLAN (Wireless LAN)
Mạng 802.11 rất linh hoạt về thiết kế, bao gồm 3 mô hình cơ bản sau
· Mô hình mạng độc lập (IBSSs) hay còn gọi là mạng Ad-hoc.
· Mô hình mạng cơ sở (BSSs).
· Mô hình mạng mở rộng (ESSs).
4.1. Mô hình mạng độc lập
Mạng IBSSs (Independent Basic Service Set) hay còn gọi là mạng ad-hoc, trong mô hình mạng ad-hoc các client liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần thông qua AP nhưng phải ở trong phạm vi cho phép. Thông thường mô hình này được thiết lập bao gồm một số client được cài đặt dùng chung mục đích cụ thể trong khoảng thời gian ngắn .Khi mà sự liên lạc kết thúc thì mô hình IBSS này cũng được giải phóng.
4.2. Mô hình mạng cơ sở (BSSs)
xBasic Service Sets (BSS) là một topology nền tảng của mạng 802.11. Các thiết bị giao tiếp tạo nên một BSS với một AP duy nhất với một hoặc nhiều client. Các máy trạm kết nối với sóng wireless của AP và bắt đầu giao tiếp thông qua AP
4.3. Mô hình mạng mở rộng (ESSs)
ESS (extended service set) là một mạng mở rộng của BSS,là hai hoặc nhiều BSS kết nối với nhauthông qua hệ thống phân phối
5.omniAccess 4302 WLAN switch
OmniAccess ™ 4302 (OAW-4302) Wireless LAN Switch hỗ trợ6 điểmAP và cung cấp di động tích hợp, kiểm soát tập trung, dịch vụ hội tụ và an ninh cho các triển khai không dây.
Được thiết kế chochi nhánh văn phòng, doanh nghiệp nhỏ và các ứng dụng cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra, nó có thể được quản lý tập trung từ trụ sở công ty hoặc trung tâm dữ liệu sử dụng hệ thống
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro