Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

vuong _ngón tay chỉ đường osho

Ngón Tay Chỉ Ðường

Lời Giới Thiệu:

Bhagwan Shree Rajneesh là dấu hiệu rõ nhất trong cuộc hành trình viễn du của bạn. Rajneesh là ánh sáng, là ngọn hải đăng, là ngôi sao chỉ đúng hướng bạn sẽ tìm tới và muốn đi tới; như Ðức Phật, như Lão Tử, như Jesus Christ, Rajneesh là ngón tay chỉ mặt trăng Chân Lý.

Không thể dùng ngôn từ hữu hạn để nói về cái Vô Hạn, Vô Cùng; không thể dùng cái tầm thường để thuyết minh về cái Chân Thường Tuyệt Ðối; nhưng Rajneesh phải mượn ngôn ngữ loài người để diễn đạt Chân Lý bất diệt và vén lên bức màn bí mật cuộc sống, mượn ngón tay chỉ mặt trăng để trao cho loài người một thông điệp về sự thật cuộc đời.

"Pointing The Way" là một bộ sưu tập hàng trăm những mẫu đối thoại, thơ cho bạn, những sự kiện và những bài thuyết giảng ngắn của Rajneesh. Ông là một giáo sư, một giảng sư, một triết gia và tác giả của hàng trăm cuốn sách nổi tiếng tại Ấn Ðộ và ngoại quốc.

Gặp được Rajneesh trên đoạn hành trình về chân lý của tôi, tôi nghĩ rằng tôi là một trong những người may mắn nhất được nhìn thấy ánh s ao sáng chỉ đường trong đêm tối, để từ đó, bắt đầu tôi tự hỏi "Tôi là ai?"

Ðã từ lâu, Rajneesh đã tự hỏi mình "Tôi là ai?" thì nay tôi mời bạn đọc "Pointing The Way" của Rajneesh để bạn cùng hòa nhịp thở với Rajneesh trong mạch sống muôn đời của vũ trụ hàm linh.

Swami Krishna Prenn

________________________________________

Mãi cho đến chiều tối hôm qua, cây bông mọc ở trong vườn nhà vẫn còn sống. Những gốc rễ của nó bám sâu xuống lòng đất và mạch sống vẫn tuôn chảy trong lá, trong nụ, trong cây. Cây bông đó thật đẹp, nó mang mầu xanh lá cây thật dễ thương, thật sáng, thật ngọt ngào. Cây bông đó, trước kia, vẫn thường vui đùa ve vẩy lá cây theo ngọn gió mềm và ban rãi hạnh phúc bé nhỏ của nó đi khắp nơi. Tôi đã dạo quanh quẩn vườn nhà rất nhiều lần và cũng đã chia xẻ hạnh phúc cuộc sống với cây bông.

Ngày hôm qua, một kẻ nào đó đã nhổ cây bông đó lên rồi. Ngày hôm nay, khi tôi nhìn cây bông thì nó đã chết tự bao giờ.

Cái chết xảy đến cho cây bông khi rễ của nó không còn bám chặt vào đất nữa. Sự sinh trưởng của cây bông hoàn toàn phụ thuộc vào những cái rễ đó. Mặc dù bạn không thấy chúng, nhưng những cái rễ đó chứa đựng bí mật của cuộc sống.

Cây cỏ đều có rễ cây. Loài người cũng vậy. Cây cỏ đều có một nền tảng để sống, loài người cũng có một nền tảng để sinh tồn. Một khi những cội rễ bị bứng gốc, cỏ cây đều chết. Con người khi mất đi cái cơ bản của đời sống, con người cũng rụi tàn héo úa.

Có một lần, tôi đọc một cuốn sách của Albert Camus, trong đó có câu "Tự tử là một vấn đề triết lý vô cùng quan trọng." Albert Camus rất chí lý. Ngày nay, con người hình như không có một muc đích thực sự cho đời sống của mỗi người. Mọi vật dường như vô nghĩa, phi lý. Cái rễ cái của con người như là bị lung lay, và trong sự� vắng mặt của dòng liên kết cuộc sống, con người không còn gì hết ngoài sự cô đơn và sợ hãi. Con người cần gốc rễ, con người cần đất sống. Rễ ở trong lòng và linh hồn là tôn giáo. Nếu nhân loại biết trồng cội rễ tâm linh, thì đóa hoa Nhân Bản sẽ nở ra khắp vũ trụ hành tinh này.

________________________________________

Một người bạn của tôi đã trở thành một tu sĩ vàmột ngày kia, ông ta đến thăm tôi. Thấy ông ta mặc chiếc áo tu sĩ mầu vàng, tôi nói:

-"Tôi nghĩ là bạn đã thành một vị thánh rồi chứ. Cái này là cái gì vậy? Sao bạn phải nhuộm áo đi vậy?"

Ông bạn tu sĩ của tôi cười sự ngu ngốc của tôi.

-"Ông không hiểu gì hết. Tu sĩ thì phải ăn mặc khác biệt người thường chứ?"

Tôi suy nghĩ, không trả lời. Ông bạn tôi thắc mắc.

-"Sao, suy nghĩ gì vậy?"

-"Ðây là một vấn đề cần nói," tôi trả lời, "Một tu sĩ không cần phải có bề ngoài khác biệt, nếu cần phải có sự khác biệt thì ông ta không phải là thánh nhân."

Có lẽ bạn tôi không hiểy ý tôi muốn nói gì, nên ông ta phản đối liền:

-"Ðâu có được, người tu phải khác với người thường chứ, phải mặc áo vàng chứ; chẳng lẽ ông muốn người tu sĩ trần truồng, không mặc gì cả?"

Tôi trả lời:

-"Không phải vấn đề mặc hay không mặc. Tôi muốn nói cái sâu kín hơn dưới lớp áo này."

-"Nhưng những cái áo này nhắc nhở tôi là một tu sĩ."

Tôi phá lên cười:

-" Tôi thì lại khác, tôi chẳng cần một lớp áo nào bao phủ tôi. Ông là loại thánh nhân gì nếu ông cần có một lớp áo để nhắc nhở ông? Quần áo chỉ là vật ngoài thân, chỉ là bề mặt. Những ai chỉ thấy lớp vỏ bên ngoài, lớp bề mặt đó thì sẽ không bao giờ thấy được bên trong tâm hồn mình. "Những ai thoát được cái vỏ bên ngoài� đó mới chính là Thánh Nhân."

Bạn có hiểu tôi muốn nói gì không?

________________________________________

Chiều dần xuống. Mơi� lúc nãy, bầu trời còn trong sáng, thế mà bây giờ đã dần bị mây đen phủ kín. Mặt trời đã lặn từ lâu và không gian nghe lành lạnh. Tôi dừng chân ở một cửa tiệm. Ông chủ tiệm có nuôi một con vẹt. Con vẹt không cần ở lồng., nó hay đậu trên vai hay bàn tay của ông chủ tiệm. Dù không có lồng, con vẹt cũng dường như không muốn bay đi tìm tự do. Nó chỉ luôn miệng nói rằng "ram, ram," và lập đi lập lại "ram, ram."

Tôi bàn chuyện:

-"Chà, con vẹt chắc biết nói giỏi lắm."

-"Con vẹt của tôi biết nhiều lắm, nó rất giỏi."

Thoạt nghe qua, tôi bật cười.

-"Nếu vậy, các nhà học giả đều là vẹt hết."

Ðúng vậy, theo tôi, trí thức không phải do học thức mà có được. "Sự hiểu biết thực sự không phải do sách vở hay nhà trường mà có, cũng không phải do sự thâu lượm được từ những người khác hay do sự ghi chép từng sự kiện, biến cố. Những gì bạn học được nơi sách vở, nơi học đường chỉ biến bạn thành những con vẹt biết nói, và nhai đi nhai lại những cặn bã của những người khác, như con bò nhai cỏ, như con voi nhai bả mía. Cái học thức đó chẳng khác gì một cái thây chết bị người ta giải phẫu, cắt xén, lật đi lật lại nhiều lần. Và một đầu óc chứa đầy những sự kiện chết đó sẽ chẳng nhận thức điều gì.

Tri thức là một cái gì vượt ra ngoài cái xác học thức vay mượn đó. Nó la �kinh nghiệm, là cuộc sống, là cái nhìn trực giác thẳng vào bản chất sự vật không qua một lớp áo tri kiến nào. Với cái nhìn xuyên suốt đó, bạn mới thẳng tiến được đến "đỉnh núi Chân Lý".

Ðó là một buổi xế trưa và trời xanh trong đẹp. Dọc theo con đường nhỏ, một đám trẻ con nô đùa với nhau, chơi xây nhà bằng cát. Một lát sau, bọn chúng gây lộn ầm ĩ. Chúng cãi nhau vì có đứa đã xô xập nhà đứa khác - "những lâu đài bằng cát." "Cãi nhau vì những lâu đài bằng cát." Những đứa nhỏ không ai chịu thua ai; và rồi, trận khẩu chiến ác liệt hơn, bọn nhỏ đã có sự bênh vực của cha mẹ chúng. Cha mẹ đã nhẩy vào trận chiến của mấy đứa nhỏ để giành phần thắng - "những lâu đài bằng cát"

Tôi đứng bên này đường và nhìn trận ẩu đã trước mặt. Số tuổi hình như không có gì khác biệt và sự trưởng thành của một con người không có gì liên quan đến tuổi tác. Có nhiều người vẫn ngu dại khờ khạo cho đến khi chết, "vẫn là đứa trẻ con bé bỏng khờ khạo " dù tuổi đời đã rất lớn. Ðó là lý do Lão Tử đã "trưởng thành" ngay khi chỉ là một cậu bé. Mới nghe qua chúng ta tưởng là có cái gì không bình thường, nhưng không, sự thực là vậy. Có rất nhiều người, thể xác phát triển to lớn đẫy đà, đầy đủ , nhưng bộ óc thì không thăng tiến được bao nhiêu. Vì thế họ mới cãi nhau, ẩu đã nhau, tranh giành lẫn nhau "những lâu đài bằng cát." Ai nói con người là một động vật cao cấp? Một động vật đã thoát khỏi thú tánh? Không, con người vẫn còn nguyên vẹn sự� man dại của một loài vật hạ đẳng - nếu không, họ đâu có chém giết nhau, tranh giành nhau, sát phạt lẫn nhau vì những ảo vọng cuộc đời.

Ngày xưa, Diogenes đã đốt đuốc đi tìm "Một con người thực sự" giữa ban ngày. Ông ta đốt đuốc tìm mãi mà chưa gặp đựơc Con Người mà ông ta muốn thấy. Một ngày kia, có người hỏi ông rằng, "Ông đã hết hy vọng tìm người chưa?" Ông ta trả lời rằng: "Tôi vẫn đốt đuốc đi tìm."

Tôi vẫn đứng bên này đường. Ðám đông người đã tụ tập nhiều hơn. Người ta cãi, nói, xô đẩy, xỉa xói nhau. Càng nói, họ càng hăng, tay chân vung vẫy, mặt mũi đỏ tía lên, ánh mắt bốc lên sự tham muốn, thèm khát, giận dữ. Trong cái đám lao xao lộn xộn đó, tôi nhận thấy có sự háo thắng gào thét của một loài "dã thú." Trận chiến bây giờ là của người lớn, bọn trẻ con ngơ ngác dạt ra ngoài, ngồi chụm lại với nhau và nhìn đám cha mẹ chúng hung hăng trước mặt. Ô hay, họ cãi nhau vì những cái "lâu đài bằng cát" này à? Buồn cười nhỉ?

Tôi thấy tội nghiệp họ quá.

Triết gia Gibran kể chuyện rằng: " Có một ngày, tôi hỏi thằng bù nhìn giữa ruộng đồng rằng: "Mày có chán với công việc đứng giữa đồng đuổi chim không?" Nó trả lời: "Ồ không, tôi thích hù dọa mấy con chim lắm đến nỗi tôi không để ý đến cả thời gian đã qua." Nó nói thêm rằng: "Chỉ những kẻ nào mà đầu óc nhồi nhét đầy rơm rạ, nùi giẻ như tôi mới cảm thấy thú trong công việc này."

Khôi hài thật! Nhưng con người không nhận thấy sự khôi hài chua xót này. Tôi khóc cho những ai mang thân xác loài người mà đầu óc chỉ nhồi nhét toàn rác toàn rơm. Thằng bù nhìn giữa ruộng còn có ích lợi là đuổi chim chóc khỏi đến ăn lúa - nhưng một con người với đầu óc "đầy rơm" thì sống có ích lợi gì?

Không một ai có thể trở thành con người đúng nghĩa, nếu họ không thể hiểu được bản chất cuộc đời và sự thực con người.

"Sanh ra là một con người là một lẽ, nhưng có đầu óc của một con người hay không là một chuyện khác."

________________________________________

Tôi đi ngang qua một ngôi đền đang xây cất dở dang. Tôi chợt tự hỏi, "Có nhiều đền, nhiều chùa, nhiều thánh đường quá rồi, sao người ta cứ xây thêm thế nhỉ? Càng ngày, con người càng ít đi lễ lạy hơn, thế mà người ta vẫn xây, để làm gì nhỉ?

Tôi suy nghĩ và loay hoay tìm câu trả lời, nhưng tôi không thấy thỏa mãn với những lý do, ý kiến tôi đưa ra. Tôi bèn đến hỏi thăm một lão thợ nề đang đứng xây cánh cổng đền. Câu hỏi của tôi làm lão ta bật cười và lão ta dắt tôi đi vào bên trong đền. Ðằng sau ngôi đền đang xây, tôi thấy có nhiều tảng đá cắt dở dang và có tảng đang được người thợ khắc chạm những hình tượng thần thánh. Tôi tự nghĩ có lẽ những ngôi đền xây lên để thờ những bức tượng này. Nhưng không, ông lão thợ nề dắt tay tôi đi sâu tút vào bên trong nữa. Ở mãi tút đằng sau ngôi đền, có một nhóm vài ba người thợ đang khắc chạm tỉ mỉ trên một viên đá. Lão thợ nề nói: "Ðây đây, những ngôi đền được xây lên cho những cái này đây."

Tôi há hốc miệng ra nhìn và hiểu hoàn toàn. Những người thợ đang đẽo gọt, khắc chạm tên những "người quyên tiền đóng góp xây cất ngôi đền." Người nào cho tiền nhiều nhất, tên họ sẽ đúc lên trước nhất. Thì ra người ta xây chùa, xây đền, xây nhà thờ không phải để tu hành, mà cốt chỉ khoe khoang, mua danh bán lợi. Xây đền để được người khen ngợi, chiêm ngưỡng, xây chùa để tên được đúc vào bia đá công danh. Cái vòng tròn lợi danh xoay con người thật nghiệt ngã, nhưng con người vẫn hám lợi, tham danh đua nhau húc đầu vào chỗ chết.

Ðể tôi kể bạn nghe một câu chuyện:

"Ngày kia, có một người giầu có muốn cúng 10,000 đồng tiền vàng lên Thánh Shree Nathji. Ông ta đến trước bệ tượng Thánh và cẩn thận đếm từng đồng tiền vàng xếp thành chồng một. Từng cử chỉ, từng động tác của ông ta đã lôi kéo sự tò mò của người khác. Họ vây xung quanh ông ta và xầm xì khen ngợi hâm mộ sự giầu có và hảo tâm của ông ta. Khi ông ta đặt đồng tiền vàng cuối cùng xuống và liếc nhìn đám đông, ánh mắt của ông ta cũng loé� sáng sự kiêu hãnh như ánh sáng của đồng tiền vàng kia. Ông ta đến gặp một vị tu sĩ ở đền và trịnh trọng nói:

-"Ðây là 10,000 đồng tiền vàng, tôi dâng lên Thần Shree Nathji."

-"Ông hãy mang vàng của ông về đi. Thần không nhận đâu," vị tu sỉ nói.

-"Vì sao?" lão ta ngạc nhiên hỏi.

_"Vì niềm tin tôn giáo và công đức không thể phát xuất từ vật chất tiền bạc được. Ông đem sự kiêu hãnh, ngạo mạn, tham lam để cầu được vào ngưỡng cửa thiên đàng thì không bao giờ có chuyện đó xẩy ra được. Hãy về đi!"

________________________________________

Vào một đêm không trăng, tôi ngồi ngắm nhìn những vì sao lấp lánh trên trời. Thành phố đang đắm chìm trong cơn ngủ và tôi thấy thương hại cho đám người đang ngủ say mê mệt đó. Sau một ngày làm việc vất vả, những kẻ "nghèo nàn" đó lại mơ được thỏa mãn những ước muốn vô tận của họ. Trong mơ, họ sống; trong mộng, họ ngủ. Họ không bao giờ thấy được ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, nét đẹp của những vì sao; bởi vì đôi mắt của những kẻ ngủ mê kia không bao giờ thấy được như thực.

Ðôi mắt là cửa sổ linh hồn. Con người chứa đầy trong nó những gì nó thấy. Người nào thấy mặt trời sẽ chứa đầy trong họ ánh sáng mặt trời; người nào thấy tiền bạc thì sẽ chứa đầy trong họ sự thèm khát đau khổ về tiền bạc, v.v và sự thấy đó tỏa ra bên ngoài, để cho người khác nhìn vào và đánh giá từng loại người một.

Sự mê mệt miệt mài vào vật chất đã đẩy con người xa dần, xa dần Hanh Phúc và những Ðau Khổ bắt đầu chồng chất lên cuộc đời mỗi người; tuy nhiên họ vẫn như con thiêu thân chết rụi trong ánh lửa, vì sao? Vì họ còn "Mê Ngủ" quá.

________________________________________

Tôi cũng là một người làm vườn. Tôi đã gieo trồng những hạt giống và nay chúng đã nẩy bông. Hương thơm của hoa lá tràn ngập hồn tôi và đưa tôi vào một thế giới khác. Nó đã cho tôi một sức sống mới, một ý thức mới. Tôi không còn là con người mà bạn đang nhìn với cặp mắt trần tục của bạn, và bây giờ tôi đang nghe một điệu nhạc mà bạn "không thể nghe thấy bằng đôi tai thịt của bạn."

Những gì tôi biết và những gì cuộc đời ban tặng cho tôi đang trào dâng trong tôi - như một dòng sông từ núi cao cuồn cuộn trào về biển cả. Khi những đám mây kia trĩu nặng nước, mưa sẽ rơi. Khi hoa nở, mùi thơm sẽ lan tỏa khắp không gian. Khi đèn bật lên, ánh sáng sẽ trãi khắp các góc tối của căn phòng.

Có một cái gì kỳ lạ đã xẩy đến với tôi và gió đang chuyên chở những hạt giống thay đổi trong con người tôi, đi khắp bốn phương. Tôi hoàn toàn không có ý nghĩ gì và mong muốn gì cả là những mầm thay đổi đó sẽ rơi xuống đâu và ai sẽ là người nhận nó. Tôi chỉ có một ý nghĩ và nhận thức là những "Cánh Hoa Ðời bất tử và nhiệm mầu" kia sẽ ban rãi hương thơm và gieo trồng hạt giống của chúng trên những mảnh đất mầu mỡ để biến thành những "Ðóa Hoa Phật Tánh, những Ðóa Hoa Thượng Ðế." v.v.

Khi đóa hoa còn nằm yên trong nụ mầm thì sự sống vẫn nằm trong cái chết. Những gì tôi muốn chia xẻ với các bạn là các bạn nên trồng những nụ mầm bất tử, thánh thiện và ý thức.

Một khi chúng ta nhận thức được Phật, Chúa hay Thượng Ðế qua ánh sáng giác ngộ, chúng ta sẽ thành Phật, thành Chúa, thành Thượng Ðế với lòng từ vô biên vô hạn.

"Giác Ngộ là con đường. Tình Thương là bến đậu."

________________________________________

To�i hôm qua, tôi ngồi ở bờ sông dưới ánh sáng vằng vặc của trăng. Dãi nước bạc lấp lánh lăn tăn đùa theo gió và xa xa, có một chiếc thuyền câu nhỏ bé đang thả mái chờ.

Người bạn ngồi cạnh tôi đang hát một khúc hát dâng Thượng Ðế. Lời hát mang ý nghĩa cầu xin được gặp Thượng Ðế. Người bạn mới quen này đã bao năm tìm kiếm Thượng Ðế mà chưa được gặp. Anh ta đã đậu Ðại Học Khoa Học, nhưng anh ta không thỏa mãn, và mục đích tối hậu của anh ta chính là tìm gặp Thượng Ðế. Nhưng bao năm đã trôi qua, sự tìm kiếm vẫn vô vọng.

Sau khi nghe bài hát của anh, tôi im lặng. Giọng hát của anh thật hay, thật ngọt ngào và sự trong sáng chân thành của hồn anh bay theo lời kinh nguyện, chuyên chở tấm lòng thiết tha tìm Thượng Ðế của anh làm tôi xúc động vô cùng. Lời hát được diễn tả từ trong trái tim đầy đau khổ, đầy yêu thương, mong cầu giải thoát.

Sự im lặng kéo dài giữa hai chúng tôi. Cuối cùng, anh ta mở miệng hỏi tôi:

-"Có phải chăng sự tìm kiếm của tôi là vô vọng? Tôi đã hy vọng thật nhiều, nhưng bây giờ tôi đầy tràn tuyệt vọng."

Tôi im lặng một lúc lâu và nói:

-"Sự tìm kiếm Thượng Ðế của anh là một ảo giác. Chính cái ảo giác đó đánh lừa anh chạy vòng vòng như con kiến bò miệng chén, như con ong húc đầu vào giấy dán cửa sổ. "Thượng Ðế, Thần Ngã, Phật hay Chúa" luôn luôn có mặt trong anh. Chính những danh từ to kêu đó đánh lừa anh và anh sống trong ảo giác của chính mình. Hãy tìm lại con "Người Thật" của anh. Khi nào anh nhìn thấu được chính anh, lúc đó anh thấy Thượng Ðế."

Có người mù nào lại có thể thấy được ánh sáng mặt trời? Cũng vậy, anh có mắt mà không tròng nên cũng như người mù kia, cứ đòi thấy được ánh sáng khi chính đôi mắt thịt của hắn đã hòan toàn hỏng nát.

Thượng Ðế luôn luôn có mặt trong anh. Khi nào anh nhìn sự vật bằng chính "đôi mắt tâm linh," anh sẽ gặp Thượng Ðế.

________________________________________

Có một câu chuyện thiền rất lý thú và nổ�i tiếng trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa mà tôi được đọc và thấy thú vị vô cùng.

"Một người đệ tử đến hỏi một Thiền Sư:

-"Ý nghĩa của giải thoát là gì?

-Ai trói buộc ngươi mà ngươi cần giải thoát?

-Không ai trói buộc cả.

-Nếu vậy, ngươi hỏi để làm gì?"

Tôi nghĩ ai tu học thiền đều biết xuất xứ của giai thoại thiền này.

Tôi cũng đã hỏi một người như vậy. Ðúng ra, mỗi người nên tự hỏi mình câu hỏi như vậy.

"Ai trói buộc? Ai giải thoát?"

Hãy cẩn thận đấy, các bạn ạ. Coi chừng tư tưởng sẽ lừa bạn, ý thức sẽ lừa bạn, tham muốn sẽ lừa bạn đấy.

Hãy buông bỏ những nổ lực đạt tới một cái gì, hãy buông bỏ mọi ảo vọng thay đổi cách sống, và cũng đừng rong ruỗi chạy theo những thần tượng. "Hãy sống trong hiện tại, đừng chạy theo tương lai." "Không có một ràng buộc nào ở hiện tại cả. Nếu bạn ý thức được điều đó, những xiềng xích vô minh sẽ biến mất."

Mong muốn trở thành một người như thế nào, mong muốn đạt tới một ước mơ, một lý tưởng, một sở nguyện, v.v. tất cả đều là trói buộc, phiền não. Dù cái tâm tham đó, dù cái mong muốn đó có thiện mấy đi chăng nữa, thì vẫn là trói buộc và đau khổ, vì còn tìm cầu là còn "tham", còn "tham" là còn "đau khổ". Nếu cái cầu mong đó không đạt được, con người sẽ sanh ra tức giận, buồn phiền, lo lắng và những tâm sở đó là cội rễ vô minh đưa con người đến bờ vực thẳm luân hồi chìm đắm.

Nếu các bạn thức tỉnh được điều này, cắt đứt được tâm mong cầu ham muốn thì các bạn đã giải thoát rồi.

Là một con người tôn giáo không phải là cầu nguyện, không phải là những sinh hoạt tôn giáo, không phải là niềm tin đơn thuần, mà chỉ là trở về với giác tánh sáng suốt của chính mình. Sự giác ngộ đến với chúng ta trong từng giây phút sống. Một khi chúng ta hiểu thấu được sợi giây ràng buộc chúng ta là tâm ham muốn, mong cầu, vị kỷ, thì chúng ta sẽ chặt đứt nó để khỏi bị làm vướng bận.

Chúc các bạn thành công trong "Ý Thức Tìm Lại Chính Mình".

Một buổi chiều nọ, ngồi bên vệ đường dưới bóng mát một tàng cây lớn, tôi đưa mắt ngắm nhìn những người lướt qua mặt tôi. Khi tôi ngắm nhìn họ, tôi thấy sự vội vã chạy đua với cuộc sống hằn dấu chân trên gương mặt họ. Ðàn ông, đàn bà, trẻ con, già trẻ lớn bé gì gì cũng hộc tốc mà chạy, chạy như điên, chạy như bị ma đuổi. Mắt họ đảo lia lịa, bên này bên kia như tìm kiếm một cái gì, họ vội vã hấp tấp như họ bị lạc vào rừng hoang.

Họ chạy đi đâu vậy? Mục đích của họ là gì? Và họ có nhận thức được là họ đang chạy không?

Những ý nghĩ tương tợ đó đến với tôi khi tôi nhìn bạn. Và những câu hỏi đó làm tim tôi quặn đau vì tôi biết bạn cũng sẽ không đạt được một bến bờ nào. Bạn không đến được bến bờ nào, vì cả tâm trí và bước chân của bạn đã dẫn bạn xa rời chân tánh.

Sự bí mật của cuộc sống chính là những bước chân tiến về chân lý. Không có con đường nào dẫn tới Hạnh Phúc Vĩnh Cữu ngoài con đường này. Hãy bơi về hướng đó, hãy chạy về hướng đó. Nếu không, bạn sẽ chết chìm ngay trong dòng sông đời bạn.

Cái gì làm cho con người sợ hãi? Cái gì làm cho con người lo âu? Cái gì làm cho con người đau đớn? Cái gì làm cho con người phải chết?

Tôi đã quan sát tất cả những hiện tượng đó khi con người muốn đi ngược đường. Những đau khổ, dằn vặt, lo lắng, băn khoăn đều hiện rõ ràng trên con người họ, và sự đau khổ như bệnh dịch lây lan sang người thân trong gia đình, đến dòng họ và ra xã hội, khiến bầu không khí trong lành kia bị vẫn đục và ngột ngạt.

Thật ra, muốn sống hạnh phúc và an lạc có gì khó khăn đâu; chỉ cần bạn "biết đủ" và "dừng lại." Ðừng chạy thục mạng nữa thì khỏe liền.

"Chạy" thì mệt; "Dừng" là khỏe.

Bây giờ bạn chạy hay dừng? Hình như tôi thấy bạn còn chạy mau hơn nữa. Chết rồi!

________________________________________

Một bình minh mới - Một mặt trời mới.

Một mặt trời mới - Những nụ hoa mới.

Những nụ hoa mới - Một con người mới.

Một con người mới.

Một ông Phật mới,

Xuất hiện.

Ha! Ha! Ha!

________________________________________

Ðã hằng ngàn năm trước, thành phố của những ngôi đền cổ xưa đã chìm sâu xuống đáy đại dương, nhưng những tiếng chuông của những ngôi đền đó vẫn còn vang vọng. Có lẽ những đàn cá hay các loài dưới nước khác đã bơi ngang qua và chạm vào thành chuông, có thể không phải như vậy. Tuy nhiên, tiếng chuông vẫn xa đưa cho đến tận ngày nay.

Tôi muốn nghe tiếng chuông đó nên đã đi tìm ngoài biển. Qua nhiều năm lang thang, tôi đã đến bờ biển đó, nhưng tôi không nghe thấy gì ngoài tiếng sóng gầm, tiếng gió hú và tiếng lao xao của bọt nước đập vào ghềnh đá. Tôi đứng ở bờ biển và lắng tai nghe. Không có gì ngoài tiếng sóng đại dương.

Tôi vẫn đợi, vẫn kiên nhẫn đứng chờ. Tôi đã quên hẳn đường về, và tôi chợt nhận thấy cái bờ biển xa lạ kia sẽ là mồ chôn tôi. Tôi không còn nhớ quá khứ, nghĩ tới hiện tại, tìm tương lai. Tôi cũng không còn nhớ đường về nhà tôi ở phố thị. Ngay cả tiếng chuông đã hấp dẫn tôi ra biển cũng đã bỏ tôi, và tôi đứng lặng yên, một mình. Một mình với sự "yên tĩnh của biển khơi". Và rồi, một đêm khuya, tôi đã nghe thấy tiếng chuông. "Tiếng chuông đang vang lên! Tiếng chuông làm lòng tôi sảng khoái lạ thường!"

Ðiệu nhạc đó đã đánh thức tôi tỉnh cơn mê. Và tôi không "mê ngủ" nữa. Một khi con người đã "tỉnh ngủ" thì hắn không còn "mê" nữa. Tôi sung sướng qúa. Tôi sảng khoái quá. Không còn "mê ngủ" thì không còn "bóng đêm". Làm sao con người có thể đau khổ một khi "tiếng chuông Tâm Linh" vang dội?

Bạn có muốn đến bờ biển đó không? Bạn có muốn nghe tiếng chuông không? Bao giờ bạn khởi hành?

Hãy đi tới một mình bạn đi. "Trái tim là đại dương của bạn, và ở tận đáy đại dương là những ngôi đền, chùa Tâm Linh của bạn."

Nhưng chỉ có những người đã dừng chân và ngồi ngắm nhìn hoàng hôn nơi biển rộng thì mới có thể nghe được tiếng chuông thức tỉnh đó thôi. Còn những kẻ "mê ngủ" và "đầy dục vọng" thì hãy còn xa, xa lắm. Nhiều khi những kẻ này đã gục chết bên đường mà vẫn chưa chạm tay vào cát biển mịn màng nồng ấm.

Thật đáng thươnng biết chừng nào!

Thật uổng phí một kiếp làm người biết chừng nào!

Ngay cả những tu sĩ, đạo sĩ gì gì cũng vậy nghe, nếu không chịu "tỉnh ngủ" để nghe "tiếng chuông" thì thực không đáng sống nữa!

________________________________________

Thành phố bé nhỏ yên ổn này sáng nay chợt náo nhiệt ồn ào cả lên. Tiếng người nói, tiếng chân chạy, tiếng kèn, tiếng chuông ầm ĩ cả một góc phố.

Tôi nhỏm dậy, bò ra khỏi giường, quấn vội vào người mảnh vải và đưa đầu ra khỏi cửa sổ ngóng nhìn ra xa.

Thì ra hôm nay là ngày khánh thành một ngôi đền (hay một ngôi chùa, thánh đường) do một người rất giàu có bỏ tiền ra xây cất.

Tôi biết lão này. Lão ta đã xây vài ngôi đền rồi. Lão là người "đầu tư vốn vào tôn giáo" (investment his wealth in religion). Hắn là một tên lái buôn gian manh, bỏ vốn "buôn bán tôn giáo." Hắn bỏ một lời mười.

Tại sao hắn "đầu tư vào tôn giáo"? Vì hắn sẽ được cả danh lẫn lợi. Thực sự, hắn chỉ là một kẻ "đại bịp" và những kẻ a dua theo hắn là một lũ ngu xuẩn tội nghiệp. Hắn bỏ tiền ra lúc đầu và hô hào mọi người giúp thêm để làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Vì trình độ thấp kém, quá tin vào bề ngoài giầu có của hắn, nên nhiều người đã ít nhiều giúp hắn thâu lợi. Nhưng khi xây xong một ngôi đền nào, thì chỉ có tên hắn trên bảng vàng, còn ngoài ra đều là vô danh tiểu tốt cả. Cứ như thế, hắn càng giầu thêm và có quyền lực thêm.

Tiền có thể mua trái đất này, tiền có thể mua cả thiên đường. Vì tiền, người ta cam tâm làm mọi hành động tội lỗi, ngay cả buôn bán thần thánh.

Tôi có nghe chuyện một lão nhà giàu, khi chết bay lên gõ cửa thiên đường. Sứ giả mở cửa và hỏi:

-"Lão là ai?

-Ú�y trời đất ơi! Ngài không biết danh ta sao? Bộ tin tức đám ma của ta chưa lên đến đây hả?

-Lão muốn gì đó, nói đi!

-Ta cần gì phải muốn, đương nhiên là ta vào thiên đàng rồi. Thôi, cho Ngài vài đồng, mở cửa đi!

-Này, cái thói tiền bạc đó chỉ có ở trái đất của các người thôi nhé. Tại đây không có lệ này. Ta hỏi ngươi đã làm được điều tốt lành gì không mà muốn vào cửa thiên đàng này?

-Chậc chậc, thực tình ở trên này bắt tin tức chậm quá. Ta là người giầu lòng bác ái mà. Việc ta làm, ta không bao giờ kể công đâu, nhưng thôi các ngài đã hỏi, ta sẽ nói. Ðể ta nhớ lại coi. À, ta có bố thí 10 xu cho một bà già ăn mày.

-Có đúng không? Sứ giả quay lại hỏi thần ghi sổ công đức.

Thần Công Ðức dò sổ, gật đầu:

-Ðúng, lão có cho 10 xu.

-Ðược rồi, còn gì nữa không?

-À, còn chớ, một lần nữa ta cho một thằng nhỏ mồ côi 5 xu.

-Có đúng không?

Thần Công Ðức gật đầu công nhận có.

-À, còn nữa à nghen, cái này mới dễ nễ nghen. Ta có dự một buổi đại hội từ thiện xã hội và ta đã ký 10,000 đồng vào sổ vàng công đức. Sau đó, ta lại ký cho một nhà thờ đang xây cất 10,000 đồng nữa, tên ta đứng đầu sổ đó nghen. Ai ai cũng khen tặng ta hết. Cho như vậy mới đáng cho chứ. À, còn . . .

-Thôi thôi, đủ rồi, này Thần Công Ðức, ý ông nghĩ sao?

-Cho hắn xuống địa ngục là vừa rồi. Làm việc từ thiện mà khoe khoang, giả dối quá. Lên đây mệt thêm.

-Ý á, ý áaaaaaaaaaa . . . .

Ðó, loài người là vậy. Khi làm được một chút gì đều muốn khoe khoang cho cả làng xóm đều nghe và giở trò bịp bợm, lợi dụng. Ðối với tôn giáo, ngôn ngữ đồng tiền không có ý nghĩa gì, nhưng con người vẫn sử dụng đồng tiền để "buôn bán tôn giáo." Vì thế, đạo đức, nhân nghĩa, v.v. đã mất dần, bọn "con buôn tôn giáo" tha hồ hoạt động vì những người khác đều "câm ngọng "hết rồi.

________________________________________

Tôi có nghe một câu chuyện.

Ở một thành phố kia, có hai cái chết xảy ra cùng một lượt. Ðây là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên. Một cái chết của một ông tu sĩ (đạo nào cũng được), và cái chết của một ả giang hồ. Họ sống đối diện nhau và ả hai cùng chết một ngày. Những người dân phố thị ngạc nhiên vô cùng. Nhưng họ sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa (nếu họ biết được sự thật); và sự thật này chỉ có ông tu sĩ và ả giang hồ kia biết được mà thôi (tiếc thật!).

Ngay sau khi họ chết, sứ giả Tử Thần đến mang họ đi. Các sứ giả đem ả giang hồ kia lên thiên đàng và đẩy lão tu sĩ xuống địa ngục. Lão tu sĩ dẫy nẫy lên và hỏi rằng:

-"Nè nè, mấy ông bạn, mấy ông có lầm lẫn không đó? Mấy ông mang ả đó lên trời, còn ta xuống địa ngục hả? Cho mấy ông làm lại đó nghen . . .

-Chúng ta không lầm lẫn đâu. Nhưng thôi, lão cứ nhìn về đám đông kia rồi ta sẽ nói."

Lão tu sĩ nhìn về phía trái đất. Lão thấy xác mình được quấn vải thơm, phủ đầy hoa và nước thơm. Ðằng sau có hằng ngàn người ngậm ngùi tiếc thương một vị tu sĩ phạm hạnh, suốt đời hy sinh cho lý tưởng tôn giáo. Họ sẽ đưa thi hài vị tu sĩ này lên giàn thiêu. Họ tưới dầu thơm lên giàn củi và châm lửa. Tiếng tụng kinh cầu nguyện nổi lên theo làn khói bốc tỏa lên. Nhưng bên kia đường là xác chết của ả giang hồ, không ai thèm đếm xỉa tới ả hết. Lát nữa, vài người lượm rác sẽ quăng thây ả lên ngọn đồi hoang kia; nơi đó đã có bọn chó đói và diều hâu, kên kên chực chờ sẵn để xâu xé, phanh thây.

Khi lão tu sĩ thấy như vậy, lão quay lại các sứ giả Tử Thần nói:

-"Nè, thấy chưa, nấy người ở trần gian còn biết điều hơn mấy ông nữa đó!

-Người ở trần gian chỉ biết những gì bên ngoài mà thôi. Sự nhận xét hiểu biết của họ không bao giờ có thể đi quá hơn cái thân xác của con người. Nhưng câu hỏi không phải là ở thân xác này, mà chính là ở trong lòng người. Khi ngươi còn sống và khoác áo nhà tu, ngươi đã nghĩ gì trong đầu óc? Có phải ngươi cũng đã thầm yêu trộm nhớ ả giang hồ kia không? Có phải ngươi cũng đã rên rỉ hát theo những khúc hát ả giang hồ kia hát không? Có phải đã có lúc ngươi thấy đời sống ngươi trống rỗng vô vị và thèm khát được ôm một người đàn bà trong tay? Có phải có lúc ngươi định đem số tiền những tín đồ tin vào ngươi, dâng cúng cho ngươi để quì xuống dưới chân ả giang hồ kia xin chút tình yêu không? Trong khi ngươi núp dưới lớp áo thánh thiện đó để lợi dụng, lừa bịp thiên hạ qua cái vỏ bề ngoài đạo mạo, phạm hạnh của ngươi thì bên kia đường, ả giang hồ hèn hạ đó đang tôn vinh ngưỡ�ng mộ đời sống cao thượng, thanh khiết của ngươi. Khi ngươi làm lễ ở thánh đường hay đền thờ, và rống to lên những khúc kinh cầu hay lời nguyện, thì ả giang hồ đó gục đầu trong ăn năn hối lỗi và xúc động sâu xa. Bên này đường, ngươi giả dối gian trá trong chiếc áo nhà tu, thì bên kia, sự thống thiết ăn năn tội lỗi đang dày vò tâm hồn ả giang hồ. Ngươi trở nên chai sạn lì lợm, xảo quyệt với cái trí thức học mót được của người khác; ả giang hồ đó cúi đầu chấp nhận sự ngu dốt vô minh của mình và chỉ mong được giải thoát. Cuối cùng những gì còn lại trong ngươi, đó là "bản ngã, là tham lam, là si mê, là giả dối, bịp bợm, . . . nhưng ả giang hồ kia đã thoát khỏi được cái "Tôi" ràng buộc, thấp hèn, vị kỷ. Ngay lúc ngươi trút hơi thở cuối cùng, ngươi vẫn kiêu hãnh và thoả mãn vì không ai khám phá được bề trong tồi bại của ngươi; nhưng khi ả kia chết, ả đã hoàn toàn trong sạch vì sự tham muốn đã dứt bặt trong tâm. Do đó, ngươi đi xuống cõi tối tăm như tâm hồn ngươi, còn ả đang đi trong vùng "Á�nh sáng của Tình Thương và Chân Lý." Bây giờ đã đến ngày tàn của ngươi rồi."

-"Trời ơi, á chết ta rồi ồi ồiiiiiiiii . . ."

Này các bạn, đừng "đánh giá vộ�i một ai qua lớp áo bên ngoài nhé." Trên đời này, người ta hay "nhìn lầm" nhau lắm!

Chúc các bạn sáng suốt.

Tôi đang ngồi bên cạnh giường một người đàn ông 84 tuổi sắp chết. Ðã từ lâu, ông lão này chịu nhiều đau đớn và khổ sở vì căn bệnh quái ác hoành hành. Lão đã lẩm cẩm và bại xuội nằm trên giường bệnh lâu lắm rồi. Nhưng mặc dầu lão ta ngắc ngoải, dằn vặt, đau đớn với căn bệnh như vậy, lão ta vẫn muốn sống, "thèm sống." Lão ta vẫn "sợ chết." Ngay cả những người mà đời sống họ chỉ là một đời sống thừa, không đáng sống, hoặc "chết ngay khi còn sống" họ vẫn ham muốn được sống. Tại sao con người lại ham sống sợ chết đến như vậy? Tại sao cuộc sống đầy những khổ đau, lo sợ, mà con người vẫn thèm khát được sống? Cái cảm giác "sợ chết" là thế nào? Tại sao chúng ta sợ chết khi chúng ta chưa từng biết nó? Tại sao chúng ta sợ cái không quen, không biết đó?

Khi có người nào đến thăm, lão ta rên rỉ, than trách, phàn nàn đủ điều. Than phiền đi theo than phiền. Lão ta bực mình với đám bác sĩ và những nhà tâm lý trị liệu lắm rồi. Lão ta muốn tống cổ họ đi cho rồi, nhưng lão ta vẫn nuôi hy vọng là họ sẽ chữa cho lão lành bệnh.

Tôi gặp lão một mình và hỏi: "Bộ lão vẫn muốn sống hở?" Lão giương đôi mắt, trợn nhìn tôi và cho rằng tôi qúa nhẫn tâm khi hỏi như vậy; nhưng lão cố gắng trả lời: "Bây giờ tôi chỉ có cầu xin Thượng Ðế đến mang tôi đi sớm cho rồi. Khổ qúa!"

Lão ta đã nói dối!

Tôi nhớ một câu chuyện.

"Ngày xưa có một lão tiều phu gìa yếu, cô đơn và nghèo đói. Ông ta già yếu đến nỗi không còn đủ sức để đi đốn củi đổi lấy thực phẩm nữa. Càng ngày, lão càng gìa yếu và không có một ai đến thăm hay giúp đỡ. Một ngày kia, lão đang cố sức bó củi trong rừng. Mệt qúa, lão ngồi phịch xuống, than thở: "Thần Chết đâu, sao không đến mang tôi đi cho rồi? Sống làm gì mà khổ qúa vậy nè?!"

Khi ông lão tiều phu vừa dứt tiếng, lão cảm thấy có cái gì lành lạnh sau lưng và hình như có một ai đó đang nhìn lão. Lão định quay người lại, thì một bàn tay lạnh giá sờ lên vai lão. Lão run bắn người lên, muốn qụi sụm xuống. Lão cố thu hết can đảm, quay phắt người lại. Không có ai hết. Nhưng lão vẫn có cảm giác có người nào đâu đó. Lão vẫn cảm thấy sức nặng của bàn tay ai đó đặt trên vai lão. Trước khi lão mở miệng định hỏi "ai đó" thì người vô hình đó nói:

-"Ta là Thần Chết đây, nào hãy nói đi, ta có thể giúp được gì cho ngươi đây?

-Lạy, lạy Ngài, Ngài muốn gì nơi con? Lão tiều phu lắp bắp, vã mồ hôi đầy người, run lập cập hỏi.

-Ta đến đây vì ngươi đã gọi đến tên ta kia mà!

-Ồ, lạy Ngài, xin hãy tha lỗi cho con. Con đã quên mất. Con gọi Ngài chỉ để xin Ngài đỡ dùm con bó củi lên vai con mà thôi. Con xin hứa với Ngài, con không dám làm phiền đến Ngài sau này nữa, mà thí dụ con có lỡ miệng quen gọi Ngài, Ngài cũng đừng thèm quan tâm đến lời lão già này. Con thực sự đang sống sung sướng lắm ạ!"

Tôi đang nhớ tới câu chuyện buồn cười đó thì có người nhà ông gìa bịnh nhân vào cho hay có một vị đạo sĩ đến. Vị đạo sĩ này nổi tiếng có nhiều phép thuật.

Ông già bịnh hoạn ốm yếu gần chết này, nghe nói có đạo sĩ nổi tiếng, vội thu hết sức tàn, nhỏm dậy nói to lên:

"Mau mau, đạo sĩ đó ở đâu? Mời ông ta đến gấp chữa cho ta. Ðúng là Trời thương ta, cho ta sống mà. Mấy cái tên bác sĩ gàn dở thiệt, họ cứ nói ta sắp sửa tiêu ma rồi. Làm sao ta chết được khi Trời cho ta sống?

Tôi đứng dậy đi ra ngoài. Chẳng bao lâu sau, khi tôi về đến nhà, thì nhận được tin ông già "ham sống" đó đã chết rồi.

________________________________________

Ðêm qua trời đổ cơn mưa thật lớn làm đường phố lầy lội dơ bẩn. Những luồng gió lạnh vẫn còn thổi mạnh và bầu trời vẫn giăng giăng mây xám. Dường như là ông Mặt Trời đủng đỉnh không chịu vén màn nhìn xuống trần gian; ánhsáng mặt trời làm cho trái đất thêm phần ấm áp xinh tươi đầy sức sống, nhưng hôm nay thì thật là u ám quá.

Nhìn trời, nhìn mây, tôi thấy tâm hồn mình trì trệ hẳn lại, tối tăm hơn

Một thanh niên trẻ trung đến gặp tôi. Anh ta có vẻ như là một "từ điển sống", một "từ điển biết đi." Những lời nói của anh ta sặc mùi sách vở. Một cái mùi đáng chán!

Mặc dầu anh ta đến để nghe tôi nói, nhưng thực ra tôi đang chịu đựng để nghe anh ta nói. Anh ta nói đủ thứ, nói huyên thuyên, nói dai dẳng - những điều anh ta nói toàn là nhai lại những gì người ta đã nói rồi - và anh ta cứ lập đi lập lại, tưởng rằng người khác sẽ kính sợ cái "mớ trí thức" của mình.

Lối học ngày nay cũng vậy, nó dạy người ta trở thành những cái máy nói thụ động, máy móc. Cái lối học đó không giúp cho con người mở mang trí óc và đi sâu vào vùng đất tâm linh trí tuệ - nó chỉ sản xuất ra những người máy, những cái máy thâu băng chánh hiệu.

Chung quanh tôi, có rất nhiều máy thâu băng như vậy. Họ thâu, họ lập lại những gì họ nghe, họ thấy mà chẳng hiểu gì cả. Nhưng nếu có một người trí nào nhắc nhở họ thì họ lập tức nổi nóng lên liền và cãi lý dữ dội.

Thật là ngu xuẩn!

________________________________________

Một đêm kia, có một người lữ khách bước vào quán trọ. Khi hắn ngồi xuống, hắn chợt để ý có vài người bước ra khỏi quán, rồi một lát sau, lại có dăm ba người khác bước vào. Cứ như thế ra vào, vào r a không biết bao nhiêu lượt. Hắn để ý như vậy và chợt bùng lên trong ý thức một ý nghĩ.

Tâm con người cũng như quán trọ, những ý nghĩ, những ham muốn, và ngay cả những chuyển biến tư tưởng đó như những người khách chợt ra chợt vào, liên miên bất tận. Và trong cùng một nhịp thở, tôi nói bạn hay rằng không có gì quan trọng bằng sự yên lặng trầm tĩnh ngồi quán chiếu sự khác biệt nhau giữa "Chủ" và "Khách." (Danh từ nhà Phật gọi là Năng và Sở, Tâm và Tâm Sở).

Nhưng làm sao chúng ta có thể nhận thức được "Chủ" và "Khách" đó?

Ðức Phật đã dạy: "Hãy dừng lại!"

"Dừng lại" thì các bạn sẽ thấy cánh cửa bí mật của cội nguồn An Lạc.

Ðơn giản qúa, dễ làm quá, sao các bạn không chịu làm? Chạy làm gì cho mệt?

Hãy "dừng" lại đi, tôi đang đứng đây chờ bạn.

________________________________________

Ðêm tối đen như mực. Chỉ có một vài ngôi sao nhỏ lấp lánh yếu ớt trên bầu trời và mảnh trăng lưỡi liềm nằm khuất e thẹn sau đám mây xám đục. Mùi hoa cúc tỏa thơm ngát và hương thơm của nó làm không khí ẩm ướt ngột ngạt kia đỡ phần khó chịu.

Tôi thấy một người đàn bà bức rức đau khổ đi ra đi vào căn nhà. Tôi không biết bà ta rõ lắm, nhưng tôi nhìn được sự đau khổ bực bội hằn trên nét mặt bà ấy. Sự đau khổ phiền muộn che mờ đi gương mặt khả ái của bà ta.

Cuối cùng, bà ta tìm được tôi đang ngồi ở gốc cây và tiến đến hỏi: "Làm sao để tôi hết khổ?"

Tôi nhìn bà ta. Dường như cả một núi phiền muộn đang chụp lên đầu bà ấy. Bà ta là một hình ảnh thí dụ của kiếp con người. Ai ai cũng muốn rủ bỏ muộn phiền, nhưng lại quay lưng trốn chạy không dám đối diện với nó. Ðau khổ chỉ xuất hiện khi ánh sáng tỉnh thức biến mất. Không có một ai nhận thức rằng "trong Ðau Khổ có Hạnh Phúc, trong cái Sống có mầm Chết." Sự vật luôn luôn có hai mặt dối đãi nhau, tương quan tương tức với nhau.

Cái hạnh phúc trần gian mà con người bình thường muốn hưởng, có phải chăng là sự sung mãn tiền bạc, tình yêu lứa đôi hay cơ hội phát triển nghề nghiệp, v.v.?

Tuy nhiên có mấy ai hiểu rằng cái hạnh phúc dục lạc tạm thời đó đã ẩn chứa trong nó đau khổ, mất mát, phiền muộn , v.v . . .Con người càng tham càng muốn hưởng thụ nhiều, nhưng một khi không đạt được nhu cầu hưởng thụ đó thì vũng lầy đau khổ bực bội ganh tị còn sâu thẳm hơn, dìm chết con người trong nó; và tiến trình đau khổ đó cứ lập đi lập lại suốt cả một đời người. Chúng ta có thể chữa lành thân bệnh, nhưng khó có thể chữa lành "tâm bệnh" nếu chúng ta không biết cách "chuyển hóa" tư tưởng, ý thức chúng ta. Càng chậm "chuyển hóa" chừng nào, chúng ta càng đối diện với đau khổ nhiều chừng nấy.

Một ngày kia, có một chàng trai đến gặp Ðức Phật. Anh ta sao mà bức rức, lo âu, tuyệt vọng đến thế. Anh ta rên lên, kêu um sùm: "Sao thế giới này kinh khủng qúa, cuộc đời sao khốn nạn qúa, đâu đâu cũng thấy phi lý, đau khổ làm sao!"

Ðức Phật gọi anh ta:

-"Hãy đến "nơi Ta." Nơi đây không còn đau khổ phiền muộn nữa."

Ðọc xong đoạn này, bạn nghĩ gì?

________________________________________

Ðó là một buổi trưa hè vắng lặng. Mặt trời chiếu sáng rực lửa và khắc nghiệt. Cây cối dường như bị say nắng hết, gục đầu im lìm chịu đựng. Mặt đường bốc hơi nóng hầm hập. Không gian như chết sững khô cứng. Nóng, nóng, trời nóng qúa.

Tôi ngồi ở bãi cỏ, dưới tàng cây dâu xanh. Chung quang tôi là nắng, những vạt nắng nhẩy múa làm tôi hoa mắt nhức đầu kỳ lạ. Ngồi chịu đựng như thế một lúc lâu, tôi chợt nhớ đến hình ảnh căn nhà lửa mà Ðức Phật đã ví dụ trong phẩm Kinh Pháp Hoa do Ngài thuyết giảng.

Tôi không phải là một tín đồ Phật giáo, nhưng tôi rất thích và bị hấp dẫn khi đọc các Kinh sách Phật gíao.

Hình ảnh căn nhà lửa trong Kinh Pháp Hoa đó, có phải chăng là thế giới bạo loạn của con người ngày nay? Có phải chăng là thế giới tâm linh đầy dục vọng, sân hận, oán thù, thèm khát?

Con người đã trả một cái giá quá đắt cho lòng tham thấp hèn của mình. Biết đến bao giờ con người mới chui ra khỏi căn nhà lửa đó?

Tiếng hót của bầy chim trên cây làm tôi cảm thấy vui vẻ lạ thường. Ông mặt trời đã bớt cơn thịnh nộ và ban bố cho trần gian một chút gió thoảng. Không khí dịu lại một ít, dù hơi nóng vẫn ngột ngạt nhưng sinh vật và cây cố�i dễ thở hơn nhiều.

Tôi lắng nghe tiếng chim hót ríu rít trên cây. Có lẽ chúng đang cãi lộn, có lẽ chúng đang dành ăn, có lẽ chúng đang tự tình.

Dù gì đi nữa, tiếng chim hót vẫn đem lại vui vẻ, sảng khoái cho loài người. Những tiếng hót du dương hay ríu rít khác nhau của bầy chim phá tan đi bầu không khí tĩnh mịch của buổi trưa hè và giúp cho tôi thêm sức sống mãnh liệt.

Tôi tiếp tục lắng nghe điệu nhạc êm tai đó hòa theo tiếng thở dài của gió. Im lặng và lắng nghe. Tôi ru hồn tôi vào điệu nhạc thiên nhiên và thế giới của âm nhạc thiên nhiên đã đưa tôi vào thế giới của tâm linh. Và giây phút này thật tuyệt vời. Ðiệu nhạc đó không phải riêng cho tôi, của riêng tôi. Ðó là của tất cả mọi người. Nếu ai lãnh hội được thì thế giới tâm linh đó đã mở cửa sẵn chờ. Ngay lúc ta yên lặng không xao động, tấm màn sân khấu đã vén mở và dàn nhạc hòa tấu khúc nhạc tâm linh đã trổi lên. Và đó là lần đầu tiên ta cảm nhận được sự phong phú sung mãn của nội tâm mình, của thế giới bên trong mình.

Hãy thức tỉnh đi!

Hãy lắng nghe đi!

Hãy bước vào đi!

Có một vị thầy gởi các đệ tử của mình đi tham vấn khắp nơi. Hết kỳ hạn thời gian vị thầy cho phép các đệ tử của vị ấy lần lượt trở về, chỉ thiếu một người.

Vị thầy rất bằng lòng về sự tu học cũng như kinh nghiệm gặt hái đươc� của các đệ tử mình. Họ đã rút tỉa được rất nhiều kinh nghiệm sống cũng như đã thâu lượm được tinh hoa của sách vở, kinh điển.

Cuối cùng, người đệ tử chậm trở về với thầy cũng đã trở về.

Ông thầy nói:

-"Con đã về sau các huynh đệ con. Chắc con đã học hỏi được nhiều hơn?"

-"Con chẳng học được gì cả, hơn nữa con cũng quên luôn những gì Thầy đã dậy con." Người học trò điềm nhiên trả lời.

Ông thầy bực bội, tuyệt vọng lắc đầu, bỏ đi.

Một ngày kia, người học trò "đặc biệt" đó vào kỳ lưng tắm cho thầy, khi kỳ eo lưng cho thầy, người học trò lẩm bẩm và vỗ vỗ vào lưng thầy mình:

-"Cái điện thờ thì đẹp, nhưng tiếc quá bên trong, không thấy tượng Phật đâu cả."

Ông thầy nghe nói vậy, giận lắm. Ông ta hiểu nó muốn ám chỉ gì mình đây. Người đệ tử thấy thầy giận thì cười ha hả. Ông thầy càng đỏ mặt tía tai, hăm rằng nếu nó còn xấc láo như vậy nữa, ông ta sẽ tống cổ nó ra khỏi tu viện.

Ngày khác, khi ông thầy đang chăm chú ngồi đọc sách, người đệ tử đó lại đến gần, ngồi cạnh thầy. Ông thầy vẫn chăm chú tiếp tục đọc. Vào lúc đó, có một con ong bay lạc vào phòng và nó cố tìm đường ra. Nhưng con ong như bị lạc hướng. Cánh cửa phòng rộng mở như vậy mà con ong cứ húc đầu vào cánh cửa sổ đã đóng chặt. Con ong cứ húc đầu vào cánh cửa đóng đó mãi và tiếng ong kêu dzì dzì .làm người nghe phát sốt ruột.

Anh chàng đệ tử vội kêu lên:

-"Nè, con ong ngu xuẩn kia, không phải cánh cửa đó đâu. Hãy dừng lại, đừng húc đầu vào giấy dán cửa sổ nữa và nhìn lại sau ngươi đi. Cánh cửa mở rộng đó kia kìa!"

Không phải con ong mà chính ông thầy nghe những lời học trò mình nói, và ông đã "tìm thấy cánh cửa." Ðây là lần đầu tiên, ông nhìn kỹ vào mắt đệ tử mình. Ðó không phải là đứa học trò mà ông đã cho nó đi tham vấn nữa. Ông thầy hiểu đệ tử mình đã trở về sau khi "nhận thức được điều gì" chứ không phải đã "học được" điều gì. Giờ thì ông đã hiểu câu nói của đệ tử mình "điện thờ không linh vì không có Phật." Ông nhìn con ong và thấy nó cũng tìm được lối ra rồi.

Câu chuyện này là thông điệp của tôi. Ðó là những gì tôi cứ nói mãi, nói đi nói lại, không thôi.

Khi dòng tâm thức thôi không xao động nữa, Phật Tánh, Chân Như xuất hiện.

Tôi mời bạn đi vào Chân Không. Ðó là lời mời vào tôn giáo. Nếu bạn nhận lời mời này, bạn là một người có tôn giáo. Chúng ta chỉ cần có vậy thôi.

________________________________________

Có lần tôi đi ngang qua một tấm gương treo ở một góc tối của căn phòng để đồ cũ. Tấm gương treo ở đó lâu rồi và không một ai để ý tới nó hết.

Tấm gương bị bụi phủ mờ đi, không có thể soi thấy rõ một cái gì. Hình như chỉ có bụi mà chẳng thấy gương đâu cả - nhưng có thật là tấm gương không có ở đấy nữa không?

Không, dù bị phủ đầybụi, tấm gương vẫn còn đó nguyên vẹn. Bụi chỉ phủ mờ đi nhưng tấm gương vẫn sáng trong nếu ta lau bụi đi.

Tôi nhớ đến một giai thoại thiền Trung Hoa rất thú vị. Giai thoại bắt đầu từ bài kệ của một vị thiền sư tại một thiền viện. Vị Tổ thứ 5 của thiền tông Trung Hoa muốn thử tài đồ đệ của mình để xem ai có thể kế thừa tâm ấn nên bảo tất cả thiền sinh đều viết lên sở đắc của mình. Không ai dám viết cả, duy chỉ có một vị Thượng Tọa giáo thọ viết một bài rằng:

"Thân như cây bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Ngày ngày phải lau chùi

Thì lo gì bụi bám?"

Mọi người trong thiền đường đều vỗ tay khen ngợi. Tổ Sư vẫn không nói gì. Lúc đó có một người quê mùa cục mịch thường ngày giã gạo ở sau thiền đường, cũng lên nhà trên ghé mắt xem qua bài kệ. Người này không biết chữ nên nhờ các thiền sinh đọc dùm. Nghe xong, ông ta cười nói: "Tôi cũng có một bài kệ, nhờ qúi vị viết dùm."

Các thiền sinh qúa ngạc nhiên và tò mò nên bằng lòng viết dùm. Bài kệ ông ta muốn viết là:

"Bồ đề vốn không cây

Gương sáng không cần đài

Xưa nay không một vật

Thì lo gì bụi bám?"

Ðọc qua bài kệ, ai nấy đều rùng mình sửng sốt. Có thể đây là một vị Thánh Tăng xuất hiện. Và vị thiền sư đó chính là Tổ thứ 6 của dòng thiền Trung Hoa.

Khi đọc xong giai thoại thiền này, tôi thấy tâm hồn tôi bừng sáng lạ thường. Tôi thấy như mình đã lột xác trở thành một người khác. Tấm gương bị bụi che mờ đó, có phải chăng là "con người thật, Phật Tánh, Chân Như, Chân Tâm . . .của chúng ta đã từ lâu bị đau buồn, lo âu, ham muốn, sợ hãi, v.v. . . che mờ, khiến chúng ta quay cuồng mãi? Vậy, nếu chúng ta nhận thức được những phiền não đó làm khổ chúng ta, là ảo ảnh, thì chúng ta sẽ không bị chúng nó chi phối ràng buộc nữa, cũng như tấm gương được lau bụi đi thì sẽ trong sáng trở lại thôi.

Các bạn hãy cùng tôi nhìn sâu trở lại tâm hồn mình.

________________________________________

Mặt biển xanh

Bầu trời xanh

Ðám mây trắng

Chân trời hồng

Một cánh chim

Vút ngang qua

Bay về đâu?

________________________________________

Trang giấy trắng lạnh lùng nằm trước mặt. Cây bút bẽ bàng trơ trẽn trên tay. Ðầu óc tôi trống rỗng, không một ý tưởng nào lộ diện.

Tôi muốn nói với bạn thật nhiều, tôi muốn viết cho bạn thật nhiều; nhưng hình như giữa tôi và bạn có một khoảng cách vô hình.

Tôi hoàn toàn cô đơn, thật cô đơn giữa đám đông người.

Một thoáng xót xa, một thoáng buồn.

(*đoạn này và bài thơ ngắn trên không phải của Osho mà của người dịch chợt cảm thấy bâng khuâng, thế thôi . . .)

________________________________________

Ba�n hỏi tôi "Tình Yêu" là gì?

"Tình Yêu" là ân sủng của Thượng Ðế ban cho loài người.

Tình Yêu có một sức mạnh vạn năng. Và chỉ có người nào sống bằng trái tim mới mang đúng nghĩa con người. Nơi nào có TìnhYêu, nơi đó có Thượng Ðế, có Chúa, có Phật, có Thánh Thần; bởi vì tình yêu là ánh sáng hiện diện của các đấng Thượng Ðế.

Hãy nhớ rằng, khi đầu óc bạn chứa đầy oán thù, thì bạn trở nên yếu đuối vô cùng vì sợi dây liên hệ giữa Chúa, giữa Thượng Ðế và bạn đã bị cắt đứt rồi. Ðó là lý do vì sao những cảm giác hận thù, oán ghét, ghen hờn chỉ đưa đến đau khổ và hối hận.

Tình yêu mang đến hạnh phúc, thanh bình, yên ổn và cảm thông đến cho chúng ta. Tình yêu mang trong nó hương thơm của sự sống trên trái đất này.

Qua tình yêu, chúng ta đến gần trái tim vũ tru.�

Qua tình yêu, chúng ta đến với Chúa, với Phật, với con người.

Hãy thương yêu nhau và tha thứ cho nhau.

Tôi đang thấy một nụ hồng trên môi bạn.

________________________________________

Ðồng hồ treo trên tường đang "tic tac" đều đặn chỉ thời giờ. Ðối với tôi, thời gian đã dừng hẳn lại rồi. Dù nó đang chạy đó, nhưng thực sự với tôi, đồng hồ đã ngưng chạy.

Tôi không còn bị thời gian chi phối nữa. Tôi đã thoát khỏi gọng kềm tàn ác của nó. "Thời gian tâm lý" và "thời gian vật lý" cũng không còn tác động hữu hiệu trong tôi và trên tôi. Tôi đã vượt thoát thời gian và bước lên một tầng "không gian" - "thời gian" khác. Tôi đang ngồi đây, mắt nhắm lại và nhìn tận sâu thẳm lòng mình. Dòng thời gian đã khoác một bộ mặt mới.

Thật an bình làm sao khi thoát ra được "lưỡi hái thời gian." Ngay cả những hoạt động tư tưởng cũng vắng bặt. Sự hiện hữu của dòng sinh hoạt ý niệm cũng tùy thuộc vào thời gian. Nhưng nếu thời gian mất hiệu lực, nó cũng mất hiệu lực. Và chỉ còn "hiện tại hiện hữu."

Người ta nói rằng hiện tại cũng là một phần của thời gian, nhưng thật ra hiện tại không phải là một phần của thời gian, nó vượt qua khỏi thời gian. Khi chúng ta nắm được hiện tại, chúng ta đã trở về được với chân tâm thường hằng.

Chúc các bạn thành công thoát khỏi sự chi phối của dòng thời gian nghiệt ngã.

Mặt trời đã lặn về hướng Tây lâu lắm rồi và một vài ánh sao thấp thoáng báo hiệu màn đêm sắp buông xuống. Bên ngoài thật yên lặng, bên trong cũng yean lặng. Tôi đang ở một mình. Không có ai bean cạnh tôi hết. Cũng không có ai bên trong tôi. Tôi không có mặt lúc này. Nhưng có thể nói tôi đang có mặt trong Chân Không. Khi tâm thức hoàn toàn vắng lặng, tất cả đều vắng bặt.

Tâm trí con người thật ngộ nghĩnh. Nó giống như một củ hành. Tôi có sự quan sát so sánh này khi tôi đang lột vỏ một củ hành. Tôi lột từng lớp, từng lớp vỏ củ hành cho đến khi không còn gì trên tay tôi. Củ hành có lớp vỏ dầy bên ngoài, và sau đó mềm mỏng bên trong, và đến lớp cuối cùng thì không có gì hết.

Tâm con người cũng vậy - những tạp niệm, vọng động lăng xăng bên ngoài, sau đến lớp màn ý niệm vi tế nhỏ nhiệm bên trong, và cuối cùng là chân không, không có gì hết.

Bạn có thể gọi chân không đó là thực tánh, thực chất con người, là linh hồn, là bất cứ cái gì bạn muốn đặt tên cho nó. Những danh từ không chuyên chở được gì hết. Chỉ có một sự thực hiện hữu là khi tâm thức vắng bặt mọi ý niệm, thì "cái tôi, cái ta" cũng không có mặt.

________________________________________

Bạn hiểu gì về cuộc đời?

Tối hôm qua, có một người cũng hỏi tôi một câu hỏi tương tợ như vậy. Vì thế, tôi kể cho anh ta nghe một câu chuyện.

Ngày kia, có một người đàn ông lớn tuổi ngồi trên ghế bành, bên cạnh có một anh thanh niên cũng ngồi yên lặng. Ông lão nhắm mắt như đang ngủ, nhưng thỉnh thoảng miệng ông ta hé nở một nụ cười. Tuy nhiên, qua nét mặt và đôi bàn tay của ông ta đặt trên thành ghế, người ta có cảm tưởng như ông lão đang cố gắng thoát ra một áp lực vô hình nào đó đang đè nặng lên ông ta.

Người thanh niên chăm chú quan sát ông lão một hồi lâu, và rồi, không thể dằn được sự tò mò, anh ta hỏi:

-"Này ông, ông đang cười cái gì vậy?

-Tôi đang nhớ lại những chuyến phiêu lưu trong đời tôi, và tôi thấy buồn cười.

-Nhưng tôi thấy hình như ông đang dằng co giữa hai áp lực nào đó, và ông đang cố dãy dụa thoát ra, phải không?

-Ðúng vậy, tôi đang muốn quên đi những cuộc phiêu lưu mà tôi đã nhớ đi nhớ lại không biết bao nhiêu lần rồi.

-Ông lão à, ở độ tuổi ông rồi mà ông còn nhớ những chuyến phiêu lưu viễn du của đời mình sao?

-Này anh bạn trẻ, một ngày nào đó anh sẽ hiểu rằng cuộc đời chẳng là cái gì khác hơn là những chuyến viễn du phiêu lưu từ bình diện này qua hoàn cảnh nọ.

Cuộc đời chỉ là giấc mộng dài, và khi anh tỉnh lại, anh chỉ là một kẻ trắng tay, không có một cái gì trong tay anh cả. Những gì anh nghĩ là "anh đã và đang sở hữu", thực ra đó chỉ là "ảo giác" mà thôi.

Một khi anh hiểu rõ được như vậy, anh sẽ hiểu bản chất cuộc đời này.

Ông lão mỉm một nụ cười, gục đầu xuống lặng lẽ; và người thanh niên đưa mắt nhìn đôi cánh bướm trắng vờn quanh một nụ hoa thắm nhụy.

Cuộc đời, kiếp con người, vạn vật, vũ trụ, v.v. tất cả là ảo ảnh, tất cả đều vô thường.

________________________________________

Có một cậu bé nói với tôi "Tôi muốn trở thành một vĩ nhân giống như Ðức Phật. Ông có thể chỉ cho tôi cách gì đạt đến mục đích đó không?"

Cậu bé đó không trẻ đâu. Cậu bé đó khoảng 60 tuổi rồi. Nhưng người nào hỏi tôi một câu hỏi như vậy, tôi đều cho là họ còn khờ dại bé bỏng, họ chưa trưởng thành. Vì sao? Vì người đã trưởng thành rồi thì không bao giờ muốn "trở thành một người khác mà không muốn là chính mình?"

Làm sao ta có thể thành một người khác được khi chính "ta đã đánh mất mình?"

Tôi cũng đã trãi qua giai đoạn ấu trĩ như vậy. Tôi cũng đã muốn trở thành một người khác; những nhân vật có tên tuổi, tiếng tăm, địa vị, đều là thần tượng của tôi, những ước mơ của tôi. Và tôi xoay cuộc đời tôi chung quanh những nhân vật đó. Tôi mơ tôi là họ, tôi sống trong mơ, tôi ngủ trong mơ. Nhưng rồi, một ngày, khi tôi sực tỉnh sau một cơn mộng dài mê muội, tôi thấy mình thật là trẻ con khi muốn trở thành một người khác.

Này các bạn tôi ơi, người nào muốn trở thành một người khác thì đã đánh mất chính mình rồi. Mỗi một hạt giống đều có sẵn trong nó một loại cây. Con người cũng vậy. Mỗi con người đều có chủng tử tốt xấu của chính con người đó�.

Hãy tìm hạt giống của chính mình. Ðó là phương cách duy nhất để phát triển chính mình. Ngoài ra, không có cách nào khác. Trên con đường "tìm lại chính mình, sẽ có rất nhiều trở ngại, chông gai, thử thách, nhưng nếu ta không vượt qua được, ta sẽ không bao giờ tìm lại được con người thật của mình."

________________________________________

Xưa kia, có một khất sĩ tên là Shivli. Một hôm, trên đường đi khất thực, khất sĩ thấy một người đàn ông chạy thật mau xuống phố. Khất sĩ hỏi:

-"Này ông, ông chạy đi đâu vậy?

Không dừng lại, người kia vừa chạy vừa trả lời:

-"Về nhà."

Khất sĩ Shivli hỏi người ấy một câu hỏi lạ lùng:

-"Nhà nào?"

Tôi cũng hỏi bạn một câu hỏi như vậy. Bạn đang chạy. Tất cả mọi người đều chạy. Có phải bạn cắm đầu chạy vì mọi người, ai ai cũng đang chạy nên bạn cũng chạy. Bạn chạy đi đâu? Họ chạy về đâu? Có phải chăng bạn và họ mãi miết chạy mà không biết mình sẽ về đâu?

Tôi ước mong sao bạn có thể trả lời tôi giống như người đàn ông kia đã trả lời khất sĩ Shivli. Nếu bạn trả lời được như vậy, đúng như vậy, tôi sẽ nhẩy cẩng lên vì mừng rỡ. Người đàn ông kia trả lời thế này:

-"Chỉ có một căn nhà duy nhất để trở về, đó là nhà của Phật, của Chúa, của Thượng Ðế. Ðó là nhà, nơi tôi phải chạy đến."

Thực vậy, chỉ có một căn nhà, một "căn nhà tâm linh" - ngoài ra, mọi thứ đều là ảo vọng, đều là mơ. Và căn nhà tâm linh đó đang tiềm ẩn ngay trong chính chúng ta.

Tuy nhiên, nếu tôi gặp người đàn ông đó, tôi sẽ hỏi thêm rằng:

-"Nếu bạn muốn tìm Thượng Ðế, tại sao bạn cần phải rong ruỗi đi tìm vậy? Làm sao bạn có thể gặp Thượng Ðế nếu bạn cứ dáo dác đi tìm Ngài ở bean ngoài? Thượng Ðế hay Chúa, Phật, gì gì đi nữa đang có mặt tại đây, lúc này. Ngài hiện hữu trong bạn, có mặt trong bạn. Bạn càng chạy, bạn càng xa dần Ngài. Ðể thấy Thượng Ðế, chỉ cần bạn dừng lại và nhìn vào bên trong tâm hồn mình."

"Phật tại Tâm, không phải tìm cầu bên ngoài."

"Chúa tại tâm, chẳng cần tìm kiếm đâu xa."

________________________________________

Tôi đang ở nhà một người triệu phú. Ông ta giầu có lắm, không có một vật gì trên đời này mà ông ta không sở hữu. Mọi người thèm khát gia tài của ông ta, họ ganh tị với sự giàu có của ông ta, họ ước mong được một chút tài sản của ông ta.

Ông ta ắt hẳn sung sướng lắm thì phải. Nhưng, nhìn vào đôi mắt ông ấy, tôi thấy rằng ông ta không sung sướng, mà trái lại. Ngày và đêm, ông ta ngồi tính toán những món tiền khổng lồ thu nhập lời lãi từ các công ty buôn bán của ông; những con số tăng dần lên như nỗi đau khổ trong ông theo mức độ lãi suất tăng dần lên.

Ông ta bị mất ngủ trầm trọng. Thuốc men đều vô hiệu. Ông ta ngồi trên đống vàng mà lại thèm khát được ngủ một giấc ngủ an lành, không mộng mị, không sợ sệt như gã ăn mày kia. Tên ăn mày không có tài sản nên hắn không sợ mất, không có cái gì để mất. Nhưng ông triệu phú quá giầu nên ngày đêm lo sợ cướp của, bị hại. Ông ta trở thành một kẻ đau khổ "vì quá giầu."

Một ngày kia ông ta đến tìm tôi. Nhìn ông tiều tụy đau khổ, tôi không nghĩ rằng ông ta là một triệu phú. Ông ta nói chuyện và hỏi tôi làm sao để ngủ được một giấc an lành, chỉ cần một giấc ngủ bình thường. Tôi biết căn bệnh của ông ta. Giầu có, nhiều tài sản là bệnh của ông. Chẳng những của riêng ông, mà phú quí là bệnh của tất cả mọi người. Chính cái tài sản to lớn đó đã hành hạ ông ngày đêm, nó không cho phép ông ta được nghỉ ngơi một lúc nào.

Tôi nói với ông ta rằng:

-"Dễ quá, ông muốn thoát ra khỏi sự kềm kẹp của tiền bạc hả? Chỉ cần ông có đủ "can đảm" để cho thì ông sẽ giải thoát ngay.

Chung quanh ông, có biết bao nhiêu kẻ ngủ đường ngủ chợ, không nhà không cửa, đói khát quanh năm. Hãy chia xẻ một chút với mọi người, ông sẽ nhận được hạnh phúc và niềm sung sướng của một giấc ngủ an lành, không lo sợ.

"Cứ cho đi rồi ông sẽ nhận lại."

________________________________________

Người nào muốn thấy được chân lý sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ một lý thuyết hay tư tưởng nào áp đặt lên mình. Nếu hắn ta chấp nhận một lý thuyết nào, tức khắc hắn sẽ xa rời chân lý ngay.

Ðể thấy được chân lý, con người cần có sự can đảm để phóng xả toàn vẹn tâm thức. Hắn phải chối bỏ mọi giáo điều, mọi khuôn khổ, mọi kỷ luật cứng ngắc, bảo thủ. Hắn cần phải có lòng dũng cảm để gạt bỏ ra ngoài những lý thuyết từ chương vô ích, những đam mê của tri thức. Một khi hắn bị đóng khung trong mớ hành trang không cần thiết đó, hắn sẽ đánh mất chính hắn và tấm màn vô minh đang che phủ trong tâm tư hắn càng lúc càng dầy đặc hơn.

Một Tổ Sư đã nói rằng: "Ngay cả khi ngươi gặp Phật, gặp Tổ ở giữa đường tu tập, ngươi cũng xô mạnh những hình tượng đó qua một bên."

(văn nhà thiền: "Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ")

Tôi cũng nói như vậy. Con đường bạn và tôi đang đi là con đường độc hành, chỉ một mình ta lẻ bóng. Một khi ta không còn gì để biết, không còn gì để thấy, lúc đó chân trời Chân Lý xuất hiện rực rỡ trong tâm.

Có một thanh niên khi nghe tôi nói điều này, đã về nhà xô xập và dẹp bỏ bàn thờ. Khi tôi gặp anh ta và được anh ta cho biết như vậy, tôi đã cười thương hại:

-"Anh bạn, đáng lẽ dẹp bỏ những hình tượng trên bàn thờ, anh phải dẹp bỏ cái bàn thờ trong chính tâm hồn anh đó. Có ích gì khi anh phá tan đi các hình tượng bên ngoài mà trong tâm lại chất chứa không biết bao nhiêu là ngẫu tượng, giáo điều, khuynh hướng, lý tưởng, v.v.?

Thật tội nghiệp xiết bao!

________________________________________

Tôi vừ đi xem ciné về. Thật ngạc nhiên vô cùng là những hình ảnh dao động nhảy múa quay cuồng đó lại hấp dẫn mọi người đến như vậy. Những hình ảnh trên màn bạc đó . . .chuyển động được do điện lực, nhưng chẳng có gì là thật cả. Chỉ là những chuyển động được sao chụp lại mà thôi.

Tôi nhìn đám khán giả thay vì xem phim. Hình như họ đã quên mất chính họ rồi. Họ theo dõi, hồi hộp, vui mừng, đau khổ, lo sợ, uất hận . . .theo từng trạng thái nhân vật mà các diễn viên diễn xuất trong phim. Họ quên đi đó chỉ là hư cấu, là tưởng tượng. Họ đã lồng tâm tư mình trong nhân vật và đánh mất chính mình, quên đi thực tại.

Tôi nghĩ rằng cuộc đời con người cũng giống như màn ảnh ciné vậy; trong đó những cảm xúc buồn vui, những tư tưởng xấu tốt, những lý tưởng, chân trời mới lạ v.v. . . .nhẩy múa xuất hiện, biến mất, thay đổi không ngừng.

Con người cũng có một ống quay phim đằng sau tâm thức của nó. Môn tâm lý học hiện đại gọi nó là "vô thức." Những cảm xúc, tư tưởng lộn xộn xô đẩy nhau trong vô thức như những hình ảnh liên tục chớp nháy trên màn ảnh tâm thức và những hình ảnh tâm lý đó tiếp tục chớp nháy không ngừng.

Tiềm thức là một khán giả, nhưng người khán giả đó có khi lãng quên luôn chính mình trong sự đột phá của những hình ảnh tâm lý. Ðó là sự lãng quên, là vô minh, là vô ý thưc�, là lý do khiến con người có mặt trên cõi đời này và tiếp tục luân hồi sinh tử trong vòng trốt xoáy của Nghiệp Quả.

Tỉnh thức khỏi sự ám ảnh vô minh đó thì tất cả hoạt động tâm lý sẽ dừng lại, và một khi tâm thức đã trống rỗng mọi vọng niệm, khi màn ảnh đã ngừng chiếu, hình ảnh ngưng chạy, thì khán giả sẽ nhớ lại hắn là ai và trở về nhà.

Ðạo sư Patanjali gọi "sự dừng lại hoạt động vô ý thức đó là Yoga, là Thiền Ðịnh."

Hôm qua, tôi tiếp xúc với một số khoa học gia, kỹ thuật viên, bác sĩ và vài người trí thức khác.

Họ có vẻ tự phụ và đắc ý với những phát minh tân kỳ khoa học mà họ đã góp phần vào cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, tôi ngậm ngùi nhận xét rằng chính nền khoa học thực nghiệm đã vô tình cắt đứt sợi dây truyền thống và xô đẩy con người vào cuộc sống phiêu lưu nguy hiểm, không định hướng. Càng văn minh khoa học, con người càng trở nên nô lệ và dã man hơn. Con người đã mất hết cội nguồn, quay cuồng sống vội vã trong những trào lưu của thời cuộc, và lúc nào cũng nơm nớp lo âu, bất an, đầy khát vọng và đau khổ. Con người không bao giờ có thể ý thức rõ rệt được ý nghĩa của kiếp nhân sinh.

Tôi nhìn họ và thấy thế giới họ đang sống đặc sệt toàn mầu đen, không có một chút ánh sáng nào. Mặc dầu có vài đốm lửa lóe lên, nhưng rồi vội tắt ngúm đi vì thiếu sinh khí.

Mầu đen rùng rợn bao phủ lấy đám người văn minh nọ; nhưng họ vẫn tươi cười, khoe khoang, vỗ ngực xưng danh; những danh xưng hão huyền, ngu xuẩn đáng tội nghiệp. Ðám người văn minh đó không chịu thấy ánh sáng cuối con đường, họ không dám rũ bỏ những danh xưng tôn hiệu, họ thà đắm mình chết gục trong bóng tối vô minh còn hơn làm một khất sĩ vô danh ẩn cư thiền định chốn rừng già nhưng đầy ánh sáng trí tuệ.

Ôi, cái danh xưng hão huyền đó đã dìm chết bao kẻ dại khờ.

________________________________________

Vầng thai� dương từ từ nhô lên khỏi chân trời, ánh sáng rực rỡ lan tỏa khắp nơi báo hiệu một ngày mới đang tới.

Chúng tôi đang đi dọc theo con đường vắng vẻ, rợp mát bóng tre xanh. Một tiếng chim hót líu lo ngọt ngào trên cây, một mùi không khí dễ chịu, một hương thơm cây cỏ đón chào chúng tôi hưởng thụ cuộc sống xinh tươi khoan khoái này.

Nhưng anh bạn của tôi không còn tâm hồn để nhìn cảnh vật xung quanh, anh ta như đắm hồn vào sự đau khổ của mình. Ði dạo buổi sáng với anh mà tôi cảm thấy như đi với khúc củi mục.

Một lát sau, anh ta hỏi: "Làm sao ta có thể chế ngự được tức giận, làm sao ta có thể điều phục được lòng tham muốn cố hữu của chúng ta?"

Ðó là câu hỏi mà ai ai cũng hỏi. Thực ra, đã có sự lầm lẫn khi nêu lên một câu hỏi như vậy.

"Vấn đề không phải là chinh phục sự đau khổ hay sợ hãi, tức giận, v.v. . . .vấn đề là chúng ta cần phải nhận thức, cần phải biết rõ nguyên nhân của những cảm giác thất vọng, lo buồn, ganh ghét, sợ hãi . . .đó. Chính sự Vô Minh của con người đã làm con người đau khổ. Chính sự Thiếu Trí Tuệ đó làm con người hèn yếu, thua kém đi. Con người không nhận thức được hai điểm chính yếu này nên cứ trôi lăn trong đau khổ mãi.

Chỉ có Trí Tuệ mới chiến thắng được Ðau Khổ; chỉ có Trí Tuệ mới chinh phục được Vô Minh. Và Trí Tuệ đạt được do một con đường duy nhất: "Thực tập Tư Duy và Thiền Ðịnh."

________________________________________

Tôi ngạc nhiên xiết bao khi thấy nhiều người mờ mắt vì những xảo thuật bịp bợm của kẻ khác. Người ta dễ bị kẻ xấu lợi dụng lòng mê tín quyền năng hay phép lạ. Do sự mờ mịt thiếu suy xét cẩn thận đó, con người đâm ra sợ sệt, tôn sùng, kính phục những trò xảo thuật, những hào quang giả hiệu, phù phiếm, những lời nói dụ dỗ, sai lầm đưa họ vào nẻo tà, đường trái.

Vì chán cuộc đời nhiều bất an và đau khổ, con người mơ mộng có một thế giới tốt đẹp hơn, nhiều lạc thú hơn; và họ đi tìm những phương cách tu luyện để đạt thần thông hay quyền năng. Chính vì lòng tham muốn dại khờ đó, họ đã vô tình tự biến mình thành con mồi ngon cho kẻ khác đục khoét. Nơi đâu có tin đồn phép lạ xẩy ra, họ đổ xô chạy đến, nơi đâu có thần thông hào quang xuất hiện, họ ào đến để cầu xin giúp đỡ hay thỏa mãn tham muốn.

Họ đâu có biết rằng quyền năng chỉ có nơi các bậc tu chứng thượng thừa, cả một cuộc đời tinh khiết thanh bạch, trong sạch thân, khẩu, ý; và quyền năng được dùng để giúp đỡ người khác trong mục đích thiện chứ không phải để mưu lợi riêng tư.

Tuy nhiên, mọi người có một đời sống riêng và nghiệp qủa riêng, dù tôi có khuyên bảo hay nói đúng sự thật, họ cũng chẳng chịu nghe, nếu họ có nghe thì chốc lát sau, họ cũng quên ngay; có khi trái lại, họ tỏ vẻ giận dữ hay khinh thường nữa. Con người thường chỉ thích nghe những gì hợp với ý mình, đúng với cái điều họ thích chứ không muốn nghe "sự thật" dù sự thật đó là một chân lý bất di bất dịch. Mặc dù họ đang "mê ngủ" hay "thiếu trí tuệ" cân nhắc mọi việc, nhưng họ không bằng lòng nếu ai đánh thức họ dậy.

Thực đáng tội nghiệp biết chừng nào! Họ như một người đeo đá nặng trăm cân, leo dốc núi hoài mà không tới đích được.

________________________________________

Tôi vừa về tới nhà sau một cuộc đi bộ dưới ánh nắng ban mai. Thực sự thoải mái sung sướng xiết bao được sưởi ấm trong ánh nắng nồng nàn rực rỡ của mặt trời sau một mùa đông dài âm u rét mướt. Mặt trời dần lên cao và khí hậu càng nóng dần lên.

Tôi đi dạo với một anh thanh niên và anh ta nói luôn miệng. Tôi giữ im lặng và lắng nghe. Khi tôi lắng nghe như vậy, tôi nhận thấy chúng ta sử dụng danh từ "Tôi" nhiều qúa. Cái từ "Tôi" là đầu đề câu chuyện của chúng ta. Tất cả mọi thứ trên cõi đời này đều liên quan mật thiết đến cái "Tôi." Sau khi con người sanh ra đời, "cái Tôi" bắt đầu hình thành, và từ đó cho đến chết, Cái Tôi càng lúc càng bành trướng ra và hoành hành t ác quái. Giữa hai đầu Sống Chết, xuyên qua sự sống, con người chạm trán với cái Tôi trên mọi ngã rẽ dòngđời.

"Cái Tôi" đó thật quen thuộc với chúng ta biết chừng nào mà đồng thời , cũng xa lạ vô cùng. Không có một từ ngữ nào trong ngôn ngữ loài người lại ôm trọn sự bí mật bằng "cái Tôi" nhỏ bé đó. Dòng sông đến, trôi chảy, và đi, nhưng bí mật về Cái Tôi vẫn chưa hề khám phá đến tận cùng gốc ngọn.

"Tôi" là cái gì? Chúng ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của nó. Ngay cả lúc chúng ta nói "Tôi không có mặt," nó cũng đã chình ình ở ngay đó rồi. "Cái Tôi" là cái rõ ràng nhất và cũng không chắc chắn nhất trong toàn vẹn tri thức loài người.

Tất cả chúng ta đều có cảm giác quen thuộc với "cái Tôi," "Tôi là," "Tôi không là," Tôi có," "Tôi không có," . . .nhưng câu hỏi "Tôi là Ai?" thì vẫn chưa được chúng ta trả lời thỏa đáng. Câu trả lời về câu hỏi đó chỉ có thể nảy sinh ra trong "tư duy và thiền định." Con đường Trí Tuệ và Thiền Ðịnh là con đường"duy nhất" để hiểu trọn vẹn "cái Tôi." Tất cả tôn giáo và triết thuyết đều quy về một mục tiêu rõ rệt là giải đáp câu hỏi đơn giản "Tôi là Ai?"

Tôi là Ai?

Mọi người, mỗi người nên tự hỏi mình như vậy. Hãy để mặc mọi thứ khác qua một bên và chừa lại câu hỏi này. Hãy để câu hỏi này vang động lên trong óc chúng ta. Và rồi câu hỏi đó sẽ đi sâu vào trong tiềm thức chúng ta. Càng đi sâu vào tiềm thức, Cái Tôi càng tan hòa đi và biến mất qua sự nhận thức tư duy. Trong tư duy và thiền định, chúng ta hiểu rõ ràng về hợp thể thân xác con người, và càng hiểu rõ hơn là chúng ta không phải chỉ là cái thân xác hỗn hợp này. Cái kinh nghiệm nhận thức đó ngăn cản lại sự tấn công của cái Tôi, và rồi chúng ta sẽ thấy ánh s áng trong suốt, minh bạch, hiểu biết bắt đầu le lói và rọi sáng tâm khảm chúng ta. Qua sự giác ngộ đó, cánh cửa bí mật của cái Tôi, của cuộc đời, sẽ mở toang ra trước mắt.

Khi chúng ta hiểu được chính chúng ta rồi, thì chúng ta sẽ hiểu trọn vẹn bí mật cuộc đời. Cái biết về cái Tôi là cái biết về Thượng Ðế. Khi chúng ta đến tận cùng chiều sâu của "cái Biết về cái Tôi" rồi, chúng ta hiểu được tất cả uyên nguyên vũ trụ.

________________________________________

Cây cối, hoa lá trong rừng sâu tỏa ra mùi thơm ngai ngái hăng hắc nhưng nồng nàn dễ chịu. Càng đi sâu vào rừng già, tiếng động của trần gian như bỏ lại bên ngoài, và nơi chốn thâm sâu tĩnh mịch, tiếng gió, tiếng lá cây, tiếng muông thú là những âm thanh duy nhất.

Tôi chọn một tảng đá khá bằng phẳng và ngồi lên. Trước mặt tôi, xa xa một chút, là một đạo sĩ ẩn tu. Người này tu tập khổ hạnh, nhịn đói đã lâu nên thân thể trơ xương, da dẻ sạm nắng và bụi, mặt mũi hốc hác, mắt trỏm sâu vào như hai hốc núi. Hình như ông ta đã khổ hạnh tu tập lâu lắm rồi, ông ta tự hành hạ thể xác mình để� mong đạt đến Thần Ngã và cái thiếu hiểu biết đó là hình phạt cá nhân trong sự tu tập.

Rất nhiều người muốn đạt tới Bản Ngã, Thượng Ðế qua phương cách hành trì khổ hạnh, ép xác. Sự nổ lực đạt tới Thượng Ðế đã khiến người ta chối bỏ cuộc đời này và tìm cách hủy diệt thể xác.

Những kẻ ngu muội đó thực ra chỉ là những kẻ bịp bợm, tự lừa dối mình và lừa dối người.

Cái lối tu ép xác khổ hạnh hay đời sống phóng túng hoang đàng xa hoa không phải là con đường chân chánh dẫn con người tới nẻo Chân - Thiện -Mỹ. Con đường thứ ba và duy nhất đưa người về Chân Như Tự Tánh là con đường cân bằng giữa hai cực đoan ấy. Ðạo Phật gọi nó là Trung Ðạo (The Middle Path). Con người cần phải có sự cân bằng mới đứng vững, đi vững được. Mất cân bằng, con người sẽ nghiêng ngã và té xuống. Sự vui hưởng nhục dục cũng như khổ hạnh ép xác đều đưa con người tới sự hủy diệt.

Tôi nhớ có một đoạn trong bộ kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya), Ðức Phật đã ví dụ sự tu tập với các sợi dây đàn. Nếu dây đàn chùng quá, âm thanh sẽ không phát ra được, nếu dây đàn căng quá, tiếng đàn cũng không kêu. Do đó, người nhạc sĩ phải điều chỉnh sợi dây đàn sao cho nó vừa mức, không chùng không căng, để âm thanh phát ra thành các nốt nhạc tuyệt vời êm dịu. Qui luật của âm nhạc và qui luật cuộc sống cũng giống nhau. Sự thật là mức cân bằng giữa hai cực đoan.

Tôi tiến gần đến vị đạo sĩ khổ hạnh và trình bày cho ông ta thấy sự sai lầm trong đường lối tu tập của ông ta. Nghe xong, hình như ông ta tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài.

Trước khi từ giã ông ta, tôi nói:

-"Hãy quên đi những ước mơ, những khát khao cuồng vọng đạt tới Ðại Ngã. Ông chỉ cần ngồi yên quan sát. Hãy ví tâm ông như một ly nước đầy bụi, ông hãy để ly nước xuống một mặt bằng phẳng và rồi ông sẽ thấy, theo qui luât tự nhiên, những hạt bụi kia sẽ từ từ rơi xuống đáy ly và nằm yên ở đó."

Tâm thức chúng ta cũng vậy, những hạt bụi phiền não sẽ rơi rụng khi chúng ta ngồi yên, cân bằng và lặng lẽ quan sát từng sát na hoạt động của dòng tâm thức. Một ngày nào đó, khi ý thức hoàn toàn vắng bặt mọi vọng niệm phân biệt, Tiểu Ngã và Ðại Ngã sẽ tan biến đi trong Chân Ngã.

________________________________________

Mục đích của đời sống là gì?

Rất nhiều người đã hỏi tôi như thế, nhưng hình như chẳng có câu trả lời nào đúng cả, mà tôi cũng không trả lời câu hỏi đó của họ.

Mỗi người, mọi người đều có quan niệm sống và cách sống riêng của họ. Tùy theo trình độ tư duy, nhận thức và hiểu biết của mỗi người mà họ tự an bày đời sống của họ.

Tôi đang ngồi dưới một tàng cây và hưởng làn gió mát, tiếng chim hót. Ðời sống sao đáng yêu qúa! Nhưng tôi không thể nói với một ông thương gia đang chúi mũi đếm những con số sản xuất doanh thương là hãy dẹp tiền bạc qua một bên và ngồi cạnh tôi lúc này để hưởng nét đẹp thiên nhiên. Tôi cũng không thể nói là mục đích kiếm tiền bạc, sung mãn vật chất của họ là sai.

Tôi chỉ có thể nói thật là đáng yêu, đáng sống biết chừng nào khi được ngồi yên ổn trong một đêm trăng tĩnh mịch hay đi dạo dưới ánh nắng ban mai. Ðời sống tự nó là thanh bình, tự nó đã thanh bình. Nhưng con người dường như đã quên mất ân sủng của thiên nhiên và luôn mãi dong ruỗi tìm cầu những hư ảo cuộc đời.

Tôi nói với các bạn là: "Hãy sống một đời sống giản dị - không đấu tranh, không đè nén. Các bạn chỉ cần yên lặng và nhìn những gì đang xảy ra. Cái gì xảy đến, cứ để nó đến. Cứ để dòng sống tự nhiên trôi chảy xuôi chiều, đừng chận nó lại, đừng lái nó về một hướng khác. Khi bạn ngồi yên và lặng lẽ quan sát sự vật, tôi chắc chắn cảm giác tự do và thanh bình sẽ đến với bạn."

Cái ảo giác mê lầm là có một mục đích của đời sống là một quan niệm ngu muội đã được người đời trau chuốt theo đuổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ðời sống không phải sống cho một nhóm người nào, không phải sống cho những sung mãn vật chất. Người nào thực sự hiểu được điều đó mới đáng sống, mới thực sự đang sống, và người đó sẽ đi đến điểm cuối cùng của chân lý cuộc sống.

Bây giờ đã gần nửa đêm rồi. Mặt trăng đã lên cao lắm vàtrời sáng vằng vặc ánh trăng.

Chiều nay, tôi đã nói chuyện với một đám tù nhân. Khi họ nói chuyện với tôi, tôi biết họ đã thư thái tinh thần rất nhiều. Ánh mắt và nét mặt của họ đã nói lên điều đó với tôi.

Tôi nhớ tôi đã nói với họ rằng:

-"Không có một kẻ phạm tội nào trong đôi mắt của Thượng Ðế, của Phật, của Chúa, v.v. . . .và không có bóng đêm trong ánh sáng."

Những kẻ nào nói với các bạn là hãy rửa sạch tội lỗi trước khi đến với Phật, với Chúa, với Thượng Ðế, là những kẻ ngu xuẩn. Trên cuộc đời này, con người luôn luôn mong muốn có được một một cái gì mới trước khi họ vứt lại sau lưng cái cũ. Khi các bạn leo thang, các bạn bỏ lại nấc thang thứ nhất khi các bạn đặt chân lên nấc thứ hai; cũng vậy, ngày nào đó trong cuộc đời, các bạn sẽ để lại cái gì sau lưng trước khi tiến đến một cái gì mới. Nhưng thực ra, các bạn đã đặt chân lên nấc thang thứ hai trước khi chân kia của bạn rời nấc thang thứ nhất. Một khi các bạn đã chắc chắn nấc thứ hai, nấc thứ nhất tự nó đã bị bỏ lại sau lưng.

Trên hành trình tiến về chân lý cũng vậy, một khi chúng ta đến gần Phật, gần Thượng Ðế, thì tội lỗi đã tự nó bị bỏ rơi lại sau lưng.

"Không có Thượng Ðế ngoài tội lỗi."

"Không có Niết Bàn ngoài đau khổ."

Một khi chúng ta nhận thức được tội lỗi thì Phật, Chúa đã có mặt trong ta. Một khi chúng ta ý thức được những đau khổ phiền muộn vô minh thì Niết Bàn đã hiển hiện.

"Hãy thắp ngọn đèn trong tâm chúng ta và cầu nguyện. Hãy biết rằng Thượng Ðế, Phật hay Chúa đang ở trong lòng chúng ta. Hãy luôn luôn tỉnh thức. Chúng ta sẽ không thấy bóng đêm dầy đặc che phủ tâm hồn chúng ta. Chính sự không nhận thức của chúng ta là bóng đêm."

Tôi không phải chỉ nói với đám người tù ngồi trước mặt. Tôi muốn nói với tất cả mọi người. Phải chăng "Mỗi người chính là tù nhân trong ngục tù của chính họ?"

________________________________________

Chỉ có những đứa bé mới có những đôi mắt xanh không gợn đục. Chỉ có những đứa bé mới vào được cổng thiên đường. Ðúng như Chúa Jesus Christ đã nói: "Người lớn vào được thiên đường cũng khó như con lạc đà chui qua lỗ kim."

Thực vậy, những đứa bé với tâm hồn ngây thơ trong trắng, không phân biệt, rất dễ đón nhận Tình Thương và Niềm Tin; còn người lớn thì đầu óc chứa đầy quan niệm, thành kiến, tính tóan, so đo hơn thiệt nên càng ngày cổng thiên đường càng khép chặt đối với họ.

Ngay cả đối với tình cảm, người thân, họ cũng đem ra tính toán. Tay kia họ cho đi, tay này họ lấy lại. Ðời sống con người bắt đầu bằng những con số và kết thúc bằng những con số. Khi mới sanh ra, con người được đánh dấu bởi ngày sanh, tháng sanh, năm sanh; lớn lên lao đầu vào vật chất, kết toán mẫu số hạnh phúc cũng bằng những con số trong ngân hàng; và cuối cùng xuôi tay về cát bụi, trên mộ bia không có gì ngoài hàng số ngày, tháng giã từ cõi đời. Thế mà, con người vẫn không chịu tỉnh giấc mộng kê vàng, vẫn cứ lao vào ngọn lửa tự đốt cháy cuộc đời như con thiêu thân lao vào ánh sáng ngọn đèn.

Càng kêu gào Thượng Ðế, con người càng hấp hối tuyệt vọng và cổng thiên đường vẫn xa vời tầm tay với.

________________________________________

Có một lần kia, tôi ngồi và nhắm mắt lại. Con người thường quen nhìn với đôi mắt mở to và đã quên đi cái nghệ thuật quan sát sự vật với đôi mắt nhắm lại. Và so sánh những gì ta thấy bằng đôi mắt với giác quan "giới hạn" đó với những gì ta "thấy" khi đôi mắt nhắm lại, thì những sự vật khác nhau rất nhiều. Cái màn ảnh bé nhỏ của đôi mắt thịt (nhục nhãn) đã ngăn cách hai thế giới bên trong và bên ngoài ta, không thể thẩm nhập được.

Tôi vẫn ngồi nhắm mắt lại, sự an bình đã đến với tôi, trong tôi. Một người đàn ông, chắc thấy lạ lắm, nên đến gần và hỏi tôi đang làm gì vậy. Tôi trả lời là tôi đang nhìn; anh ta tỏ vẻ bối rối, ngạc nhiên, ngờ vực. Ắt hẳn anh ta đang tự hỏi: "Làm sao người ta có thể nhìn thấy được cái gì với đôi mắt nhắm lại?"

Khi người ta mở mắt ra, người ta chỉ thấy những vật hữu hình hữu thể, nhưng nếu ta nhắm mắt lại, thì "người thấy sẽ là vật bị thấy" (tự quán chiếu, phản quan tự tánh). Tuy nhiên, đã mấy ai lãnh hội được cái ý nghĩa thẩm sâu vi diệu này? Khi đôi mắt ta nhắm lại, ta "nhìn thấy" rõ ràng từng chuyển động của dòng tâm thức cũng như "nghe thấy" luôn mạch máu đang rần rần lưu chảy trong huyết quản.

Có một đạo sĩ tên là Rabiya sống trong một cái chòi tranh nhỏ bé tận nơi rừng thẩm. Ngày kia, một người khách phương xa đến gõ cửa và gọi:

-"Rabiya, Rabiya, ngươi làm gì trong cái chòi tranh này vậy? Hãy ra ngoài đây và nhìn xem quang cảnh lộng lẫy rực rỡ mà Tạo Hoá đã ban cho chúng ta. Buổi sáng mai tinh hồng, hoa cười khoe sắc thắm, chim muông hót vang lừng . . .Ôi, cảnh vật bên ngoài đáng yêu làm sao! Hãy ra đây!"

Từ bên trong, Rabiya trả lời:

-"Ta đã "thấy" tất cả những cảnh vật đẹp đẽ mà ngươi đang thấy đó. Hãy "vào trong này" đi, ông bạn. Cảnh sắc bên ngoài thật sự hoàn toàn vô nghĩa khi so sánh với những kỳ diệu nhiệm mầu của thế giới bên trong, "thế giới của nội tâm."

Bây giờ các bạn hãy "tập nhìn với đôi mắt nhắm lại," tôi chắc chắn các bạn sẽ trở thành những con người khác khi đã thực hành nghệ thuật "nhìn với đôi mắt nhắm lại."

________________________________________

Bạn có biết tôi đang dạy gì không? Này, tôi nói nhỏ với ông bạn nhé! Tôi dạy mọi người "bí quyết trở thành một ông Vua." Ồ, đề tài nghe thật hấp dẫn làm sao!

Thế giới này là một vương quốc vĩ đại mà trong đó mỗi người là một ông vua, nếu họ biết bí quyết làm một ông vua. Tuy nhiên, mỗi người, mọi người trên thế giới này lại biến mình thành nô lệ, một tên nô lệ tàn tật tâm hồn.

Chúa Jesus Christ đã nói: "Vương quốc Thiên Chúa ở trong mỗi người." Nhưng không một ai chịu đội vương miện của mình, mà cứ mãi lo đi giành giựt, chiếm đoạt những vương quốc bên ngoài không có đến một tên lính nào.

Cái thế giới bên ngoài, dù đầy mầu sắc huy hoàng lộng lẫy, thực sự đang dẫn chúng ta đến nghèo khổ cùng cực. Trong cái thế giới đó, những con người đang ngất ngưỡng tưởng mình là vua đó, lại chính là những tù nhân thê thảm trong ngục tù vương giả. Tham ái, tiền bạc, danh vọng, quyền lực đang cấu xé và nhai nghiến những tên tù si dại đó. Chúng không có được một chút tự do nào, chúng cũng không muốn thoát ra khỏi cái thòng lọng bằng vàng. Không có một sợi dây xích thép nào lại mạnh chắc hơn cái dây thòng lọng khát ái đó. Vì thế, làm sao người ta có thể làm vua được khi bị những sợi dây vô hình kia xiết cổ?

Một buổi chiều, Ðại Ðế Frederick dạo chơi ngoài cổng thành. Trời đã xập tối rồi và con đường nhỏ hẹp cũng vắng vẻ. Một ông già đi ngược đường va phải Ðại Ðế. Qúa tức giận, Ðại Ðế quát lên:

-"Ngươi là ai?

-Ta là "vua," lão già thản nhiên trả lời.

-Một ông vua hả? Ha ha, ngươi điên rồi chăng?" Nhà Vua tức cười hỏi lại. Thế nhà ngươi cai trị vương quốc nào?

-"Chính Ta."

Ðúng vậy, chính Ta là vua của vương quốc nội tâm, một vương quốc đầy hoa thơm cỏ lạ, tràn đầy mầu nhiệm, siêu ẩn, đa dạng và tinh khôi. Thế mà có mấy ai biết được?

________________________________________

Tôi đang đứng trên nền đất hoang tàn đổ nát của một lâu đài cổ xưa một thời vang bóng. Không còn một dấu vết gì ngoài mớ gạch đá loang lỗ phủ rêu xanh. Cát bụi và thời gian đã xóa mờ đi tất cả.

Tôi tưởng tượng lại quang cảnh lộng lẫy khí thế của một hoàng cung với vua chúa và cung tần phi nữ. Ðây là cung vua, đây là ngự uyển, đó là hồ tắm dát ngọc, nọ là giường vàng, thảm hoa . . . Nhưng bây giờ, tất cả những ngọc ngà châu báu, quyền uy tột đỉnh kia đã tan đi như làn khói sương không một tàn tích; và cũng chẳng còn một ai nhắc nhở tới tên một vị Cung Vương hay Hoàng Hậu.

Tôi ngồi như thế lâu lắm rồi. Ánh tà dương đã soi qúa xuống chân tôi. Quang cảnh hoang liêu dưới bóng hoàng hôn tăng thêm phần cô quạnh, rùng rợn. Im lặng, thật im lặng, chỉ có tiếng thở dài của gió. Tôi đắm chìm trong vùng tư tưởng của tôi, không gian, thờii gian, vạn vật, vũ trụ . . . như hòa quyện vào nhau thành một. Bỗng chốc, cái cảm giác xót xa, đau đớn, tiếc nuối dĩ vãng kia bay biến mất, tôi chợt nhận ra cái tánh "Chơn Thường" trong "Vô Thường", cái "Không" trong cái "Có", cái "Bất Biến" trong cái "Thường Biến" của nhân sinh và vũ trụ. "Ðạo" là đây, "Chân Lý" là đây, thật giản dị xiết bao, thế mà tôi đã hoài công đi tìm.

________________________________________

Con đường Ðạo có rất nhiều ngã rẽ. Ở mỗi ngã rẽ đó, người ta tưởng là mình đã tới đích rồi.

Theo một lối nói và suy nghĩ nào đó, điều đó cũng có vẻ đúng, nhưng thực ra, trên con đường trở về "nhà", có rất nhiều "hoá thành."

Ðây là thử thách khó khăn nhất mà đấng Ðạo Sư muốn thúc đẩy ta tới. Ngài nói rằng: "Ðây chỉ là bước đầu, còn rất nhiều sự mới lạ nữa đang chờ đợi con." Mặc dù có thể ta ngờ ngợ không tin hoàn toàn vào những lời Ðức Ðạo Sư nói; tình thương và kính ngưỡng đối với Ngài vẫn thúc đẩy bước chân ta.

Có một câu chuyện cổ mà tôi rất thích.

Ngày xưa, có một lão tiều phu già, nghèo và cô độc, ngày ngày vào rừng đốn củi để sinh nhai. Ðường dẫn vào rừng thì rậm rạp, quanh co và nhiều thú lạ.

Mỗi ngày vào rừng đốn củi, ông lão tiều phu luôn đến đặt tay vào chân một vị khất sĩ ngồi thiền định dưới một tàng cây to lớn. Vị khất sĩ này ngồi ở đó có thể đã lâu rồi, râu tóc mọc đầy và người phủ đầy bụi. Tuy nhiên, ông lão luôn cảm thấy có một sự an tĩnh tâm hồn toát ra từ gương mặt và con người của vị khất sĩ này, và ông lão rất hân hoan mỗi lần được chạm đến chân vị ẩn tu đó. Vì thế, lão tiều hay đến gần vị khất sĩ này trước khi vào rừng đốn củi.

Một hôm, khi lão tiều phu vừa đặt trán lên chân vị khất sĩ đó, thì ngài hé mắt ra, mỉm cười, khẽ nói: "Ngươi thực là một tên ngu."

Lão tiều giựt nảy mình như bị điện chạm và tự hỏi: "Lạ qúa, đáng lẽ khi ta chạm chân ngài tỏ lòng kính ngưỡng, ngài không ban phước cho ta thì thôi, sao lại mắng ta ngu?"

Nhưng lão không dám hỏi, và ôm sự bực bội thắc mắc vào rừng.

Một lần, hai lần, ba lần . . . ngày đó, lão tiều thu hết can đảm và hỏi vị khất sĩ rằng:

-"Bạch ngài, ngài nói con ngu là có nghĩa gì vậy?"

Vị khất sĩ trả lời:

-"Ta nói ngươi ngu dại là vì ngươi vào rừng đốn củi mỗi ngày nhưng lại không biết là sâu hơn một tí nữa, ngươi sẽ tìm thấy một mỏ đồng ở đó. Nếu ngươi tìm thấy, ngươi sẽ sống khỏe, no đủ trong vòng 7 ngày, khỏi cần nhọc xác đi đốn củi nữa."

Ông lão lẩm bẩm:

-"Ủa, không biết thật có mỏ đồng không hay là vị tu sĩ này giỡn cợt mình đây? Hình như ông ta không có vẻ đùa cợt; hay là mình thử nghe lời xem sao, biết đâu lại vớ được món bở . . .?"

Lão tiều hăm hở vác búa vào sâu hơn nữa và qủa thật, lão tìm thấy mỏ đồng. Mừng hết lớn, lão thu vét vác bao ra và thầm phục vị ẩn sĩ.

-"Hèn gì, ngài cứ nói mình ngu. Có mỏ đồng mà không biết, cứ đốn cây kiếm củi hoài."

Hí hửng, lão tiều ra về và chỉ vào rừng đốn củi một tuần một lần. Lão gặp vị ẩn sĩ và đến chạm chân ngài. Vị ẩn sĩ lại cười nói:

-"Ngươi vẫn là một thằng ngu."

Ông lão cự lại:

-"Không, con không còn ngu nữa đâu, con đã tìm thấy mỏ đồng rồi."

-"Nếu ngươi vào sâu hơn một tí nữa, ngươi sẽ bắt gặp mỏ bạc đấy."

-"Trời đất ơi, sao ngài không nói sớm hơn một tí nữa cho con nhờ?"

-"Bởi vì nhà ngươi không tin ta nói là có mỏ đồng thì làm sao ngươi tin là có mỏ bạc? Thôi, vào sâu hơn một tí nữa đi!"

Lần này thì lão tiều phu thích chí qúa, chẳng còn nghi ngờ gì, co chân phóng sâu vào rừng. Qủa nhiên, có mỏ bạc thật.

Lão tiều phu trở ra, ngồi dưới chân vị ẩn sĩ và nói:

-"Con tìm thấy mỏ bạc rồi. Ngài ạ. Bây giờ con không cần vào rừng mỗi tuần nữa, mà một tháng con vào một lần. Con sẽ nhớ ngài và ân sủng của ngài. Con bắt đầu thích nghe ngài nói: "Ngươi qủa là tên ngu xuẩn."

-"Nhưng mà ngươi vẫn còn ngu thiệt."

-"Ngay cả lúc con tìm thấy mỏ bạc rồi, con vẫn còn ngu sao?"

-"Ðúng vậy, nếu ngươi đi sâu hơn nữa, sâu hơn một ít nữa, ngươi sẽ thấy mỏ vàng đó. Ðừng đợi đến một tháng sau, ngày mai ngươi trở lại đây đi. Ta sẽ chỉ cho."

Ông lão, lần này lại băn khoăn ngờ vực, tự nhủ: "Coi bộ lần này, vị đạo sĩ này đùa ta thiệt. Nếu thực có mỏ vàng, sao ông ấy không đi lấy để thụ hưởng mà lại ngồi khổ cực ở dưới tàng cây này, chịu đựng mưa gió, nắng bụi và sống nhờ vào thực phẩm của người ta dâng hiến, có khi họ mang đến, có khi không . . . lạ thiệt! Ừ, nhưng nếu có mỏ vàng thiệt, vì hai lần trước, ổng không có nói đùa với mình. Thôi kệ cứ đi thử xem, không có thì thôi, cũng chẳng hại gì. Ai biết được hư thực thế nào?"

Thế là lão tiều phu phóng vào rừng, sâu hơn nữa để tìm mỏ vàng và qủa nhiên, lão tìm thấy một mỏ vàng khổng lồ. Lão té đụi xuống, không tin vào mắt mình nữa. Ồ, đây là khu rừng lão đã thường xuyên đốn củi mỗi ngày gần suốt cả cuộc đời lão, nhưng sao mấy cái mỏ qúi báu này, lão không hề thấy cà? Sao vị ẩn tu đó biết mà chỉ cho lão vậy? Lão tiều hí hửng khuân vàng ra, đến bên vị ẩn sĩ nói:

-"Lần này, ngài phải nói là con khôn rồi đó nghe. Con tìm thấy mỏ vàng rồi."

-"Ngươi vẫn còn là một tên ngu. Ngày mai ngươi trở lại đây vì chưa hết đâu, vàng chỉ là bước đầu thôi."

-"Sao? Vàng chỉ là bước đầu, còn cái gì nữa à?"

-"Ngươi hãy về đi, mai trở lại. Ngươi sẽ còn tìm thấy nữa, nhưng ta không nói bây giờ đâu, ngươi sẽ không ngủ được. Mai trở lại đi."

Ðúng vậy, lão tiều phu thao thức trằn trọc suốt đêm. Lão như người mộng du. Từ một người bần cùng, lão trở thành một trưởng giả, lão là chủ nhân mỏ đồng, mỏ bạc, mỏ vàng - và còn nữa, trời ơi, còn nữa . . .

Sáng sớm tinh mơ, lão đã trỗi dậy lò mò vào rừng để gặp vị ẩn sĩ. Lão kích động quá, hồi hộp qúa. Cái gì sẽ chờ đợi lão đây?

Vị ẩn sĩ mỉm cười, hé mắt ra nói:

-"Ta biết ngươi không ngủ được đâu, hãy đi hướng này, một mỏ châu báu tuyệt trần. Hãy cẩn thận lần này, từng bước chân ngươi vào trong mỏ châu báu này là từng bước chân ngươi đi vào một thế giới khác; nếu ngươi không cẩn thận, ngươi sẽ bị điên khùng đó. Hãy suy nghĩ cẩn thận."

Lão tiều vừa đi vừa suy nghĩ. Tại sao? Tại sao? Tại sao vị ẩn sĩ đó không thụ hưởng mấy mỏ qúi giá này? Tại sao ông ta không chỉ ngay mỏ kim cương mà lại dẫn dắt lão từ mỏ đồng đến mỏ bạc, mỏ vàng? Tại sao ông ta lại nói là lão vẫn còn ngu muội? Tại sao ai ai cũng ham vàng bạc mà ông ta lại không thèm? Tại sao? Tại sao?

Hàng trăm câu hỏi nhẩy múa trong đầu lão tiều và chân lão cứ đều đặn bước sâu vào rừng, sâu, sâu hơn nữa.

Một thứ ánh sáng diệu kỳ hắt vào mặt lão. Sáng, sáng lắm, đẹp, đẹp lắm, đẹp lạ lùng. Mỏ kim cương đây rồi. Những viên ngọc, những viên kim cương lấp lánh, ngời sáng.

Lão tiều phu ngồi xuống, lần này lão không há hốc mồm ra nữa, không dụi mắt nữa, không bàng hoàng nữa. Cái cảm giác điên dại vì vàng bạc đó không còn áp lực đối với lão nữa. Lão lặng lẽ ngồi xuống, nhìn đám kim cương ngọc ngà kia. Ðầu óc lão đầy những câu hỏi tại sao, tại sao, nên ánh sáng rực rỡ của kim cương không còn sức hấp dẫn nữa. Có cái gì ẩn mật đằng sau cái mỏ vàng này, có cái gì sâu kín nhiệm mầu hơn mà vị ẩn tu kia muốn nói cho lão biết. Lão cứ ngồi và miên man suy nghĩ, suy nghĩ hoài. Bây giờ lão đã già rồi, ôm mấy cái mỏ vàng này để làm gì, lão cũng đâu có mang được hết qua bên kia thế giới, mà không biết lão có còn sống lâu để hưởng hết của cải này không, cái niềm vui hào hứng khi đào được mỏ đồng, mỏ vàng sao vội tắt ngúm, không lâu dài . . . Lão tiều ngồi yên lặng, đắm chìm trong dòng suy tưởng . . . và chợt, ồ, lão "thấy" rồi, lão "thấy" rồi!

Trong đống kim cương ngọc ngà kia, lão thấy hào quang bao bọc toàn thân vị ẩn sĩ và hình dung ngài vô cùng tươi tắn, đẹp đẽ, uy nghi khác thường. Ngài mỉm một nụ cười từ bi và đưa tay xoa đầu lão. Lão run run thưa:

-"Sao Ngài đợi đến giờ phút này mới đến bảo cho con hay? Sao Ngài để con trông chờ qúa lâu?"

-"Ta đợi đúng thời cơ, đúng nhân duyên mới gặt qủa chín, bây giờ con không còn là một tên "khờ dại" nữa, con đã "tỉnh thức." Ðây mới thực sự là "nhà châu báu" của con, ngoài ra tất cả chỉ là "hóa thành", là "lâu đài trên cát."

Có Thượng Ðế không? Chúng ta không biết.

Thực sự có linh hồn không? Chúng ta không biết.

Có một đời sống khác sau khi người ta chết đi không? Chúng ta không biết.

Ðời sống con người có một ý nghĩa nào nữa không? Chúng ta không biết.

Trên đây là tất cả triết lý của đời sống con người mà người ta vẫn thường thắc mắc và tự hỏi. Nhưng câu trả lời duy nhất chỉ là "Ta không biết."

Người ta đã tìm ra nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo, người ta đã phát minh ra nhiều công trình khoa học vĩ đại, người ta cũng đã giải đáp nhiều bài toán tâm lý hóc búa; nhưng những câu hỏi tương tự như trên hình như vẫn còn kẹt đáp số.

Tôi đã học hỏi, đã hành trì nhiều phương pháp của vài đạo giáo, tuy nhiên tôi cũng vẫy vùng mò mẫm trong bóng tối của tâm linh; cho đến khi tôi nghiên cứu học hỏi đạo Phật, tôi đã tự giải đáp cho mình.

Ðức Phật đã dạy môn đệ của Ngài:

-"Ðừng phí thì giờ tìm hiểu những vấn đề vô ích, có linh hồn hay không có linh hồn, chết rồi đi về đâu, có thượng đế hay không có thượng đế v.v. Ðiều căn bản thiết thực nhất là nỗi khổ của Sanh, Lão, Bệnh, Tử của kiếp người và phương pháp giải thoát khổ đau ngay trong đời sống hiện tại.

Ðó là việc làm của một con người "trí tuệ."

Ðúng vậy, một khi chúng ta dừng tìm kiếm bên ngoài và quay lại nhìn sâu vào bên trong chúng ta, chúng ta sẽ tìm thấy câu giải đáp cho mọi vấn đề siêu hình hay tâm linh, và qua sự tu tập hành trì thiền định, chúng ta dễ dàng bước vào thế giới nội tâm và giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

________________________________________

Có một lần, những tín đồ của vị thần này đi đập phá thiêu hủy những tượng thần và đền thờ cuả một đạo giáo khác. Ðiều đó không có gì mới lạ cả. Nó đã xảy ra từ khi có loài người.

Từ khi khai thiên lập địa, con người đã tranh giành nhau để sống còn (và chỉ có loài người làm như vậy.) Tranh giành miếng ăn, đất sống và tranh giành cả đất cắm thần linh. Ngôi đền này kèn cựa ngôi đền kia, ông tu sĩ này hậm hực ông đạo sĩ nọ, bà vãi này nói xấu cô sãi kia v.v. Vì sao? Vì sao? Vì lòng tham cố hữu và bản ngã con người; vì thế, thay vì ban phát tình thương cho nhau, con người đã đốt cháy đồng loại bằng thuốc độc của hận thù và chia rẽ.

Tôi vưà về đến nhà sau khi nghe tin một ngôi đền đã bị phá sập. Nhưng những kẻ phá hoại đó vẫn chưa nguôi giận. Chúng còn hung hăng muốn đi tìm các đền thờ khác để đập phá nữa. Chúng cho rằng đó là cách để bảo vệ tôn giáo của chúng, và nếu còn một ngôi đền nào thờ thần khác, chúng nó sẽ không được an ổn nghỉ ngơi.

Tôi bật cười vì luận điệu đó. Bọn người này tức giận, đổ xô tới tôi:

-"Ðây không phải trò đùa đâu nhé. Chúng tôi rất quan tâm tới "tôn giáo của chúng tôi và quyết lòng bảo vệ Thần của chúng tôi."

Tôi hỏi:

-"Các vị có hiểu được tiếng nói của quỉ Satan không?

Bọn họ ngạc nhiên:

-"Tiếng nói đó như thế nào?

Tôi nhận xét rằng đám người này vẫn bô bô đọc kinh và cầu nguyện, nhưng rõ ràng họ không hiểu gì về tiếng nói của Satan cả.

Tôi kể cho họ nghe một câu chuyện.

"Trên một chuyến tàu viễn du, giữa đám đông hành khách đang ồn ào cười nói huyên thiên, lao xao qua lại, có một vị khất sĩ ngồi yên lặng cầu nguyện. Sự im lặng cầu nguyện của vị tu sĩ đó khiến vài người trong đám hành khách đó cảm thấy khó chịu, bực bội. Họ bắt đầu cười cợt, trêu ghẹo ông ta. Vị khất sĩ vẫn im lặng, thản nhiên. Ðùa giỡn một hồi, thấy không có kết quả gì, đám hành khách đó lấy chân đá vào vị khất sĩ, lấy giầy đập lên đầu ông ta. Vị khất sĩ vẫn đắm mình trong thiền định và cầu nguyện, và những giọt nước mắt tình thương lăn dài xuống má của ông."

Chợt, có tiếng nói trên không trung vang vọng:

-"Này con, nếu con muốn, ta sẽ lật úp con tàu này, hất bọn kia xuống biển."

Ðám hành khách lố lăng kia hoảng sợ, vội qùi xuống xin lỗi, năn nỉ khất sĩ tha tội

cho họ. Họ biết là hành động xúc phạm của họ đã phải trả một giá rất đắt.

Vị khất sĩ đó điềm nhiên trả lời:

-"Ðừng lo sợ," và ông ngước mặt lên trời, nói: "Lạy Thượng Ðế, nếu Ngài muốn chuyển đổi, thì xin Ngài chuyển hóa tâm tư ho, khiến họ quay về đường lành nẻo thiện, chứ Ngài lật úp con tàu này, thì cũng đâu có lợi ích gì?"

Tiếng nói trên không trung vang vọng:

-"Ta rất bằng lòng về con. Con nói đúng lắm. Giọng nói lần trước không phải là của ta. Chỉ khi nào người ta nhận ra được tiếng nói của Satan thì mới có thể nhận ra được giọng nói của ta, của thượng đế."

Hãy suy nghĩ kỹ đi, các bạn. Các bạn đang nhận ra giọng nói của Satan hay của Phật, của Chúa, của thần thánh, v.v. . . .?

________________________________________

Trên bục giảng kia là một giảng viên nổi tiếng, lỗi lạc. Ông ta là một học giả, một nhà trí thức đã dày công nghiên cứu nhiều triết thuyết, nhiều đạo giáo. Ông ta tỏ vẻ rất am tường nhiều trường phái triết học, đạo học, những hệ thống tín ngưỡng, tư tưởng, với nhiều quan niệm lý luận khác nhau.

Khi ông ta trình bày quan điểm của mình xong, ông ta mời mọi người phê bình và tranh luận. Ðầu tiên, chỉ có một, hai người góp ý, phê bình, nhưng sau thì nhiều người nhảy vào tranh cãi. Sự tranh cãi của họ càng lúc càng gay cấn hơn, ác liệt hơn; nó không còn tranh luận giáo lý nữa, mà là chỉ trích, bới móc cá nhân, quyết hạ đối thủ cho bằng được. Bây giờ thì không có ai là diễn giả, không có ai là thính giả. Họ đều nói cùng một lúc, chẳng có ai nghe ai hết.

Tôi ngồi yên lặng, một người đến hỏi ý kiến tôi. Tôi nói tôi không có ý kiến gì hết. Tôi nghĩ rằng, một khi quan niệm khởi lên, chân lý bay mất. Chân lý chỉ có mặt một khi con người dứt bặt mọi quan niệm, ý nghĩ.

Tôi nói gì với họ bây giờ? Họ có vẻ như đang chờ tôi noi� lên một điều gì để cân bằng cuộc tranh cãi. Cuối cùng, tôi kể cho họ nghe một câu truyện.

"Vào cuối thế kỷ thứ 6 Công Nguyên, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Hoa. Ngài đã ở lại Trung Hoa nhiều năm truyền bá dòng thiền. Sau khi Thiền Tông được hưng thịnh ở Trung Hoa, Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma quyết định quay về Thiên Trúc.

Trước khi vân du, Tổ Ðạt Ma họp các đệ tử lại và hỏi các đệ tử để xem ai là người đã thâm nhập giáo lý và có thể gánh vác Phật sự.

Tổ hỏi:

-"Ðạo ở đâu?"

Một người đệ tử bước ra thưa:

-"Theo con, chân lý nằm ở giữa Không và Có. Ta không thể nói đây là Ðạo mà cũng không thể nói đây không phải là Ðạo. Hình danh sắc tướng, thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy."

Tổ nói:

-"Ngươi được lớp da của ta."

Một đệ tử khác ra thưa:

-"Theo con thấy, chân lý là quay về tự tánh, hồi quang tự kỷ. Một khi ta đã thấy đạo rồi, chân lý hiển hiện, không bao giờ mất."

Tổ nói:

-"Ngươi được lớp thịt của ta."

Một đệ tử khác, thứ ba, ra thưa:

-"Ngũ uẩn là không, ngũ trần cũng không. Chân Không là Ðạo."

Tổ gật gù:

-"Ngươi được lớp xương của ta."

Cuối cùng, có một đệ tử bước ra đặt trán lên chân Tổ và yên lặng. Cặp mắt của người này không biểu lộ một điều gì và gương mặt thản nhiên bình lặng như mặt nước hồ thu không một gợn sóng.

Tổ nhìn sâu vào người đệ tử và nói:

-"Ngươi được linh hồn của ta, pháp ấn của ta."

Câu truyện này là câu trả lời của tôi. Có phải chăng Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma muốn nói:

"Ðạo mà còn nói lên được, có phải chăng là Ðạo?"

________________________________________

Một ngày kia, Ðức Phật định lên tiếng phá tan sự yên lặng. Ngay lúc Ngài vưà mở miệng thì một tiếng chim hót lảnh lót vang lên. Ðức Phật yên lặng, lắng nghe. Sáng hôm đó, trời trong xanh, gió thổi đùa qua những ngọn cây và chim muông ríu rít hót vang chào đón bình minh đầy sức sống.

Ðức Phật yên lặng và chúng đệ tử theo Ngài cũng im lặng. Trong bầu không khí tĩnh mịch thanh tịnh đó, trong khoảng thái hư lồng lộng, tiếng chim hót nghe thật thiêng liêng, nhiệm mầu làm sao. Và khi tiếng chim dứt, chúng đã bay đi xa rồi, sự yên lặng trang nghiêm của vạn vật, của thiền đường, chiều sâu của tư duy càng sâu thẳm, sâu thẳm hơn.

Ngày hôm đó, Ðức Phật không nói một lời nào. Buổi pháp thoại của Ngài là "Im Lặng,Vô Ngôn." Và rồi, Ngài đưa tay lấy một cành bông sen cạnh Ngài, giơ lên và im lặng.

Ðại chúng nhìn, ngơ ngác, không hiểu gì. Duy chỉ có đại đệ tử Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.

Ðức Phật dạy:

-"Này, Ma Ha Ca Diếp, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Ta trao truyền cho ngươi."

________________________________________

Tôi ngắm người làm vườn đang bón phân vào những cây kiểng. Sau đó, ông ta rưới nhẹ nước, chờ nước từ từ ngấm qua lớp vỏ mục trên mặt đất và sẽ ngấm tận xuống lớp phân bón. Một thời gian ngắn sau, đất sẽ mầu mỡ và hoa sẽ nở rộ trên cây.

Bạn không thể nào thúc giục hoa nở mau được. Bạn phải chờ đợi đúng thời đúng khắc. Bạn cần có sự kiên nhẫn và yêu thương.

Thượng Ðế trồng những nụ mầm thiện cũng như vậy. Và cho những đóa hoa thanh khiết nhân bản nở ra trên thân cây người, Ngài cũng đợi chờ với tất cả lòng yêu thương và kiên nhẫn.

Sự thiếu kiên nhẫn không bao giờ đạt tới mục đích. Người nào thiếu kiên nhẫn sẽ không bao giờ thành công cả.

Nếu bạn kiên nhẫn đợi chờ với yêu thương, một ngày kia, những cánh hoa sẽ nở tung ra và tỏa hương thơm khắp căn vườn nhà bạn, xông ngát hương tâm hồn bạn.

Ngày đó, bạn sẽ hiểu Thượng Ðế là ai, Chân Lý ở đâu?

________________________________________

Thật ngạc nhiên xiết bao khi tôi thấy bạn qúa lo lắng về đời sống. Cuộc đời không phải suy nghĩ mà được; đời sống phải được sống đúng trong từng giây phút một.

Ðời sống không phải là sự rập khuôn, không phải là sự thực hành một vài nguyên tắc mà ta cho là đủ.

Ðời sống không phải là những giá trị hão huyền, không phải là những danh từ trống rỗng, cũng không phải là những danh xưng khoác lác vô vị.

Ðời sống cũng không phải là một qui tắc, một giáo điều hay một cái khuôn đúc ép ra những con người máy vô tri.

Ðời sống thật ra là một cái gì sống động, đáng yêu và thực tế.

Hãy thức dậy và đi! Hãy thức dậy và sống!

Một khi bạn đã thức dậy và sống, thì phải sống cho trọn vẹn.

Xưa, có một anh chàng muốn trèo lên đỉnh núi. Nhưng dù đỉnh núi không cao ngất, chỉ cao hơn những ngọn đồi thường một ít thôi, anh chàng đó cứ lần lửa mãi, chưa chịu khởi hành, dù anh ta rất muốn leo núi. Cuối cùng, anh ta quyết định đi. Anh ta leo, leo mãi, mệt nhoài rồi mà cũng chưa tới đỉnh núi. Chiều xuống, chiều tàn và đêm phủ vạn vật. Ðỉnh núi xa xa, mờ mờ.

Ngọn đèn trong tay anh ta sắp cạn dầu rồi, giỏi lắm nó chỉ soi sáng cho anh ta thấy độ mươi bước nữa thôi. Anh ta do dự, ngần ngại nhìn lui lại phía sau. Ngôi làng bé nhỏ của anh đã xa khuất rặng cây cao kia rồi. Lui về cũng tiếc công mà nhìn lên phía trước, đỉnh núi chắc phải khoảng mười dặm nữa mới tới đích. Ngọn đèn thì yếu dần đi, chỉ độ vài sãi chân. Anh ta suy nghĩ, ngồi xuống, đứng lên và lại ngồi xuống. Làm sao bây giờ, làm gì bây giờ? Ngay lúc anh ta đang chần chừ, do dự, lúng túng, một ông gìa leo lên núi với ngọn đèn dầu còn yếu hơn ngọn đèn của anh ta.

Anh ta thắc mắc làm sao ông lão đi được với ngọn đèn tí xíu như vậy? Anh ta gọi ông lão và hỏi ông; ông lão phá lên cười, nói:

-"Này anh bạn dại khờ ơi, anh cứ mạnh dạn bước tới đi, dù anh bước mười bước thôi cũng còn hơn anh cứ đứng nguyên chỗ này. Mỗi bươc� chân tiến tới trước của anh là một sự thay đổi không ngừng. Nếu anh cứ ngồi và suy nghĩ thì bao giờ anh mới lên đến đỉnh núi? Bước lên, hăng hái lên, tiến lên."

Anh chàng dại khờ đó hiểu ra rồi. Anh ta hăm hở, leo lên, leo lên, và dù ngọn đèn đã tắt, anh ta vẫn leo.

Cuối cùng, anh ta đã trèo lên tận đỉnh núi trước khi mặt trời mọc. Và bây giờ anh đang tắm trong ánh sáng ấm áp nồng nàn của buổi bình minh trên đỉnh núi.

Thế nào, bạn có muốn cùng tôi leo núi không?

Chúng ta cùng trèo núi, trèo cao hơn nữa.

________________________________________

Một vị sư đang hấp hối trên giường bệnh. Sự sống đang mất dần. Bạn của vị sư đó đến thăm và hỏi:

-"Ta biết ngài đang chịu đựng cơn đau ghê gớm. Ta giúp được gì cho ngài?"

-"Ta đến không đem theo vật gì, ra đi cũng không mang theo gì, ngài giúp được gì cho ta?"

-"Nếu thực sự ngài nghĩ "Có Ðến, Có Ði," ta sẽ chỉ cho ngài "Con Ðường Không Ðến, Không Ði."

Những lời nói đó đã đưa vị thiền sư vào cõi Chân Không vô cùng vô tận với nụ cười giải thoát trên môi.

Trên con đường đạo, người lữ hành cô độc phải trãi qua những giây phút mệt mỏi, chán chường, bị thử thách hay đầy tuyệt vọng. Nhưng một khi người lữ hành kia vượt qua được mọi gian nan trở ngại, đạt đến mục tiêu cuộc hành trình, thì mặt trời Chân Lý xuất hiện ra rực rỡ hơn bao giờ hết. Tất cả những phương tiện người đó mượn để đi đến mục tiêu đều gạt bỏ lại phía sau cũng như thấy "mặt trăng" rồi, chúng ta phải quên đi "ngón tay."

________________________________________

Lời Kết:

-Bạn có nghe tiếng nước chảy của một con suối bắt nguồn từ đỉnh núi gần đây không?

-Tôi có nghe.

-Ðó, hãy bắt đầu từ đó. Hãy vào bằng chính cửa đó.

Cánh cửa thật gần. Ðó là tiếng suối reo, tiếng lá hoa thì thầm trong gió, ánh nắng mặt trời đùa giỡn với sóng đại dương. Cánh cửa đó không xa tầm tay bạn. Bạn chỉ cần đưa tay, vén tấm màn che phủ mắt bạn thì tự nhiên cánh cửa hiện ra trước mặt.

Lời tôi nói chỉ là một sự dẫn đường.

Bạn cần phải đặt chân bước thẳng, bước mau và vững chắc tự mình.

Hãy quên lời tôi nói. Hãy quên "Ngón Tay Chỉ Ðường" của tôi.

Dịch xong ngày 09 tháng 9 năm 1998

Thích nữ Minh Tâm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #vuongnvt