vubaodai noi dung co ban cua chi thi khang chien kien quoc
Câu 9: Nội dung cơ bản của chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25 thán 11 năm 1945 của Ban thường vụ trung ương Đảng cộng sản Việt Nam:
a, Hoàn cảnh lịch sử:
-Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đem lại cho Việt Nam Thế và lực mới, Đảng ta từ một Đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ trở thành người chủ đất nước mình.
- Cách mạng nước ta thời kỳ này đứng trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng trực tiếp đe doạ sự tồn vong của đất nước.
b, Chủ trương biện pháp của Đảng:
- Chủ trương của Đảng trong thời kỳ này được nêu ra trong bản chỉ thị “Kháng chiến Kiến Quốc” ra ngày 25/11/1947. Chỉ thị “Kháng chiến Kiến Quốc” vạch rõ nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ cần kíp của cách mạng Việt Nam.
- Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết’’
+ Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược.
+ Nhiệm vụ cơ bản trước mắt: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
- Biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ trên:
+ Về nội chính : Xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, xây dựng hiến pháp, xử lý bọn phản động, củng cố chính quyền nhân dân.
+ Về quân sự : Động viên lực lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến
+ Về ngoại giao : Kiên trì nguyên tắc “Bình đẳng, tương trợ, thêm bạn dớt thù. Đối với quân đội Tưởng thực hiện “Hoa – Việt thân thiện”. Thực hiện nguyên tắc ngoại giao trên, trước ngày 6/3/1946 Đảng ta đã có sách lược hoà hoãn với Tưởng và tay sai ở miền Bắc để tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
- Từ ngày 6/3/1946 ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ, trong đó Pháp công nhận Việt Nam là nước tự do, ta đồng ý để Pháp ra miền Bắc thay Tưởng trong thời hạn 5 năm. Với hiệp định sơ bộ ta tránh cuộc chiến đấu bất lợi cùng một lúc chống lại nhiều kẻ thù, tranh thủ thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu daì chống thực dân Pháp.
- Ngày 14/6/1946, ta lại ký với Pháp bản tạm ước, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam với mục đích kéo dài thời gian hoà hoãn, chuẩn bị cho kháng chiến.
=> Đối sách trên của Đảng ta mà đứng đầu là Chủ Tịch HCM là cần thiết, đúng đắn và sáng suốt đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những khó khăn nghiêm trọng, bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám và chuẩn bị điều kiện bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro