Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Vu Nhung ( Cau 1,2 -Chuong I)

CÂU 1: SỰ CHUẨN BỊ TRỰC TIẾP CỦA NAQ VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VÀ VỀ TỔ CHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VN

Sau thất bại của hai khuynh hướng yêu nước phong kiến và dân chủ tư sản. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng đường lối hết sức sâu sắc. Đòi hỏi bức thiết lúc này là phải có một đường lối cách mạng đúng đắn để đưa cách mạng đất nước tiến lên. Trước đòi hỏi đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước và Người đã có những chuẩn bị trực tiếp về đường lối chính trị và về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

* Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

- Ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Latút sơ Tơrêvin.

- 1911-1917 Người đã đi qua Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ. Người vừa lao động vừa học tập vừa đấu tranh trong hàng ngũ của nhân dân lao động vừa học tập nghiên cứu các cuộc các mạng tư sản Pháp, Mỹ đây là cơ sở để tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin.

- 7-1917 Người đến cảng Macxây.

- 1917 Nguyễn Ái Quốc quyết định trở lại Pháp tham gia vào phong trào đấu tranh của công nhân.

- 1918 Nguyễn Ái Quốc tham gia vào Đảng Xã Hội Pháp.

- 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương “Những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin”. Bản luận cương đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giải phóng dân tộc: Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác là cách mạng vô sản. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đi theo Lênin và Quốc tế thứ ba và con đường cách mạng vô sản.

- 12-1920 Tại đại hội của Đảng Xã Hội Pháp họp tại Tua. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế thứ ba và sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

* Sau khi tìm được con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động tích cực để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam.

·         Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp (1921-1923) mạng thuộc địa thành lập nên hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm tập hợp những người yêu nước thuộc địa ở Pháp để chống lại thực dân. Hội lấy tờ báo Người Cùng Khổ – Le Paria làm cơ quan ngôn luận của hội do Nguyễn Ái Quốc chủ bút kiêm chủ nhiệm. Người đã viết nhiều bài báo vạch trần tội ác của thực dân của đế quốc.

- Từ năm 1921-1923 Nguyễn Ái Quốc rất tích cực viết bài cho các báo: Việt Nam Hồn, Nhân Đạo, Đời Sống Công Nhân. Người viết tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp” được in và xuất bản lần đầu tiên ở Pháp năm 1925. Người tố cáo vạch trần tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, thức tỉnh tinh thần các nước thuộc địa, khích lệ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

* Kết luận:

Đây là thời kỳ có ý nghĩa khởi đầu đặt nền móng cho toàn bộ quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Những người yêu nước Việt Nam nhờ tiếp cận với những bài báo yêu nước của Người mà hướng tới con đường yêu nước của Người để đấu tranh giải phóng dân tộc.

·         Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô (1923-1924):

- 6-1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật đi Matxcơva. Ở Nga trong 6 tháng Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động tìm hiểu cách mạng tháng 10 và chủ nghĩa Mác-Lênin. Người tham gia viết bài cho tạp chí Sự Thật, tạp chí Thư tín Quốc tế, Người tham dự các hội nghị quốc tế: Hội nghị Nông dân, Hội nghị Thanh niên, Phụ nữ….

- 7-1924 Nguyễn Ái Quốc cùng với Đảng Cộng Sản Pháp tham dự hội nghị quốc tế Cộng sản.

- Tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hình thành về cơ bản định hướng đấu tranh cho dân tộc Việt Nam theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lênin.

·         Thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Trung Quốc (1924-1927):

- Cuối tháng 11-1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa bị áp bức Á-Đông.

- Nguyễn Ái Quốc chọn một số đồng chí ưu tú trong tổ chức Tâm tâm xã khoảng 9 người trong đó có 5 đồng chí được kết nạp Đảng: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu… thành lập nên Cộng Sản Đoàn.

- Tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên hạt nhân là Cộng Sản Đoàn. Với tờ báo Thanh Niên làm cơ quan ngôn luận ra đời số báo đầu tiên ngày 21-6-1925.

- Hội có nhiệm vụ tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam mở các lớp huấn luyện đào tạo chính trị ở Quảng Châu về lý luận cách mạng và thực tiễn đấu tranh của cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- Ngay từ khi ra đời hội thu hút đông đảo chiến sĩ yêu nước tiên tiến ở Việt Nam. Hội có ý nghĩa tích cực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin, tuyên truyền, tập hợp quần chúng tạo ra sự phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân, hướng các phong trào này theo hướng vô sản. Đây là sự chuẩn bị thất yếu cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

- 1925-1927 Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp chính trị ở Quảng Châu. Đầu năm 1927 những bài giảng của Người được tập hợp và in thành cuốn sách “Đường Kách Mệnh”.

- Đường Kách Mệnh đề cập tới:

- Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa là kẻ thù trực tiếp của dân tộc các nước thuộc địa.

- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi được phải đi theo con đường vô sản.

- Nhấn mạnh tính chất của cách mạng Việt Nam là đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến phản động.

- Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng quốc tế.

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có sự quan hệ khăng khít với nhau giúp đỡ lẫn nhau.

- Chỉ ra nhân tố để lãnh đạo cách mạng để đi đến thắng lợi là Đảng Cộng Sản.

* Trước sự lớn mạnh của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dẫn tới các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ra đời. Cùng với đó là sự phân hoá của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành các tổ chức cộng sản dẫn đến việc hợp nhất các Đảng họp tại Cửu Long Hương Cảng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra đời 3-2-1930.

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Ái Quốc có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho thành lập Đảng ở Việt Nam.

CÂU 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

·         Khái quát nội dung Cương lĩnh

- Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đã chỉ ra những định hướng lớn của cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ cách mạng và con đường thực hiện:

+ Nhấn mạnh chủ trương chiến lược: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Với phương hướng chiến lược này, cách mạng Việt Nam phải trải hai cuộc vận động: (1). Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; (2). Đi tới xã hội cộng sản. Hai cuộc vận động này liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau; cuộc vận động trước thành công tạo điều kiện cho cuộc vận động sau giành thắng lợi. Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng này: GPDT và xây dựng CNXH không có bức tường ngăn cách, không phải tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lần thứ hai để giải quyết vấn đề chính quyền như cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc. Đó là đường lối chính trị hoàn toàn đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, hướng vào giải quyết những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến và định hướng phát trtển theo nội dung và xu thế của thời đại.

+ Về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, Cương lĩnh xác định trên những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc, dân chủ và XHCN. Song, nổi bật là nhiệm vụ ''đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập''- nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai của chúng (đại địa chủ, đại tư sản phản cách mạng và vua quan phong kiến), giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho toàn dân tộc.

+ Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng,  Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻ thù chủ yếu của dân tộc là CNĐQ  Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Cương lĩnh cũng xác định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới, mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô; khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

·         Tính độc đáo, sáng tạo của Cương lĩnh

- Đây là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc của ĐCSVN.

- Nội dung Cương lĩnh thể hiện sự phân tích thấu đáo những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, nổi bật lên là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc và thực dân Pháp xâm lược và để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, Đảng chủ trương giải quyết hài hoà từng bước quyền lợi của các giai cấp, dù còn có những mâu thuẫn nhất định về quyền lợi.

- Những định hướng, nhiệm vụ cách mạng mà Cương lĩnh nêu lên thể hiện sự đúng đắn, tính sáng tạo, sự nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp – dân tộc, thấm đượm tính nhân văn.

-  Độc lập, tự do gắn liền với định hướng tiến lên CNXH là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh GPDT đúng đắn và sáng tạo, theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: