Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

VŨ KHÍ CHÁY

VŨ KHÍ CHÁY

1 - Khái niệm phân loại chất cháy, phương tiện vũ khí sử dụng.

a/ Khái niệm:

Vũ khí cháy là loại vũ khí tác dụng sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng của chất cháy có nhiệt độ cao và ngọn lửa mạnh khi cháy tạo nên, dùng để sát thương sinh lực, thiêu hủy vũ khí, trang bị, công trình, kho tàng nhà cửa.

b/ Phân loại chất cháy:

Có nhiều cách khác nhau, nhưng thường thì chia làm 3 loại chính:

Chất cháy là sản phẩm của dầu hỏa, như xăng, napan.

Chất cháy kim loại nhẹ và hợp kim, như Na-tri, Tec-mít...

Chất cháy Phốt pho.

c/ Phương tiện sử dụng:

Các chất cháy được nạp trong đạn, bom, mìn, thùng lựu đạn, súng phun lửa.

2 - Đặc điểm tác hại của một số loại vũ khí cháy.

a/ Na pan:

Là hỗn hợp xăng và bột ở dạng dầu keo có màu vàng nâu hoặc hồng, nhẹ hơn nước nên cháy trên mặt nước. Na pan dễ bốc cháy, nhiệt độ cháy đạt từ 1.000 2.0000C, thời gian gây cháy ban đầu từ 5 đến 10 phút, ngọn lửa màu vàng, tỏa khói đen dày đặc.

b/ Téc mít:

Gồm hỗn hợp ô xít sắt, bột nhôm ma nhê và các chất phụ khác. Khi cháy không cần ô xy của không khí, nhiệt độ cháy đạt 2.2000C, thời gian gây cháy ban đầu khỏang 10 phút, cháy rất mạnh, ngọn lửa sáng chói, không có khói.

c/ Phốt pho trắng:

Thể rắn, màu vàng nhạt mùi khét, tự bốc cháy trong không khí, khi cháy đạt nhiệt độ 1.3000C, ngọn lửa màu sáng xanh, có khó trắng dày đặc, hơi và khói phốt pho đều độc, do tỏa tán nhiều khói nên phốt pho trắng được coi như một chất độc bốc cháy, bốc khói.

Nếu đem trộn phốt pho hỗn hợp với dung dịch cao su tổng hợp sẽ tạo thành phốt pho trắng dẻo, cũng là loại chất cháy đang được dùng thông dụng.

3 - Biện pháp phòng chống vũ khí cháy.

a/ Phòng cháy:

Muốn hạn chế tác hại do cháy gây ra, phải thực hiện tốt việc chuẩn bị dụng cụ dập cháy, như bình bọt, xẻng, câu liêm, bao tải được đánh dấu, sắp xếp có thứ tự dễ kiểm tra sử dụng.

Trong chiến tranh cũng như thời bình, mọi người phải chuẩn bị chủ động phòng cháy. Nếu địch sử dụng vũ khí cháy, ai quan sát thấy phải nhanh chóng thông báo để moọoi người biết. Tổ chức chữa cháy phải gọn, đủ sức dập tắt vụ cháy theo khí tài đã chuẩn bị.

Không tùy tiện sử dụng các chất dễ cháy, tránh nhiệt độ cao. Sắp đặt ngăn nắp trật tự để tránh được cháy nổ.

b/ Nguyên tắc dập cháy và cấp cứu khi bị bỏng:

Nguyên tắc:

Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, chu đáo và thường xuyên.

Dập cháy bình tỉnh, dũng cảm, khẩn trương và vận dụng cách dập cháy đối với từng loại chất cháy.

Biết ngăn cách loại chất cháy gần ô xy và đổ nước, cát dập các đám cháy khác.

Trước tiên phải tập trung cứu chữa người, đám cháy quan trọng nguy hiểm nhất, rồi dần dập tắt các chỗ cháy khác.

Cấp cứu sơ bộ khi bị bỏng:

Khi da bị bỏng, nhanh chóng dùng nước sạch rửa vết bỏng, rồi dùng bông băng hoặc vải sạch thấm nước băng lại.

Khi phốt pho dính trên da thì nhúng chỗ bị cháy xuống nước, dùng que cuốn băng hoặc vải gạt hết phốt pho dính trên vết bỏng để tránh hiện tượng cháy ngầm.

Có điều kiện sau khi rửa sạch các vết bỏng, dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi nhẹ lên vết bỏng.

Chú ý: Bỏng phốt pho thì không dùng thuốc mỡ vì phốt pho lặn trong mỡ dễ bị nhiễm độc nặng. Có thể dùng phèn xanh(sun phát đồng), thấm dung dịch phèn xanh pha tỉ lệ 2(20 gm 1 lít nước) để dập tắt, sau đó chuyển đi bệnh viện.

4 - Thực hành dập cháy cho người, trang bị cháy

a/ Giới thệu một số dụng cụ dập cháy ứng dụng:

bao tải, tấm chăn chiên, mảnh vải to nhúng nước để trùm lên ngươi hoặc trang bị.

Xẻng, gàu, chậu, bao cát, đất bột để lấp hoặc múc nước.

Ngoài ra còn có bình bọt khí CO­­2 chế sẵn nếu có.

b/ Động tác dập cháy nhỏ trên người:

khi người bị cháy một chỗ hoặc nhiều chỗ phải quan sát và quyết định dập chỗ cháy nào trước, chỗ nào sau theo động tác như sau:

Nhanh chóng cởi áo quần đang bị cháy, có thể dứt mạnh cho đứt cúc.

Hoặc làm động tác lăn ép chỗ cháy xuốngt đất hay xuống cát.

Hoặc dùng chăn chiên, vải bạt, bao tải nhúng nước trùm lên chỗ cháy. Nếu ở ngay đó có ao hồ, sông suối thì có thể nhảy hoặc nhúng thân thể xuống nước.

c/ Động tác dập cháy cho trang bị:

Trường hợp nơi học tập, công tác và gia đình xảy ra các vụ cháy trang bị thì làm các động tác như sau:

Nhanh chóng lấy chăn chiên, bao tải nhúng nước trùm ngay lên chỗ cháy.

Dùng gàu, chậu đổ nước vào chỗ cháy.

Bốc đất, cát phủ lên trang bị đang cháy.

Dùng xẻng, cuốc xúc đất, cát dập lên chỗ bị cháy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro