Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

vovinam ĐẠI CƯƠNG VỀ CỨU TỈNH TRONG VOVINAM

Trang Đầu [] Trang Tin Tức [] Đài Phát Thanh [] Video clips [] Trang Diễn đàn [] Liên Lạc

ĐẠI CƯƠNG VỀ CỨU TỈNH TRONG VOVINAM

Võ Sư Nguyễn Văn Vang

A. QUAN ĐIỂM Y HỌC DÂN TỘC

KINH MẠCH TRONG CƠ THỂ:

Trong cơ thể con người gồm có 14 kinh mạch. Mỗi tạng mỗi phủ có một cặp đường kinh chính (một đường kinh bên trái và một đường kinh bên phải). Nên 12 tạng phủ của toàn thân, có 12 cặp kinh chính được chia thành sáu (6) cặp như sau:

Nhóm Kinh Dương:

1/. Kinh đại tràng

2/. Kinh vị

3/. Kinh tiểu trường

4/. Kinh bàng quang

5/. Kinh tam tiêu

6/. Kinh dỏm.

Nhóm Kinh Âm:

Được chia thành 6 cặp như sau:

1/. Kinh phế

2/. Kinh tỷ

3/. Kinh Tâm

4/. Kinh Thận

5/. Kinh tâm bào

6/. Kinh can (6 đường kinh bên phaĩ, nằm bên trong và trước ngực , gọi tắt là đường Kinh Âm)

Ngoài 12 cặp kinh chính trong cơ thể, còn có 8 mạch nữa, trong đó có 2 mạch rất quan trọng là mạch Đốc và mạïch Nhâm có quan hệ mật thiết với 12 cặp kinh chính, kế đến là kinh Lạc rất cần thiết trong việc chữa trị Bấm, Điểm, Giải huyệt cứu tỉnh và chửa bong gân sai khớp.

I. SƠ LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT KINH LẠC

ĐỊNH NGHĨA:

Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ thần kinh . Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi.

Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương ... kết thành một chỉnh thể thống nhất.

II. CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC:

1. Kinh mạch và lạc mạch:

a. Kinh mạch chính:

TAY:

3 kinh âm:

* Thủ Thái Âm Phế

* Thủ Thiếu Âm Tâm

* Thủ Quyết Âm Tâm Bào Lạc

3 Kinh dương:

* Thủ Thái Dương Tiểu Trường

* Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu

* Thủ Dương Minh Đại trường.

CHÂN:

3 Kinh âm:

* Túc Thái âm Tỳ

* Túc Thiếu Âm Thận

* Túc Quyết Âm Can

3 Kinh dương:

* Túc Thái Dương Bàng Quang

* Túc Thiếu Dương Đỏm

* Túc Dương Minh Vị

14 KINH MẠCH THƯỜNG DÙNG:

1. Thủ thái âm phế

2. Thủ quyết âm tâm bào dục

3. Thủ Thiếu âm tâm

4. Thủ dương minh đại trường

5. Thủ Thiếu dương Tam tiêu

6. Thủ thái dương tiểu trường

7. Túc Thái âm tỳ

8. Túc Quyết âm can

9. Túc thiếu âm thận

10. Túc dương minh vị

11. Túc thiếu dương đởm

12. Túc thái dương bàng quang

13. Mạch đốc

14. Mạch nhâm.

b. 8 Kinh mạch phụ:

* Nhâm mạch

* Âm duy mạch

* Đốc mạch

* Dương duy mạch

* Xung mạch

* Âm kiểu mạch

* Đốc mạch

* Dương kiểu mạch

c. 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính.

d. 12 kinh cân: nối liền các đầu xương và tứ chi không vào phủ tạng.

e. Tôn lạc: Từ biệt Lạc phân nhánh nhỏ

f. Phù Lạc: Từ tôn lạc nổi ở ngoài da.

2. HUYỆT:

Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 12 đường kinh phụ cộng là 361 huyệt trên 15 đường kinh (nếu kể cả 2 bên 319 x 2 = 638 cộng htêm 52 = 690 huyệt) + và khoảng 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quốc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).

3. KINH KHÍ và KINH HUYẾT VẬN HÀNH

trong kinh lạc. Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

III. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC:

1. Về Sinh Lý:

Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại và bảo vệ cơ thể.

Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân , mạch, xương, da...) có năng chức khác nhau thành một khối thống nhất.

2. Về Bệnh Lý:

Khí công năng hoạt động củ ahệ thần kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.

Bệnh ở phủ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: Nhiệt, vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mach vành đau ở tâm kinh....

3. Về Chẩn Đoán:

Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định của cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, chướng) điện sinh vật trên đường đi của kinh mạch, người ta chuẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẫn. Thí dụ: Nhức đầu, đầu đỉnh do can, đau nữa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang ...

Ngoài ra người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tinh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi qua của các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực của tạng phủ so với số liệu trung bình hoặc số 2 bên cơ thể với nhau...

4. Về Chửa Bệnh:

Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng: Bấm huyệt, điểm huyệt, châm cứu, xoa bớp và thuốc (dược). Bấm huyệt, điểm huyệt cứu tỉnh cũng như xoa bóp đã trở thành một phương pháp chữa bệnh cứu ngất rất có hiệu quả trong thời gian qua, sẽ được giới thiệu trong các phần sau.

B. QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI:

1. Hệ thần kinh tự trị: (tự chủ) Autonomic và sự tuần hoàn nervous system.

a. Cấu trúc cơ bản:

* Hệ giao cảm (sympathetic):

Trung khu: Sừng bên chất xám tủy sống, liên tục từ đốt ngực 1 đến đốt bụng 2, 3 (N 1......L 2, 3)

* Hệ đối giao cảm: (para sympathetic)

Não giữa: từ đây phát sinh ra các sợi đi theo thanh phần của dây thần kinh III tới chi phối hoạt động đồng tử.

Hành Não: Từ đây phát ra các sợi đi trong thành phần của các dây III, VII, IX, X..

Tủy Cùng (s, 3, 4) từ đây phát ra các sợi đi trong thành phần các dây thần kinh kinh chậu.

b. Hạch:

* Hạch trực giao cảm:

Các hạch giao cảm cạnh sống xếp thành 2 chiều ngày 2 bên cột sống (hơi chếch ra phía trước một chút). Có các hạch quan trọng sau:

Hạch cổ trên

Hạch cổ giữa

Hạch sao

Các hạch lưng và bụng

Các hạch trước cột sống

Các hạch đám rối thái dương

Hạch mạc treo tràng dưới

* Hạch đối giao cảm:

Hạch mi

Hạch tai

Hạch dưới hàm và dưới lưỡi

Hạch bướm khấu cái

Các hạch nằm trong thành phần các cơ quan: Cơ Tim, Dạ dầy, ruột...

c. Cơ quan: Đáp ứng Đáp ứng

Đáp ứng Trực giao cảm Đối giao cảm

Mắt:

Cơ dãn đồng tử Co Co

Cơ co dồng tử Dãn để nhìn xa Co để nhìn gần

Cơ mi

Tim:

Nút xoang Tăng nhịp tim Giảm nhịp tim

Tâm nhỉ Tăng co thắt và dẫn truyền Giảm co thắt và tăng dẫn truyền.

Nút nhỉ thất Tăng tính tự động và dẫn truyền Giảm dẫn truyền

Tâm thất Tăng co thắt, vận tốc dẫn truyền, tính tự động Giảm dẫn truyền

Dạ dày:

Cử động trương lực Giảm Tăng

Cơ vòng Co Co

Bài tiết Ức chế Kích thích

2. Cách cứu chữa ngất (sĩu) thông thường:

Trong mọi trường hợp nên để nạn nhân nằm ngữa ở một nơi mát mẻ thoáng khí, mở tất cả quần áo đang thít chặt thân thể nạn nhân như: Cổ áo, thắt lưng, xong lấy nước lạnh tạt vào mặt nạn nhâm, kế tiếp giựt tóc mai, lấy tay bóp hàm răng dưới cho miệng há ra, kế đến dùng chiếc đũa chặn ngang giữa 2 hàm răng, vắt nước chanh vào miệng nạn nhân. (trường hợp nạn nhân bị ngất vì bệnh động kinh, tăng huyết áp, cố gắng quá sức) dùng phương phá p kể trên sẽ tính lại ngay. Sau đó cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi, dùng khăng nhúng nước lạnh đấp lên trán nạn nhân kế đến chà sát 2 lòng bàn chân nạn nhân thật nhẹ nhàng bằng miếng vải đã thắm nước lạnh (nếu dùng nước đá, bọc vào khăn để xoa chườm vào vùng mặt, ngực... càng thêm hiệu nghiệm. Cuối cùng xoa bóp ở vùng cổ, sau gáy, lần xuống 2 bên thăn vai (trường hợp này giúp cho nạn nhân mau hồi phục sức khỏe)...

Trường hợp bị ngất vì trúng gió: Bị trúng gió mà ngất xỉu, người cứu chửa mau lấy kim lễ 10 đầu ngón tay, 10 đầu ngón chân nặn máu bầm, rồi lấy bông gòn thấm dầu gió chùi sạch, kế đến bấm thêm các huyệt Nhân Trung, Thái Dương, Hợp Cốc, Côn Lôn, thuộc kinh Bàng Quang. Sau cùng cho mặc áo ấm kiêng gió và nằm nghỉ ngơi.

3. Cách xoa bóp và bấm huyệt để cứu tỉnh:

Tùy thuộc vào vùng cần xoa bóp, như vị trí huyệt đạo trên kinh mạch bằng kỷ thuật dùng 4 ngón tay của bàn tay, dùng ngón tay cái để day tròn hay bấm kích, hoặc xoa cả bàn tay trên vùng huyệt.

Điều quan trọng là các ngón tay của bàn tay xoa bóp phải tiếp xúc đều và nhẹ nhàng trên da nạn nhân và không thay đổi cường độ trong khi xoa bóp để tạo sự khoan khoái cho nạn nhân. Thông thường dùng toàn bộ 4 ngón tay để xoa với sức ấn mạnh xuống da khoảng từ 3 đến 5 kg là đủ. Cách xoa nóng các huyệt đạo: Nên xoa từ 10 đến 20 lần khi vùng da cảm thấy nóng dấm dễ chịu, động tác này giúp cho nạn nhân mau hồi lực.

Cách bấm huyệt tốt nhất là dùng ngón tay cái, bấm kích mạnh vào các huyệt cần thiết với sức ấn từ 5 đến 10 kg. Thời gian bấm huyệt từ 3 đến 5 giây cho một lần bấm. Cần nhớ một điều là không chỉ bấm huyệt bằng sức mạnh của riêng những ngón tay, mà phải tập trung khí lực để vận kình, truyền sang nạn nhân. Đòi hỏi Ý Khí Thần lúc đó phải hợp nhất. Sự lắng thần, quán tưởng rằng nạn nhân nhất định phải hồi tỉnh.

Ý NGHĨA BẤM VÀ ĐIỂM HUYỆT:

Bấm và điểm là hai hình thức khác nhau để chữa trị.

BẤM: Là dùng ngón tay bấm kích vaò các huyệt cần thiết: 1 là để Ức chế, 2 là để kích thích

ĐIỂM: Là dùng mũi nhọn ngón tay quỷ, hay đầu xương nhọn của cánh chỏ hoặc đầu ngón (giữa) tay giữa và ngón tay trỏ để xỉa, kỹ thuật là đánh phóng vận kình thật chuẩn xác vào những vị trí huyệt đạo cần thiết cũng nhằm vào 2 mục tiêu: ức chế hay kích thích của hệ thần kinh đối: giao cãm hay trực giao cảm, để công việc cứu ngất chữa thương có hiệu quả.

KỸ THUẬT BẤM VÀ GIẢI HUYỆT:

Bấm huyệt có 2 cách:

* Dạng kích thích là bấm nhấn day tròn.

* Dạng ức chế là bấm mạnh thật sâu và giữ (khoảng từ 3 đến 5 giây/1 lần bấm).

Dạng kích thích là một phương pháp bấm huyệt làm thông kinh mạch, chủ yếu kỹ thuật bấm này nhằm vào những huyệt đạo cơ khớp để kích thích hệ thần kinh ý thức (central nervous system) trực tiếp đến Trung Khu não bộ, tủy sống, kế đến là dây thần kinh vừa vận động vừa là cảm giác. Hiệu quả của sự bấm kích này làm giảm dần cơn đau đớn, hoặc chổ sưng tê bớt nhức.

Thí dụ: Cánh tay bị đau nhức, co duỗi khó khăn các ngón tay nắm không được, dùng ngay thủ pháp bấm kích thích day tròn các khớp lóng tay, đầu ngón tay và 2 huyệt đạo là hợp cốc, khúc trạch là cánh tay bớt đau nhức và bàn tay nắm lại được ngay.

- Trở lại vấn đề dùng thủ pháp bấm cứu tỉnh là bấm kích thích vào các huyệt đạo trên kinh mạch, mà vị trí huyệt đạo đó liên quan hệ thần kinh trực giao cảm (sympathetic)

Thí dụ: đau ngực, tức ngực nhịp tim không đều: bấm ức chế huyệt chi câu (kinh tam tiêu) bấm hai lần, cách lấy huyệt từ điểm giữa nếp lắn cổ tay mặt ngoài đo lên 3 thốn.

Huyệt thứ 2 là nội quan (kinh tâm bào) bấm 2 bên, cách lấy huyệt, điểm giữa nếp lằn cổ tay (mặt trong) đo lên 2 thốn.

Huyệt thứ 3 là Thần Môn (Kinh Tấm) bấm 2 bên, cách lấy huyệt, đầu trong lằn cổ tay.

Tiếp đến bấm kích thích huyệt Túc Tam Lý (Kinh Vị) cách lấy huyệt, ở dưới bờ ngoài xương bánh chè đo xuống 3 thốn, cũng bấm 2 bên.

Huyệt Thái Xung (kinh Can) bấm 2 bên, cách lấy huyệt , từ khe ngón chân 1 (cái) và 2 đo lên 2 thốn.

Vài thí dụ trên nghiệm chứng cho chúng ta thấy, dùng thủ pháp bấm huyệt để ức chế hay kích thích, là liên quan hệ thần kinh đối giao cảm (parasymthetic) hay trực giao cảm (symthetic) không ngoài mục đích cân bằng để kinh mạch trở lại trạng thái bình thường.

ĐIỂM HUYỆT:

Cũng có 2 cách: Kích thích hoặïc ức chế, cũng tương tự như bấm huyệt nhưng kỹ thuật về thủ pháp có phần độc đáo mạnh baọ dữ dằn hơn khi giải huyệt cứu tỉnh một người, đòi hỏi người ra tay cứu chữa phải biết tập trung khí lực vận hành kình chuẩn xác điểm đúng vào huyệt cứu tỉnh, bằng một thủ pháp thuần thục, chính xác gãy gọn, lực phát kình vừa đủ để giải được huyệt làm cho nạn nhân tỉnh lại.

Dạng điểm huyệt để ức chế những đòi hỏi sự tinh luyện về kỹ thuật tương tự như giải huyệt, nhưng ngược lại, điểm vào những vị trí huyệt trên kinh mạch liên quan đến hệ thần kinh đối giao cảm (parasymthetic). Thí dụ: Điểm vào huyệt giáp xa (ở góc hàm, khi cắn răng thấy chổ cao nhất là huyệt) điểm vào huyệt ế phong (kinh tam tiêu), giáp xa (kinh vị) cách lấy huyệt ế phong, há mồm, đè dái tai vào phía cổ, chổ lõm ở đỉnh dái tai là huyệt. Điểm vào huyệt á môn (mạch đốc) huyệt ở giữa đốt cổ 1 và cổ 2 (C 1- C 2). Điểm vào huyệt thương liêm tuyền (ngoài kinh) từ chính giữa bờ trên sụn giáp (góc cằm cổ) lên 1 thốn. Đó là các huyệt nằm vào vị trí vùng cổ. Điểm nhẹ chứng trạng ngất, hơi mạnh (trung bình) làm chảy máu ứ (tai mũi họng trào ra) nếu không cứu kịp đưa tới tử vong, trường hợp điểm mạnh làm đứt kinh mạch thì không cứu được nữa.

DIỄN TIẾN GIẢI HUYỆT:

Dựa trên lý luận Y học hiện đại, nghiệm chứng trên cơ sở, hệ thần kinh tự chủ (autonomic) và sự tuần hoàn (nervous system). qua cấu trúc cơ bản: có hệ trực giao cảm và đối giao cảm.

Hệ trực giao cảm (sympathetic) vị trí trung khu: Sừng bên chất xám tủy sống, liên tục từ đốt sống cổ C - đốt sống ngực 1 (huyệt đại chùy) kéo xuống đến đốt sống thắt lưng 12 - 13 (huyệt mạng môn)

Nhiệm vụ của hệ trực giao cảm gồm những dây thần kinh làm co mạch tức là những dây làm tăng áp lực (kích thích) động mạch, ngoài ra những dây này còn gia tăng nhịp đập của tim. Mà vị trí giải huyệt được xác định từ trung khu cột sống cổ C 7, sống ngực 1 đến thắt lưng đốt sống L 3 từ đây hệ thần kinh trực giao cảm từ tủy sống phát đi nối tiếp các hạch giao cảm... đáp ứng cho tim, tăng nhịp đập, tăng co thắt và dãn truyền, tăng tính tự động co thắt dẫn truyền.

DIỄN TIẾN GÂY NGẤT:

Hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động trái ngược lại với hệ thần kinh trực giao cảm, khi bị chấn thương do va chạm quá mạnh vào những vị trí phần mềm như Đầu, Cổ, Bụng, Hạ bộ là tác động hệ thần kinh đối giao cảm ngay từ đây phát đi sự ngược lại hệ tuần hoàn của thần kinh đối giao cảm... đáp ứng của tim, ức chế động mạch hạ thấp xuống, giảm nhịp đập của Tim gây thiếu dưỡng khí nạp vào đưa lên não, tế bào não bị ngạt dần đến tê liệt.

ĐẠI CƯƠNG QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI PHỐI HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN KHI BỊ ĐÁNH TRÚNG HUYỆT ĐẠO:

Trường hợp bị đánh trúng hoặc va chạm mạnh vào chổ nhược trên cơ thể con người như vùng đầu cổ, ngực, bụng, cột sống, những chổ đó có các huyệt đạo như vị trí giữa đỉnh đầu huyệt Bách hội, hậu chẩm sau gáy Á môn, vùng cổ từ dái vành tai Ế Phong, ngang cổ thiên đảnh, cổ họng có thiên đột, liêm tuyền, giữa rãnh xương ngực có huyệt trung đỉnh, huyệt cữu vỹ chổ lõm ức ngực và bụng, chương môn 2 bên sườn, khí hải, quan nguyên dưới rốn, và hạ bộ, vùng cột sống, phần trên giáp với sọ có huyệt phong phủ, Á môn đốt sống C.1 - C.2, phần giữa cột sống có huyệt cân xúc, phần cuối xương sống có huyệt trường cường, những vị trí ấy chỉ cần va chạm mạnh là bị ngất xỉu ngay. Đó là nguyên nhân của sự kích thích hệ thần kinh đối giao cảm nằm ở những vị trí đó, ta phải hiểu rằng từ hệ thần kinh đối giao cảm phát ra các sợi gọi là thần kinh Cyon. Thí dụ: Não giữa từ đây phát ra các sợi Cyon đi theo thành phần của dây thần kinh III tới chi phối hoạt động đồng tử - hành não: Từ đây phát ra các sợi Cyon đi trong thành phần của các dây III, Vii, IX, X... Tủy cùng (S.2, S.3, S.4) từ đây phát ra các sợi đi trong thành phần các dây thần kinh chậu. Dẫn truyền đến các hạch đối giao cảm chi phối hạch mi, hạch tai, hạch dưới hàm và dưới lưỡi, hạch bướm khẩu cái và chi phối các hạch nằm trong thành phần các cơ quan: Phế, cơ tim, dạ dày, ruột....

Xem tiếp trang kế

Trang Đầu [] Những Quyết Định Tổ Đường [] Lịch Sử Môn Phái [] Nhạc Vovinam [] Các Võ Đường Vovinam [] Trang Kỹ Thuật [] Vườn Thơ Vovinam [] Trang Lý Thuyết [] Đặc San Việt Võ Đạo [] Trang Hình Ảnh [] Tin Sinh Hoạt [] Văn [] Luận Án Thi Hồng Đai [] Đài Phát Thanh [] Đài Phát Hình [] Liên Lạc: Võ Sư Cẩm Bình

..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #health