VOV_Đài tiếng nói VN_Những điều cần biết ^^
Đài Tiếng nói Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh là Radio The Voice of Vietnam - viết tắt là VOV) là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, với chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet[2], phát thanh có hình[3] và báo viết[4]. Đài phát chủ yếu bằng tiếng Việt.
Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền Thông về hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng. [5]
Trụ sở chính của Đài đặt tại 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Việt Nam.
Đài Tiếng nói Việt Nam Loại hình Đài phát thanh
Ngành nghề Truyền thanh Thành lập Ngày 7 tháng 9, năm 1945[1]
Trụ sở chính 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Việt Nam
Thành viên chủ chốt Tổng giám đốc: Nguyễn Đăng Tiến
Phó tổng giám đốc: Đào Duy Hứa, Đoàn Việt Trung, Vũ Hải
Sản phẩm VOV1, VOV2, VOV3, VOV4, VOV5, VOV6, VOVTV, VOVNews
Chủ sở hữu Bộ Thông tin và Truyền Thông Website http://vov.vn/
Các kênh phát sóng
· VOV 1:[6] Hệ thời sự - chính trị tổng hợp, phát sóng 19 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn, tần số từ (594, 630, 648, 655, 666, 675, 690, 711) kHz và (5975, 9530, 7210) kHz, và trên sóng FM 102,7 MHz.
Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp bắt nguồn từ chương trình Thời sự đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam, được phát triển qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chương trình Thời sự phát triển mạnh mẽ, có vai trò nòng cốt trong hệ phát thanh Đối nội của Đài TNVN.
Ngày 1/7/1994, Hệ Thời sự được thành lập từ hệ Đối nội phát sóng 18giờ/ngày.
Ngày 7/9/2003, Hệ Thời sự được bổ sung sắp xếp lại thành Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp phát sóng từ 4h45 đến 24h00.
Ngày 1/6/2008, Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp được thành lập về cơ cấu tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ sóng VOV1 với thời lượng phát sóng 19h/ngày.
Ngày 1/1/2010, Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp chính thức phát sóng 24h/24h cung cấp thông tin nhanh nhất về các vấn đề thời sự và chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn học nghệ thuật cho thính giả trong và ngoài nước…
Tần số phát sóng trung và sóng ngắn từ (594, 630, 648, 655, 666, 675, 690,711) kHz và (5975, 9530, 7210)kHz. Và trên sóng FM 100 MHz.
II. Cơ cấu hệ
Giám đốc: Uông Ngọc Dậu Số Điện thoại CQ: 3825 6812
Họ tên Số Điện thoại cơ quan
PGĐ Đồng Mạnh Hùng (04) 38255311
PGĐ Phạm Mạnh Hùng (04) 39361450 PGĐ Nguyễn Mạnh Thắng (04) 3825 3171
Phòng Hành chính – Tổng hợp
TP Trần Trọng Nghĩa (04) 3936 5888
Phòng Thư ký – Dẫn hệ
TP Hoàng Trung Dũng (04) 3936 4184 PTP Nghiêm Xuân Hùng
Phòng Sản xuất chương trình
QTP. Phạm Thị Nhung(04) 3825 4238 PTP Nguyễn Sĩ Khánh PTP Phạm Công Hân
Phòng Thời sự trong nước
TP. Giang Trung Sơn(04) 3934 1138 PTP. Nguyễn Mai Hồng PTP Nguyễn Hải Yến
Phòng Thời sự quốc tế
TP Điệp Anh (04) 3936 4183 PTP. Nguyễn Thu Hà
Phòng Nội chính
TP. Lê Văn Phúc (04) 3934 2986 PTP Đàm Thị Hoa PTP Đặng Ngọc Chi
Phòng Khoa học – Tài nguyên và Môi trường
TP. Nguyễn Thị Thu Hà (04) 3936 3729 PTP Nguyễn Mỹ Hà
Phòng Kinh tế
TP Trần Đức Thành (04) 3936 3732 PTP Đoàn Ngọc Diệu PTP Vũ Tài Dũng
Phòng Nông nghiệp
TP Nguyễn Tuyết Yến (04) 3936 3727 PTP Hà Thị Bích Thuận (04) 3936 3726
PTP Nguyễn Hương Lan
· VOV-GT: [11]Kênh thông tin giao thông, bắt đầu lên sóng vào 18/5/2009, từ 5:30 đến 2:00 ngày hôm sau. Phát trên hệ FM, tần số 91,0Mhz, phủ sóng ở Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực phụ cận. Ngày 02/01/2010, kênh chính thức phát sóng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, phủ sóng miền Tây và miền Đông Nam bộ, cự ly cách TP.HCM 200Km [12]
· VOVTV: Hệ Phát thanh có hình, phát sóng từ 6h đến 24 h hàng ngày. Được phát sóng từ Cột phát sóng analog tại Mễ trì, Hà Nội, công suất 20KW, phủ sóng đồng bằng Bắc bộ và vùng phủ cận.VOVTV hiện phát trên truyền hình cáp VietNam ở 54 tỉnh thành trong cả nước
· VOV 2:[7] Hệ chương trình chuyên đề văn hóa và đời sống xã hội, phát sóng 19 giờ/ngày trên sóng trung tần số (549, 558, 580, 702, 729, 738, 783, và 1089) kHz và (9875, 5925, 6020) kHz, và trên sóng FM 102,7 MH
Với 19 giờ phát sóng mỗi ngày, hệ phát thanh này phản ánh, phân tích, lý giải, phổ biến kiến thức, tư vấn các vấn đề văn hoá, văn học nghệ thuật, đời sống tinh thần. Đây là hệ chương trình có tính đối tượng cao cho từng lứa tuổi, từng bộ phận dân cư, từng nghề nghiệp…
Được tách ra từ hệ thống chương trình phát thanh Đối nội của Đài Tiếng nói Việt Nam từ 1/7/1994. Hệ phát thanh chuyên đề phản ánh, phân tích, lý giải, phổ biến kiến thức, tư vấn các vấn đề văn hoá, văn học nghệ thuật, đời sống tinh thần.
Đây là hệ chương trình có đối tượng cao cho từng lứa tuổi, từng bộ phận dân cư, từng nghề nghiệp như: người cao tuổi, tuổi thơ, tuổi hoa, thanh niên, phụ nữ, giáo dục, y tế, cuộc sống làng xã, phố phường, cộng đồng, gia đình.
Đây cũng là nơi hội tụ các chương trình sân khấu truyền thanh, câu chuyện truyền thanh, tiếng thơ, đọc chuyện đêm khuya; là nơi ưu ái dành cho tuổi thơ chương trình văn nghệ thiếu nhi.
Hệ chương trình Văn hoá - Đời sống- Khoa giáo phát liên tục 19 giờ/ngày trên các tần số (549, 558, 580, 702, 729, 738, 783, 1089, 9875, 5925, 6020) KHz và trên sóng FM 102,7 MHz cho khu vực đồng bằng Bắc bộ và phụ cận).
II. Cơ cấu hệ
Giám đốc: Trần Thị Tri Số Điện thoại CQ: 3826 6807
Họ tên Số Điện thoại cơ quan
PGĐ. Trần Nhật Minh (04) 3936 8998 PGĐ Mai Thị Kim Dung (04) 3938 6457
Phòng Hành chính – Tổng hợp
PTP Đỗ Quỳnh Lan (04) 3938 6456
Phòng Thư ký – Đạo diễn – Dẫn hệ
TP. Vũ Thị Tuyết Mai (04) 3936 5555 PTP Nguyễn Thúy Hiền
Phòng Văn hóa đời sống
TP Nguyễn Xuân Bách (04) 3824 0524 PTP Ngô Thanh Thủy
Phòng Diễn đàn các vấn đề xã hội
PTP Nguyễn Hồng Quyên (04) 3825 6524 PTP Lê Thị Hằng
Phòng Giáo dục đào tạo
TP. Cao Kim Yến (04) 3825 4168 (04) 3825 6667 PTP. Trần Lưu Hồng Hạnh (04) 3825 5759
Phòng Đoàn thể
TP. Ngô Thiệu Phong (04) 3825 4489 PTP. Minh Tâm (04) 3825 3639
PTP. Hoàng Thu Thùy (04) 3825 6198
Phòng Tiếp chuyện bạn nghe đài
TP. Hoa Thanh Huyền (04) 3826 6345
Phòng Sân khấu
TP Nguyễn Hiếu (04) 3936 3732
Phòng Văn nghệ
TP. Lê Tuyết Mai (04) 3825 6517 PTP. Phạm Minh Phú
VOV 3:[8] Hệ âm nhạc, thông tin và giải trí, phát sóng 24 giờ/ngày trên sóng FM dải tần số (88, 108) MHz: 100, 101, 103, 104, 105, 106 MHz.
Được phát sóng lần đầu tiên vào 7.00 giờ ngày 7-9-1990 trên sóng FM: 102,7 MHz. Ngay từ ngày ra đời, hệ chương trình đã được đông đảothính giả trẻ đón nhận. Với thời lượng 24 giờ trong ngày, không gian âm nhạc sôi động, chương trình phong phú, chất lượng âm thanh cao
Hệ chương trình phát sóng đầu tiên vào 7giờ ngày 7 tháng 9 năm 1990, kỷ niệm 45 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam trên sóng FM: 100 MHz với thời lượng ban đầu là 8 giờ/ngày.
Đây là hệ chương trình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam phát trên sóng FM đạt chất lượng âm thanh cao.
Ngay từ ngày ra đời, hệ chương trình đã được thính giả hoan nghênh, nhất là lớp trẻ. Không gian âm nhạc được mở rộng, chương trình phong phú, thể hiện sống động, chất lượng âm thanh cao. VOV3 đã nhanh chóng lan toả, thấm sâu vào đời sống xã hội.
Ngày 1 tháng 1 năm 1995, Tổng giám đốc Đài TNVN quyết định phát sóng VOV3 trên sóng FM 102,7 MHz liên tục 24/24 giờ ngày được thính giả hâm mộ chào đón, đặc biệt là các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo, tuổi trẻ, trí thức hoan nghênh, góp ý để chương trình ngày một hay hơn.
Nhằm mở rộng thông tin, nâng cao chất lượng âm nhạc, thoả mãn nhu cầu thưởng thức và giải trí ngày càng cao của thính giả, Đài TNVN sắp xếp lại, bổ sung một số chương trình trên VOV3, đổi tên Âm nhạc và Tin tức thành Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí.
Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí (VOV3) phát sóng 24/24 giờ/ngày trên các tần số 102,7 MHz./.
II. Cơ cấu hệ
Giám đốc: Phan Tuyết Minh Số Điện thoại CQ: 3825 4134
Họ tên Số Điện thoại cơ quan
PGĐ Trần Nhật Dương (04) 6272 7255 PGĐ Hoàng Lương
Phòng Hành chính
Đỗ Thu Hương (04) 6272 7254
Phòng Tài vụ
Phạm Hoài Thanh(04) 6272 7256 Nguyễn Thanh Bình
Phòng Ca nhạc mới
TP. Tạ Ngọc Hưng (04) 3824 0524
Phòng Dân ca
TP. Mai Văn Lạng (04) 6272 7252
Phòng Ca nhạc thiếu nhi
TP. Trần Quỳnh Mai (04) 6272 7259
VOV 4:[9] Kênh dành cho đồng bào dân tộc ít người. Hiện đang phát các chương trình tiếng Khmer, H'Mông, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, K'Ho, Thái và Xê-đăng; phát sóng 12 giờ/ngày trên sóng trung và sóng ngắn trên các tần số 690kHz, 747 KHz, 819 KHz, 873kHz, 1089kHz, 5035kHz và 6165 kHz, 6020 kHz, 7210 kHz.
Hệ Phát thanh Dân tộc- Đài Tiếng nói Việt Nam có vị trí, chức năng làm đầu mối tổ chức, quản lý điều hành các chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số của Đài, nhằm tuyên truyền có hệ thống, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và phát luật của Nhà nước về các vấn đề dân tộc; phản ánh toàn diện đời sống, kinh tế, xã hội của đồng bào các dân tộc; thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc
Hệ Phát thanh Dân tộc có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về định hướng phát triển phát thanh dân tộc và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phát thanh dân tộc thiểu số của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tổ chức mốt phần nội dung chương trình phát thanh hàng ngay cung cấp cho các chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số và là đầu mối trao đổi tin bài giữa các chương trình trong Hệ và giữa Hệ với các Hệ phát thanh thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nơi làm việc của Hệ Phát thanh Dân tộc:
Tầng 6, Trung tâm Phát thanh Quốc gia số 58 Phố Quán Sứ - Hà Nội. Điện thoại: (04)3936.2980; (04) 6272.7192
Fax: 04-3824.2137. Email: [email protected] .
Hệ Phát thanh Dân tộc Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập từ ngày 01/10/2004, hiện nay có 11 chương trình phát thanh bằng 11 ngôn ngữ dân tộc thiểu số: Mông, Kh’mer, Ê đê, Jơ rai, Ba na , Xơ đăng, K’ ho, Thái, Chăm, Dao, M’ nông. Đây là những chương trình phát thanh được phát sóng hàng ngày, với thời lượng phát sóng bình quân 120 phút /ngày/ chương trình.
Trực tiếp sản xuất nội dung các chương trình phát thanh phát trên Hệ là Hệ phát thanh Dân tộc (VOV4) và các Cơ quan Thường trú khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và Cơ quan thường trú Thành phố Hồ Chí Minh.
Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên dịch viên, chuyên viên của Hệ Phát thanh dân tộc được đào tạo cơ bản, hầu hết tốt nghiệp đại học, có năng lực báo chí, thành thạo kỹ năng biên tập, biên dịch và đọc văn bản phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra Hệ còn có đội ngũ cộng tác viên là người dân tộc thiểu số, có năng lực kiểm thính, hiệu đính nội dung chương trình tiếng dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở quan hệ truyền thống bền chặt và hợp tác hỗ trợ giữa Đài quốc gia với các đài PT –TH các tỉnh, thành phố trong cả nước Hệ Phát thanh Dân tộc có mối quan hệ tốt đẹp với những Đài PT-TH có chương trình tiếng dân tộc thiểu số sẵn sàng phối hợp, hợp tác trong hoạt động truyền thông.
** Giai đoạn từ 1954 –1975:
1. Đài Tiếng nói Việt Nam phát 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số là H’rê, Ba na, Jơrai, Êđê, M’nông và Châu ro.
2.Thực hiện các chương trình này là các cán bộ người dân tộc thiểu số miền Nam tập kết ra Bắc.
** Giai đoạn từ 1990 đến 2008:
- Ngày 01 – 04 – 1990: Phát sóng chương trình tiếng Mông
- Ngày 01 – 08 – 1990: Phát sóng chương trình tiếng Khmer
- Ngày 01 – 07 – 1993: Phát sóng chương trình tiếng Ê đê
- Ngày 01 – 07 – 1994: Phát sóng chương trình tiếng Jơrai
- Ngày 01 – 01 – 1995: Phát sóng chương trình tiếng Bana
- Ngày 01 – 11 – 1998: Phát sóng chương trình tiếng Xơđăng
- Ngày 01 – 07 – 2001: Phát sóng chương trình tiếng K’ho
- Ngày 07 – 05 – 2002: Phát sóng chương trình tiếng Thái
- Ngày 01 – 01 – 2005: Phát sóng chương trình tiếng Chăm
- Ngày 07 – 05 – 2006: Phát sóng chương trình tiếng Dao
- Ngày 19 – 08 – 2006: Phát sóng chương trình tiếng M’Nông
Các chương trình đều phát sóng 4 lần trong ngày, thời lượng tổng cộng 120phút/ chương trình/ ngày.
1.Máy phát sóng bố trí theo khu vực: Phía Tây Bắc, Trung Bộ - Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm máy phát sóng trung, sóng ngắn và sóng FM.
2. Hệ Phát thanh Dân tộc trực tiếp sản xuất các chương trình tiếng Việt dành cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
- Chương trình Đại Gia đình các dân tộc Việt Nam: Phát sóng từ ngày 01 tháng 05 năm 1975, thời lượng 15 phút, phát hàng ngày.
- Chương trình giao lưu văn hoá các dân tộc: Phát sóng từ 01– 04 - 1998, thời lượng 30 phút, phát vào thứ 7 hàng tuần.
- Chương trình Các vấn đề dân tộc: Phát sóng ngày 09-09-2003, thời lượng 30 phút, phát vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Từ tháng 05-2005, đổi thành Chương trình Dân tộc và Phát triển, thời lượng 15 phút, phát vào thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần.
- Chương trình Đời sống Tôn giáo: Phát sóng năm 2006, thời lượng 15 phút, phát vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
- Chương trình Biên giới - Hải đảo: Phát sóng tháng 05 -2005, thời lượng 15 phút, phát thứ 7 hàng tuần.
** Giai đoạn từ 2008 đến nay:
1.Tổ chức lại Hệ Phát thanh Dân tộc.
2. Hệ Phát thanh Dân tộc và các Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và Cơ quan thường trú Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp sản xuất 11 chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số.
3.Hiện tại, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng 30 giờ 30 phút mỗi ngày phục vụ đồng bào các dân tộc Việt Nam (không kể chương trình tiếng Việt)
- Hệ Phát thanh Dân tộc là một hệ chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam có chung đối tượng phục vụ là đồng bào các dân tộc thiểu số được phát bằng các thứ tiếng dân tộc thiểu số, được tổ chức, sắp xếp, liên kết trong hệ thống, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Hệ Phát thanh Dân tộc hình thành trên cơ sở các chương trình tiếng dân tộc hiện có, tổ chức lại, định danh, thiết lập mối quan hệ trong hệ thống, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung thời lượng và nội dung chương trình cho phù hợp.
- Các chương trình trong Hệ do nhiều đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam trực tiếp sản xuất, nhưng lại tuân thủ chỉ đạo, điều hành tập trung của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam. Các chương trình đều được tập trung về đầu mối là Hệ Phát thanh Dân tộc, thực hiện tuyên truyền theo định hướng chung nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù của từng chương trình.
- Hệ Phát thanh Dân tộc không bố trí toàn bộ các chương trình phát thanh hiện có theo trục thời gian như các Hệ khác, mà bố trí theo nhóm tiếng tương ứng với khu vực phủ sóng, gồm nhóm phía Bắc, nhóm Trung bộ-Nam bộ và Tây Nguyên.
- Hệ Phát thanh Dân tộc có nhạc hiệu là nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam với lời xướng:
Đây là Tiếng nói Việt Nam.
Hệ Phát thanh Dân tộc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số
- Mỗi chương trình trong Hệ có logo riêng, gồm phần nhạc đặc trưng của dân tộc đó và lời xướng:
Chương trình phát thanh... thuộc Hệ Phát thanh Dân tộc Đài Tiếng nói Việt Nam
- Mỗi chương trình có bộ nhạc cắt riêng, nhạc tiết mục riêng, thể hiện sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc.
- Các chương trình phát thanh trong Hệ được liên kết bằng các lời dẫn, lời giới thiệu giữa chương trình trước với chương trình sau.
- Hệ có phần giới thiệu chương trình trong ngày và lời chào cuối ngày.
- Các chương trình trong Hệ dành một thời lượng thích hợp cho nội dung mang tính định hướng. Khi có sự kiện thời sự - chính trị quan trọng sẽ có những điều chỉnh kịp thời trong nội dung tuyên truyền và có thể sử dụng phát thanh trực tiếp trên sóng các chương trình này.
- Chương trình phát đầu tiên trong ngày vào lúc 5 giờ, chương trình cuối cùng trong ngày kết thúc vào lúc 22 giờ 30 phút.
- Tổng thời lượng các chương trình của Hệ là 30 giờ 30 phút/ngày.
II. Cơ cấu hệ
Giám đốc: Nguyễn Hoài Thu Số Điện thoại CQ: 3936 2980
Họ tên Số Điện thoại cơ quan
PGĐ Đặng Thị Huệ (04) 3826 7478
Phòng Hành chính – Tổng hợp
Lê Thị Minh Liên (04) 6272 7192; (04) 3824 2137
Phòng Thư ký
TP. Hà Quý Thống (04) 3824 1467
Phòng Phóng viên – Biên tập
PTP. Lê Thị Bích Phượng (04) 3825 5667
VOV 5:[10] Kênh dành cho cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam bằng 12 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật, Quan thoại, Đức, Lào, Thái, Khmer, Indonesia và tiếng Việt trên sóng FM, tần số 105,5MHz, nghe được ở Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Hệ Phát thanh Đối ngoại (VOV5) của Đài Tiếng nói Việt Nam là kênh dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới được phát trên sóng ngắn và sóng trung với các chương trình phát thanh bằng 12 thứ tiếng gồm tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Bắc Kinh, Đức, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia và tiếng Việt dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.
VOV5 còn được phát trên sóng FM có thể nghe được ở Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận gồm các chương trình phát thanh bằng 12 thứ tiếng như trên dành cho cộng đồng người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam và người Việt Nam biết ngoại ngữ.
II. Cơ cấu hệ
Q.GĐ Đoàn Thị Trung
ĐT: 04) 38257870
Họ tên
Số Điện thoại cơ quan
PGĐ Nguyễn Thị Thúy Lan
(04) 3825 5761
Phòng Hành chính – Tổng hợp
Trưởng phòng Trần Thị Nga
PTP Trần Thị Thu Hương
(04) 3826 6809
Phòng Thư ký biên tập
PTP Nguyễn Thị Thu Hoa
(04) 3825 6862
PTP Tô Quốc Tuấn
(04) 3826 5029
Phòng Việt Kiều
TP. Hoàng Văn Hướng
(04) 3825 2070
PTP: Bùi Thị Thuý Hà
Phòng Tiếng Anh
PTP Nguyễn Phạm Huân
(04) 3825 4482
PTP Hồ Hồng Hạnh
PTP Đào Thị Thuý
Phòng Tiếng Pháp
TP. Phó Cẩm Hoa
(04) 3824 1945
PTP Trần Thị Thanh Phương
Phòng châu Âu 1
PTP. Vũ Hoài My
(04) 3825 6633
PTP Vũ Thị Hương Giang
(04) 39342894
Chương trình tiếng Nga
(04) 3825 6633
Chương trình tiếng Đức
(04) 3936 5218
Chương trình tiếng Tây Ban Nha
(04) 39342894
Phòng Đông Bắc Á
TP. Lưu Anh Tuấn
(04) 3825 3621
PTP. Ngô Thị Bích Thuận
(04) 3826 6806
PTP. Đỗ Bích Ngọc
(04) 3825 3621
Chương trình tiếng Trung Quốc
(04) 3826 6806
Chương trình tiếng Nhật
(04) 3825 3621
Phòng ASEAN
TP. Nguyễn Anh Dũng
(04) 3825 4798
PTP. Võ Tuyết Mai
(04) 3825 6631
PTP. Nguyễn Mạnh Hiệp
(04) 3825 6808
PTP. Trương Thị Tú Thuỷ
(04) 3825 4798
Chương trình Indonesia
(04) 3825 4798
Chương trình Lào
(04) 3825 6631
Chương trình Thái Lan
(04) 3825 5763
Chương trình Campuchia
(04) 3826 6808
· VOV 6: Kênh dành cho người Việt Nam và người nước ngoài ở các nước trên thế giới. Phát trên sóng ngắn và sóng trung trên các tần số:
o Đông Nam Á: (1242) KHz
o Châu Phi, Trung Đông: (7220, 9550) KHz
o Châu Âu: (7280, 9730, 7150) KHz
o Châu Mỹ: (6175) KHz.
Những mốc lịch sử của Đài tiếng nói Việt nam
- 11h30 phút ngày 7/9/1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức cất tiếng chào đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói của Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 01/6/1946: Đài Tiếng nói Nam Bộ ra đời, Đài có khi lấy tên là Đài Tiếng nói Đồng Tháp Mười hay Đài Tiếng nói miền Nam Việt Nam
- Ngày 23/10/1946: Hồ Chủ tịch đã nói chuyện trực tiếp với đồng bào cả nước về Tạm ước 14/9/1946 qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 21/1/1947: Hồ Chủ Tịch đến Đài Tiếng nói Việt Nam đọc thơ chúc Tết gửi đồng bào và chiến sỹ cả nước. Hồ Chủ tịch viết tặng sư cụ chùa Trầm mấy chữ trên giấy hồng điều: “Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”. Cũng tại đây, Đài Tiếng nói Việt Nam đã ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sỹ Nam Bộ.
- Ngày 22/1/1947: Phát thư Chúc Tết của Bác Hồ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (có lời dịch).
- Ngày 19/5/1947: Đài lại chuyển đến địa điểm sơ tán mới và chỉ xướng danh: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam”.
- 11 h ngày 2/9/1947: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Đài và đọc Diễn văn nhân ngày Quốc khánh.
- Tháng 4/1949: Tổ chức bộ phận biên soạn tin trong nước cho các báo và các đài.
- Ngày 10/10/54: Khi bộ đội vào giải phóng Thủ đô, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng với xưng danh: “Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Công hoà”.
- Ngày 20/10/1954: Đài Tiếng nói Việt Nam đã thực sự phát sóng từ Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Đầu năm 1955: Bác Hồ đến thăm Đài.
- Năm 1955: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất.
- Năm 1960: Thành lập Ban biên tập miền Nam.
- Năm 1960: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Tháng 01/1961: Bác Hồ đến thăm khu Trung tâm bá âm
- Năm 1962: Chính phủ quyết định chuyển các máy phát sóng phát thanh sang cho Tổng cục Bưu điện để thống nhất quản lý kỹ thuật vô tuyến viễn thông vào một mối và theo cơ chế hạch toán. Đài Tiếng nói Việt Nam tập trung vào khâu biên tập đến ghi âm và truyền tín hiệu đến đầu đường cáp dẫn đến máy phát. Cũng trong năm này, Đài TNVN được nâng cấp thành một cơ quan trực thuộc Hội Đồng chính phủ. Tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phân thành các ban biên tập tươg đương cấp vụ, cục.
- 8/1968: Chưong trình phát thanh dành cho ngưòi Việt Nam ở xa Tổ quốc được bắt đầu vào khoảng 24h (giờ VN).
- Sáng ngày 3/9/1969: Phát bản tin đặc biệt: Thông cáo của Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam về sức khoẻ của Hồ Chủ tịch .
- 6h sáng ngày 4/9/1969: Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo tin Bác mất.
- Ngày 2/1/1970: Bộ Biên tập triệu tập họp để trao đổi về việc phát thử một Chương trình truyền hình nhân dịp 25 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 7/9/1970: Đài Tiếng nói Việt Nam đã làm truyền hình thử nghiệm. Đây là buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, chưong trình gồm 15 phút thời sự và 30 phút ca nhạc.
- Từ 16/4/1972 : Truyền hình phải ngừng phát sóng vì chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân.
- Ngày 23/12/1972: Máy bay B52 của Mỹ đã rải thảm bom xuống khu vực Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì và Đài Bạch Mai (đồng thời là khu tập thể lớn), phá huỷ cả hai cơ sở phát sóng lớn tại Hà Nội. Hơn 100 gia đình cán bộ của Đài bị mất nhà cửa. Đài Tiếng nói Việt Nam phải ngừng phát sóng 9 phút. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam lại tiếp tục phát sóng.
- Tối 27/1/1973: Công bố tin và Văn kiện đình chiến ký kết tại Pari tới thính giả cả nước và một phần châu lục.
- Năm 1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Cục Kỹ thuật phát thanh được tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.
- Năm 1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.
- Ngày 30/4/1975:Tiếp quản Đài truyền hình Sài gòn.
- Trưa ngày 30/4/1975: Phát tin Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- Năm 1975: Ban Truyền hình tách ra một bộ phận để tiến hành công việc chuẩn bị cơ sở truyền hình ở Giảng Võ.
- Ngày 16/6/1976: Đài truyền hình TW chính thức phát sóng hàng ngày. Ban Lãnh Đạo đổi tên là Ban Giám đốc. Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên là Đài phát thanh và truyền hình.
- 11h30 ngày 02/7/1976: Đài Tiếng nói Việt Nam đổi xưng danh thành: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Tháng 9/1977: Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
- Năm 1980: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Năm 1984: Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam được tách ra khỏi cơ cấu của Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình, trực thuộc Ban Bí thư TW Đảng.
- Năm 1987: Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình giải thể, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam trở thành 3 cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ.
- Ngày 30/4/1987: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 71-HĐBT, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 29/6/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200 – CT về tổ chức bộ máy của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Năm 1990: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
- Tháng 8/1993: Chính phủ giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam quản lý các máy phát sóng của toàn hệ thống do Tổng cục Bưu điện chuyển sang, cũng như quản lý nghiệp vụ hệ thống các Đài phát thanh, hệ thống các Đài truyền hình địa phương trong cả nước.
- Ngày 16/8/1993: Chính phủ ban hành Nghị định số 53-CP, qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 7/9/1995: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.
- Ngày 02/11/1998: Báo Tiếng nói Việt Nam, tờ báo in của Đài Tiếng nói Việt Nam ra số đầu tiên.
- 03/02/1999: Tiếng nói Việt Nam chính thức phát thanh trên Internet.
- Tháng 03/1999: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thái Lan.
- Tháng 6/2000: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pari (Pháp).
- Tháng 5/2001: Khai trương Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nga, Trung Quốc.
- 7/9/2001: Đài Tiếng nói Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
- Năm 2002: Khai trương cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai cập.
- Năm 2003: Khai trương cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nhật Bản.
- Ngày 18/7/2003: Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2003/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 19/11/2003: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1287/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Tiếng nói Việt Nam đến năm 2010.
- Ngày 10/4/2007, tại buổi làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận một số vấn đề quan trọng đối với Đài Tiếng nói Việt Nam (Thông báo số 67/TB-VPCP).
- Ngày 04/02/2008: Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2008/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 07/9/2008: Hệ phát thanh có hình chính thức phát sóng, đánh dấu sự trưởng thành của Đài Tiếng nói Việt Nam với đầy đủ các loại hình báo chí hiện tại./.
Chức năng Nhiệm vụ và Quyền hạn
Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh, phát thanh trên Internet, phát thanh có hình và báo viết.
Đài Tiếng nói Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là Đài TNVN, có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.
Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, tần số và truyền dẫn, phát sóng phát thanh.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chính phủ quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng.
4. Lập kế hoạch, xây dựng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định tại Điều 20 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; lập kế hoạch, xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
5. Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam ban hành các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của Đài và không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
6. Quyết định chương trình, thời lượng, phương án và địa điểm sản xuất, phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức sản xuất các chương trình và thực hiện truyền dẫn, phát sóng; thu thập tin tức, tư liệu, sản phẩm nghe - nhìn, sản phẩm truyền thông đa phương tiện; thực hiện quy định của pháp luật về lưu trữ quốc gia các tư liệu phát thanh.
8. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng; thực hiện chế độ tiền lương, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Đài; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát thanh.
10. Được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách hàng năm của Đài Tiếng nói Việt Nam sau khi được phê duyệt; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
12. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Đài theo chương trình kế hoạch cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
13. Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát thanh.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế về phát thanh theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định đề án, dự án quan trọng trong lĩnh vực phát thanh theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
16. Tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
17. Ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng trong nội bộ tổ chức, đơn vị thuộc Đài theo quy định của pháp luật.
18. Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, cá nhân, cán bộ, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền của Đài; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch đối với cá nhân và các đơn vị thuộc Đài.
19. Về quản lý các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc:
a) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các đề án thành lập, sắp xếp lại, giải thể hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Đài Tiếng nói Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Phê duyệt điều lệ và bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng đối với doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hoá thuộc phạm vi quản lý của Đài Tiếng nói Việt Nam.
20. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam.
21. Hướng dẫn các đài phát thanh, đài phát thanh - truyền hình địa phương về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành phát thanh; tư vấn và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phát thanh.
22. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
23. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
TGĐ
Nguyễn Đăng Tiến
Ngày sinh
20/07/1955
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Hà Nội
Trình độ chuyên môn
. Thạc sĩ Quản lý Khoa học Công nghệ
. Cử nhân Chính trị
Chức vụ công tác
Đại biểu Quốc hội khoá XIII Tổng Giám đốc (phụ trách chung)
Điện thoại
04.62727234 - 04.38252801
Phó TGĐ
Đào Duy Hứa
Ngày sinh
16/10/1951
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Hà Nội
Trình độ chuyên môn
Cao học, Cao cấp Lý luận chính trị,Cao cấp quản lý Nhà nước
Chức vụ công tác
. Phó Tổng Giám đốc . Phó Bí thư Đảng uỷ
Điện thoại
04.62727234 - 04.38252801
Phó TGĐ
Đoàn Việt Trung
Ngày sinh
19/12/1952
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Nam Định
Trình độ chuyên môn
Kỹ sư, Cao cấp Lý luận chính trị, Cao cấp quản lý Nhà nước
Chức vụ công tác
. Phó Tổng Giám đốc . Bí thư Đảng uỷ Đài TNVN Chủ tịch Công đoàn
Điện thoại
04.62727234 - 04.38252801
Phó TGĐ
Vũ Hải
Ngày sinh
18/8/1959
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Hải Dương
Trình độ chuyên môn
Cử nhân tiếng Pháp, Cao cấp Lý luận chính trị
Chức vụ công tác
. Phó Tổng Giám đốc Phó Bí thư Đảng uỷ
Điện thoại
04. 38257870
Khối Biên tập
1.Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1)
Giám đốc: Uông Ngọc Dậu
Điện thoại: 04. 3825 6812
Phó Giám đốc: Đồng Mạnh Hùng
Phó Giám đốc: Phạm Mạnh Hùng
Phó Giám đốc: Nguyễn Mạnh Thắng
2.Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo (VOV2)
Giám đốc: Trần Thị Tri
Điện thoại: 04. 3826 6807
Phó giám đốc: Trần Nhật Minh Điện thoại: 04. 3936 8998
Phó giám đốc: Mai Thị Kim Dung Điện thoại: 04. 3938 6457
3.Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí (VOV3)
Giám đốc: Phan Tuyết Minh
Điện thoại: 04. 3825 4134
Phó giám đốc: Trần Nhật Dương Điện thoại: 04. 6272 7255
Phó giám đốc: Hoàng Lương
4.Hệ Phát thanh Dân tộc (VOV4)
Giám đốc: Nguyễn Hoài Thu
Điện thoại: 04. 3936 2980
Phó giám đốc: Đặng Thị Huệ Điện thoại: 04. 3826 7478
5.Hệ Phát thanh đối ngoại (VOV5)
Quyền Giám đốc: Đoàn Thị Trung
Điện thoại: 04-38257870
Phó giám đốc: Nguyễn Thúy Lan Điện thoại: 04. 3825 5761
6.Hệ Phát thanh có hình (VOVTV)
Giám đốc: Trần Đăng Khoa
Điện thoại: 04. 3938 6234
Phó giám đốc: Lý Thái Phương Điện thoại: 04. 3938 6239
Phó giám đốc: Vũ Minh Tuấn
7.Báo Điện tử VOVNews
Tổng biên tập: Vũ Bích Ngọc
Điện thoại: 04. 3936 3333
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thuý Hoa Điện thoại: 04. 3934 3463
8.Báo Tiếng nói Việt Nam
Tổng biên tập: Đoàn Quang
Phó Tổng biên tập: Trương Cộng Hoà Điện thoại: 04. 6272 5555
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Đức Thọ Điện thoại: 04. 6272 3333
9. Trung tâm Tin
Giám đốc: Phan Vân Hương Điện thoại: 04. 3936 6140
Phó giám đốc: Nguyễn Vũ Duy
Phó giám đốc: Vũ Xuân Cường Điện thoại: 04. 3936 9460
Khối Kỹ thuật
1. Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh
Giám đốc: Nguyễn Xuân Huy Điện thoại: 04. 6272 7269
Phó giám đốc: Hoàng Văn Học Điện thoại: 04. 6272 7267
Phó giám đốc: Nguyễn Duy Tuấn Điện thoại: 04. 6272 7268
2. Trung tâm Âm thanh
Quyền Giám đốc: Dương Thị Minh Hằng Điện thoại: 04. 3824 4350
Phó giám đốc: Dương Hồng Hải Điện thoại: 04. 3824 4350
3. Trung tâm Ứng dụng tin học và Phát triển Công nghệ phát thanh (RITC)
Giám đốc: Vũ Hải Bình Điện thoại: 04. 6272 7213
PGĐ: Nguyễn Mạnh Hùng
Khối Quản lý
1. Ban Thư ký Biên tập và thính giả
Trưởng ban: Nguyễn Lan Hương Điện thoại: 04.6272 7128
Phó trưởng ban: Tạ Đức Toàn Điện thoại: 04. 6272 7129
2. Ban Tổ chức cán bộ
Trưởng ban: Đỗ Ngọc Đảng Điện thoại: 04.6272 7105
Phó trưởng ban: Nguyễn Chí Dũng Điện thoại: 04.6272 7118
Phó trưởng ban: Nguyễn Văn Thọ Điện thoại CQ: 04. 6272 7194
3. Ban Kế hoạch - Tài chính
Trưởng ban: Lê Văn Ngọc Điện thoại: 04. 6272 7110
Phó trưởng ban: Nguyễn Văn Chí Điện thoại: 04. 6272 7112
4. Ban Hợp tác Quốc tế
Trưởng ban: Nguyễn Tiến Long Điện thoại: 04. 6272 7102
Phó trưởng ban: Đỗ Văn Loan
5. Ban Kiểm tra
Trưởng ban: Lê Đình Tú Điện thoại: 04. 6272 7126
Phó trưởng ban: Nguyễn Văn Khoa Điện thoại: 04. 6272 7104
Phó trưởng ban: Nguyễn Huấn
6. Văn phòng Đài
Chánh Văn phòng: Nguyễn Chu Nhạc Điện thoại: 04. 3936 6363
Phó Chánh Văn phòng: Nguyễn Huy Nhã Điện thoại: 04. 6272 7210
Phó Chánh Văn phòng: Vũ Hải Định
Khối Doanh nghiệp
1. Tổng công ty Emico
Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Ngô Xuân Thi Điện thoại: 04. 3978 4907
Uỷ viên HĐQT-Phó Tổng giám đốc Trần Nam Điện thoại: 04. 3978 4274
Phó Tổng giám đốc Phan Quang Chính Điện thoại: 04. 3978 4855
Phó Tổng giám đốc Phạm Văn Thành Điện thoại: 04. 3826 5527
Phó Tổng giám đốc: Nguyễn Hiền Khẩn Điện thoại: 04. 3976 5054
Phó Tổng giám đốc: Vũ Tuấn Ngọc Điện thoại: 04. 3976 5681
Phó Tổng giám đốc: Vũ Hải Quang Điện thoại: 04. 3978 3380
2. Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh (VOVas)
Giám đốc: Vũ Minh Tuấn Điện thoại: 04. 6262 6789
Phó giám đốc: Võ Thủ Hà Điện thoại: 08 3997 6396
Phó giám đốc: Kim Ngọc Anh Điện thoại: 04. 6272 7168
Phó giám đốc: Nguyễn Trọng Huân
Khối Đào tạo
1. Trường Cao đẳng phát thanh - truyền hình I
Hiệu trưởng: Dương Văn Tuẫn Điện thoại: 0351. 3852 304
Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thanh Điện thoại: 0351. 3854 190
Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Xuân Trường Điện thoại: 0351. 3841 107
Phó Hiệu trưởng: Lê Trung Sơn Điện thoại: 0351. 3851 203
2. Trường Cao đẳng phát thanh - Truyền hình II
Phó Hiệu trưởng (Phụ trách trường): Phan Lê Lưu Điện thoại: 08. 3839 5266 (máy lẻ 20)
Phó Hiệu trưởng: Vũ Tiến Quang Điện thoại: 08. 3839 5266 (máy lẻ 18)
Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Quốc Anh Điện thoại: 08. 3839 5266 (máy lẻ 19)
Cơ quan thường trú
I. Cơ quan thường trú trong nước
1. Cơ quan thường trú Tây Bắc
Giám đốc: Hoàng Quách Cầu Điện thoại: 022. 3855 118
Phó Giám đốc: Ngô Quốc Tuấn Điện thoại: 022. 3855 716
Phó Giám đốc: Thào Seo Sình Điện thoại: 022. 3752 619
Phó Giám đốc: Hoàng Hữu Khải Điện thoại: 022 3752619
2. Cơ quan thường trú khu vực miền Trung
Giám đốc: Phạm Tấn Tư Điện thoại: 0511. 3810 396
Phó Giám đốc: Lê Quốc Hưng Điện thoại: 0511. 3840 567
3. Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên
Giám đốc: Đỗ Thái Hùng Điện thoại: 0500. 3853 052
Phó Giám đốc: K’Pă Si Mon Điện thoại: 0500. 3859 268
Phó Giám đốc: Ngô Quang Khương Điện thoại: 0500. 3841 353
4. Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
Giám đốc: Trần Quang Hướng Điện thoại: 08. 38297 627
Phó Giám đốc: Tô Ngọc Trân Điện thoại: 08. 38222 807
Phó Giám đốc: Đặng Thị Ngát Điện thoại: 08. 38223 331
5. Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Giám đốc: Trần Duy Hưng Điện thoại: 0710. 3834 959
Phó Giám đốc: Trần Sông Thao Điện thoại: 0710. 3731 966
Phó Giám đốc: Bùi Trọng Điển
II. Cơ quan thường trú tại nước ngoài
Chief: Trần Quang Sơn Tel: 007-495-936.27.96
1. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nga
(Address: Room 932, house 14/3, Akademika Pilugina Str, Moscow, Russia)
2. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc
(Address: China, Beijing, Jianguomenwai waijiao gongyu 8-1-31 hao)
Chief: Mr. Xuan Dan Mobil: 0086-1390107432
3. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản
(Address: Tokyo-shibuya-uehara2-23-4 Uehara sunlise- Room 202)
Chief: Hoang Lien Son Tel: 0081-334686433
4. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp
(Add: 5, rue du Tremble, Villeneuve-la-Garenne, FRANCE)
Chief: Dinh Van Anh Tel: 0033 664 42 67 51
5. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ
(3003 Van Ness street # 814 Washington DC 2008)
Chief: Ngo Minh Hien Tel: 001-202-739-1022
6. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Thái Lan
(322/157 Yaek 14 Youcharoen Village Asok –Dindeang-Huaykwang-Bangkok)
Chief: Le Thi Thanh Huyen Mobi: 081-816-7657
7. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập
(Address:2nd Floor-11 Masgeed-Al Aqsa Str, Mohandessin, Cairo, Egypt)
Chief: Phan Ngoc Thach Tel: 0020-105870096
8. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Lào
(House No163/13 -Ban Hongkaikeo; Chanthabury District;
Vientiane Capital- Lao)
Trưởng Đại diện: Lang Quốc Khánh
9. Cơ quan thường trú Đài TNVN tại Campuchia
Trưởng đại diện: Nguyễn Hiệp
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro