Chương II-1: Bất khả hoàn mỹ
Đoàn người hộ tống Mạc Mậu Hợp với hoàng tộc Bắc triều cứ âm thầm và nặng nề bước đi. Không ai trong họ- Những binh sĩ hộ tống và cả những người ra đi biết mình sẽ đến đâu. Nơi vô định mà họ tới sẽ là một địa điểm xa xôi ở phía Bắc hay biên giới Việt- Trung? không ai có thể biết cả. Trong im lặng, họ cứ bình tĩnh ra đi mặc cho những sắp diễn ra phía sau... Sự va chạm của thành xe vào vết thương của mình đã làm Mạc Mậu Hợp dần tỉnh lại. Mặc đi cơn đau từ vết thương phía dưới, anh cố gượng ngồi dậy. Tạm nghỉ một lát để định thần và cảm nhận lại xung quanh, anh tựa hẳn vào song cữa phía sau. Khi đã có lại cảm giác hoàn toàn, Mạc Mậu Hợp bắt đầu quan sát bên ngoài. Tuy cửa đã bị đóng từ bên ngoài, nhưng qua khe hởn anh vẫn có thể trông thấy được cảnh vật ven đường. Mặc dù không thể xác định rõ nơi chốn nhưng cảnh ngoài kia cũng đủ làm anh kinh ngạc. Đã quá xa Thăng Long rồi... Lúc này có lẽ cuộc chiến hẳn đã bắt đầu. Chỉ đến thế thôi, anh cố lấy lực vọng vào thành xe và nói:" Các người dừng lại...Ta còn phải tham chiến với quân Trịnh cùng...Tr...Mạc Ngọc Liễn, ngài có đưa ta ra khỏi đây ngay không hả?..!". Bên ngoài không ai trả lời Mạc Mậu Hợp cả, đối với họ hiện giờ có trả lời hay nói gì với anh nữa cũng vậy thôi. Mọi câu trả lời cũng đều vô vọng như việc anh đang muốn và họ đang phải làm. Trong im lặng, đoàn người vẫn cứ thế mà ra đi. Cảm nhận được rằng bây giờ dù mình có nói gì cũng vô nghĩa, Mạc Mậu Hợp quyết định đổi cách. Đưa tay vào áo giáp, hiện anh đang cố gắn gỡ những mảnh giáp gần vết thương của mình. Vốn đã được làm nhọn và bị vỡ ra do đường kiếm của Trương Vu nên khá dễ dàng để Mạc Mậu Hợp lấy phần bị ra từ bộ giáp. Ghì chặt mảnh kim loại này trong tay, anh cắm mạnh nó vào thành xe và cố dùng chút sức lực cuối cùng của mình để kéo đi. Nhưng rồi thêm một lần nữa cơn đau từ vết thương lại làm Mạc Mậu Hợp ngục ngã. Buông thỏng cánh tay để miếng kim loại rơi xuống tự do, bây giờ anh đã nằm hẳn trên sàn xe. Có lẽ điều anh cảm nhận và tự nói với chính mình là:" Có làm thêm gì vào thời điểm này cũng chỉ là vô vọng cả...!". Cùng lúc đó những suy nghĩ và dòng cảm xúc nghẹn ngào lúc trước cũng quay lại với Mạc Mậu Hợp. Trong vô thức, anh bỗng nói:
-Chỉ tiếc là tình đời trớ trêu không hoàn mỹ.
Nói xong câu này cùng với nỗ lực để gượng dậy thất bại, anh quyết tự để mình gục ngã theo mọi thứ. Khép đôi mắt đã nghẹn đi nhiều của mình, Mạc Mậu Hợp lặng dần đi để suy nghĩ. Lại thêm một lần nữa anh tự vùi mình trong những cơn mơ dài để lãng đi thực tại trái ngang trong thế cuộc trớ trêu này...
***
Trong những cơn mơ đó Mạc Mậu Hợp suy nghĩ về khá nhiều điều, nhưng điều hiện lên rõ rệt nhất để tôi có thể nhìn thấy và hẳn anh cũng đã nghĩ đầu chính là về gia đình của chính anh. Đối với chúng ta- những người sống trong thời điểm hiện tại, có lẽ "Gia đình" là 1 định nghĩa mà không ai không biết và không sống trong nó. Rất đơn giản để định nghĩa 2 từ này:" Gia đình là nơi có cha mẹ, anh chị em, người thân, những người mà chúng ta luôn yêu thương, luôn muốn che chở, bảo vệ cho. Là nơi mà ai sau những đau buồn, mệt mỏi, muộn phiền bên ngoài, cũng có thể trở về để tìm 1 ai đó để chia sớt, thấu hiểu. Tìm cho mình ít nhất 1 điểm tựa từ nó và có thể sống thực với chính bản thân mình của mình cùng người thân, ko cần phải cố dối lòng gượng gạo như ở bên ngoài...Thời nào cũng vậy.". Nhưng với Mạc Mậu Hợp, gia đình của anh ko giống như những gì đã nói ở trên. Thứ mà đối với anh là "gia đình" trong khi bị nhiều người khác trong thiên hạ ép phải luôn thay đổi và nhìn nhận theo cánh mà họ cho là cần vốn thiếu nhiều điều trong định nghĩa mà ai cũng biết trên. Dù cho có được gọi bằng nhiều cách hoa mỹ, tao nhã như hoàng tộc, hoàng thất,...thì cũng không hẳn là 1 gia đình đúng nghĩa. Điều mà Mạc Mậu Hợp tìm được ở đây chì còn là chút an bình còn lại trở xưa của anh...
***
Về người thân trong hoàng tộc, gần gủi và thân thiết với Mạc Mậu Hợp nhất chính là mẹ anh. Bà, 1 người phụ nữ phải sống cả 1 đời trong âm thầm và rồi khi mất đi cũng bị cả dòng chảy lịch sử bỏ quên. Đối với bà, anh chính là người thân thuộc nhất trong hoàng thất của bà, là niềm an ủi, là điểm tựa duy nhất với bà sau khi Tuyên Tông băng hà. Chỉ cần Mạc Mạc Hợp được sống và tồn tại một cách bình an, thì cũng đủ là tất cả lẽ sống của bà rồi. Không màng về danh phận địa vị trong triều mà mình đáng phải nhận bị người khác tước đi mà Mạc Mậu Hợp vốn muốn giành lại cho bà, chỉ cần nữa quãng đời về sau bà được ở cạnh và chăm sóc cho anh là đủ. Tình cảm mà Mạc Mậu Hợp dành cho người mẹ này cũng như vậy. Trong thời điểm hiện tại và ngày trước, chỉ cần có ai dám gây tổ hại cho bà hay bất cứ ai mà Mạc Mậu Hợp muốn bảo vệ, anh không ngần ngại gì mà sẽ dứt khoát xuống tay với kẻ đó. Bà- Người mà trong tâm thức Mạc Mậu Hợp coi là mẹ của anh và muốn dùng 2 từ "mẫu hậu" mà hằng ngày phải gọi khi trò chuyện với 1 người khác hoàn toàn xa lạ để gọi bà, là 1 trong số ít người thật lòng quan tâm anh và chính anh cũng muốn quan tâm lẫn bảo vệ...
Trong những đoạn kí ức mập mờ về lúc nhỏ trong đầu của Mạc Mậu Hợp, hình ảnh của Tuyên Tông hiện lên 1 cách khá nhạt nhòa trong tâm trí anh. Đối với anh, có lẽ chưa 1 khoảng khắc nào anh có thể nhìn người phụ hoàng này của mình 1 cách rõ ràng cả. Mập mờ trong tiềm thức của anh, Tuyên Tông chỉ là 1 người tuy vốn rất thân thuộc với anh, dành cho anh tình cảm như tình cảm mà đối với mẹ của anh vậy nhưng thực sự rất cách xa. Hình ảnh duy nhất mà Mạc Mậu Hợp lưu trong kí ức của mình về ông khác hoàn toàn với những gì người nào trong thiên hạ thời điểm đó và ngay lúc này hình dung. Đó chỉ đơn thuần là hình ảnh của 1 người nam tuy còn khá trẻ nhưng mái tóc đã điểm vài phần bạc, tựa như những muộn phiền, mỏi mệt hằng ngày cứ tìm tới và hằn lại trên người ông về nhiều thứ của vương triều này...Thi thoảng - vào những lúc mệt mỏi hay nhàn rỗi, Tuyên Tông thường đi đến chỗ của mẹ con anh. Vào những lúc như vậy, ông thường ngồi lặng ở 1 nơi nào đó trong phòng để nghe mẹ anh đọc sách, nói chuyện hoặc đánh đàn, dùng cơm cùng 2 người hay đơn giản là nhìn cảnh anh vui đùa mà thôi. Đôi khi Tuyên Tông cũng hỏi han về anh hay nói nhiều điều mà anh khó hiểu với bà nữa. Lắng nghe những gì Tuyên Tông nói, đôi lúc mẹ anh đáp lời ông bằng vài câu chia sẽ- điều mà 1 đứa bé mới hơn 1 tuổi như Mạc Mậu Hợp vào hồi đó hiểu được và cũng nhiều lúc bà im lặng lắng nghe 1 cách đúng nghĩa. Trong rất nhiều những gì Tuyên Tông nói khi ấy, có lẽ cũng có câu nói mà Mạc Mậu Hợp vừa nói vào tối trước ngày trận chiến mà sắp đối mặt ở Thăng Long bây giờ... Trở lại ở đây- căn phòng đang hiện ra trước mắt , Tuyên Tông ít nhiều cũng tìm được cho mình chút yên bình và vui vẻ trước sự mệt mỏi mà thế sự tạo ra cho ông vào những sáng hôm sau từ các buổi thượng triều, từ chiến sự ở phía bên kia với quân Nam triều, hay từ chính quốc gia và triều đình này. Thứ sẽ bám theo Mạc Phúc Nguyên ngày đó và Mạc Mậu Hợp sau này suốt những tháng ngày còn lại trong cuộc đời vốn đã quá ngắn của cả 2 cha con ông...
Những ngày nào Tuyên Tông không phải thượng triều hay rảnh rỗi, ông thường đến bên Mạc Mậu Hợp để dẫn anh đi chơi trong cung. Có lúc Tuyên Tông dẫn anh đi dạo trong Ngự hoa viên, khi thì dẫn anh đi câu cá,... và nhiều lần ông cũng tập nói cho Mạc Mậu Hợp nữa. Vào lúc Mạc Mậu Hợp mới bắt đầu phát âm và nói được 1 số từ để ghép thành câu đơn giản, sức khỏe của Tuyên Tông đã bị suy giảm đi khá nhiều rồi . Nhưng dù sao ông cũng còn đủ sức để lo cho triều chính và cho cả Mạc Mậu Hợp nữa. Có 1 lần trong lúc Tuyên Tông đang ngồi đọc sách trong Ngự hoa viên, chợt Mạc Mậu Hợp không biết ở đâu chạy tới ngồi cạnh ông. Cầm 1 quả lê trên bàn lên, Mạc Mậu Hợp chờm tới Tuyên Tông và nói:
- Phụ. Hoàng! ... Giúp. Con.
Rời mắt khỏi trang sách, Tuyên Tông vui vẻ cằm quả lê anh đưa cho, lấy con dao bên cạnh gọt lớp vỏ đi. Đưa mấy miếng lê đã gọt vỏ cho Mạc Mậu Hợp, trong sự vui vẻ, Tuyên Tông nói:
- Của con đây. Mới có mấy ngày không gặp con mà con nói thêm được nhiều từ hơn rồi. Con giỏi thật đấy!.
Nhận mấy miếng lê từ tay ông, Mạc Mậu Hợp đưa lại cho ông vài miếng trong số đó.
- Của. Phụ hoàng đây.- anh nói tuy vẫn còn rời thành từng tiếng nhưng đã liền hơn hồi nẫy.
- Cảm ơn con.- Vừa đón, Tuyên Tông đáp
Thấy Mạc Mậu Hợp nói được khá nhiều câu như vậy, ông rất vui. Ngay lúc đó Tuyên Tông liền hỏi anh:
- Sau này con muốn trở thành người giống như thế nào vậy? Nói cho ta biết nhé?
- Con muốn giống như phụ hoàng.-không cần suy nghĩ nhiều Mạc Mậu Hợp liền trả lời.
Nghe anh nói thế, những suy nghĩ bị gián đoạn trong mấy tháng nay liền được gợi lại. "Sức khỏe của mình đi được tới đâu nữa chứ...", ý nghĩ đó đã theo ông trong suốt mấy cơn bệnh rồi. Đang mãi nghĩ về nó, bất chợt có 1 cơn gió từ đâu thổi qua làm bay quyển sách và mấy cuộn tấu chương nằm gần bay đi. Chụp vội chúng lại, ông vô tình là 1 tờ bung ra. Cùng với phần giấy bị rơi ra, dòng chữ viết trên nó cũng hiện ra, đậy vào mắt Tuyên Tông. Trong số đó, có 1 dòng tấu ghi rằng:" Cổ nhân thường nói:" Nhân chi sơ tính bổn thiện", kính mong bệ hạ...". Đó cũng là 1 câu rất đơn giản cũng như dễ hiểu, nếu không muốn nói là quá bình thường để viết thêm vào đầu bản tấu này. Chắc có lẽ là tấu chương từ trấn thủ các vùng xa gửi về triều đình để đề nghị điều gì đó về giáo dục thôi. Nhưng đọc được nó trong hoàn cảnh này lại gợi trong lòng Tuyên Tông 1 suy nghĩ khác, suy nghĩ đó dành cho Mạc Mậu Hợp. "Thời thế vốn tạo anh hùng. Nhưng ý trời! Chính cái thế cuộc đó cũng không muốn những ai bị cho là anh hùng hay tàn bạo- tùy theo cách nhìn của người trong thiên hạ được tồn tại.". Gánh nặng mà ông đang giữ hiện giờ, về sau hoặc chỉ là vài năm nữa thôi sẽ trút hẳn lên vai của Mạc Mậu Hợp. Nhìn cảnh người con này của mình đang vô tư vui đùa bên cạnh, dòng suy nghĩ lâu nay của ông lại hiện về, hòa cùng chữ lúc nãy đọc được quyện lại tạo cho Tuyên Tông 1 dòng cảm xúc không mấy vui vẻ. Tạm giác nó sang 1 bên, ông xoay người lại về phía gần Mạc Mậu Hợp và cố tỏ ra vui vẻ hỏi anh rằng:
- À. Sau này lớn lên con muốn sống như thế nào?
-Con muốn sống tự tại. Sống cùng phụ hoàng. Cả mẫu hậu nữa...Thật vui vẻ nữa chứ.
-Vậy thì cũng tốt cho con
-Sao. Phụ hoàng?
-Cuộc sống này có nhiều lúc rất trớ trêu, không thể sống như mình muốn được. Cứ phải sống và làm nhiều chuyện phụ thuộc vào người khác, không thể tự chủ hoàn toàn mọi việc được. Vì vậy nếu sau này con có thể sống vui vẻ tự tại, được yên bình tồn tại cũng là tốt lắm rồi. Đúng không!- Trong lúc nói câu này, giọng Tuyên Tông bị lẫn trong nhiều cảm xúc nghẹn ngào xen 1 cái gì đó vô định nhưng cho đến hết câu ông vẫn cười thật vui và bình tĩnh nhìn Mạc Mậu Hợp.
Khẽ gật gù đồng ý, Mạc Mậu Hợp vẫn ngồi đó chơi- và tất nhiên cũng suy nghĩ về cả những điều ông vừa nói. Những câu nói đó vào lúc bấy giờ anh cảm thấy rất khó hiểu nên Mạc Mậu Hợp chỉ tạm gật đầu đồng ý cho qua thôi. Và cả trong nhiều năm về sau- Khi mà anh đã trải qua hết những gì mà Tuyên Tông từng qua hay từng nói với anh rồi, ngay cả lúc đang lãng trong các cơn mơ dài để tránh đi thực tại hoặc cả khi đang tĩnh táo, việc Mạc Mậu Hợp làm còn có thể là gì hơn ngoài việc phải gật đầu chấp nhận nó...
...Trong lúc Tuyên Tông và anh cứ lặng nhìn nhau suy nghĩ như vậy thì bỗng bị gián đoạn. Từ phía xa có 1 cung nữ bước tới, sau khi thi lễ với 2 người xong, cô đón Mạc Mậu Hợp trở về cùng. Quay hẳn người lại, Mạc Mậu Hợp từ biệt ông lần cuối. Đưa 1 cánh tay lên, anh ra hiệu chào ông ra về nhưng chân vẫn muốn nán lại không đi. Lúc này Tuyên Tông nói với anh rằng:
-Nếu đến lúc rồi thì con cứ về đi, không sao đâu. Tạm biệt con! Hy vọng lần tới gặp nhau con có thể nói được thêm nhiều hơn nữa và ta với con cũng có thể trò chuyện lâu hơn nữa nhe.
Nghe Tuyên Tông nói như vậy, Mạc Mậu Hợp cũng đành phải đi. Nhưng trong vô thức, không hiểu sao Mạc Mậu Hợp vẫn cứ nghoảnh lại và đưa tay 1 cách rất nuối tiếc về phía ông. Lặng nhìn anh đi xa dần rồi, cảm thấy hơi mệt Tuyên Tông cầm quyển sách lên rồi khoát tay cho thị vệ phía sau tới thu dọn tấu chương rồi cũng rời khỏi Ngự hoa viên. Tối đó trở về, Tuyên Tông tự dưng thấy rất mệt mỏi. Cơn bệnh từ nhiều tháng trước tưởng rằng đã dứt nay đã trở lại, có lẽ ông cũng không còn đủ sức để cố nữa. Tựa hẳn lưng vào tường, Tuyên Tông uống thuốc xong rồi thiếp dần đi để nghỉ ngơi. Dù gì ngày mai ông cũng phải cố thượng triều để giải quyết nhiều việc, ngay bây giờ ông không thể gục xuống được... Ngay ngày hôm sau, Mạc Mậu Hợp lại đến tìm Tuyên Tông ở Ngự hoa viên nhưng không gặp được ông. Theo lời của thị vệ thì ông bận lo việc trong triều nên không đến hậu cung được, nghe như vậy nhưng anh vẫn cứ mãi đợi cho tới tận chiều rồi mới ra về. Nhiều ngày đã trôi qua rồi nhưng Tuyên Tông vẫn không đến, dù chỉ ghé ngang qua thôi cũng không. Lúc này tình hình trong và Bắc triều đang rất phức tạp: Chiến sự với Nam triều và quân Trịnh vẫn còn đang khốc liệt ở phía bên kia; Ở phía Bắc tình hình cũng không hơn gì mấy, mọi thứ chỉ cần đi sai 1 chút là sẽ có thêm 1 cuộc chiến nữa xảy ra. Có thể nó cũng sẽ đến nhanh gọn hoặc may mắn hơn nó sẽ từ từ diễn ra, hợp cùng quân Nam triều hủy diệt quốc gia này;... ;Và hơn hết, vào thời điểm này bệnh dịch các loại đang hoành hành ở nơi này. Tình hình của đậu mùa ở kinh thành và nhiều vùng khác của Bắc triều hiện không còn khả năng để khống chế được nữa. Từ ngày cứ thế mà trôi giữa những cơn dịch, cướp đi tính mạng của vô số binh lính và người dân Bắc triều. Các cuộc hành quân, hoạt động kinh tế- thương nghiệp của Bắc triều cũng bị nó làm gián đoạn vô thời hạn. Máu của tướng lĩnh, binh sĩ đổ trên chiến trường gần mười mấy năm nay đã khá nhiều rồi, giờ thì từng người trong họ lại phải gục xuống vì đậu mùa nữa. Không chỉ binh sĩ và bá tánh bị đậu mùa tấn công, quan lại và người trong hoàng thất- cả nam lẫn nữ đều nhiễm hoặc có nguy cơ bị nhiễm căn bệnh này. Bầu không khí ảm đạm những ngày qua ở Bắc triều vẫn cứ như thế, từng ngày từng ngày 1 cứ kéo dài ra.
Nhìn phía Bắc triều đang khủng hoảng thế này, phía Nam triều cũng có nhiều cảm nhận và suy nghĩ khác nhau. Về phía các tướng lĩnh và những người đứng đầu phía Nam triều, đến giờ vẫn quyết định im lặng theo dõi tình hình bên kẻ thù chứ không vội động binh. Lý do để họ làm vậy cũng rất đơn giản, nếu bình tĩnh suy nghĩ 1 cách vừa đủ ai cũng sẽ hiểu:" Đánh vào phía Bắc triều bây giờ, nếu thất trận cũng không khác gì hơn là tự sát. Mặc dù khả năng thắng trận rất cao, nhưng không hẳn là toàn bộ quân của Bắc triều đều bị nhiễm và quân Nam triều cũng chưa chắc là miễn dịch được với đậu mùa. Chưa kể phía Mạc triều còn có Mạc Kính Điển, Mạc Ngọc Liễn,... và Nguyễn Quyện cũng như nhiều người tài khác đã bỏ họ Lê mà về đầu quân cho Bắc triều...Nếu thắng thì không tránh phải việc hao binh tổn tướng trầm trọng. Mà thua thì tất cả mọi cố gắng khôi phục Lê triều hơn mười mấy năm nay của Nguyễn Kim, của Trịnh Kiểm,...tất cả đều về không. Nói cho cùng đây vốn không phải thời điểm thích hợp để xuất binh.". Về phía 1 bộ phận không nhỏ nho sĩ của họ Lê, chúng lại nuôi 1 suy nghĩ khác. Cái thứ mà chúng gọi là "thiên mệnh" và luôn cho rằng ngay từ lúc lập ra Bắc triều Mạc Đăng Dung đã là trái- Tất nhiên cũng từ 2 từ mà mình tự định nghĩa đó, mà gán vào vô số lý do để không muốn họ Mạc, Bắc triều và những người đã gầy dựng rồi bảo vệ Bắc triều mặc hẳn các thứ lý lẽ của chúng....được tồn tại. Thấy tình cảnh Bắc triều như vầy, không ngần ngại bỏ qua 1 ít thời gian trong gần 20 năm đèn sách mà chúng vốn tự hào để suy nghĩ, bọn chúng nói 1 cách đồng thanh rằng:" Đây là hậu quả mà họ Mạc phải nhận do làm trái mệnh trời...; Thiên mệnh tới giờ cũng tỏ, thời khắc trung hưng của nhà Lê đến rồi...; Lần này chắc chắn là trời đất muốn tru diệt họ Mạc, nếu dốc toàn quân mà đánh nhất định sẽ thắng....". Và vô vàng các câu thiếu suy nghĩ kiểu đó đã được bọn này nói ra, trong khi 1 số quan lại có suy nghĩ kỹ lưỡng hơn thì lại nghĩ theo cách của Trịnh Kiểm hay bất kỳ ai đủ tầm đứng đầu Nam triều nghĩ chứ không quá vội vàng phán những câu vô nghĩa như thế. "Mọi động thái lúc này của Nam triều đều phải quy đổi bằng rất nhiều những giọt máu phải đổ của binh sĩ. Những giọt máu này trong gần 7 phần thời tồn của Bắc triều tính tới đây đã rơi quá nhiều rồi. Tính toán kỹ lưỡng cho mỗi lần xuất binh là rất cần, ít nhiều nó cũng gúp cho những giọt máu kia đổ 1 cách đáng hơn.". Nhưng dù cho cái lý lẽ của bọn chúng là đúng đi nữa thì vẫn còn thiếu đi 1 vế nữa. Nếu nói vì tất cả những gì mà Mạc triều đã làm trong gần 20 năm qua mà nhận lấy kết quả như vầy. Thì trên dưới toàn thể họ Lê- Từ đời Lê Tương Dực, Lê Uy Mục tới nay và con cháu đám thuộc hạ đáng chết của những vị vua này,....còn gồm cả bọn sĩ phu này nữa, cũng nên gánh chung 1 phần trong những gì mà Bắc triều đang phải hứng chịu...
...Cục diện của cả 2 bên, phía bắc và phía tây- nam, lại 1 lần nữa thay đổi khi tin tức về tình hình sức khỏe đang xuống dốc từng ngày của Tuyên Tông bị rò rỉ ra ngoài. Cùng với tin này, nhiều ý kiến trái chiều nhau lại xuất hiện. Phía Nam triều có rất nhiều cách nghĩ khác nhau. Có người cho nó chỉ là 1 lời đồn vô căn cứ cần phải kiểm tra lại rồi hẳn tin, có kẻ lại khá tin tưởng vào lời đồn này và cũng không ngại cho rằng bệnh của ông mắc phải khó tránh là đậu mùa rồi. Và nhiều ý kiến như kiểu của các sĩ phu nêu trên cứ được nêu ra trước Trịnh Kiểm và nhiều người lãnh đạo khác để xin điều binh. Mặc dù Trịnh Kiểm không quan tâm, đoái hoài gì cho lắm và chỉ ngầm lệnh cho thuộc hạ xác định lại xem là đúng hay sai nhưng những lời đó từng ngày vẫn cứ vang đi vang lại bên tai ông. Về phía Bắc triều, sau khi nghe được tin này, phần nhiều binh sĩ và quan lại đều bị hoang mang 1 chút. Nhưng tạm lắng đi nó, họ lại bắt tay vào khắc phục những gì đang xảy ra ở nơi này chứ không quá tin vào nó. Vừa làm, họ vừa an ủi mình bằng cách tự nhủ:"Trong mấy lần duyệt binh trước hoàng thượng vẫn còn khỏe mạnh. Không lý nào mới có vài tháng mà ngài ấy lại lâm bệnh trầm trọng như thế được. Tin này không đáng tin để làm mọi thứ rối lên được.". Sau khi tự trấn an bản thân nhưng vậy, ai cũng tạm yên, rất có thể đó chỉ là 1 tin thất phiệt mà Nam triều tung ra để hạ tinh thần của quân bên họ xuống mà thôi. Cũng có không ít người ngay từ đầu đã nghĩ như vậy. Dù gì từ ngày tham chiến tính tới giờ, có khá nhiều binh lính của cả Nam- Bắc triều không ủng hộ đặc biệt ai trong hàng ngũ 2 bên. Và đại đa số những con người này cũng không đánh giết lẫn nhau vì 1 trong 2 vương triều này cả. Điều mà họ muốn bảo vệ là gia đình, vợ con,...hay bất kỳ ai, bất kỳ thứ gì mà họ cảm thấy cần phải che chở trong thời cuộc này. Theo phe bên nào- Đối với những người tự nguyện tham chiến để bảo vệ những điều kể trên cũng là do bên đó khiến những giọt máu của họ đổ 1 cách đáng hơn mà thôi. Còn với những người bị kéo vào cuộc chiến tranh này 1 cách ép buộc, đó âu cũng là cách duy nhất để họ bảo vệ những điều ấy được thôi... Hơn hết, sức khỏe của Tuyên Tông lúc đó ra sao là điều mà chúng ta hay bất kỳ ai thời đó biết được. Hiểu rõ điều này hơn cả có chính là Mạc Tuyên Tông và những ai cạnh ông.
...Đã nhiều ngày rồi, dẫu biết Tuyên Tông sẽ không tới nhưng cứ mỗi sáng Mạc Mậu Hợp vẫn cứ đến đó chờ, đợi cho tới chiều rồi mới chịu ra về. Từng ngày từng cứ qua đi, mặc cho sự trông chờ, Tuyên Tông vẫn không đến. Tuy nhiên cứ mỗi sáng Mạc Mậu Hợp vẫn tới đó chờ, mặc dù thời gian không kéo dài như trước nhưng gần như ngày nào anh cũng ra đợi... Cuối cùng đến 1 ngày, vào buổi chiều hôm đó Tuyên Tông đã tới chỗ Mạc Mậu Hợp và mẹ của anh. Hôm đó là 1 ngày đặc biệt đối với anh. Khác với những lần trước, không chỉ tới thăm và dùng cơm với 2 mẹ con anh như thường khi. Lần này Tuyên Tông quyết định dành tất cả chút thời gian còn lại trong ngày để ở lại cạnh Mạc Mậu Hợp và mẹ anh. Hôm đó có lẽ là 1 trong những ngày vui vẻ nhất của quãng tuổi thơ và cho cả cuộc đời vốn không được yên vui mấy của Mạc Mậu Hợp. Đây có lẽ cũng là ngày kết cho những niềm vui mà anh tìm được ở "gia đình" lúc nhỏ. Ít lâu nữa thôi, Mạc Mậu Hợp sẽ phải nhận những muộn phiền, mệt mỏi từ gánh nặng quốc gia của Bắc triều- Điều mà những ai đã ngồi vào vị trí của anh hiện tại cũng đều phải qua trong khi bản thân anh hồi đó chỉ là 1 đứa trẻ chưa tròn 3 tuổi. Những thứ ấy tới tận bây giờ vẫn cứ đi theo anh, dù cho anh còn tỉnh táo hay đã gục ngã, vùi mình vào những cơn mưa dài để trốn tránh thực tại- Lúc mà tôi có thể đọc được suy nghĩ, hồi ức , các giấc mơ của anh và kể cho các bạn nghe trên những dòng này. Đến tận ngày nay, khi trên thế gian không còn tồn tại 1 người tên là Mạc Mậu Hợp nữa, chúng vẫn không ngừng việc bám theo anh lại... Và buổi chiều hôm đó, trong cái hiện thực mà Mạc Mậu Hợp đang sống và trong cả cơn mưa này, cũng là khi mà hình ảnh của Tuyên Tông được lưu lại rõ nhất trong anh. Hình ảnh mập mờ, mệt mỏi nhưng vẫn vui cười với 2 mẹ con anh của Tuyên Tông chiều đó vẫn còn đọng lại trong tiềm thức Mạc Mậu Hợp dù có bị năm tháng là nhạt nhòa ra thế nào đi chăng nữa. Bóng dáng nhạt nhòa bên tà áo vàng pha chút sắc bạc của ông cứ vậy mà xa dần anh, xa dần trong tuổi thơ và cả cuộc đời của Mạc Mậu Hợp...
Tựa như ánh tàn dương cuối buổi chiều, nhìn mới đó còn rất gần, ngỡ sẽ không tắt đi nhanh chóng. Nhưng chỉ thoáng quay đầu đi nơi khác 1 chút rồi ngoảnh lại trông thì xung quanh đã chìm hẳn vào đêm, còn 1 chút dấu hiệu gì cho ta biết là đã từng có 1 ít ánh sáng cuối chiều vương lại. Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, ít nhất 1 lần, ai đều trải cảm giác đó. Trong đời của mình, tôi hoặc ai chăng nữa cũng từng có cảm giác tiếc nuối 1 thức gì đó vốn đã quá xa vời với mình. Những kỉ niệm, hồi ức xa vời hay gần hơn âu cũng là quá khứ, có tươi đẹp đến mấy cũng không níu lại được. Còn hiện tại, mặc dù nó có ra thế nào, thì ai rồi cũng đành chấp nhận để sống tiếp trong đó. Không ai có thể đổi hoặc tìm lại cho mình 1 quá khứ êm đềm, nhưng mỗi người đều có đủ khả năng để khắc phục tương lai của bản thân( chứ khoan nói đến là của người khác). Dù gì, sau tất cả mọi chuyện, thứ ta còn thể tiếc nuối đơn giản chỉ là chút nắng tàn dương cuối chiều- Theo 1 chu kỳ mặc định, ngày nào nó cũng trở lại vào xế chiều, mang những cảm giác, kỷ niệm khó kể trong bản thân về lại; Nhưng 2 thứ khác nhau không thể cứ đánh đồng với nhau, huống hồ ngày cũ và hiện tại lại là 2 thứ như vậy, những kỷ niệm cảm giác có thể quay về, duy chỉ có những người đã cùng mình trải qua qua chúng đã mãi ở lại thời điểm đó.... Điều trên hẳn sẽ khá đúng với nhiều người- tính luôn cả tác giả nữa. Và có lẽ cũng ứng phần nào với cuộc đời của Mạc Mậu Hợp.
Trưởng thành- 2 từ này không quá xa lạ với tôi và các bạn, cũng không mấy khó khăn để hiểu ý nghĩa của nó. Quá trình này thường sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bản thân chúng ta. Bình thường có, ... và cả những thay đổi đến chóng mặt cũng có. Và đó cũng là điều mà khó ai có thể tức khắc chấp nhận được. Nhưng như thế là chỉ riêng những ai đã trên khoảng 13+, vào những lúc ngoảnh lại đoạn đường trưởng thành mình đã và đang qua thôi. Còn với Mạc Mậu Hợp- Lúc đó anh chỉ mới hơn 2 tuổi, sự thay đổi đó nặng và thảm cỡ nào ai cũng hiểu. Lấy tuổi hiện giờ của chúng ta chia với của anh thời đó, mức độ đó sẽ được biểu thị bằng tích của con số đó với những gì mà 1 người bình thường phải trải khi trưởng thành đúng tuổi. Mất mác của anh dành cho quá trình đó, phần vì những ai mà anh cảm thấy mình cần phải bảo vệ, phần khá lớn còn lại là vì Bắc Triều và người dân trên dưới của nó,... có lẽ là không thấm tháp gì. Nhưng với anh lúc đó, nó đã là quá nhiều. "Mất 1 người thân, không có nghĩa là người không còn tồn tại trên thế gian này hay đã mãi khuất xa mình. Chỉ đơn giản là cho dù người đó có tồn tại, có gần mình đến nhưng thực sự rất xa, có cũng như không mà thôi."(trích truyện: Trưởng Thành- St: N.). Mạc Mậu Hợp, nếu tính đến thời điểm đang chìm trong cơn mơ này, anh đã mất quá nhiều người thân rồi. Mất 1 cách đúng nghĩa có, mất theo kiểu trên cũng có. Có 1 phần là anh tự làm mất, còn lại đa phần là bị người khác ép phải đánh mất- theo cả 2 cách trên.
Nhưng thôi! Không nói lạc đề nữa. Lúc này, có lẽ chúng ta nên thuận theo dòng hồi ức của Mạc Mậu Hợp mà kể tiếp cho câu chuyện quá khứ đang dan dở của anh. Vẫn là 1 giấc mơ với nhiều niềm an yên tuổi nhỏ còn vương trong cuộc đời vốn khá gọn của anh...
-----
1 buổi sáng ngỡ rất bình thường ở hoàng cung Bắc triều...
Hẳn nó cũng khá bình thường như bao buổi sớm khác nếu như không bị lẫn vào thanh âm của binh khí và ngậy trong máu. Trong chính điện, Tuyên Tông vẫn bình tĩnh ngồi trên ngai vàng, không chút hoảng loạn, mặc kệ cảnh chém giết đang diễn ra trước mắt. Khẽ đưa tay lấy mớ tấu chương còn lại lên xem, tay còn lại nâng tách trà để cạnh lên uống, cảnh này ông đã quá quen. Hồi mới đăng cơ, gần như ngày nào ông cũng chứng kiến. Chỉ lạ 1 điều là cuộc giao chiến ở trước mắt lâu kết ông bữa nay kết thúc chậm hơn thường khi. Ẩn trong các toán quan hàng dưới, từng tốp, từng tốp 1 sát thủ cứ xông lên. Không rõ do ai phái tới, nhưng sự chuẩn bị và độ liều của chúng thực sự làm binh sĩ xung quanh và khá nhiều người chứng kiến kinh ngạc. 2 canh giờ trước, nắp dưới vỏ bọc là 1 đám quan văn vô hại, đám người này đã vào được sân triều, ầm ạc tấn công như giờ. Nhưng với sự hộ vệ của Bắc Triều đương thời, có lẽ không thể có được chuyện dễ thế... Rất liều. Vỏn vẹn trong 2 từ trên là tất cả nhận xét về tốp sát thủ này. Tuy không quá đông, nhưng độ thiện chiến và liều của đám người này tựa như 1 đạo quân... Đứt một cánh tay, chúng dùng tay còn lại tiếp tục đánh. Không ngại gần gì, thị vệ và binh lính Bắc triều xung quanh càng siết chặt hơn vòng vây chúng bằng khiên. Qua các khe khiên, giáo rồi đao, rồi kiếm lần lượt mà nhẹ nhàng lấy thêm mấy cánh tay và mấy mạng bên chúng. Mất cả 2 tay, những sát thủ kiểu đó dùng chân. Chân bị chặt hay đánh gãy thì sài miệng cắn địa lôi tự sát- trước khi làm chúng không quên lăn lại gần Tuyên Tông nhất có thể. Để đỡ cho ông, khá nhiều binh lính và quan lại chấp nhận chết chung với chúng. Phá được vây thành công, những sát thủ còn lành lặn theo tuần tự mà đáp lễ những điều trên lên binh Bắc Triều... Cứ vậy, có rất nhiều cách tay, đôi chân của người 2 bên bị chặt đứt nằm gần quanh cầu thang lên long tọa. 1 tên sát thủ đã may mắn leo lên được, hắn liền vung dao về phía Tuyên Tông. Cho rằng ông không biết võ công, hắn ăn liều đâm mà không suy nghĩ. Như lẽ thường trong thời này, "Mọi sai lầm trong chiến trận phải trả bằng máu". Nhanh chóng, Tuyên Tông rút thanh kiếm mang bên cạnh ra chém vào cổ hắn. Sắc lạnh, lưỡi kiếm lia qua cổ của kẻ xui xẻo này trước khi giúp nó rời thân. Kiếm pháp, ừ không giỏi lắm, nhưng thức Tuyên Tông biết đã đủ cho ông tự vệ trên chiến trường. Xong xuôi, ông lao kiếm và ngồi chứng kiến cảnh tượng phái dưới tiếp diễn. Ông đã mệt mỏi lắm rồi, 2 tay gần buông thỏng, kiếm cũng cầm hờ...
Lại thêm 1 tên nữa- Hẳn là kẻ cuối cùng còn sót lại và còn lành lặn trong đám sát thủ, leo được lên chỗ ông. Võ công của tên này khá cao, vung 1 loạt nhát kiếm, hắn làm số cận vệ đứng gần Tuyên Tông lần lượt gục xuống. Đẩy 1 tấm khiên chặn cánh tay cầm kiếm của Tuyên Tông, giơ kiếm lao tới, hắn thét to:"Mạc Phúc Nguyên! Đời ông đến đây là hết rồi...!!!". Câu đó cũng ứng 1 phần. Vòng lặp theo nguyên tắc hồi nẫy mà ông làm với gã sát thủ kia, hiện đang xảy đến với ông. Nhưng không...Roạt! 1 thanh âm thật đơn giản. Theo đó là 1 thanh kiếm bay xuyên qua hộp sọ sát thủ, bế mạc cuộc đời hắn. Tuy đã gục hẳn xuống, nhưng lưỡi kiếm ghim trước trán hắn cứ chầm chậm ngã theo. Tựa như muốn chào hỏi người đối diện nó. Máu của sát thủ cũng vương 1 ít lên vai áo Tuyên Tông như nhiều giọt kiểu đó đang đổ khắp xung quanh. Lấy khăn lau nhẹ, Tuyên Tông lại lặng đi.
-Kinh động hoàng thượng rồi. Tội hạ thần đáng chết. Xin ngài định đoạt- Vừa nói, người cận vệ phóng kiếm lúc nẫy quỳ xuống thỉnh tội
Lời của người này đã làm Tuyên Tông bình thường lại. Nhìn xuống phía anh quỳ, ông đáp:
-Không sao. Nếu ngươi không làm vậy, thì chắc giờ người đang nằm đó là ta rồi. Ta bình thường, còn ngươi không có lỗi . Đứng lên đi.
Nói xong, ông định bước xuống ra lệnh bãi triều. Nhưng sức khỏe hiện thời buộc ông phải nán lại để ngồi nghỉ. Phía dưới tiếng quan quân trò chuyện, trách nhau vì hộ giá khinh suất,... lần lượt cứ vang trong tai ông. Giờ cũng là lúc ông nhận ra nhiều chuyện. Cuộc đời này sinh tử vô thường. Ông đã gây nhiều nhân rồi, tốt và không tốt đều có, theo quy luật nhân hỏa của nhà Phật, sớm hay muộn cũng sẽ đến với ông. Vốn tin Phật như bao người khác trong họ Mạc, cộng với tình trạng sức khỏe hiện giờ của bản thân, đủ hiểu vòng luân hồi của ông sắp đảo theo chiều nào."Nam mô a di đà phật. Nếu tạo thực sự muốn con diệt, con không cưỡng cầu sinh. Nhưng nếu đã chấp nhận độ con về Tây phương, xin Phật đừng siêu độ con tiếp nữa. Để con ở lại trần thế thêm ít ngày nữa thôi. Về sau, nếu không thể luân hồi, có xuống địa ngục,.. đi chăng. Con sẵn lòng chấp nhận."- Cầm phật châu trên tay và ôm hẳn thanh kiếm vào lòng, ông khấn vậy. Niệm thêm vài câu kinh nữa, Tuyên Tông thiếp dần. Không rõ ông thấy gì, nhưng miệng vẫn đọc kinh. Dứt lời, sau 1 hồi khá lâu, cằm chặt thanh kiếm trong tay, Tuyên Tông dứt khoát ngồi dậy và ra lệnh bãi triều. Nhưng chưa có cơn bệnh nào đi qua ông. Tuyên Tông cảm thấy rất khỏe, như hồi ông chưa tham chính. Cái Sức khỏe kì lạ này, từ đâu mà có, ông không biết nó ở đâu ra và cũng không màng được biết điều đó. Chỉ cần biết nó sẽ giúp vị hoàng đế này nốt những gì còn tiếp nuối trong đời là đủ. Đi thật nhanh qua những vũng máu dưới chân, những lời nói bên tai của quan- dù là bàn luận hay hỏi han ông về chuyện hồi nãy, Tuyên Tông bước nhanh khỏi điện. Thấy vị hoàng đế của mình có nhiều biểu hiện lạ, thị vệ và binh sĩ phía ngoài không ngớt hỏi:
-Hoàng thượng lúc nẫy người có sao không?
-Lũ chết dẫm đó có làm cái gì với ngài không? Mấy khắc trước trông hành động của hoàng thượng làm tụi thần thấy sợ quá.
-Ngài về nghỉ sớm đi. Đóng tàn cuộc này, lũ hạ thần sẽ nhờ mấy anh em bên ngoài dọn. Bọn chúng tử hết rồi, người đừng bận tâm, không thôi lại tổn hại cơ thể như rồi thì hại lắm.
-....
-....
-....
Và nhiều lời ân cần như vầy nữa đến từ thật tâm của những người lính đó dành cho vị hoàng đế đương thời của. Ở những con người mà đại bộ phận đều nghĩ họ không biết gì hơn là chém giết, nghe mấy câu câu này, dù vụng đến mấy, vẫn thể hiện sự quan tâm chân thành của họ cho Tuyên Tông. Khác hẳn cái kiểu:"May thay là ngài chưa chết" của 1 bộ phận không nhỏ quan lại trong kia. Chính vì lẽ đó, ông mới khẽ đáp lời họ:
-Ta không sao hết. Không phải lo làm chi. Các ngươi hộ vệ vất vả rồi, có dịp ta sẽ luận xét đền bù. Còn giờ đừng nhọc tâm về ta nữa. Ta ổn mà.
Tới đây, binh sĩ phía dưới đều trả lời:
-Đó là trách nhiệm của chúng thần, không cần đâu hoàng thượng. Miễn là người giữ gìn sức khỏe để chúng thần mãi có thể theo bảo vệ ngài là được...
Định nói thêm với họ nữa, nhưng sự khỏe mạnh tạm thời này lại cản ông. Không cho ông bình ổn lâu dài được, chân cũng choạng đi . Khoát tay ra hiệu chấp nhận và bảo vị tổng quản đằng sau lo phần còn lại, ông bước đi. Hiểu sơ ý Tuyên Tông, binh lính 2 bên dạt ra nhường đường cho ông đi cũng như không phiền tiếp vị tổng quản kia. Cầm chặt thanh kiếm trong tay, vị hoàng đế này đi ra khỏi triều, không vướng bận chút gì ở đây. Có lẽ đã quá vội vã, ông nán ngay cửa, nhìn lại sắc trời. 1 phần vì chờ vị tổng quản trở ra, phần vì muốn thư thả tâm hồn 1 lát. Trời, ừ khá đẹp nhưng thực ra không còn quan đản lắm, gần trưa mặt trời phải gượng mọc dưới mây che. Giống người ngắm nó vậy, cũng đang gượng để tồn tại, tồn tại 1 cách cố chấp tạo hóa muốn nó mất đi. Đang vẩn vơ nghĩ suy, Tuyên Tông không để ý là vị tổng quản đang tới. Gọi nhỏ ông, lão tổng quản đánh thức ý nghĩ của Tuyên Tông. Lão nói đã nói xong với đám binh sĩ, hỏi thăm sức khỏe ông như họ, khuyên ông nên về điện nghỉ ngơi sớm, đừng đi nghị sự nữa. Vẫn cầm chặt kiếm, cố làm ra bản thân rất khỏe, Tuyên Tông cười nhẹ và nói:
-Đã nói rồi! Ta khỏe. Kêu lão nói họ dừng nhọc tâm chuyện ta, giờ lão cũng lại thế. Thôi! Coi giúp ta, xem chút nữa đi chỗ nào tiếp.
Lật quyển sổ nhỏ ghi chép lịch của Tuyên Tông trong ngày, ông khẽ đọc nơi vị hoàng đế cần đến và công việc cần xử lý ở chỗ đó. Cũng chẳng quên dặn Tuyên Tông là điều gì không cần thiết thì nên để Tổng súy ứng vương- Khiêm vương Mạc Kính Điển thay mặt giải quyết. Vui vẻ, ông đáp:
-Ta phiền ngài ấy gần hết đời rồi. Không cần phiền ngài thêm nữa. Ta sẽ tự xử lý những gì cần lo. Nhưng mà việc cũng hơi nhiều, có lẽ ta nên nghe lão, bỏ luôn vài chuyện không cần
-Vậy âu cũng tốt cho người. Lão nô theo người từ nhỏ giờ, nên biết người thể trạng không tốt, dễ bệnh. Cộng mấy năm nay lao lực và mấy hôm gần đây bị kinh động. Khó tránh nhiễm trọng bệnh.- Ngậy ngừng lát, lãoo tiếp- Đậu mùa cũng đang hoành hành, trước giờ người chưa bị, tuy trưởng thành nhưng long thể đang yếu không khéo lại...
Bỏ dở câu nói, lão cùng Tuyên Tông lại đi tiếp. Bỏ xa chính điện đằng sau.
Ngoài sân triều, chạng trưa, khi trận chiến hồi sáng chỉ còn là những vũng máu khô và thi thể trên đất .
Trên nền trời, ánh dương phía trên cứ như chia chút thương hại cho các mảnh xác người nằm bên dưới. Ban cho chúng chút sinh khí cuối, trước khi những thi thể này xa rời thứ đó vĩnh viễn. Toán sát thủ này lúc sáng có khoảng 200 người, không biết là ai phái đến. Hiện đã là hơn trăm mấy cái xác không rõ danh tánh như người phái. Binh sĩ hầu việc ngoài điện dần dần đã dọn chúng đi, trả lại nơi này dáng vẻ mọi ngày, như chưa từng có trận chiến nào diễn ra cả. Giờ cũng chỉ còn duy tiếng khóc thương của ai đó dành cho những kẻ thất bại kia là còn đọng lại. Tới tận hết chiều đó...
---
Cầm chặt thanh kiếm trong tay, Tuyên Tông bước vào các nơi tham chính. Dường như có 1 sức mạnh gì đó truyền cho ông, dù tạm bợ, nó vẫn giúp vị hoàng đế này làm nốt những gì còn lại cần làm. Ứng phó thế nào với các đợt tấn công sắp tới của Nam triều, với sứ Minh triều, với dịch đậu mùa,.. là điều mà ông cần thiết phải bàn hết trong trưa nay, không chậm được. Lần lượt tới các nơi, tay vẫn cầm chặt kiếm, Tuyên Tông bàn xong hết rất nhanh và dứt điểm trong trưa đó. Thấy ông luôn có kiếm bên mình, quan lại đều thấy lạ, nhưng biết trước điều đã xảy đến Tuyên Tông, không 1 ai biết phải nói gì hơn. Xong việc ông bước ra, trao kiếm cho vị tổng quản cầm giúp 1 lát, Tuyên Tông liền nói ra điều đang nghĩ đồng thời 1 cách rất vui vẻ
-Làm việc nhiêu có lẽ đủ rồi, tối bàn tiếp. Giờ ta nên đến chỗ mẹ con cô ấy nghỉ. Lão thông báo giùm ta.
-Tuân mệnh hoàng thường- Lão đáp và làm theo điều Tuyên Tông nói. Lâu rồi mới nghe được vậy, lão cũng có chút gì vui thay cho theo
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro