Voi Vang(NVN)
I. Giới thiệu.
1. Tác giả: Xuân Diệu (1916 - 1985) tên thật Ngô Xuân Diệu quê Can Lộc, Hà Tĩnh
- Sau khi tốt nghiệp dạy học ở Mĩ Tho, sau ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
- Tham gia mặt trận Việt Minh, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
- Là uỷ viên ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá I, II, III
2. Sáng tác: Nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”
- Nội dung: + Mang sức sống, cảm xúc, quan niệm sống mới mẻ
+ Tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ
- Nghệ thuật: + Cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
+ Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết.
→ Sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ, đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền VHVN hiện đại
- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)…
3. Bài thơ: Vội vàng.
- Xuất xứ: rút từ tập Thơ thơ
- Thể thơ: tự do – như lời tự bạch của Xuân Diệu.
- Bố cục: 3 phần:
+ 13 câu đầu: tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết
+ 18 câu giữa: băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trôi qua của thời gian.
+ Còn lại: tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống, lời giục giã vội vàng
→ Vận động tự nhiên của cảm xúc, vừa chặt chẽ về luận lí.
II. Đọc hiểu:
1.Đoạn1:
a. 4 câu đầu: quan niệm nhân sinh
- Điệp từ: Tôi muốn + tắt nắng, buộc gió → Muốn đoạt quyền của tạo hoá
- Nhịp thơ: hối hả, gấp gáp: Màu đừng nhạt, hương đừng bay.
→ Khát vọng lưu giữ thời khắc đẹp nhất của cuộc sống.
b. 7 câu tiếp
- Điệp từ: này đây: thể hiện sự phong phú, bất tận của thiên nhiên.
→ Giọng thơ náo nức, ngỡ ngàng trước bao cảnh đẹp.
- Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ, khúc tình si
→ Liệt kê, đảo ngữ, sáng tạo trong diễn đạt.
→ Hương màu mùa xuân vừa gần gũi vừa quyến rũ, tình tứ làm đắm say lòng người.
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần → so sánh độc đáo, mới lạ, táo bạo, đầy tính nhân văn.
→ Vận động, chuyển biến từ thị giác sang vị giác: nếm được vẻ đẹp của thiên nhiên.
è Giọng thơ tươi trẻ diễn tả niềm vui rộn ràng, tha thiết giao cảm với đời và tận hưởng tuổi trẻ.
- Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. → Câu thơ đứt đoạn, niềm vui chững lại → Chuyển đổi mạch cảm xúc.
2. Đoạn 2: Xuân: tới - xuân qua
còn non - sẽ già
hết – tôi mất
→ Lí giải về tình yêu, tuổi trẻ với lời thơ khô khốc, triết lí. Quan niệm về thời gian tuyến tính, ý thức sâu sắc sự trôi chảy của thời gian.
- Điệp ngữ: nghĩa là: cách để bộc lộ cảm xúc.
- Lòng tôi rộng - lượng trời chật
- Xuân tuần hoàn - tuổi trẻ chẳng thắm lại
→ Tuổi trẻ làm chuẩn mực, thước đo thời gian
- Còn trời đất - chẳng còn tôi
→ Thiên nhiên đối kháng với con người, trạng thái đắm say, khát vọng mãnh liệt nhưng không trọn vẹn, niềm vui chóng tàn
- Tháng năm .. chia phôi
Sông núi … tiễn biệt
Gió … hờn
Chim … đứt tiếng
→ Hình ảnh nhân hoá, nỗi buồn của con người lan sang cảnh vật, triệt tiêu chất vui của thiên nhiên.
- Bật thốt: Ôi!.. chẳng bao giờ nữa: não nuột, tuyệt vọng.
3. Đoạn 3:- Mau đi thôi: thúc giục.
- Điệp từ tôi muốn + động từ: ôm, riết, say, thâu, cắn + tính từ: chếnh choáng, đã đầy, no nê.
→ Tận hưởng không nguôi, không ngớt, cảm xúc dạt dào có chiều tăng tiến.
→ Cực tả nồng độ sống đặc trưng của Xuân Diệu: say mê cuộc sống và tình yêu đến tột đỉnh.
III. Chủ đề: Khát khao sống, niềm tha thiết yêu người, yêu mùa xuân, tuổi trẻ của XD.
IV. Tổng kết:
- Từ ngữ, cấu trúc câu lạ, táo bạo, so sánh đầy sáng tạo
- Thể hiện tư tưởng nhân văn: lòng yêu đời tha thiết.
Cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro