Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bcsaumochanthuonggan

BIẾN CHỨNG SAU MỔ CHẤN THƯƠNG GAN

Chẩn đoán và xử trí

          Sau phẫu thuật điều trị vỡ gan do chấn thương có thể xẩy ra một số biến chứng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các kỹ thuật đã xử lý (Khâu cầm máu gan vỡ, cắt gan, cầm máu tạm thời bằng chèn gạc lớn...hoặc các kỹ thuật xử lý các tổn thương phối hợp khác như vỡ tá tràng, dạ dày, tụy...).

          Ngay sau mổ và trong những ngày sau mổ, có thể gặp các biến chứng sau:

1. Chảy máu trong ổ bụng sau mổ:

1.1. Lâm sàng và chẩn đoán:

    - Có hội chứng chảy máu trong: Da xanh nhợt, vã mồ hôi lạnh, M nhanh, HA tụt...

    - Drain dẫn lưu ổ bụng ra máu đỏ với tốc độ nhanh. Nếu không thấy máu ra từ drain →ống bị tắc → hút, xoay ống để kiểm tra.

1.2. Xử trí:

Mổ lại ngay, vừa hồi sức vừa đưa lên phòng mổ:

    - Mở lại đường cũ, tìm tổn thương: hút và lấy hết máu cục.

    - Tại nơi gan vỡ đã khâu hoặc diện gan đã cắt, tìm và khâu cầm máu mạch chảy (ĐM hoặc TM gan...). Có khi phải cắt gan để cầm máu (nếu lần mổ trước mới chỉ khâu gan vỡ).

2. Viêm phúc mạc:

VPM toàn thể hoặc khu trú (áp-xe dưới hoành), nguyên nhân:

    - Do đường mật bị rách không được khâu trong lần mổ đầu, mật chảy vào trong khoang bụng gây VPM toàn thể hay khu trú.

    - Do máu đọng + dịch mật chảy ra, bị bội nhiễm →VPM khu trú (áp-xe dưới hoành phải hoặc trái...) hay VPM toàn thể.

    - Do để sót tổn thương ngoài gan (vỡ tá tràng, dạ dày, đại tràng...) →VPM.

2.1. Chẩn đoán:

Xuất hiện hội chứng VPM toàn thể hay khu trú từ ngày thứ 3 trở đi:

    - Sốt cao giao động, bạch cầu tăng

    - Bụng chướng ấn đau khắp bụng (hoặc chỉ đau vùng dưới sườn phải)

    - Chụp bụng không chuẩn bị hoặc siêu âm: Hình ảnh áp-xe dưới cơ hoành, có dịch trong khoang bụng...

    - Nếu có điều kiện, làm siêu âm, CTscan sẽ thấy rõ hơn các hình ảnh nêu trên.

2.2. Xử trí:

Mổ lại để:

    - Hút + rửa khoang bụng

    - Giải quyết nguyên nhân gây VPM: Tìm khâu ống mật rách, đặt dẫn lưu ra ngoài

    - Giải quyết nguyên nhân nếu có sót tổn thương phối hợp

    - Sau mổ: Kháng sinh + hồi sức tích cực. Có thể sau đó xuất hiện rò mật ra ngoài → hút liên tục có thể tự liền.

3. Chảy máu đường mật (Hemobilia):

Có sự thông nối giữa mạch máu và ống mật trong gan nơi bị chấn thương đã xử lý. Hay gặp trong khâu gan vỡ.

3.1. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng:

    - Nôn máu + ỉa phân đen

    - Soi thực quản, dạ dày không thấy nguyên nhân chảy máu, soi xuống tá tràng thấy có máu đùn ra từ núm tá lớn.

    - Siêu âm gan mật: Hình huyết khối trong ống mật chủ (±).

3.2. Xử trí:

    - Điều trị bảo tồn: Truyền máu, kháng sinh...

    - Mổ lại: Nếu điều trị bảo tồn không kết quả:

          . Mở ống mật chủ lấy máu cục, bơm rửa đường mật cho đến khi nước chảy ra trong, không còn máu...

          . Có khi phải cắt gan (nhỏ hoặc lớn).

4. Rối loạn đông máu sau mổ:

Do mất máu quá nhiều

4.1. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng:

    - Chảy máu rỉ rả tại vết mổ, chân drain, chảy máu dưới da...

    - Máu từ ống dẫn lưu ổ bụng chảy ra nhiều, máu không đông (không có máu cục).

    - Xét nghiệm các yếu tố đông máu: có biến loạn rõ rệt (tỷ lệ prothrombine giảm mạnh, fibrinogen, tiểu cầu thấp...)

4.2. Xử trí:

    - Truyền máu tươi toàn phần hoặc từng phần (HC khối, tiểu cầu, yếu tố VIII...)

    - Phối hợp dùng các thuốc chống đông thích hợp...

5. Suy đa tạng:

Nếu chấn thương gan lớn kèm theo nhiều tổn thương phối hợp.

5.1. Chẩn đoán:

    - Suy gan thận: men gan tăng, urê/huyết và crêatinin tăng...

    - Rối loạn đông máu: chảy máu tại vết mổ, dưới da...

    - Hôn mê gan...

5.2. Xử trí:

    - Tìm và giải quyết các ổ áp-xe tồn dư (nếu có)

    - Thở máy hỗ trợ nếu có suy thở

    - Chạy thận nhân tạo

    - Truyền Glucose, lợi tiểu, Dopamin...tiên lượng rất nặng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: