Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Không Tên Phần 2

CHUYỆN LÌ XÌ

Năm nào cũng vậy, cứ mùng 3 Tết là nhà bác trưởng họ có giỗ cụ, và tất cả con cháu đều kéo tới ăn uống rất vui. Không chỉ con cháu ở quê như vợ chồng tôi thôi đâu, mà cả gia đình mấy bác, mấy chú trên thành phố cũng phải về đông đủ hết. Và đó chính là ngày mà tôi trông ngóng nhất!

Lý do hả? Là vì nhà tôi có tới 3 đứa con đang ở độ tuổi được lì xì, hôm đó lại rất đông người về, nếu khéo cho 3 đứa lượn lờ, gợi mở, mời chào, thì kết quả thu hoạch được cũng không đến nỗi nào, nếu không muốn nói là rất khá! Tất nhiên, thành quả không đến một cách ngẫu nhiên mà đó là kết quả của một quá trình đúc kết và tính toán cực kì chi tiết, khoa học.

Thứ nhất là về quan niệm lì xì. Nhiều người vẫn thích lì xì theo chất lượng: tức là nếu người ta lì xì cho con tôi mỗi đứa 10 nghìn - nhà tôi có 3 đứa, vậy tổng là mất 30 nghìn, thì tôi cũng phải lì xì lại con họ đủ 30 nghìn, không quan tâm đến việc người đó có 1, 2 hay 3 đứa con. Nhưng tôi không thích quan niệm đó, tôi thích lì xì theo số lượng: tức là bạn lì xì cho con tôi mỗi đứa 10 nghìn, thì tôi cũng lì xì cho con bạn mỗi đứa 10 nghìn, bạn có ít con hơn tôi thì bạn phải chịu thiệt, ai bảo bạn không đẻ nhiều?! (Họ tôi hầu như chỉ 1, cùng lắm là 2 con, hiếm nhà nào 3 đứa như nhà tôi).

Thứ hai là thời điểm lì xì. Tôi không bao giờ dại dột mà lì xì trước. Nếu mình lì xì trước cho con người ta mà sau đó người ta quên không lì xì cho con mình, hoặc lì xì nhưng với mệnh giá tiền thấp hơn thì lúc đó tính sao? Chẳng lẽ chạy tới đòi à? Việc lì xì sau đồng nghĩa với việc tôi được nắm đằng chuôi, nắm quyền chủ động và không bao giờ sợ lỗ.

Thứ ba là về hình thức lì xì. Tôi rất thích những người mừng tuổi con tôi bằng cách cho tiền vào bao lì xì, và trong trường hợp đó, tôi cũng sẽ mừng tuổi lại con họ theo cách đó - tất nhiên là tôi luôn lì xì ít hơn. Nếu người ta có thắc mắc là sao họ lì xì cho con tôi nhiều mà tôi lì xì con họ ít thì tôi sẽ cãi rằng cái bao lì xì của họ tôi không giữ mà con tôi nó giữ, tôi đâu có biết họ lì xì bao nhiêu đâu mà so sánh, mà kêu ít với nhiều. Hơn nữa, lì xì là quý ở cái tấm lòng, là để chúc nhau may mắn, mạnh khỏe, chứ nhiều hay ít có quan trọng gì!

Thứ tư là về đối tượng lì xì. Tôi luôn hướng cho các con tôi ưu tiên tập trung tiếp cận và gạ gẫm lì xì từ những anh chị, cô chú đã đi làm và chưa có con cái. Đã đi làm nghĩa là họ rủng rỉnh hầu bao, và chưa có con cái nghĩa là tôi không phải lì xì lại cho con họ. Một đối tượng nữa tôi cũng rất thích đó là mấy cụ già. Mấy cụ này mắt kém nên hay nhầm lẫn: có nhiều cụ định lì xì con tôi 10 nghìn, nhưng lại lấy nhầm tờ 200 nghìn; có cụ định mừng 20 nghìn nhưng lại đưa nhầm tờ 500 nghìn (vì màu chúng na ná nhau). Cũng tương tự như vậy, vì mắt kém nên khi mừng tuổi lại, tôi đưa các cụ 10 nghìn, 20 nghìn rồi bảo đó là 200 nghìn, 500 nghìn thì các cụ cũng tin, cười tít mắt, cảm ơn rối rít, rồi còn hỏi là sao mừng tuổi cụ nhiều thế?!

Đúng sáng mùng 3, tôi đeo trước ngực các con mỗi đứa một cái túi hồng hồng, rất bắt mắt và xinh xắn, rồi đưa tất cả chúng đến nhà bác trưởng họ rất sớm. Đến sớm là bởi có nhiều cô chú bận, không ở lại ăn cỗ mà chỉ tạt qua thắp hương và cúng phong bì, hoa quả rồi lại đi ngay. Vậy nên nếu đến muộn thì có phải là con tôi sẽ không gặp được các cô chú ấy, mà không gặp thì làm sao có lì xì?

Lúc ấy, khách khứa đến cũng khá đông, và các con tôi thì vẫn đang miệt mài đeo túi chạy lăng xăng, lân la khắp nơi. Tôi đang nhặt rau ngoài giếng thì thấy con bé lớn cầm tiền chạy lại, ríu rít khoe:

- Mẹ ơi! Cô Tưng vừa mừng tuổi con này! Buồn cười lắm mẹ nhé!

- Buồn cười gì?

- Cô Tưng tưởng con chưa biết phân biệt tiền, nên giơ đồng 20 nghìn và đồng 50 nghìn ra rồi hỏi con thích tờ nào. Con bảo con thích tờ màu xanh. Cô hỏi: "Tại sao?", con bảo: "Vì màu xanh là màu của hi vọng". Cô lại hỏi: "Thế con hi vọng gì?", con bảo: "Con hi vọng cô cho con nốt tờ màu đỏ".

Hai mẹ con đang nói chuyện thì chú Bải tới. Thấy chú, con gái tôi cúi chào rất lễ phép, tay nó mân mê cái túi hồng xinh xắn trước ngực, mắt ngước nhìn chú đầy trìu mến. Chú Bải biết ý thì liền móc ví:

- Đây! Chú mừng tuổi cho con chóng lớn, học giỏi nhé!

Con bé nhận tờ tiền, chực cho vào túi thì lập tức bị tôi quát:

- Con hư nhỉ? Ở nhà mẹ đã dặn con là khi người lớn mừng tuổi thì phải nhận bằng hai tay và nói như thế nào? Con quên rồi sao?

Bị mẹ nhắc nhở, con bé đành cất giọng ngượng ngịu:

- Chú ơi! Nhà con còn hai em nữa ạ!

Chú Bải nghe vậy thì lại móc ví, chực rút thêm, nhưng hình như có gì đó không ổn, bởi tôi thấy mặt chú hơi nhăn nhó:

- Chết rồi! Chú hết tiền lẻ rồi, còn mỗi tờ 500 nghìn!

- Không sao! Đưa đây chị đổi cho! Chị đầy tiền lẻ!

Tôi vừa nói vừa móc ví lấy tiền lẻ ra đổi cho chú. Tưởng là đổi được tiền lẻ rồi thì mặt chú sẽ hết nhăn nhó, nhưng không, hình như, nó lại càng méo mó hơn.

Các con tôi đã thu hoạch được kha khá, nhưng tôi vẫn thấp thỏm, bởi người tôi mong đợi nhất là bác Kenny Sang thì vẫn chưa tới. Sở dĩ tôi rất ngóng bác Kenny là bởi bác Kenny là người thành phố, nhà rất giàu. Bác Kenny rất nổi tiếng với tuyên bố rằng: Ai mừng tuổi con bác ấy 1 thì bác ấy sẽ mừng tuổi lại 10. Tôi lúc đầu thì không tin, bởi nghe cái tên bác ấy thì bố ai mà tin nổi. Ấy nhưng mà bác ấy lại nói thật! Năm kia, tôi thử lì xì con bác ấy 2 nghìn, bác ấy rút ví lì xì lại ngay 20 nghìn; năm ngoái, tôi lì xì 10 nghìn, bác ấy mừng lại luôn 1 trăm. Bởi thế, năm nay, rút kinh nghiệm, tôi sẽ lì xì con bác ấy hẳn 1 triệu. Thực ra, tôi muốn lì xì nhiều hơn, nhưng tại tết nhất sắm sửa nhiều quá nên dồn hết lại cũng chỉ còn đúng triệu bạc. Tôi cũng đã sang hàng xóm hỏi vay thêm, nhưng ngày tết nên chả ai cho vay.

- A! Bác Kenny tới rồi!

Tiếng ai đó reo vang đầu ngõ! Lập tức tôi cùng cả họ lao túa ra. Chiếc xe Mẹc-se-đéc màu xanh biếc nhập khẩu nguyên chiếc từ cộng hòa Séc của bác Kenny rẽ vào chầm chậm rồi đỗ xịch lại trước cổng. Cửa xe mở, bác Kenny sang trọng bước ra, tay xách cặp số đầy oai vệ; đi ngay phía sau là thằng Kenny Hei - con trai bác (thấy bảo bác ấy thích uống bia Heineken nên đã đặt tên con là Kenny Hei). Vừa nhìn thấy thằng Kenny Hei, tôi cùng cả họ đã xúm tới:

- Lại đây! Lại đây các cô, các bác lì xì cho chóng lớn nào!

Thế là rào rào, cả tiền mặt, cả phong bao lì xì ấn vào tay thằng bé. Người nghèo thì năm trăm, một triệu, người khá giả thì năm, bảy triệu, có nhà chơi sang còn lì xì thằng bé gần hai chục triệu. Bác Kenny thấy vậy thì liền cất giọng:

- Mọi người cứ bình tĩnh, đâu sẽ có đó! Như đã tuyên bố: ai lì xì con tôi 1, tôi sẽ lì xì lại con họ 10, bởi thế, mọi người hãy lì xì lần lượt một cách có văn hóa, có trật tự để tôi còn ghi chép lại cụ thể, lát nữa mới biết mà lì xì lại, tránh nhầm lẫn của người nọ với người kia rồi lại sinh ra đánh chửi nhau, mất đoàn kết, mất vui! Tiền tôi để sẵn trong cặp số đây rồi! Không lo!

Tất cả nghe vậy thì ngoan ngoãn làm theo răm rắp, rất trình tự. Xong, bác Kenny cùng con đi vào nhà đặt lễ lên bàn thờ thắp hương. Đang định lì xì lại cho mọi người thì đến giờ cơm nên bác cùng mọi người lại ngồi cả vào mâm nâng cốc chúc tụng rồi ăn uống. Bữa cơm diễn ra trong không khí thân mật và vui vẻ. Đúng khi đang cúi xuống gắp cái đùi gà thì tôi lại nghe có tiếng hô thất thanh:

- ĐKM! Bác Kenny chạy rồi! Đuổi theo mau!

Tức thì tôi cùng mọi người quăng hết bát đũa xuống, lao ngay ra cổng! Nhưng không kịp rồi, chiếc Mẹc-se-đéc màu xanh biếc nhập nguyên chiếc từ Séc đã rồ ga phóng vụt đi, bỏ lại đằng sau đám khói khét lẹt lẫn trong mớ bụi cát mù mịt cùng với toán người đang la ó, gào thét, cố săn theo chiếc xe một cách tuyệt vọng. Thật sự là không kịp nữa, bởi chiếc xe đã khuất sau rặng tre cuối làng, chỉ còn khói thốc vào họng hăng hắc, và cát bụi tát vào mặt chúng tôi ran rát...

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

Xem thêm các truyện khác của Võ Tòng 

ĐÔI MẮT NGƯỜI XƯA

Tết vừa rồi, tôi có đi chợ xuân mua cây cảnh về chơi Tết. Đang cúi xuống lúi húi ngó mấy quả quất trên cành xem nó là quả thật hay là do người ta cắm vào thì bất ngờ đập vào mắt tôi là hai quả bưởi rất to đang lủng lẳng trước ngực một cô gái có dáng vóc khá nhỏ. Dù là bưởi nhưng da nó khá mịn và không được tròn trịa lắm mà lại dài dài, nhìn hài hài, như quả đu đủ. Hai cái núm, à nhầm, hai cái cuống bưởi - chắc bị hái từ lâu nên đã chuyển sang màu nâu và bị cắt ngắn cụt lủn, thò ra một đoạn bằng đầu ngón tay. Hai tay cô gái xách hai cái làn nặng trĩu đựng đầy ứ thực phẩm, rau cỏ - có lẽ vì thế nên cô ấy phải luồn sợi dây vào hai quả bưởi rồi đeo vắt qua cổ, lủng lẳng trước ngực.

Mải ngắm bưởi, lúc ngẩng lên nhìn mặt cô gái thì tôi mới giật mình và chết điếng khi nhận ra đó chính là người yêu cũ của tôi. Đôi mắt ưu tư, thật buồn nàng nhìn tôi, rồi quay mặt bước đi, như không hề quen biết, cũng đôi mắt này năm xưa lạc vào hồn tôi, trong những đêm không ngủ, chong đèn nhìn khói thuốc bay...

Ánh mắt nàng buồn da diết như gọi về lòng tôi những kỉ niệm da diết, cồn cào của cái Tết năm nào, thuở mà tôi và nàng còn bên nhau tha thiết, ngọt ngào...

Tết năm ấy tiết trời đẹp lắm: mưa xuân bay bay, cỏ cây căng đầy nhựa sống, lá hoa đua chen khoe sắc thắm! Yêu nhau đã mấy tháng nhưng mãi đến Tết tôi mới chính thức đến nhà nàng chơi và ra mắt. Hôm ấy, tôi ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, nhẹ nhàng dắt con Wave ghẻ cà tàng, phóng tới nhà nàng. Tôi vui lắm, vừa đi đường vừa cất tiếng hát du dương: "Tết nay anh không thèm thịt chó, vì đã có môi em thơm ngọt tựa khô bò. Tết nay anh không thèm bi-a, anh quay sang chọc loại, một gậy hai bóng rồi...Tết này anh không thèm đi đá phò, vì chơi cùng em thôi đã khiến anh mệt phờ. Tết nay anh cũng chẳng phang lô, vì bao nhiêu tiền anh đốt cả vào em..."

Đến nhà nàng, tôi phóng xe vào giữa sân. Bố nàng đang ngồi đầu thềm rít thuốc lào, mẹ nàng đang giặt giũ quần áo ngoài ao, nàng thì đang hí húi ngoài vườn nhổ su hào, còn bà nàng đang nằm trên giường, thấy có người tới thì cũng hóng ra, giọng thều thào:

- Tiên sư bố đứa nào! Tao đang ngủ mà nó phi xe ầm ầm vào sân vậy hả! Đồ vô học!

Biết đã làm bà giận, tôi vội vã chống xe giữa sân, chạy ngay tới bên giường bà, cất giọng lễ phép!

- Cháu chào bà ạ!

- Mày là cái thằng vô học vừa phóng xe vào tận sân nhà tao đấy hả? — Giọng bà đầy gay gắt!

- Dạ vâng ạ! Năm mới, con lì xì cho bà mấy chục để bà mạnh khỏe ạ!

- Thật à? Quý hóa quá! Sao lì xì bà nhiều thế?

- Dạ! Vì con thấy bà yếu quá rồi, chả biết năm sau có còn được mừng tuổi bà nữa không!

Không biết vì mệt hay vì buồn ngủ mà tôi vừa nói dứt câu thì đã thấy mặt bà biến sắc, nằm quay ngoắt vào trong, ôm chân co quắp. Lúc này, bố nàng đã pha trà xong và mời tôi ra bàn uống nước. Sau khi nghe tôi giới thiệu rằng tôi là người yêu của con gái ông thì cái mặt ông nghệt ra, rồi thở dài thườn thượt:

- Chả hiểu con bé nhà này thế nào nữa! Bao nhiêu thằng tử tế thì không yêu, lại đi yêu cái thằng vừa nghèo vừa xấu zai!

- Nhưng nếu đẹp zai và nhà giàu thì lại bị khùng bác ạ!

- Tôi không hiểu!

- Dạ! Thì đẹp trai, nhà giàu mà lại đi yêu con gái bác thì chỉ có là bị khùng thôi!

Mặt bố nàng tối sầm, đầy vẻ cay cú khiến cho không khí cuộc nói chuyện bỗng nhiên trở nên rất nặng nề. Thực ra, năm mới, lại là lần đầu đến chơi nhà, tôi không hề muốn tạo ra ấn tượng xấu và sự căng thẳng với bố nàng. Nhưng là tại ông ấy chửi vỗ vào mặt tôi trước, nếu tôi không chơi lại thì ông ta lại nghĩ là tôi ngu. Cũng may, đúng lúc đó thì mẹ nàng đã giặt xong, đang bê chậu quần áo vào sân để phơi. Tôi liền nhanh nhảu chạy ra đỡ cái chậu giúp mẹ nàng, vừa được tiếng ga-lăng, vừa đỡ phải ngồi trong nhà nhìn cái mặt bố nàng hằm hằm. Rồi tiện thể, tôi giúp mẹ nàng phơi luôn quần áo. Khi đã phơi gần xong, còn một miếng dẻ bùi nhùi, loang lổ và thủng lỗ chỗ sót lại trong chậu, tôi mới quay sang hỏi mẹ nàng:

- Cái gì đấy bác?

- Quần sịp đấy!

- Của em nhà mình hay của bác ạ?

- Của bác trai!

- Quần sịp nam giống như cái bao súng, để bảo vệ, giữ cho súng luôn ngay ngắn gọn gàng, nhưng cái sịp này giãn hết chun, bùng nhùng, nhão nhoét rồi, mặc cũng như không thôi bác ạ!

- Thì bác trai cũng giải ngũ và buông súng lâu rồi! Có dùng nữa đâu mà cần bao súng! Mặc cũng như không thôi cháu ạ!

Đang nói chuyện thì nàng xách su hào từ vườn vào, còn có thêm cả một bó lá bạch đàn nữa. Tôi tò mò hỏi nàng:

- Lá bạch đàn để làm gì thế em?

- Dạ! Để đun nước cho bố em gội đầu ạ! Đầu bố em bị mọc nhiều mụn ghẻ, ngứa ngáy lắm!

- Sao phải đun nước làm gì cho phức tạp! Em cứ ra hiệu thuốc, mua lọ DEP về bôi là khỏi ngay mà!

- Thật không anh?

- Thật chứ! Trước anh bị ghẻ chi chít ở đít, thế mà bôi thuốc đó hai hôm đã hết luôn! Đầu bố em vẫn còn ít mụn, chắc chỉ bôi một hôm là khỏi!

Tôi và nàng đang nói chuyện thì chợt nghe tiếng bố nàng gọi từ trong nhà ra:

- Ai vào giữ hộ tôi cái ghế với!

Tôi nghe vậy thì nhanh nhảu chạy vào. Hóa ra, bố nàng đang bắc ghế trước ban thờ để thắp hương, nhưng cái ghế bấp bênh quá khiến ông ấy run chân, không dám leo lên. Tôi trông ngứa mắt quá thì bảo bố nàng xuống rồi tôi nhảy phắt lên ghế, thắp hương giúp ông ấy. Xong, tôi lại phi ra sân cùng nàng gọt su hào, chuẩn bị cơm...

- Anh chạy vào nhà làm gì thế? — Nàng vừa gọt su hào vừa hỏi tôi.

- Anh vào thắp cho bố em nén nhang thôi!

Nhờ sự hỗ trợ của tôi thì chỉ một loáng, cơm đã dọn xong. Nhưng nhìn mâm cơm đạm bạc mà tôi cứ thấy nghèn nghẹn ở cổ. Rồi tôi đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt bố nàng và bảo:

- Bác đi với cháu!

- Đi đâu?

- Ra chợ mua thịt chó! Cơm ngày tết mà toàn su hào với muối vừng thì sao nuốt nổi!

Bố nàng nghe thấy thịt chó thì mắt sáng lên, lập tức đi theo tôi. Tôi nổ máy con Wave ghẻ rồi rồ ga, chở bố nàng phóng ra chợ. Tôi mua một cân rượu mận, nửa cân dồi, một cân luộc, và hai bát tiết canh chó rồi lại hối hả quay xe về. Và điều tồi tệ khiến tôi và nàng phải xa nhau đã xảy ra cũng chính ở cái đoạn đường quay về đầy oan nghiệt ấy...

Khi đó, tôi đang ngồi trước phóng tẹt ga, bố nàng ngồi sau ôm eo tôi, hai tay ông ấy cầm mấy túi ni lông thịt và tiết canh chó. Tôi thấy đằng trước tôi là một em đi Vespa, mặt xinh như hoa, da trắng mịn mà, chiếc váy mỏng manh bay theo gió thướt tha thì lập tức vọt lên, áp sát con Wave ghẻ vào xe em, rồi quay sang nhìn em cười khùng khục, buông lời dâm dục:

- Đi chơi với bố con anh không em ơi! Bọn anh sẽ cho em gặm dồi chó!

- Biến đi! Hai bố con thằng khốn nạn!

- Khiếp! Người thì rõ dịu dàng, vậy mà lại thốt ra những lời thật phũ phàng!

Nói rồi, tôi lại cười hô hố, vọt lên trước, đánh võng, vỉa vào đầu xe em khiến chiếc Vespa loạng choạng chực ngã. Tôi cũng chán, chả muốn trêu em ấy nữa mà rú ga phóng nhanh về nhà. Nhưng hình như có gì đó không ổn thì phải, bởi tôi có cảm giác ai đó đang đuổi theo mình. Quả đúng vậy, một chiếc SH từ đằng sau chồm tới, chặn đầu xe tôi lại. Hai anh cởi trần, từ mông đến cổ xăm trổ loang lổ, một anh cao to, vạm vỡ như Lý Đức, một anh thấp hơn, nhưng cũng ngang ngửa Phạm Văn Mách nhảy xuống khỏi xe, tiến lại chỗ tôi và bố nàng, giọng lạnh như băng:

- Thằng nào vừa rủ vợ tao đi gặm dồi chó? Thằng nào?

Cả tôi và bố nàng đều tái mét mặt, run lẩy bẩy không biết nói gì, không biết phải làm gì. Cũng may, cuối cùng tôi cũng lấy hết can đảm, chỉ tay về phía bố nàng rồi bảo:

- Dạ! Thằng này ạ!

Chỉ chờ có thế, hai anh hổ báo ấy lao tới vả bôm bốp vào mặt bố nàng. Tôi thấy răng của bố nàng rơi ra cả vốc, máu túa ra lênh láng. Tôi thật sự hoảng loạn, rồi lợi dụng lúc hai thằng đó đang đánh bố nàng thì tôi nhảy luôn lên con Wave ghẻ, nổ máy và chạy mất! Từ đó đến nay, tôi chưa một lần nhìn thấy bố nàng, chưa một lần quay lại nhà nàng, và tất nhiên, cũng chưa một lần gặp lại nàng, cho đến mãi hôm đi chợ tết mua quất hôm vừa rồi...

Mấy năm không gặp, vậy mà khi nhìn thấy tôi, nàng quay mặt bước đi, như không hề quen biết. Tôi lập tức chạy theo, cầm tay nàng kéo lại. Vẫn là đôi mắt đó, ôi, đôi mắt người xưa bao lần khóc ướt vai tôi, trong những đêm giận hờn, vậy mà giờ sao xa lạ, đờ đẫn, vô hồn. Tôi cứ đứng lặng trước mặt nàng một hồi lâu mà không biết phải nói gì, giống một học sinh không thuộc bài đứng chịu trận trước cô giáo; giống một kẻ phạm tội bị bắt quả tang tại hiện trường với đầy đủ tang chứng, vật chứng chẳng thể bào chữa, trình bày. Cũng may, cuối cùng, tôi đã lấy hết can đảm, mấp máy từng câu ấp úng...

- Răng bố em...rụng nhiều không?

- Một hàm trên!

- Anh xin lỗi! Tại hôm đó, bố em bị chảy nhiều máu quá, anh thì lại có tật sợ máu, nên...

- À, hôm đó không phải là máu của bố em đâu, là tiết canh chó đấy!

- Thế còn răng? Là răng bố em hay răng chó?

- Bố em hay chó thì cũng đâu còn quan trọng nữa! Anh nhìn thấy hai quả bưởi này không? — Nàng nói rồi chỉ tay vào hai quả bưởi đang lủng lẳng trước ngực.

- Anh có! Anh nhìn thấy từ lúc nãy rồi!

- Tình yêu của chúng mình cũng như quả bưởi này thôi, đã bứt khỏi cành rồi thì không thể gắn lại được đâu!

Dứt lời, nàng lặng lẽ quay đi, rồi khuất dần vào dòng người đi chợ xuân đông đúc, lẫn dần trong đám đào quất đang nở bung, khoe sức sống tưng bừng, để lại lòng tôi với ngập đầy sầu thảm, héo hon. Đã vậy, cái cửa hàng băng đĩa ở góc chợ còn mở oang oang cái bài nhạc vàng nghe sao thê lương và não nề, như muốn trêu ngươi tôi. Giọng ca sĩ này nghe quen lắm, hình như là Quang Lê...

"...Đôi mắt người xưa xin đừng buồn vì tôi, cho trái tim tôi ngủ quên chuyện tình xưa lỡ làng".

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

CHUYỆN NHÀ RUỒI

Gần tết mà không khí nhà vợ chồng ruồi buồn như có người chết. Buồn là phải, vì đứa con trai độc nhất của vợ chồng ruồi đi làm ăn xa trên thành phố vẫn bặt tin, cả tháng nay không liên lạc được với nó.

Buổi sáng hôm ấy, ruồi bố ngồi vật vờ trước hiên, sầu não, nhăn nhó. Thế rồi ruồi mẹ từ đâu bay về. Thấy chồng đang ngồi ủ rũ, bên cạnh là bãi cứt chó vẫn còn nguyên xi, thì ruồi mẹ mới ngao ngán lắc đầu, nói bằng giọng đầy xót xa:

- Ông ăn cứt đi! Cố ăn lấy vài miếng cho có sức, chứ cứ bỏ ăn thế, chả mấy mà gục!

- Con mình chưa biết sống chết thế nào thì làm sao tôi ăn được hả bà? Là cứt chó, chứ đến cứt người thì giờ tôi cũng chả thiết.

Ruồi mẹ nghe vậy thì thở dài, rồi chầm chậm cất lời:

- Tôi cũng sốt ruột quá ông à! Đêm qua, tôi mơ thấy con hiện về báo mộng rằng nó bị chết đuối trong chai nước ngọt, chết thảm lắm ông ơi! Giờ tôi tính thế này nhé: thay vì ngồi nhà chờ đợi, chúng ta sẽ bay vào thành phố, đến tận chỗ làm việc của con để xem thực hư ra sao. Ý ông thế nào?

- Gần tết rồi, vé máy bay khó đặt lắm bà ơi!

- Không phải bay bằng máy bay, mà chúng ta sẽ tự bay. Mình là ruồi mà, ông quên à?

- Ừ nhỉ! Đúng rồi! Vậy ta bay luôn thôi! Bà gói ít cứt vào để đi đường còn có cái mà ăn!

Bay liên tục nửa ngày đường, cánh đã mỏi, bụng đã đói, nên vợ chồng ruồi quyết định ghé vào quán cơm bụi ven đường la liếm chút thức ăn - chứ đang mệt mà ăn cứt thì ai nuốt nổi. Quán cơm bụi này có tên là Giao Hợp Phát, rất đông khách. Vợ chồng ruồi sà luôn vào bát thịt chó giả cầy đang tỏa hương thơm ngát của một ông khách ngồi ngay gần cửa. Ông khách này gọi một chai nước ngọt. Thế nhưng vừa bật nắp chai, chưa kịp rót ra cốc, ông ta đã gào lên bực tức:

- Chủ quán đâu! Trong chai nước có ruồi chết! Đổi chai khác mau lên!

Vợ chồng ruồi giật thót mình, không ai bảo ai, cả hai cùng bỏ ăn, nhao tới chỗ cái chai nước ngọt rồi đậu vào miệng chai, bò dần xuống chỗ cái xác ruồi xem xét. Nhìn cái xác đen sì, trương phềnh, nổi lềnh bềnh trong làn nước vàng thơm sóng sánh, ruồi mẹ thở phào:

- May quá! Không phải xác con mình ông ạ!

- Sao bà biết?

- Vì cái xác này không có đầu, còn con trai mình nó có đầu mà!

Ruồi bố gật gù, cho là phải. Lúc này, chủ quán đã mang chai nước khác ra đổi cho ông khách. Nhưng cũng như chai trước, vừa bật nắp chai ra, ông ta lại gắt lên:

- ĐKM! Chai này cũng có ruồi!

Vợ chồng ruồi lại lập tức bay sang chai nước ngọt đó. Lần này thì đúng là con trai họ rồi, vì không thiếu bộ phận nào cả. Hai vợ chồng ruồi vừa khóc lóc vừa hì hục một hồi chán chê mà mãi vẫn không thể kéo được xác con trai ra khỏi miệng chai. Trong khi đó, ông khách có vẻ đã hết kiên nhẫn. Ông ta gọi bà chủ quán lại và mắng xối xả:

- Quán mày làm ăn kiểu gì vậy hả? Chẳng lẽ mày không tìm được chai nước nào không có ruồi?

- Dạ! Có nhiều chai không có ruồi chứ anh!

- Sao không mang ra?

- Nhưng chai không có ruồi thì sẽ lại có cặn, hoặc có vật thể lạ, mang ra, sợ anh lại cáu! Tất nhiên, nếu cố tình lục tìm trong mấy chục két nước ngọt kia thì thế nào cũng sẽ kiếm được cái chai vừa không có ruồi, vừa không có cặn, vừa không có vật thể lạ. Nhưng tìm thế thì mất thời gian lắm, mà quán thì lại đang đông. Mong anh thông cảm!

- Đưa 500 triệu đây! Nếu không tao sẽ cho sự việc này lên báo, sẽ phát tờ rơi cho mọi người biết để tẩy chay quán của mày, cho mày sạt nghiệp!

- Anh tống tiền chúng tôi đấy à? Tôi sẽ báo công an cho anh đi tù!

Vậy là chủ quán và khách nhảy bổ vào nhau, quát tháo, chửi nhau, cãi nhau ầm ĩ. Họ mải mê tống tiền nhau, hăm dọa bỏ tù nhau, bao biện cho nhau, ai cũng vì cái lợi ích của bản thân mình. Thế còn vợ chồng nhà ruồi, còn cái xác của con trai họ trong chai nước ngọt, và rất nhiều những cái xác của những con ruồi khác, đã có và sẽ có trong những chai nước ngọt khác, thì ai sẽ lo đây?

NGÀY KHÔNG PHÂY

Gần đây, hắn đọc được nhiều bài báo nói về sự phụ thuộc quá lớn của con người vào điện thoại, vào máy tính, vào mạng xã hội; rằng không có điện thoại, không có máy tính, không có Phây thì con người khó mà sống nổi; và rằng những thứ đó vô tình làm cho con người ta lười tiếp xúc với nhau, ngày càng xa cách nhau. Hắn không tin mấy bài báo đó! Họ cứ viết quá lên chứ làm gì đến mức ấy! Để chứng minh cho quan điểm của mình, hắn quyết định tắt điện thoại, không dùng máy tính, không vào Phây trong vòng 1 ngày. Rồi mọi người sẽ thấy, không có mấy thứ đó thì hắn vẫn sẽ sống bình thường, thảnh thơi, như bụi sim mọc trên đồi, như đàn chim bay trên trời.

Đúng chính ngọ (tức 12 giờ trưa), hắn tắt điện thoại, tắt máy tính, và leo lên giường đánh một giấc ngon lành. Hắn mơ mình đi lạc vào một thế giới không điện thoại, không máy tính, không Internet. Ở đó, muốn tán tỉnh một ai đó, người ta phải viết thư tay làm quen, rồi rình rập, đứng chờ cả nửa ngày trước cổng trường, đợi người đó tan học mới có thể đưa thư. Ở đó, khi nhớ và muốn nói chuyện với ai đó, thì không còn cách nào khác là phải đến tận nhà mà tìm gặp, và khả năng phải lủi thủi quay về là 50/50, bởi chẳng ai dám chắc rằng lúc đến tìm thì người đó sẽ ở nhà. Ở đó, để nhớ sinh nhật của ai đó, người ta phải ghi ra giấy, dán lên tường và tự nhắc nhở mình. Ở đó, mỗi khi chia tay, tiễn biệt một người thân thiết đi xa, thì kẻ ở lại vẫn nhắn nhủ kẻ ra đi bằng một giọng thiết tha: "Nhớ viết thư và gửi ảnh về nhé!".

Khoảng 4 giờ chiều thì hắn ngủ dậy, người vẫn lâng lâng bởi cái cảm giác thú vị của cái thế giới trong mơ ấy vẫn còn vương vấn. Hắn lấy xe máy, phóng ra sân bóng. Hắn thấy thoải mái và nhẹ nhàng quá! Bởi trong túi quần hắn không còn phải nhét cái điện thoại u lên thành một cục răn rắn, cọ vào xương hông nhoi nhói; hắn cũng không còn phải lo tí tí lại chạy tới chỗ cái điện thoại kiểm tra tin nhắn, cuộc gọi lỡ, hoặc xem có comment nào mới về cái bức hình hắn up lên Phây đêm qua.

Sáng hôm sau, hắn ngủ nướng đến 9 giờ, rồi dậy ôn lại chút bài vở, chuẩn bị cho bài kiểm tra điều kiện trên lớp buổi chiều. Ăn cơm xong, hắn nghỉ ngơi chút rồi phi xe đến trường. Quái lạ, sao lớp học vắng tanh, không một bóng người? Hắn vội chạy vào kí túc xá hỏi mấy thằng bạn thì mới biết rằng: vì thầy giáo có việc bận nên đã đẩy lịch từ buổi chiều xuống buổi sáng, tức là bài kiểm tra điều kiện đã làm vào sáng nay rồi. Thầy giáo đã thông báo cho cả lớp qua điện thoại, cả trên Phây, ai cũng biết, chỉ mình hắn là không.

Thôi xong, không có bài kiểm tra điều kiện thì khả năng học lại là cực cao. Hắn lắc đầu thở dài ngao ngán. Rồi hắn quyết định phóng xe vào phòng trọ của gấu. Không hiểu sao những lúc bức xúc, khó chịu thì hắn lại nhớ đến gấu. Bởi lần nào gặp gấu, những bức xúc, bí bách trong người hắn đều được xả, được phun ra hết, khiến hắn thấy rất thoải mái và dễ chịu.

Đến xóm trọ của gấu, hắn tắt máy, dắt xe rất nhẹ nhàng — vì đang là giờ nghỉ trưa, hắn sợ làm ảnh hưởng mọi người. Nhưng vừa dựng xe trước cửa phòng gấu, hắn đã thấy có dấu hiệu bất thường. Cửa phòng gấu đóng kín, nhưng bên trong phòng nghe có tiếng vật lộn uỳnh uỵch rất quyết liệt, rồi cả tiếng kêu ư ử, ư ử rất thảm thiết, hệt như tiếng kêu của ai đó lúc bị bóp cổ vậy. Chết cha, vậy là phòng gấu có trộm rồi. Chắc bị gấu phát hiện nên thằng trộm đang vật lộn tấn công và bóp cổ gấu. Hắn còn nhìn thấy trước cửa phòng gấu có một đôi giầy da mới coóng, sáng bóng. Thằng trộm này thật là có văn hóa! Nó vào nhà người ta ăn trộm mà còn lịch sự bỏ giầy ở ngoài nữa!

Không còn thời gian để lưỡng lự, hắn xông tới, đạp cửa cái "phành", rồi lập tức ập vào. Quả đúng như hắn dự đoán, gấu hắn và thằng trộm đang vật nhau quyết liệt trên giường. Có lẽ vì vật nhau dữ dội quá nên quần áo của cả hai đã tuột hết ra, từ đầu đến chân không mảnh vải che thân. Tiếng ư ử kia thì đúng là tiếng kêu của gấu, chỉ khác một điều là thằng trộm đó không bóp cổ gấu, mà lại đang bóp vú. Lạ thật! Bị bóp vú mà gấu hắn lại không thể hét to được, cổ họng cứ ư ử, nghẹn ứ như bị bóp cổ.

Đang hung hăng vật nhau là thế, ấy vậy nhưng thấy hắn xông vào thì mặt thằng trộm bỗng tái mét, rồi nó vùng dậy, lao vụt ra ngoài, bỏ cối chạy lấy chày. Còn gấu hắn thì không giấu nổi vẻ hốt hoảng, nàng quỳ phục xuống giường, mồm khóc lóc, miệng van xin, rất thảm thương:

- Anh ơi! Em xin lỗi! Em không cố ý!

Tai hắn ù đi, còn miệng hắn thì gào lên:

- Tại sao? Tại sao lại vậy hả?

- Tại anh! Tại anh hết! — Giọng gấu hắn nghẹn ngào trong nước mắt.

- Sao lại là tại tôi? Cô nói đi!

- Tại mọi lần, trước khi qua, anh đều gọi điện báo trước, sao hôm nay anh lại không gọi? Nếu anh gọi trước thì đã không xảy ra cơ sự này! Tại anh! Tại anh hết!

Hắn không thể, và không muốn nghe thêm gì nữa. Hắn nhảy lên xe, phóng như điên ra ngoài, rồi rẽ về phía hồ. Gió hồ mát rượi thốc vào mặt khiến hắn nhẹ lòng và bình tĩnh lại đôi chút. Hắn dừng xe tại một quán vỉa hè, gọi một cốc trà, rồi cứ vậy ngồi nhìn ra mặt hồ xa xa bằng ánh mắt cô đơn, vô hồn. Bỗng, một chiếc SH mới tinh, còn chưa kịp đăng ký biển, đỗ xịch trước mặt hắn. Dù đang rất buồn thì hắn vẫn không thể không ngạc nhiên khi thấy người ngồi trên chiếc xe SH long lanh đó chính là thằng Sang — bạn thân hắn.

- Xe ai mà đẹp thế? Con Wave ghẻ đâu rồi? — Hắn sửng sốt hỏi.

- Wave ghẻ đã bán đồng nát, giờ đành đi tạm Ét-Hát! Mới mua sáng nay đấy!

- Tiền đâu mà mua?

- Trưa hôm qua tao nằm mơ đưa người yêu cũ đi nhà nghỉ. Tỉnh dậy, nhớ lại toàn bộ giấc mơ, tao phi ra quán phang luôn con đề 69, phang hẳn 2 củ. Tối trúng luôn!

- Thằng chó! Có số đẹp mà không rủ tao!

- Tao gọi bảo mày, nhưng không liên lạc được, nhắn cả trên Phây mày cũng có trả lời đâu!

Đang buồn vì chuyện gấu, nghe thằng Sang nói, hắn lại càng thêm tiếc hùi hụi. Tưởng là về nhà sẽ vui, ai ngờ, vừa bước chân vào cửa, hắn đã thấy đồ đạc ngổn ngang, bát đĩa vỡ tung tóe trên sàn, ở phía góc bàn, bố hắn ngồi ôm mặt khóc rưng rưng...

- Sao vậy bố? Có chuyện gì? — Hắn hỏi bố bằng giọng thảng thốt.

- Hôm nay là sinh nhật mẹ mày! Bố có hứa là sinh nhật mẹ thì bố sẽ đưa mẹ đi mua váy. Nhưng bố quên mất!

- Thế chiều nay bố làm gì mà không về đưa mẹ đi?

- Con chó nhà chú Bải bị ốm, bố qua giúp chú ấy làm thịt và oánh tiết canh!

- Nhưng mọi năm, làm gì thì làm, bố vẫn nhớ sinh nhật mẹ mà?

- Mọi năm bố nhớ là nhờ Phây nó nhắc! Còn năm nay, đúng đợt sinh nhật mẹ mày thì Internet ở phòng bố bị trục trặc, không vào Phây được! Tình hình căng lắm con ơi! Mẹ mày đã viết đơn ly dị, và đã ký sẵn rồi đây này!

- Bố đừng lo! Ly dị phải có lý do chính đáng thì tòa người ta mới nhận! Chẳng lẽ mẹ lại viết lý do ly dị là vì chồng tôi quên sinh nhật tôi à?

- Không đâu con! Mẹ mày viết trong đơn rằng lý do mẹ muốn ly dị là vì bố coi mẹ không bằng con chó!".

Hắn chạy vụt lên phòng, cuống cuồng bật máy tính và mở điện thoại. Hắn sợ rồi, hắn sai rồi, hắn tin những gì mấy bài báo đó viết rồi! Chỉ hơn một ngày không điện thoại, không facebook thôi mà hắn đã phải học lại một môn, rồi bị gấu cắm sừng, rồi bị mất một con SH, rồi đối mặt với cảnh bố mẹ ly dị, gia đình tan nát. Hắn không hiểu nếu hắn tắt máy tính, tắt điện thoại thêm vài ngày nữa thì những điều khủng khiếp gì sẽ xảy đến với hắn nữa đây? Rồi hắn tự hỏi, cách đây khoảng mười lăm, hai mươi năm, hồi mà chưa có điện thoại, chưa có facebook, chưa Internet, sao người ta vẫn có thể sống vui vẻ và bình yên được nhỉ?

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

HỘI TRƯỞNG HỘI PHỤ NỮ

Muốn tới được nhà của vợ chồng chị Cù Sơ thì phải đi qua một con đường mòn vô cùng ngoằn ngoèo, băng qua con suối vòng vèo, và men theo vách đá cheo leo. Cũng chẳng riêng gì nhà chị Cù Sơ đâu, ở cái bản Cù Them heo hút, hẻo lánh, nghèo đói và thưa thớt dân cư này thì nhà ai cũng thế thôi: mỗi nhà nằm lẻ loi trên một quả đồi, với những con đường đất nhỏ xíu - ngày mưa thì lầy lội, ngày nắng thì đầy bụi.

Ấy vậy mà tôi đang phải một mình cặm cụi bước trên con đường đầy bụi ấy để tới nhà vợ chồng chị Cù Sơ. Đây là lần thứ hai tôi tới nhà họ kể từ khi được bầu làm hội trưởng hội phụ nữ của bản. Các chị em tín nhiệm bầu thì tôi phải làm, chứ tôi thực sự không thích cái trách nhiệm này, chồng tôi lại càng không thích, vì tôi hay phải bỏ bê việc nhà để lo cho việc chung của bản. Bởi vậy, thi thoảng chồng tôi lại cau có, cằn nhằn rằng tôi là loại đàn bà "ăn cơm nhà thổi tù và hàng xóm".

Lần đầu tiên tôi tới nhà vợ chồng chị Cù Sơ là đợt mà tôi đi cùng với các bạn tình nguyện đến tận từng hộ gia đình trong bản để phát và hướng dẫn sử dụng bao cao su miễn phí. Ở một bản nghèo như bản Cù Them này thì đây rõ ràng là một chương trình thiết thực và ý nghĩa, khi mà kiến thức về phòng tránh thai của chị em trong bản còn rất ít; khi mà tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và sinh con tràn lan đang ngày càng phổ biến, gia tăng.

Đã đến tận nhà phát bao cao su, phổ biến và hướng dẫn cách sử dụng cụ thể rồi, vậy mà tôi vẫn nghe tin là chị Cù Sơ đang có thai 3 tháng. Thế nên hôm nay, với tư cách là hội trưởng hội phụ nữ, tôi phải xuống tận nhà vợ chồng họ để xem sự thể ra sao.

Căn nhà lá tồi tàn và tạm bợ của vợ chồng chị Cù Sơ nằm im lìm, nghiêng nghiêng trên sườn đồi chênh vênh. Tôi nhấc nhẹ cái cổng được đan bằng nứa rừng với những đám dây leo dại bám chằng chịt gọn sang một bên, rồi chầm chậm tiến vào sân. Không gian vắng lặng, không nghe tiếng và không thấy bóng người, chỉ có con chó nhỏ gầy gò nằm ở góc sân nhảnh nhang gặm khúc xương bò khẳng khiu như một cành củi khô. Cái xương này dễ cũng phải mấy năm rồi, quắt queo và cứng như một mẩu hóa thạch, ấy vậy mà con chó vẫn gặm. Có lẽ nó gặm cho đỡ ngứa răng, hoặc nó đang tưởng tượng đây là miếng thịt bò, giống như trong câu truyện tiếu lâm "Cá gỗ" mà dân gian thường hay kể.

Con chó nhìn tôi dửng dưng như ánh mắt của hai kẻ xa lạ chạm nhau ngoài đường, rồi lại ngúng nguẩy tiếp tục gặm xương. Nhưng nó không phải là người, nó là chó mà! Chó thấy người lạ thì phải sấn sổ tới như người ta gặp bạn quen chứ? Lẽ nào từ lâu nó đã biết rằng nhà chủ nó chẳng có cái quái gì đáng giá để lấy, nên nó quên luôn cái nhiệm vụ bản năng của loài chó là trông nhà và canh trộm?

- Cô hỏi mẹ cháu ạ?

Nghe tiếng sau lưng, tôi quay lại. Đó là một cô bé khoảng 16 tuổi, da trắng mịn, nụ cười duyên, đôi mắt thánh thiện, bụng phình to như cái nồi cơm điện. Đứng sau cô bé là 5, 6 đứa lít nhít, nhỏ dần, nhỏ dần, cho đến đứa nhỏ nhất là chừng 2 tuổi.

- À, cháu là con của mẹ Cù Sơ nhỉ? Cháu tên gì? — Tôi hỏi cô bé bằng giọng dịu dàng.

- Cháu là Cù Mân. Còn đây là các em cháu: Cù Loi, Cù Đoi, Cù Câm, Cù Lân và Cù Lần ạ!

- Sao bụng cháu to thế này? Cháu có chửa à?

- Dạ vâng!

- Với ai?

- Với thằng Bườm Sớ ạ!

- Cái tên này lạ quá! Hình như không phải người bản ta?

- Dạ vâng! Nó là người bản Bườm Thém.

- Thế Bườm Sớ đã mang lễ và trâu bò qua nhà xin cưới cháu chưa?

- Cưới xin gì hả cô! Bườm Sớ là thằng xấu tính, ham chơi, lười làm, cái bụng nó xấu. Vì thế, cái bụng cháu không ưng cái bụng nó đâu!

- Cái bụng không ưng mà sao vẫn có chửa với hắn?

- Cái bụng không ưng, nhưng cái khác lại ưng, thế nên giờ cái bụng cháu mới sưng! Mà cô đến gặp mẹ cháu phải không? Mẹ cháu vào rừng rồi! Để cháu đi gọi mẹ về! Cô cứ vào trong đi, có bố cháu ở nhà đấy ạ!

Con bé dứt lời thì chạy vụt đi, còn tôi rón rén bước vào. Căn nhà tuềnh toàng, trống hoác, và lạnh lẽo như cái nhà xác. Nghe tiếng chân người, chồng chị Cù Sơ đang nằm trên giường liền nhổm dậy. Thấy tôi thì anh cười, nhưng giọng khá mệt mỏi:

- Chào cán bộ! Mời cán bộ vào nhà! Để tôi đi gọi vợ tôi về!

- Không cần đâu! Con gái anh đang đi gọi rồi! Mà chị ấy vào rừng làm gì thế?

- Nó thèm chim! Vào rừng tìm chim!

- Ơ, thế anh thì...?

- Đợt này tôi ốm lâu quá, không làm được! Nếu khỏe mạnh bình thường thì cứ vài ba ngày tôi lại vào rừng bẫy chim một lần. Nhưng tôi ốm thế này, cả nhà toàn phải ăn rau suốt. Đến sáng nay, chắc thèm chim quá không chịu được, vợ tôi mới phải tự vào rừng để bẫy!

Đúng lúc này thì chị Cù Sơ về tới. Dù mới được 3 tháng nhưng bụng của Cù Sơ đã to như cái thúng...

- Trời ạ! Đã phát bao cao su, hướng dẫn sử dụng cụ thể rồi mà vẫn thế này là sao hả? — tôi nói như quát rồi nhìn Cù Sơ bằng ánh mắt không hài lòng.

- Em cũng không biết chị ơi! Em làm đúng như những gì mà hôm đó chị và mấy bạn tình nguyện đã hướng dẫn. Trước mỗi lần giao hợp, em đều lấy bao cao su ra, bọc vào quả dưa chuột từ đầu đến cuống rồi để ở đầu giường. Xong việc em lại lột bao ra khỏi quả dưa rồi túm gọn lại, ném đi. Mà dưa em chọn toàn dưa đẹp, thẳng, đúng với loại hôm đó các bạn ấy dùng luôn. Chỉ có một lần không kiếm được dưa, em lấy tạm cái cán cuốc. Liệu có phải vì thế mà dính bầu không chị?

- Không phải! Cán cuốc hay dưa chuột đều được! Quan trọng là có bao hay không thôi!

- À, còn có một lần, mang dưa ra rồi nhưng em quên không bọc, sau khi xong việc rồi nhớ ra thì mới bọc. Liệu có phải vì thế mà dính bầu không chị?

- Không phải! Trước hay sau đều được! Quan trọng là có bao hay không thôi!

- À, còn một lần, vì sơ ý nên trong lúc bọc bao vào dưa, em đã làm rách bao. Liệu có phải...?

- Thế thì đúng rồi! Em không nhớ, hôm đó các bạn tình nguyện đã dặn rằng không được làm rách bao hay sao? Rách bao là dễ có chửa lắm! Biết chưa hả?

Sau khi ca thán, phê phán một hồi về tính cẩu thả, bất cẩn, rồi lại giảng giải cụ thể thêm cho họ về những quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng bao cao su, đồng thời bắt vợ chồng nhà họ phải cam kết không bao giờ để xảy ra sơ suất nữa, thì cuối cùng tôi mới yên tâm ra về. Vợ chồng họ đẻ con thì vợ chồng họ nuôi thôi, tôi không phải nuôi. Nhưng thân là một hội trưởng hội phụ nữ, để cho bất kì chị em nào trong bản của mình bị vỡ kế hoạch, sinh con ngoài ý muốn, thì đó ắt là một phần do lỗi của tôi, tôi phải nghiêm túc kiểm điểm bản thân mình.

Ra đến cổng, tôi gặp Cù Mân — con gái lớn của anh chị Cù Sơ, cùng mấy đứa em lít nhít đang chơi ngoài đầu ngõ. Chúng nó mỗi đứa cầm một cái bao cao su trên tay rồi thổi bong bóng chơi đùa vui vẻ. Rồi tôi nghe một đứa trong nhóm hét lên:

- Mày nhẹ tay thôi! Rách bao bây giờ! Rách bao là dễ có chửa lắm! Biết chưa hả?

Nghe vậy, tôi tự nhiên mỉm cười, và thấy lòng lâng lâng niềm vui. Vui là phải, bởi thấy những đứa trẻ, dù còn bé tí nhưng đã nắm được những quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng bao cao su, thì tương lai của cái bản này chắc chắn sẽ rất khá! Thế hệ những đứa trẻ ấy sau này chắc sẽ không còn cái cảnh mang thai tràn lan và sinh con ngoài ý muốn nữa!

KIẾP TRUNG TÌNH

Nó là một con tinh trùng giống như triệu triệu con tinh trùng khác ở trong cái bọc này. Và nó thừa biết nhiệm vụ của nó là phải ở đây dưỡng sức, chờ khi có lệnh là xuất quân, tấn công vào trụ sở của trứng. Đấy là sứ mệnh của cuộc đời nó, dù nó biết rằng mỗi lần xuất quân thì gần như là chết hết, chỉ sống sót được một hai. Nhưng đã là sứ mệnh thì phải theo: như đóa hoa mười giờ vẫn nở dù chỉ trong chốc lát sẽ lụi tàn; như ngọn nến vẫn miệt mài tự đốt cháy chính mình dù rằng khi những giọt sáp cuối cùng chảy xuống cũng là lúc ngọn nến tắt lịm, bởi đơn giản: đó là sứ mệnh! Và khi nó xác định được sứ mệnh của đời mình rồi thì nó luyện tập chăm chỉ và hăng say lắm! Nó háo hức được xuất trận, được chiến đấu, và tất nhiên là được chiến thắng.

Buổi sáng hôm ấy, nó cùng với triệu triệu đồng đội khác đang nằm ngủ ngon lành thì bỗng thấy cái bọc rung lên từng đợt liên tiếp. Ban đầu còn rung nhè nhẹ và chầm chậm, nhưng càng về sau thì càng rung nhanh, rung mạnh. Nó cùng đồng đội đang hốt hoảng chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì chợt nghe hiệu lệnh oang oang bên tai:

- Tất cả anh em tập hợp sẵn sàng dưới chân đại pháo! Chuẩn bị xuất quân!

Nó lập tức vùng dậy, bơi vù ra ngoài để tập hợp cùng các đồng đội. Nhưng chưa ra đến nơi, nó đã bị một bàn tay nào đó túm đuôi kéo lại rồi lôi tuột vào trong một cái hang khá sâu và khuất. Người vừa lôi nó là một lão tinh trùng già trông rất hom hem. Nó đang định thắc mắc vì sao lại lôi nó vào đây thì lão tinh trùng già ấy đã lên tiếng trước bằng một giọng ồm ồm:

- Đừng có ngu mà lao ra! Chết oan đấy!

Lão tinh trùng già vừa dứt lời thì khẩu đại pháo giật giật liên hồi, sau mỗi cú giật là một nhóm tinh binh hùng hổ phi ra. Chỉ trong tích tắc, đám quân lính hùng hậu và hăng hái đó đã lao đi bằng sạch. Không gian trở nên im ắng và lặng lẽ đến thê lương. Tuy im ắng và lặng lẽ, nhưng cái không gian ấy không gợi lên cảm giác yên bình, ngược lại, nó như là dự báo cho điều gì đó khủng khiếp chuẩn bị xảy ra; nó giống như là khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh vậy: tiếng súng đã ngớt, nhưng không có nghĩa là cuộc giao đấu đã qua, người ta chỉ tạm dừng bắn để nạp thêm đạn, tiếp thêm bom mà thôi...

Quả đúng vậy, trong cái không khí tĩnh lặng ghê rợn ấy, nó bỗng nghe tiếng "cạch" khô khốc, rồi tiếng nước chảy rào rào như lũ quét, rồi tiếng la hét, gào thét hoảng loạn của đám binh lính, của đám anh em mà mới chỉ vài phút trước đây thôi vẫn còn nằm kề, vẫn ăn cùng bìu, ngủ cùng bọc với nó. Nó hốt hoảng quay sang nhìn lão tinh trùng già và hỏi bằng giọng run run:

- Tiếng nước chảy là sao vậy?

- Là tiếng xả nước bồn cầu!

- Vậy tức là các anh em, đồng đội của cháu đã...?

- Phải! Chúng đã chết sặc trong bồn cầu, và vĩnh viễn vùi thây trong bể phốt!

Nó ôm đầu vùng vẫy hoảng loạn, như không muốn tin vào cái sự thật phũ phàng ấy...

- Tại sao? Tại sao lại như thế? Chẳng phải sứ mệnh của chúng ta là tấn công vào trụ sở của trứng sao? — nó gào lên, và giọng như nghẹn đi.

- Sứ mệnh là vậy! Nhưng thực hiện được hay không lại tùy vào số phận. Ta ẩn náu ở đây đã mấy năm nay, trốn tránh bao nhiêu cuộc xuất quân không phải vì ta hèn nhát, mà chính là bởi ta đang chờ thời cơ để thực hiện sứ mệnh của mình.

Vậy là từ hôm đó, nó ở luôn trong hang cùng với lão tinh trùng già, bởi nó đã nhận ra một điều rằng lão tinh trùng già này không phải dạng vừa đâu. Theo lời lão kể thì cách đây mấy năm, lão cũng trẻ, cũng đầy nhiệt huyết và hăng máu như nó. Lần đầu tiên được lệnh xuất quân, lão cũng háo hức bơi ra tập hợp cùng anh em. Và tất nhiên, khi khẩu đại pháo giật giật, lão cũng phi ra cùng đồng đội, nhưng lão nằm ở tốp cuối cùng, và may sao, lão bị giắt lại ở đầu pháo, trong khi các đồng đội của lão thì bị phóng đi. Nhờ thế, lão đã chứng kiến được cái cảnh tượng hãi hùng khi hàng triệu anh em, đồng đội của mình bị xoáy trong dòng nước của cái bồn cầu hung hãn, họ kêu khóc, vùng vẫy tuyệt vọng và rồi chìm nghỉm, trôi đi hun hút.

May mắn thoát chết, lão chui ngược trở lại nòng pháo, rồi ẩn náu ở cái hang này. Mỗi lần có lệnh xuất quân, thay vì hào hứng lao ra tập hợp cùng đồng đội, thì lão lại âm thầm bò lên đầu pháo, thò cổ ra ngoài dò la, thám thính. Nếu thấy đầu pháo có ánh sáng và không gian thông thoáng là lập tức lão quay trở lại hang, nằm im trong đó, mặc cho bên ngoài không khí chiến đấu đang sôi lên sùng sục.

- Vậy chúng ta phải đợi ở đây đến bao giờ? — Nó hỏi lão bằng giọng đầy chán nản.

- Cái này thì ta chịu, nhưng chắc sẽ rất lâu, bởi cậu chủ của chúng ta vẫn đang FA, lại là sinh viên nghèo, lại rất nhát gái! Haizzz!

Lão vừa dứt lời thì cái hang bỗng rung lên liên tục. Ban đầu còn rung nhè nhẹ, chầm chậm, nhưng càng về sau thì càng nhanh, càng mạnh, rồi lại nghe hiệu lệnh oang oang bên tai:

- Tất cả anh em tập hợp sẵn sàng dưới chân đại pháo! Chuẩn bị xuất quân!

Lão tinh trùng già hất hàm về phía nó rồi giục:

- Ngươi bơi lên đầu pháo thám thính, rồi quay về báo cáo tình hình cho ta biết! Mau lên!

Nó nghe vậy thì cuống quýt bơi đi, lát sau đã thấy hối hả quay về:

- Đầu pháo rất thoáng và nhiều ánh sáng! Cháu còn thấy một tấm thảm màu trắng to lắm!

- Đồ ngu! Không phải thảm đâu! Là giấy ăn đấy! Nấp vào đây nhanh lên!

Hôm sau, lão và hắn đang ngủ thì lại nghe lệnh xuất quân. Lão lại quay sang nó, giục:

- Lên đầu pháo thám thính rồi quay về báo cáo! Mau lên!

Nó lập tức bơi đi, rồi hí hửng quay về:

- Đầu pháo tối om!

Lão nghe vậy thì ngửa cổ cười vang:

- Haha! Cuối cùng thì cái ngày ta mong đợi cũng đã tới! Xuất quân thôi!

Lão bơi vút đi, tất nhiên, nó cũng bơi theo. Trong tích tắc, cả hai đã leo lên được đầu pháo. Đúng là đầu pháo tối om thật, không một chút ánh sáng nào lọt được vào. Lão bảo nó đứng im, rồi lão bơi lên vọt lên cao, quyện quyện vài vòng xem xét. Thế rồi lão bất ngờ lao vụt xuống, hét lên hốt hoảng:

- Có bao cao su! Quay lại hang nhanh lên!

Hôm sau, cũng vào lúc cả hai đang ngủ thì lại thấy cái hang rung lên ầm ầm, rồi lại nghe oang oang lệnh xuất quân. Lần này, lão không sai nó đi do thám nữa mà lão trực tiếp đi. Nó thấy vậy cũng rối rít bơi theo. Hôm nay đầu pháo cũng tối om, không chút ánh sáng nào lọt được vào. Lão bảo nó đứng dưới còn lão lại bơi vụt lên, quyện quyện vài vòng xem xét. Rồi lão lại ngửa mặt cười sằng sặc đầy hả hê:

- Không có bao cao su! Haha! Đã đến lúc ta thực hiện sứ mệnh cao cả của cuộc đời rồi! Chuẩn bị xuất quân thôi!

Lão hăm hở đáp xuống, chui vào đầu pháo. Nó cũng chui theo, bám chặt lấy đuôi lão, cả hai hồi hộp, nín thở đợi chờ. Rồi cái đầu pháo giật giật. Nó nghe tiếng "phụt" rất mạnh, và cả hai lao vút đi với một vận tốc thật khủng khiếp. Nó, lão, và cả một mớ anh em đồng đội bầy nhầy khác rơi cái bịch xuống một đường ống rất to, mềm mềm như thịt bò, và tối thui như cái nhà kho. Nhanh như cắt, lão tinh trùng già chồm dậy, hô lớn:

- Tiến lên anh em! Tấn công thẳng vào trứng! Thực hiện sứ mệnh cao cả của chúng ta nào!

Tức thì, cả triệu triệu đồng đội cũng theo lão xông lên ào ào. Tinh thần và khí thế chiến đấu dâng lên hừng hực, cực cao, như thác đổ, như gió gào. Với khí thế này, có cảm giác như nó, lão, và các anh em đồng đội có thể xuyên thủng được cả buồng trứng, chứ một quả trứng lẻ loi thì chả ăn thua gì. Thế nhưng bỗng nghe cái "bịch", đoàn quân đầy dũng khí ấy đập phải một vật đen thui chắn ngang đường, và bị bật ngược trở lại. Nó quay sang hỏi lão bằng giọng hoang mang:

- Trứng đây à? Sao cứng thế?

Lão tinh trùng già mồm đã há hốc từ lúc nào, rồi lão hét lên kinh hãi:

- Cứt đấy! Không phải trứng đâu! Chạy thôi!

Nhưng chạy đi đâu bây giờ? Nó, lão và các anh em đồng đội không còn đường để quay về hang nữa. Nó biết mình sắp chết, bởi thứ mùi hôi thối nồng nặng đang xộc đến, bóp nghẹt lồng ngực nó, khiến nó không thể thở nổi. Dẫu vậy, nó vẫn cố quay sang lão tinh trùng già, giọng thều thào:

- Biết thế này, thà chết sặc trong bồn cầu, vùi thây trong bể phốt còn sướng hơn!

Lão tinh trùng già có vẻ cũng yếu lắm rồi, nhưng vẫn cố nghển cổ đáp lời nó:

- Cứ bám chặt lấy cục cứt kia thì kiểu gì chúng ta cũng sẽ được xuống bồn cầu, cũng được vùi thây trong bể phốt thôi! Yên tâm đi!

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

DU HỌC SINH MĨ

Đây là bức thư của một nam sinh viên người Mĩ đang du học tại Việt Nam viết gửi về cho bố bạn ấy. Tất nhiên là bạn ấy viết bằng tiếng Mĩ, và tôi phải nhờ một bạn sinh viên người Anh biết tiếng Mĩ dịch bức thư này sang tiếng Anh, rồi lại nhờ một bạn sinh viên người Việt biết tiếng Anh dịch tiếp bức thư từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Rất công phu và mất thời gian! Sau đây là nội dung bức thư:

Dear Bố!

Vậy là đã tròn 6 tháng kể từ ngày con sang Việt Nam du học. 6 tháng là khoảng thời gian không dài, nhưng đủ để giúp con trưởng thành và bản lĩnh hơn rất nhiều; giúp con học hỏi và khám phá thêm được bao nhiêu điều bổ ích, mới lạ - những điều mà nếu cứ quanh quẩn ở cái nước Mĩ tẻ nhạt và đơn điệu của chúng ta thì chắc là cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay con cũng không bao giờ được biết, được hay.

Ở bên Mĩ, con nổi tiếng là thằng hăng máu, thích gây gổ đánh nhau, gặp đứa nào ngứa mắt là con đập cho vỡ đầu. Thế mà khi qua Việt Nam, con cứ đứng bất lực, khóc tu tu hàng giờ trên vỉa hè vì không dám sang đường. Bởi ở Việt Nam nhiều xe máy quá: xe nhung nhúc như đám mạ ngoài đồng, nườm nượp như bầy vịt trên sông.

Hồi ở Mĩ, khi xem những chương trình đua mô-tô trên tivi, con rất ngưỡng mộ và tự hỏi sao họ có thể điều khiển xe máy khéo léo ở tốc độ cao như thế? Nhưng khi tới đây, con mới thấy rằng mấy anh trên tivi đó vẫn chưa ăn thua gì. Bởi mấy anh trên tivi, tuy phóng nhanh nhưng là phóng trên đường đua thoáng đãng, thênh thang, chứ còn đường ở Việt Nam thì ô tô, xe máy hỗn loạn và đông kìn kịt, thế mà nhiều anh Việt Nam vẫn phóng ầm ầm, đánh võng ngoằn ngoèo, rú ga inh ỏi, và tốc độ thì chắc chắn không kém cạnh, nếu không muốn nói là còn khủng hơn cả tốc độ của mấy anh đua trên tivi.

Thấy con cứ đứng khóc ở vỉa hè mãi, một bà cụ tầm 90 tuổi mới rủ lòng thương, lại gần nắm tay rồi dắt con qua đường. Một thằng thanh niên mười tám đôi mươi, cao lớn, oai phong mà phải để một cụ già lưng còng dắt đi, con thấy xấu hổ lắm. Nhưng nếu phải chọn lựa giữa xấu hổ và chết thì con tin là bố cũng sẽ lựa chọn giống con.

Nhưng đến giờ, sau 6 tháng ở Việt Nam, con trai của bố đã dũng cảm hơn rất nhiều rồi bố ạ! Giờ, con đã có thể tự mình sang đường — dù vẫn phải rình mò, thập thò hồi lâu mới dám bước; dù tay luôn phải cầm cái khăn giơ lên phía trước, ngoáy tít mù để ra dấu — hệt như như một kẻ bị lạc vào hoang đảo khi thấy tàu lạ chạy qua.

Giao thông ở Việt Nam thú vị lắm! Những lúc tắc đường hay dừng đèn đỏ (đặc biệt là khi đèn đỏ chỉ còn vài giây) là các xe thường bấm còi rất sôi nổi. Ban đầu, con cũng không hiểu họ bấm còi để làm gì, bởi đang tắc đường với đang dừng đèn đỏ thì người đằng trước cũng có đi được đâu mà bấm. Thấy con thắc mắc thì một thằng bạn Việt Nam của con giải thích rằng người Việt Nam chúng nó rất yêu âm nhạc, những lúc tắc đường hay dừng đèn đỏ, rảnh quá, không có việc gì làm thì họ bấm còi cho vui. Một người bấm thì nghe không hay nhưng nếu mấy trăm, mấy nghìn cái còi cùng bấm sẽ tạo thành một bản giao hưởng hòa hợp (gọi tắt là giao hợp) rất tuyệt vời. Âm nhạc sẽ giúp người ta quên đi sự ức chế do tắc đường gây ra, làm cho sự chờ đợi thú vị hơn, và thời gian trôi nhanh hơn.

Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh đãng trí là không nhỏ. Bởi dù đã có quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, nhưng không khó để bắt gặp trên đường những người đang chạy xe mắc bệnh đãng trí mà quên không đội. Thậm chí là mũ bảo hiểm đang treo sẵn lủng lẳng ở yếm, ngay trước mắt họ nhưng họ vẫn cứ quên. Một loại bệnh nữa cũng phổ biến không kém đó là bệnh lẫn màu. Ở những chỗ ngã tư có đèn giao thông, nhiều người thường không phân biệt được đâu là xanh, đâu là đỏ: đang đèn đỏ thì họ cứ tưởng là đèn xanh, nên thản nhiên phóng qua.

Hai cái bệnh đãng trí và lẫn màu nói trên tưởng là sẽ dễ gặp ở người già, nhưng không, hầu như nó phát bệnh ở những người trẻ. Đặc biệt là những chị đi Vespa, tóc quăn sành điệu, hoặc những anh đi SH, xăm trổ đầy mình, thì càng dễ mắc.

Noel, Valentine, hay tết dương lịch là những ngày lễ của phương Tây, và con nghĩ là người Việt Nam không quan tâm lắm. Nhưng con đã nhầm, họ rất hào hứng, đặc biệt là các bạn trẻ. Ở Việt Nam, vào những ngày lễ như thế này, các bạn trẻ sẽ đổ ra đường xem bắn pháo hoa. Tuy nhiên, sau khi xem bắn pháo hoa xong thì các nam nữ thanh niên thường không về nhà mà lại đưa nhau vào nhà nghỉ. Con thắc mắc là vào nhà nghỉ làm gì thì thằng bạn con giải thích rằng vào đó bắn pháo hoa. Con hỏi: "Vừa bắn rồi mà, bắn gì nữa?". Nó bảo: "Vừa rồi là cả nước bắn, còn vào nhà nghỉ thì chỉ có hai người bắn, thích hơn nhiều!".

Hôm trước bố gọi điện hỏi con là học hành ở bên này có vất vả không? Dạ không! Học sướng lắm ạ! Không vất vả đâu. Con ở cùng phòng ký túc xá với nhiều bạn sinh viên Việt Nam lắm. Chúng con dùng máy tính nối mạng chơi game thâu đêm suốt sáng. Hôm sau, nếu hứng thì lên lớp học, còn không hứng thì ở nhà ngủ; ngủ xong dậy pha mì tôm ăn rồi lại chơi game tiếp. Chiều mỏi mắt, mỏi lưng quá thì ra cổng ký túc xá ngồi trà đá, ngắm gái đẹp đi qua.

Con có một số bạn người Mĩ, người Anh, người Pháp, đang học ở mấy trường đại học lớn như Oxford, Bradford, Old Trafford, sau khi nghe con kể về việc học của con ở đây thì họ thích quá, lập tức xin nghỉ học ở trường của họ và đang làm hồ sơ chuyển qua Việt Nam học cùng con rồi.

Con cũng đang chăm chỉ học tiếng Việt để thuận tiện cho giao tiếp, nhưng tiếng Việt thực sự khó học lắm bố ạ! Con đang rất thích một em teen người Việt Nam. Con nhắn tin tán tỉnh em ấy bằng tiếng Việt phổ thông, nhưng em ấy lại trả lời con bằng tiếng Việt teen code, và tất nhiên là con không hiểu em ấy nói gì. Con mang tin nhắn đến cho thầy giáo dạy tiếng Việt của con dịch giúp. Thầy xem tin nhắn xong thì lắc đầu rồi bảo: "Tao cũng chịu!". Bố thấy tiếng Việt khó thế nào chưa? Thầy giáo con là người Việt Nam, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt bao nhiêu năm mà vẫn còn phải chịu đấy!

Ở bên Mĩ, mọi người nuôi chó làm bạn, coi chó như một thành viên trong gia đình, nên không ăn thịt chó. Nhưng ở Việt Nam thì khác, chó thả rông ngoài đường, ỉa bậy lung tung. Nhiều người Việt Nam coi chó cũng chỉ giống như lợn, bò, gà, vịt, nên họ thoải mái ăn thịt. Gần trường con có một phố thịt chó với các cửa hàng san sát kề nhau. Quán nào cũng treo lủng lẳng trước cửa vài con chó khỏa thân (tức chó đã được cạo sạch lông): có con da trắng, có con da vàng, có con lại da đen. Lúc đầu con cứ tưởng chó da trắng là chó Âu, chó da vàng là chó Á, còn chó da đen là chó Phi, nhưng không phải vậy. Về sau mới biết rằng chó trắng là chó đã cạo lông nhưng chưa thui; chó vàng là chó vừa thui xong; còn chó đen thực chất là chó vàng, nhưng ế hàng, không bán được, để mấy ngày thì nó chuyển thành chó đen.

Lần đầu tiên đi qua phố thịt chó đó, con bị mấy người nhao ra chặn đầu xe, tắt máy, vặn chìa khóa, rồi dắt xe con lên vỉa hè. Lúc đầu con tưởng gặp cướp, nhưng cướp thì nó phải phóng xe chạy mất chứ, làm gì có cướp nào ngu mà tắt máy dắt lên hè?! Rồi con lại nghĩ chắc họ là công an mặc thường phục để bắt người vi phạm giao thông. Nhưng công an thì phải giơ tay lên trán chào con, rồi yêu cầu con xuất trình giấy tờ theo đúng quy định chứ, sao lại lỗ mãng và mất lịch sự thế được?! Còn đang hoang mang chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì hai người đàn ông đứng cạnh đã kẹp chặt tay con, rồi một người nữa túm tóc con lôi tuột vào trong quán, bắt con ăn thịt chó. Hóa ra họ là nhân viên của quán được giao nhiệm vụ đứng ngoài đường mời khách. Con khóc lóc, van xin một hồi, bảo là con rất sợ thịt chó, nhưng họ không tin, họ bảo thịt chó ngon vậy, làm sao phải sợ. Chỉ khi con kéo khóa, vạch ra cho họ xem (ví của con là loại ví có khóa kéo), họ thấy trong ví không có đồng nào thì họ mới tha cho con đi.

Sau đó con lại bị các bạn cùng phòng ký túc xá lôi ra quán, ép ăn thịt chó. Chúng nó giữ chân tay, giữ đầu, bành mồm con ra để nhét thịt chó vào. Con sặc sụa và nôn thốc tháo. Nhưng đó là những ngày đầu thôi, chứ sau 6 tháng ở cùng các bạn, giờ, một mình con có thể xơi hết hai đĩa luộc, một đĩa hấp, một bát rượu mận, xong còn tráng miệng thêm bát tiết canh chó to như bát phở bò nữa.

Thôi, dù thư gõ chưa dài, nhưng con xin phép dừng phím tại đây. Giờ ở Việt Nam đã là 6 giờ chiều rồi, con phải tranh thủ ra đầu ngõ phang con lô, kẻo lát nữa người ta khóa sổ là không ghi được. Nếu hôm nay con trúng thì thôi, nhưng nếu con tạch lô thì bố chuẩn bị tiền chuyển sang cho con để con đóng tiền thi lại và học lại bố nhé!

Con trai bai bai bố!

Ký tên: Kenny Tòng

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

MỐI TÌNH ĐẦU

Em là mối tình đầu của tôi. Tôi quen em từ đêm qua, và quen trên Phây. Đó là khi tôi tình cờ thấy một cái nick khá ấn tượng: "Girl xinh khát tình". Tôi tò mò kết bạn làm quen rồi trò chuyện. Và cứ như là duyên phận vậy, chúng tôi tỏ ra rất hợp. Chỉ qua vài câu chào hỏi xã giao thôi mà hai đứa đều có cảm giác như đã thuộc về nhau cả thể xác lẫn tâm hồn.

Tâm sự được một lát, em nói muốn nhìn thấy cái mặt tôi và bắt tôi gửi ảnh. Xem ảnh xong, em khen tôi đẹp giai dù là răng hơi dài và hơi nhô ra bên ngoài; em còn khen mắt tôi, dù bị lác nhưng rất có hồn, trong văn vắt và đườm đượm một chút buồn man mác; em còn bảo nếu không có đám mụn bọc, mụn cám, mụn đầu đinh mọc chi chít, linh tinh thì da mặt tôi chắc sẽ rất sáng mịn, không thua gì da Ngọc Trinh.

Tôi hỏi: "Em tuổi Thân phải không?". Em hỏi lại: "Sao anh biết?". Tôi trả lời: "Tại trên avatar thấy em để ảnh con khỉ". Em bảo: "Không phải khỉ đâu! Là em đấy!".

Tôi ngỏ ý rủ em đi chơi. Em đồng ý. Lúc tôi đến đón, dù chỉ bằng Wave ghẻ thôi, nhưng em vẫn cười rất tươi, và chúng tôi đi chơi rất vui. Chứng tỏ em thích tôi không phải vì vật chất mà là vì nhan sắc, vì trí tuệ, và vì vẻ đẹp trong tâm hồn tôi. Đi loăng quăng một hồi, tôi cho xe dừng lại ở đoạn đường vắng vẻ, tối thui, ít người qua lại, hai bên um tùm những bụi lau dại. Tôi vuốt mái tóc em dài bồng bềnh, mềm mại; em gục đầu vào vai tôi êm ái; hai đứa trao nhau những nụ hôn ngọt ngào, đắm say, cuồng dại... Hôn hít chán chê, tôi quay sang hỏi em bằng giọng tỉ tê:

- Em thích gì nữa không?

- Em thích sờ nách!

- Bao nhiêu chỗ thú vị hơn sao không sờ mà lại sờ nách?

- Không phải! Em thích ăn sờ nách, tức là bim bim ấy! Sờ nách khoai tây chiên!

Vậy là tôi lại chở em đi mua bim bim. Em ngồi sau tôi, cầm gói sờ nách nhai rí rách. Tôi cũng đang muốn ăn, nhưng không phải ăn sờ nách mà là ăn thứ khác. Bởi những cái ôm, những nụ hôn khao khát, những va chạm thể xác khi ở đoạn đường đầy lau dại vừa rồi vẫn còn râm rỉ, rừng rực trong tôi, làm tôi rất khó chịu, bí bách. Vậy là tôi đánh liều, loằng ngoằng rồi rẽ luôn vào một nhà nghỉ bên đường. Em thấy vậy thì giãy nảy:

- Đừng anh! Em không muốn!...

- Anh yêu em mà! Em không yêu anh sao?

- Có yêu! Nhưng em không thích vào chỗ này đâu!

- Tại sao chứ? Giờ những ai yêu nhau đều như thế cả mà!

- Nhưng chỗ này phòng cũ rồi, tường ẩm mốc, hôi hám, khó chịu lắm!

- Vậy qua chỗ kia nhé? — Tôi nói rồi chỉ tay về hướng cái nhà nghỉ có tấm biển to màu xanh đang sáng đèn, cách chỗ chúng tôi không xa.

- Đừng! Phòng chỗ đó điều hòa kém lắm! Nhiều hôm em để 16 độ mà vẫn nóng như lò vi sóng!

Dứt lời, em bảo tôi nổ máy, rồi em chỉ đường cho tôi chạy vòng vòng tới một nhà nghỉ khá sang trọng nơi cuối ngõ. Vừa mở cửa phòng bước vào, chưa kịp cởi quần áo, em đã vồ lấy tôi. Chúng tôi xoắn vào nhau, cuồng dại, khát khao, như cánh đồng cằn khô, nứt nẻ gặp trận mưa rào; như vừa đi ngoài đường nóng nực, về nhà mở tủ lạnh vớ được lon trà bí đao. Tôi xin phép chỉ kể đến đoạn này, những gì diễn ra ở đoạn sau các bạn có thể vào Google, gõ "Cô giáo Thảo" mà tự nghiên cứu, vì nó cũng hao hao giống nhau. Nếu ngại đọc chữ, bạn cũng có thể xem bằng video, với từ khóa là "Con heo".

Sáng hôm sau tôi ngủ dậy muộn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể hòng bù đắp lại sinh lực đã tổn hao sau một đêm làm việc cật lực và gắt gao. Thế nhưng vừa mở mắt ra, tôi đã vùng ngay dậy, bởi không thấy bóng dáng em đâu. Tôi chạy vào nhà tắm, ngó xuống gầm giường cũng không thấy. Linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, tôi cuống cuồng kiểm tra lại tư trang. May quá: ví, điện thoại và quần áo vẫn còn nguyên. Không những thế, tôi còn thấy cả một mẩu giấy để trên bàn:

"Anh à! Anh dậy thì qua chỗ 69 Hai Bà Tưng nhé! Qua đó chuộc xe. Em cắm xe anh ở đó! Thực ra, nếu anh quý cái xe vì nó là vật kỷ niệm hay vì nó có ý nghĩa tinh thần gì đó thì hãy chuộc, còn không thì cũng chẳng nên chuộc làm gì, bởi em đã cắm kịch giá, ngang với giá bán rồi. Với số tiền chuộc ấy anh có thể thừa sức mua được con xe khác có độ nát ngang ngửa với con Wave ghẻ hiện tại của anh. Bình thường em ít khi lấy xe, vì rất dễ bị công an truy ra. Em thích lấy tiền và điện thoại hơn, vì tiện và an toàn. Nhưng tại trong ví anh còn có vài đồng bạc, điện thoại thì cùi bắp, nên...

Mà em khuyên anh thật lòng nhé: nếu muốn có gấu thì anh phải thay đổi, thay đổi rất nhiều, thay đổi toàn diện. Chứ cứ cưỡi Wave ghẻ, dùng điện thoại cùi bắp, rồi mới buổi đầu đi chơi đã nhằm nhằm đưa con người ta vào nhà nghỉ, thì anh còn FA dài dài, và còn phải chuộc xe dài dài, anh ạ!

Tạm biệt và chúc anh may mắn!

Ký tên: Girl xinh khát tình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: