vợ nhặt
ác đề thi về tác phẩm Vợ nhặt
Đề thi Đại học 2002 Khối C
Câu II (5 điểm)
Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Đề thi TNPT 2004
Câu 2 (2 điểm)
Theo anh hoặc chị qua truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân muốn gửi đến người đọc những ý tưởng gì ?
Thí sinh có thể diễn đạt và sắp xếp theo những cách khác nhau.
1. Trình bày đúng ý tưởng mà Kim Lân muốn gửi đến người đọc qua truyện ngắn Vợ nhặt :
- Tố cáo tội ác của bọn thống trị đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945;
- Khẳng định "trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân (...) vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng" ( Kim Lân).
2. Diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận.
* Cho 2 điểm khi trình bày đủ hai ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận.
* Cho 1 điểm khi trình bày được một trong hai ý nêu trên, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận hoặc đủ ý nhưng diễn đạt còn nhiều hạn chế, chữ viết chưa cẩn thận.
Đề thi Đại học 2005 Khối D
Câu II (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
5,0
1 Giới thiệu chung -0,5đ
- Kim Lân từng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng chỉ sau 1945, ông mới thực sự có vị trí trong nền văn học Việt Nam. Ông viết không nhiều, nhưng đã đạt được những thành công đáng kể, đặc biệt là về đề tài nông thôn.
- Vợ nhặt của Kim Lân (in trong tập Con chó xấu xí -1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm ất Dậu. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ở họ vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống.0,5
2 Phân tích cụ thể -4,5đ
Vợ nhặt tái hiện một bức tranh cuộc sống rất bi thảm. Nạn đói hoành hành dữ dội. Người chết như ngả rạ. Người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm. Thế nhưng, qua các nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lại cho ta thấy rằng: ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.
a. Tràng
- Thái độ của Tràng đối với người đàn bà xa lạ đói rách là biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo, cùng quẫn: cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình về nhà dù cảm thấy hơi "chợn"); nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng (các chi tiết: trên đường về, Tràng đã nhận thấy tình nghĩa đối với người đàn bà đi bên, bối rối trước nỗi buồn của chị ta...).
- Sau tình huống nhặt vợ, niềm hi vọng vào cuộc sống đã thể hiện rõ rệt ở Tràng: vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ (phân tích ý nghĩa chi tiết mua dầu để thắp, ý nghĩa những cái cười của Tràng: bật cười, cười tươi...); gắn bó hơn với gia đình, nghĩ về trách nhiệm của bản thân (thấm thía cảm động, vui sướng phấn chấn, thấy mình nên người và nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này...); nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống dù chưa ý thức đầy đủ (thoáng trong đầu óc Tràng hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê với lá cờ đỏ phấp phới...). 0,75
b. Người vợ nhặt
- Tình cảnh khốn khổ đã không làm mất đi tình người ở nhân vật này. Lúc đầu cái đói làm chị tiều tuỵ cả hình hài, không giữ được cả sự e dè vốn có của người phụ nữ. Nhưng từ khi theo Tràng, chị thay đổi hẳn: không còn "chao chát, chỏng lỏn" mà trở thành người "hiền hậu, đúng mực" (làm sáng tỏ bằng việc phân tích một số chi tiết tiêu biểu). Thiên chức, bổn phận làm vợ ở chị đã được đánh thức (vấn vương những tình cảm mới mẻ; cư xử với Tràng mộc mạc, chân tình; mắng yêu khi Tràng khoe chai dầu vừa mua...).
- Sự trỗi dậy của niềm hi vọng: nhen nhóm, vun đắp tổ ấm hạnh phúc (cùng mẹ chồng sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa...); thoáng nghĩ tới một sự thay đổi (nhắc chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói...).
c. Bà cụ Tứ
- Nhân vật này cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm Vợ nhặt. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua thá
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro