Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

1. Xuất xứ
- In trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản 1953

2. Hoàn cảnh sáng tác
- Viết năm 1952, là kết quả của chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Chuyến đi kéo dài 8 tháng. Nhà văn đã sống và gắn bó với đồng bào các dân tộc Mèo, Dao, Thái, Mường... suốt khoảng thời gian này.
-> Chuyến đi đã giúp cho Tô Hoàng có những trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và con người miền núi. Để từ đó thổi bùng lên những cảm xúc thôi thúc nhà văn cầm bút và viết.
-> Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" ra đời chất chứa nhiều cảm xúc trăn trở của nhà văn về thời đại, về số phận con người, về những khát khao sống chính đáng.

3. Đề tài
- Viết về người nông dân lao động nghèo miền núi
- Đề tài người nông dân nói chung, chúng ta đã gặp nhiều trong những sáng tác nổi tiếng như: "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố), "Lão hạc", "Chí Phèo" (Nam Cao), "Nhà mẹ Lê" (Thạch Lam)... Nhưng Tô Hoài lại viết về người nông dân lao động nghèo ở miền núi xa xôi.
-> Đây là một cách khai thác, khám phá, một lối đi riêng, độc đáo của một nhà văn chân chính. Nói như Mác-xen Prut: "Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới."

4. Nhận định về "Vợ chồng A Phủ"

- Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: "Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá."

- "Không phải là Mị không bao giờ nhớ đến "con người tự do" của mình nữa, mà cái chính là không có một tác nhân nào gợi cho Mị nhớ đến điều đó. Đời sống tủi nhục, mỏi mòn đã huỷ hoại Mị, cô ngày càng bị thu hẹp lại trong cái xó buồn bã, nhẫn nhịn: "mỗi ngày Mị càng không nói, lầm lũi như con rùa nuôi trong xó nhà". Mị là con rùa, là tù nhân. Ở buồng nơi Mị nằm chỉ có một chiếc cửa sổ nhỏ "lỗ vuông vuông bằng bàn tay". Trong căn buồng đó, Mị được chốc lát một mình, vậy cô có thể suy nghĩ, có thể nhớ lại quá khứ lắm chứ. Nhưng không. Cái cửa sổ đó quá bé, và lúc này nhìn ra, Mị cũng chỉ có thể thấy "trăng trắng, không biết là sương hay nắng". Đấy là cái mờ mịt của tâm hồn, của số kiếp Mị. Chỉ có chết đi Mị mới thôi nhìn thấy cái mờ mịt ở nơi cái lỗ vuông kia. Như vậy rõ ràng đời sống tủi cực và tăm tối đã lấn át và che giấu đi con người thật của Mị, con người trẻ trung, ham yêu, ham sống của ngày trước, đến nỗi Mị cũng không nhận ra. Mị là cô gái có các tính, nhưng thời gian và khổ hạnh ở nhà Pá Tra đã làm cá tính ấy không phải bị mài mòn mà bị nhấn chìm hẳn. Đó là sự tha hoá, vào thời Mị, là sự tha hoá do xã hội."
(Nhà văn Tô Hoài chia sẻ)

- " Nhưng điều kì diệu là dẫu cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt."

- " Đọc xong truyện ngắn "VCAP" của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt "buồn rười rượi" của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi đau cảu một kiếp người không bằng ngựa trâu. Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt." (Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Tiến Dũng)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro