Cảm nhận Mị pt.2 (dàn bài)
Đề bài: Cảm nhận đoạn văn sau:
"Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ [...]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân phơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.
Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uống chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị"
=>Từ đó nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn.
I. Mở bài
- Dẫn dắt
- Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Giới thiệu đoạn văn
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
- "Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, thoát li cuộc sống, nghệ thuật nhất định sẽ khô héo". Đồng quan điểm này, nhà văn Andersen cũng cho rằng: "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện cho chính cuộc sống viết ra". Hiện thực cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ, là nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao văn nghệ sĩ sáng tạo nên những trang văn tờ hoa đẹp dâng tặng cho đời
- Truyện ngắn "VCAP" của Tô Hoài cũng là một trong những trang văn được lấy chất liệu từ cuộc sống, từ chế độ thực dân phong kiến miền núi áp ức bất công và thân phận khổ đau của những người nông dân thấp cổ bé họng. Truyện đã khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật Mị và A Phủ.
- Đặc biệt, đoạn văn được tìm hiểu sau đây đã tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Từ đó cho ta những suy nghĩ sâu sắc về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình của nhà văn.
II. Thân bài
1. Thông tin tác giả, tác phẩm
2. Nhận xét chung cuộc đời nhân vật Mị
- Trước khi về làm dâu
- Khi về làm dâu
3. Nhận xét chung đoạn văn
- Vị trí: thể hiện bút lực tài hoa của người nghệ sĩ
- Nội dung: đoạn văn tập trung khám phá, phát hiện ra sức sống tiềm tàng, những khát khao bấy lâu vẫn ẩn chứa trong tâm hồn Mị. Sức sống tiềm tàng chính là bước chuẩn bị, bước đệm cho những hành động phản kháng mạnh mẽ và táo bạo diễn ra tiếp theo trong cuộc đời Mị.
4. Cảm nhận cụ thể
a) Giải thích
b) Biểu hiện
- Những tác động của ngoại cảnh, của mùa xuân
- Mị còn chịu tác động âm thanh tiếng sáo
- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trước những tác động của ngoại cảnh và âm thanh
5. Nghệ thuật đặc sắc
6. Nhận xét nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn
a) Giải thích
- Là nhà văn sử dụng vốn ngôn ngữ giàu có của mình để mã hoá những con chữ tái hiện đời sống tinh thần đầu bí ẩn và phức tạp của con người
- Tái hiện niềm vui, nỗi buồn, những khát khao, mỡ ước thầm kín...
- Để miêu tả được diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn không chỉ là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ mà còn là người tinh tế, nhạy cảm, hiểu người, hiểu đời sâu sắc
b) Biểu hiện
- Tô Hoài đã phát hiện ra những khát khao của nhân vật Mị sau bao năm tháng bị kìm nén, giấu kín, khoá chặt trong lòng. Đó là khát khao được sống với chính mình, với tuổi xuân của mình, khát khảo được tự do, được yêu thương,...
- Nhà văn tinh tế nhận ra bên trong một cô gái Mị lầm lì, câm lặng , héo úa là một cô gái với bao khát khao được thoả sức sống với tâm hồn ăm ắp tình yêu đời, lạc quan, vui tươi
=> Khám phá tâm lí nhân vật, chiều sâu tâm hồn cả con người luôn thách thức tài hoa, bút lực của người nghệ sĩ để từ đó họ xứng đáng với thiên chức là "những người kĩ sư tâm hồn"
7. Sử dụng kiến thức lí luận để lập luận
III. Kết bài ---- dẫn dắt
---- khát quát nghệ thuật
---- rút ra bài học
Ai-ma-tốp cho rằng: "Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng". Tác phẩm nghệ thuật ấy sẽ để lại cho độc giả bao suy tư sâu lắng về cuộc sống, về những triết lí hay những quy luật trong cuộc đời. Tác phẩm phải thật sâu sắc, đem lại cái gì thật mới lạ, thật ấn tượng để in dấu trong lòng bạn đọc và sống mãi với thời gian. Tô Hoài đã đưa người đọc tới vùng Tây Bắc xa xôi cả Tổ quốc để ngắm nhìn vẻ đẹp nơi vùng cao khi mùa xuân tới và khắc hoạ nên đêm tình mùa xuân qua góc nhìn của nhân vật Mị. Để rồi bạn đọc như vỡ oà trong cảm xúc khi chứng kiến sự hồi sinh thức tỉnh của thị. Đúng như một ý kiến đã khẳng định: "Công việc của nhà văn là khám phá ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm ra cái đẹp ẩn giấu để người đọc có bài học trông, nhìn và thưởng thức."
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro