Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

vo chong a phu

Tác giả

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn. Có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện "Dế mèn phiêu lưu ký". Sau năm 1945, có "Truyện Tây Bắc", "Mười năm", "Miền Tây", "Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ", "Tự truyện", v.v...

Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công.

Xuất xứ

Tập "Truyện Tây Bắc" được Tô Hoài viết năm 1952. Gồm có 3 truyện: "Vợ chồng A Phủ", "Chuyện Mường Giơn", "Cứu đất cứu Mường", Năm 1952 , theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỷ niệm sâu sắc về người và cảnh Tây Bắc. "Truyện Tây Bắc" đã được tặng giải Nhất, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945-1955. Truyện "Vợ chồng A Phủ" là truyện hay nhất trong tập truyện này.

Tóm tắt

Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.

A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.

Chủ đề

Sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và lũ Tây đồn. Sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến, giải phóng quê hương.

Nội dung

1. Giá trị hiện thực

- Bọn chúa đất, bọn thống lí cấu kết với giặc Pháp, được bọn Tây đồn cho muối về bán, ăn của dân nhiều, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc nhiều thuốc phiện nhất làng.

- Pá Tra cho vay nợ lãi, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Tuổi xuân và hạnh phúc bị cướp mất. Mị sống khổ nhục hơn con trâu, con ngựa.

- A Phủ vì tội đánh con quan mà bị làng xử kiện, bị đánh, bị phạt vạ, trở thành kẻ ở nợ cho Pá Tra.

- Cảnh Mị bị A Sử trói đứng. Cảnh A Phủ bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò.

- Cảnh bọn Tây đồn Bản Pe càn quét khu du kích Phiềng Sa: cướp lợn, giết người, đốt phá vô cùng tàn bạo.

2. Giá trị nhân đạo

Nỗi đau khổ của Mị và sự vùng dậy của Mị toan ăn lá ngón tự tử..., uống rượu, mặc váy áo đi chơi xuân, cắt dây trói cứu A Phủ, cùng chạy trốn.

- Nỗi khổ đau của A Phủ: sống cô độc, bị đánh, bị phạt vạ... vì tội đánh con quan. Bị trói cho đến chết vì tội để hổ bắt mất bò.

- Được Mị cứu thoát. Cùng chạy trốn đến Phiềng Sa. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng. Vừa giành được tự do, vừa tìm được hạnh phúc

- A Phủ kết nghĩa anh em với A Châu cán bộ. Trở thành chiến sĩ du kích quyết tâm đánh giặc để giải phóng bản Mèo...

- Mị và A Phủ: từ đau khổ, thân phận nô lệ, bị chà đạp dã man đã vùng dậy tự cứu giành được tự do, hạnh phúc; được giác ngộ cách mạng, đứng lên cầm súng chống lại bọn cướp nước và lũ tay sai.

- Những đêm tình mùa xuân của trai gái Mèo được nói đến như một phong tục chứa chan tinh thần nhân đạo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghệ thuật

1. Tả cảnh mùa xuân trên rẻo cao: hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát. Chiếc váy Mèo như con bướm sặc sỡ. Tiếng sáo, tiếng hát tự tình của trai gái Mèo - đầy chất thơ dung dị và hồn nhiên.

2. Kể chuyện với bao chi tiết hiện thực, bao tình tiết cảm động. Dựng người, dựng cảnh sống động: cảnh xử kiện, cảnh Mị cắt dây trói, cảnh ăn thề...

3. Sử dụng các câu dân ca Mèo... tạo nên phong vị miền núi đậm đà: "Anh ném pao, em không bắt-Em không yêu, quả pao rơi rồi..."

Tóm lại, truyện "Vợ chồng A Phủ" khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị.

Đề bài | Bài giải | ý kiến bạn đọc

Đề bài

Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

"Vợ chồng A Phủ" là truyên thành công nhất trong tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài. Trong truyện này, nhân vật Mỵ có hồn hơn cả. Mị có hai mặt tưởng như đối lập nhưng thực ra lại rất thống nhất. Mặt thứ nhất là Mỵ bị chà đạp nặng nề đã sinh ra buồn rầu và dần dần sinh ra cam chịu, mất cả sức sống. Mặt thứ hai là ngay trong tình trạng đó, Mỵ vẫn cựa quậy, vẫn tiềm tàng, tiềm ẩn một sức sống để từ đó bước vươn dậy và cuối cùng phá cũi tháo lồng và tìm lại được lẽ sống cho mình.

Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá-Tra là tấn bi kịch đau đớn nhất trong cuộc đời nàng. A Sử đối với nàng như đối với một người nô lệ. Nhưng vì nàng là ngươi con gái giàu tình thương, có đức hi sinh nên nàng đành cam chịu để trừ nợ cho cha. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu con ngựa. "Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào công việc cả đêm cả ngày ". Quá đau khổ, nàng đã phản kháng bỏ nhà Pá Tra trở về. Nàng định lạy cha rồi ăn lá ngón chết. Nhưng khi nghe cha nói: "Mày về lạy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ... Không được con ơi!". Mị bưng mặt khóc, ném nắm lá ngón rồi trở về nhà Pá Tra. Vì quá thương cha mà nàng đành cam chịu cuộc sống nô lệ ở nhà thống lí.

Nhưng trong tâm trạng, trong bản chất cuộc sống của Mị tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Trong nỗi buồn, trong suy nghĩ, trong ý muốn tự tử của nàng đã biểu lộ tinh thần không muốn cam chịu, không muốn chấp nhận cuộc sống lầm than, tủi cực hiện tại. Sức sống bị đè nén chỉ cần có cơ hội là nó sẽ bộc phát. Những đêm tình mùa xuân đã tới, tâm hồn Mị bị xáo trộn. Nàng đã lắng nghe tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi:

"Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gá

Ta đi tìm người yêu"

Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy hồi tưởng lại ngày trước. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Mùa xuân, Mị uống rượu trên bếp và thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác. Sức sống lại dạt dào trong lòng nàng. "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng độy nhiên vui sướng như đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi." Tiếng sáo còn rập rờn trong đầu Mị, Mị quấn lại tóc, Mị mặc váy hoa. Ai bảo cô Mị chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa? Dĩ nhiên tuổi xuân của nàng đã bị tàn phá. Sức sống của nàng đã bị đè nén. A Sử trói Mị lại, quấn tóc lên cột. Đóng cửa buồng rồi bỏ đi. Thật là tàn bạo, Mị vẫn đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.

"Em không yêu, quả pao rơi rồi

Em yêu người nào, em bắt pao nào"

Mị vùng vằng bước đi nhưng toàn thân đau nhức không cựa được. Sức sống tiềm tàng trong người Mị bộc phát thật là dữ dội.

Sức sống tiềm ẩn của Mị bộc lộ tột đỉnh trong hành vi nổi loạn giải thoát cho A Phủ và cho chính mình. A Phủ là người ở trừ nợ (vì đánh A Sử nên bị phạt vạ) trong nhà thống lí. A Phủ chăn bò bị hổ ăn mất một con. A Phủ bị trói. Đêm đêm, Mị dậy sưởi lửa thấy mắt A Phủ trừng trừng, biết A Phủ còn sống, Mị vẫn lạnh lùng vì đời Mị khổ quá, Mị chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử thấy Mị ở đây đã đập Mị ngã xuống cửa bếp nhưng trái tim của cô gái giàu yêu thương ấy lại thổn thức. Đêm khuya Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Cách miêu tả sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong lòng Mị bằng "ngọn lửa bập bùng sáng lên" thật là hay! Nàng nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã sạm đen lại. Mị nhớ lại đêm A Sử trói Mị, nàng thốt lên trong lòng "Trời ơi! Nó bắt trói đứng người ta đến chết! Nó đã trói chết một người đàn bà trong nhà ngày trước cũng ở chỗ này". Nàng nghĩ đêm mai là người kia chết. Người kia việc gì mà phải chết. Rồi nàng vận vào mình, biết đâu A Phủ trốn thoát, bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó. Mị phải trói thay vào đó, Mị phải chết trên cái cọc ấy, Mị không thấy sợ. Đấy chỉ là những tư tưởng "nổi loạn" trong lòng Mị và từ tư tưởng "nổi loạn" đến hành động "nổi loạn" chỉ có một li. Mị đã rón rén bước lại gần A Phủ. Nàng rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây trói A Phủ. Mị thì thào: "Đi ngay...!". Mị cắt sợi dây trói A Phủ cũng chính là nàng đã cắt sợi dây vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá Tra. Nàng đã chạy theo A Phủ, A Phủ nói: "Đi với tôi" và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi. Hình ảnh đó nói lên sự can đảm liều lĩnh của Mị. Hành động táo bạo này có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời Mị. Mị và A Phủ đã nương tựa vào nhau và thành vợ chồng A Phủ để xây dựng cuộc đời mới. Hành động giải thoát của Mị có xen lẫn ý thức tự phát và tự giác. Có lẽ ý thức tự phát mạnh hơn. Đó chính là kết quả biểu lộ tất yếu của một sức sống vốn đã tiềm tàng, tiềm ẩn của Mị trước đó. Hành động giải phóng và tự giải phóng này của Mị có nguồn gốc từ cái buồn rười rượi, từ cái cách uống ừng ực từng bát rượu và ngay cả ý định muốn tự sát của Mị.

Nguồn gốc sâu xa của hành vi đó là ở tấm lòng giàu tình cảm, giàu lòng thương người của Mị, còn nguyên do trực tiếp là tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân đã thức dậy trong tâm hồn nàng lòng yêu đời, niềm tha thiết với cuộc sống tự do.

Có thể nói sức sống tiềm tàng của Mị là sức hấp dẫn của nhân vật này trong thời gian Mị ở Hồng Ngài. Tô Hoài đã đặt Mị trong mối xung đột xã hội gay gắt, những thế lực tàn bạo của xã hội phong kiến thống trị cũa người H-mông đã chà đạp lên số phận của nàng, tưởng như nàng không còn con đường nào thoát khỏi sự huỷ diệt. Vậy mà chính sức sống tiềm ẩn của nàng đã tự cứu nàng. Tô Hoài đã miêu tả một cách xuất sắc sự vận động nội tâm của nhân vật và dẫn đến hành động phản kháng tháo cũi phá lồng giải thoát. Chính sức sống mãnh liệt của Mị khi gặp ánh sáng cách mạng thì như hạt giống tốt gieo lên mảnh đất phù sa. Mị đã trở thành nhân tố tích cực trong đội du kích Phiềng Sa của A Phủ sau này cũng là điều dễ hiểu.

Bài giải của bạn: hoaitran_90 23:46:19 Ngày 07-12-2007

Tô Hoài nổi tiếng với tập truyện Tây Bắc trong đó đặc biệt là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ viết năm 1953 và được giải nhất của hội nhà văn Việt Nam. "Vợ chồng A Phủ" là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của người lao động miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Đồng thời tác phẩm còn là bài ca về sức sống bất diệt trong tâm hồn và cụ thể ở đây là nhân vật Mỵ. Ở trong Mỵ luôn tiềm ẩn 1 sức sống tiềm tàng chỉ chờ có cơ hội là trào ra mãnh liệt, mạnh mẽ. Chính điều đó đã làm nên sức sống tác phẩm.

Tập truyện Tây Bắc là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài 8 tháng. Nhà văn đã cùng ăn cùng ở, cùng làm với nhân dân rẻo cao. Điều này giúp nhà văn tích luỹ vốn sống, tăng thêm tình cảm với cảnh, với người tây Bắc. Tô Hoài đã thốt lên rằng :" Đất nước và con người Tây Bắc để thương để nhớ trong tôi nhiều quá". Tập truyện Tây Bắc nói chung và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói riêng đươc coi là sự trả ơn sâu nghĩa nặng với nhân dân Tây Bắc của Tô Hoài

Mị là hình ảnh đặc trưng của cô gái người Mèo dưới chế độ phong kiến miền núi, là linh hồn của Vợ chồng A Phủ. Thành công của Tô hoài là ở chỗ ông không chỉ nhìn ngắm mị như ngắm 1 vẻ lạ rừng xa, không miêu tả Mị theo công thức đường rừng mà tạo nên 1 chân dung sinh động như chính cuộc đời luôn tồn tại những nghịch lý. Ở Mị có 2 mặt tưởng như đối lập mà rất thống nhất. Mị bị chà đạp nặng nề tưởng mất hết sức sống. Tuy nhiên Mị vẫn cựa quậy, vẫn tiềm ẩn 1 sức sống chống lại số phận. 2 mặt này tương phản với nhau tạo nên 2 nghịch lý ở 1 con người.

Trước hết Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc bởi những điều tốt đẹp vốn có ở cô. Mị là cô gái có nhan sắc và có đời sống tâm hồn fong fú. Mị lại yêu đời và có khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Mị chăm chỉ và rất hiếu thảo. Mị như 1 bông hoa ban tinh khiết đang khoe sắc giữa cheo leo núi rừng tây bắc. Với bao tình yêu thương của mình Tô Hoài đã đem hào quang rực rỡ fủ lên Mị khiến cho cô toả sáng.

Một con người như Mị lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng cuối cùng lại chịu đựng số phận làm thân trâu ngựa bởi" hồng nhan bạc phận" hay nói như Nguyễn Du: " Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Cách giới thiệu Mị ở đầu tác phẩm đã chứa đựng những điều bất thường. Trong lời kể trầm buồn của Tô Hoài , Mị đã xuất hiện với đầy đủ tín hiệu của giông bão:" Ai ở xa về ........"

Mị không hiện lên ở phía chân dung mà hiện lên ở phía thân phận, 1 thân phận quá nghiệt ngã, người ngồi lẫn với đá, với chuồng ngụa, mặt cắm xuống không sao ngẩng lên được. Mị bị ném vào vị trí không phải dành cho con người. Ấn tượng xa xót này ám ảnh người đọc suốt cả đoạn trích. Nhưng đau khổ mà không cam chịu. Ngay tù đầu ta đã nhận ra sức mạnh phán kháng tiềm ẩn trong con người Mị. Khuôn mặt buồn rười rượi kia là khuôn mặt của con người ý thức được hoàn cảnh của mình, là khuôn mặt của con người không để bị khuất phục.Từ đoạn văn giới thiệu trên cánh của ngục tù đời Mị đã hé mở . Mị nhà nghèo vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà phải bán cả tuổi thanh xuân ham yêu ham sống đẻ mua lấy kiếp trâu ngựa. Và đây là cơ hội nhân đạo.

Bài giải của bạn: conangkhotinh_2003 15:04:17 Ngày 27-12-2007

Sau cách mạng "vợ chồng A PHỦ"là tác phẩm thành công nhất của TÔ HOÀI.chọn đề tài và cuộc sông miền núi,khao khát tái hiện nhưng cảnh đơi ngang trái ,bật công,muôn khẳng dịnh một thư" địa ngục có thật" tôn tại nhưng thé lưc thông trị tàn bạo.TÔ HOÀI dựng lên trong tác phẩm những trang việt hết sức cụ thể,sinh động về số phân đồng bào miền núi trước CM.

NHững trang viết về MỊ một trong hai nhân vật chính của truyện là vô cùng cảm động.MỊ tuy bị chà đáp ,giày xéo trong bể khổ cuộc đời nhưng cô đă có một sức sông tiềm tàng kì lạ.Nó dược tác giả thể hiện nổi bật và đặc sắc ơ doạn MỊ cởi trói cưu A PHỦ.MỊ là một cô gái trẻ đẹp, duyên dáng ,hiếu thảo, thổi sao hay "có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo MỊ". nhà nghèo, năm nào bố MỊ cũng phải trả nợ 1 nương ngô cho PÁTRA .bố già,MỊthuwowng bố lám món nợ truyên kiếp mà bố MỊ vay của thông lí PÁ TRA như một oan trái cuộc đời .MỊ đã bị con trai thông lí lừa băt về cúng trình ma.MỊ bị đói xử hết sức tàn tệ,chẳng khác gì một con vật. chăng khác nào con trâu ,con ngựa cho nhà thông lí.tuôt trẻ,săc đẹp của MỊ bị tước đoạt ,vùi dập.Cô như một đóa hoa rưng chóng héo ,lúc nao cung tàn ,lúc nào cũng"cúi mặt buồn rười rượi""buông MỊ như một cai chuồng nhột thú kin mít ,tối om,chỉ có một lỗ nhỏ băng bàn tay ,nhin ra ngoai"chỉ tháy trăng không biết là sương hay nắng".MỊ sống như một linh hồn chết.LỜI kể cua tác giả với nhưng chi tiết dôn nén nhân vật đến tân cung bi thảm.MỊ đang sống mà như đă chết.tuy vậy dụng ý ấy không làm tác giả quên đi thiên ý muốn phát hiện vẻ đẹp của con người.ĐÓ là những con người tuy tuyệt vọng nhưng họ vân khao khát sống ,ươc muốn dược sống.tác giả muốn khẳng định vượt lên đau thương, bật hạnh MỊ vẫn cất giấu một khát vọng sống ,một sưc sống tiềm tàng và mãnh liệt nó như hòn than hồng ẩm ỉ cháy.cho den khi mua xuân đến .mùa xuân dẹp nhật trong năm mang lai cho con người hị vọng ,ươc mơ mùa của lễ hội ,mùa của tính yêu. những âm thanh vui vẻ cua đám hội đã làm MỊ như sông lại,MỊ thấy yêu đời .dâu phải đánh thức một tâm hồn chai là như vậy là dễ nếu không có mùa xuân với sưc sông của đật trời , với nhưng đôi lưa và nếu như bản thân MỊ kjoong có một sức sống tiềm tàng. bây giờ nó bắt đấu bừng lên khi MỊ tháy yêu đời" MỊ thấy lòng mình vui sướng lại.MỊ còn trẻ .MỊ vẫn còn trẻ ".MỊ dã tìm được niềm vui dù mơ hồ,MỊ sẽ tháy thời gian quí giá và hưởng cho trọn vẹn không dể buông trôi vô vị như xưa nữa.MỊ muốn có cái quyền đơn giản như bao người khác.MỊ muốn đi hội. CÓ thể nói đối với MỊ đây là sự thay đổi lớn tuy bắt nguồn từ những cảm xúc nhất thời nhưng chưng tỏ MỊ vân còn là một con người.Bạo lực mình cũng chăng sợ ,MỊ xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng rồi quấn tóc,với láy váy hoa,rút thêm cái ao chuẩn bị đi chơi.hành động của MỊ diễn ra trước mắt A phủ,như thách thức,không thèm trả lời khi hắn hỏi"mày muốn đi chơi à?".Sự vùng dạycua MỊ lan nay bị tra gia:A SỬ trói dứng mị trong buông tối băng một thúng sợi dây ,quấn tóc tóc MỊ lên cộtlamf cho cô không cúi không nghiêng được đầu nữa".nhưng sức sống vẫn tiêm ẩn trong long nguoi con gai H'MÔNG. hành đông trói mị tàn nhãn của hắn tuy giam giữ được thể xác nhưng không giam giữ dược tâm hồn mị:"lòng MỊ dập dờn tiêng sáo.tai mị vẫn lăng nghe tiêng sao tỏ tình tha thiết .tâm hôn mị như dang chơi voi trong mông tuong ,vượt qua nui nay đến núi nọ trơ về với thới xưa của hinh bong hai hòa

Hình như số phận của MỊ gắn liền với số phận củA PHỦ như một tiền định.một người là con dâu gạt nợ, một người phạm tội đánh con quan ,cả hai đều là con trâu con ngựa của PÁ TRA.A PHỦ vì tội để hổ bắt mất bò bị PÁ TRA trói vào cọc ở góc nhà.MỊ thương thức dậy sớm để sưởi lửa .dã mấy đêm liền MỊ thấy A PHỦ bị trói đứng đó " mắt mơ to trừng trừng mới biết A PHỦ còn sống","MỊ vẫn thản nhiên thổi lử hơ tay" lúc này MỊ chỉ biết có mình và ngọn lửa, MỊ thờ ơ với tất cả . nhưng rồi cái đêm cuối cùng ơ hông ngài qua "ngọn lửa bập bùng sáng lên"MỊ thấy"một dòng nươc mắt lấp lánh bò xuông 2 hõm mắt đã xám đen lại"trên khuôn mặt A PHỦ dòng nước mắt ấy đả khơi gợi cho mị nhơ vè ngày trước .mị cung bị trói dưng như thế.dong nước mắt của A PHỦ tương như hòa làm một ,tạo sự cảm thông dau donvaf bùng cháy một mối căm thù mãnh liệt"chung nó thật độc ác". hành dông vộ thức "mị rón rén bước lại rút con dao nhỏ cắt lúa ,cắt nút dây mây"đên lúc nay mịn mơi sực tỉnh ,hốt hoảng,sức thúc dẩy mị hanh đong lúc này là hai nguòi cung cảnh ngộ,là sụ giao hòa 2 số phận 2dong nước mắt.

A PHỦ chạy đi "rôi mị cung chay theo "chi tiêt thể hiên cơn song gió trong long mị . khi cứu a phủ chưa bao giờ mị nghi mình sẽ đi theo a phủ nhưung dưng trươc cái chết ban năng sinh tồn của mị trỗi dậy.mịcoi troi cho a phu cung chinh la coi choi cho minh .do chính là thê hiên sức mạnh tiêm tang môt lần nũa cua mị

Sưc sống tiềm tang của MỊ mang tính điên hình sâu sắc ,thê hiên 1 cach cụ thể chân thực và sống động cho sự vùng dậy cua MỊ tren con đương đi tìm hạnh phúc,tự do,đến vơi cach mang và khang chiến.và cũng khăng định một chân lí:" bạo lực không đe bẹp được khát vọng ,ước mơ".

Bài giải của bạn: nguyenbahuy89 07:50:30 Ngày 25-05-2008

Trước cách mạng tháng tám ách thống trị của thực dân Pháp đã khiến cho nhân dân ta trải qua bao lần lầm than, tủi nhục. Điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ cảm nhận và đưa vào tác phẩm. Chúng ta đã gặp hình ảnh chị Dậu qua tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, một người phụ nữa nông dân chịu sự bóc lột áp bức tàn nhẫn của địa chủ quan lại nhưng vẫn giữ được lòng can đảm thương người. Và giờ đây là hình ảnh Mị - một cô gái miền núi cũng có số phận bất hạnh và sức sống mạnh mẽ qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Nếu chị Dậu còn được là một con người thì Mị - cô chỉ là "con trâu con ngựa", chỉ là cái bóng không có quyền quyết định số phận của mình. Thế nhưng tiềm ẩn trong trong con người cam chịu ấy là một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, chỉ chờ cơ hội là bùng lên.

Mị - một cô gái Mèo đẹp như đóa hoa rừng bung nở ngày xuân, trẻ đẹp, hiếu thảo, duyên dáng. Mị có biết bao chàng trai say mê "ngày đêm thổi sáo đi theo Mị", "trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị". Mị khéo léo và có tài thổi sáo rất hay: "Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo". Cuộc sống đối với một cô gái đang tuổi thanh xuân thật là hạnh phúc biết bao nhiêu. Thế nhưng cái nghèo đã cướp tất cả của Mị. Mị phải về làm dâu trừ nợ cho nhà thống lý Pá tra. Cuộc đời Mị từ đây bắt đầu những chuỗi ngày đen tối. Món nợ truyền kiếp mà bố mẹ Mị vay khi lấy nhau trở thành một nỗi oan trái của cuộc đời. Phải! Nợ bố mẹ con trả. Nhưng trả với cái giá như vậy là quá đắt. Món nợ ấy đã đẩy Mị xuống vực sâu của cuộc đời. Mị như một kẻ nô lệ bị chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời con gái bị vùi dập đau đớn. Mị muốn "ăn lá ngón" để tự tử nhưng vì thương cha Mị không đành lòng chết. Thế là sự phản kháng yếu ớt tuyệt vọng ấy tiêu tan.

Sống ở nhà thống lý Pá Tra có như một đóa hoa rừng chóng héo tàn lúc nào cũng "cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đau đớn tuyệt vọng Mị đành buông xuôi theo số phận như quy luật thích nghi nghiệt ngã. "Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi". Trên danh nghĩa là nàng dâu của nhà thống lý nhưng Mị còn khổ hơn con trâu con ngựa. "Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này chỉ biết vùi đầu vào việc cả ngày cả đêm". Đọc đến đây chúng ta mới chợt hiểu rằng không chỉ có Mị mà tất cả những người phụ nữ trong nhà ấy đều có chung một số phận: là nô lệ, là công cụ lao động biết nói của nhà thống lý. Đau xót thay cho những con người ấy mà điển hình là Mị. Sống ở nơi "giam cầm", Mị mỗi ngày một ít nói, hơn thế nữa Mị cũng chẳng biết nói với ai. Mị như "như con rùa nuôi trong xó cửa". Cuộc sống của Mị hoàn toàn đối lập với không gian bao la rộng mở của bầu trời vùng núi, rộn ràng âm thanh và rực rỡ màu sắc. "Ở cái buồng Mị nằm kín mít có một cái cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay nắng." Và Mị sẽ sống ở đó cam chịu "đến khi nào chết thì thôi". Phải chăng cuộc sống thực tại đã làm Mị nguội lạnh thờ ơ, phải chăng Mị cô gái xinh đẹp ngày xưa nay phải sống mà như đã chết? Cuộc sống của Mị đã rơi vào bi kịch, làm sao để giải thoát được tấm bi kịch ấy, làm sao để vận động như ý của nhân vật chứ không phải là khát vọng nhà văn gán ghép cho nó.

Xuân đến rồi! Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo gọi bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi. Mị đã có phản ứng cới tiếng sáo. Tiếng sáo ấy đã khơi dậy sức sống ẩn náu trong Mị tưởng chừng như đã nguội tắt. Mị còn nhớ như in những lời bài hát tình tứ mà Mị đã nghe, đã hát, đã thổi sáo, thổi kèn lá ngày nào.

"Anh ném pao em không bắt

Em không yêu quả pao rơi rồi"

Những cảnh tượng ngày xưa đang nối đuôi nhau tìm về. Cô đâu phải người "chết dần chết mòn" nhân tính như Chí Phèo. Tiếng sáo giờ đây đã thấm vào trái tim Mị, thức tỉnh sự câm lặng bấy lâu. Rồi Mị uống rượu, men rượu hay men cuộc đời cay đắng đã nâng bổng tâm hồn Mị lên, thoát xác, vượt ra ngoài ô cửa "mờ mờ trăng trắng kia". Khát vọng được đi chơi bỗng bùng cháy lên trong Mị. Sau bao năm sống trong nhà thống lý lần đầu tiên tiếng sáo của ai đó đến với Mị như một âm thanh của hiện tại rồi sau đó tiếng sáo làm sống lại bao rung động tâm linh của những mùa xuân năm nào. Mới đầu tiếng sáo còn lấp ló nơi đầu núi, cuối cùng tiếng sáo đã thực sự hòa nhập cùng Mị "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo". Ngày xuân không có gì thu hút Mị bằng tiếng sáo, tiếng sáo đến với Mị mỗi lúc một mãnh liệt. Từ đầu là những âm thanh xa xôi sau đó trở thành lời mời gọi giúp Mị lãng quên quá khứ, hướng tới tương lai. "Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". Mị tự ý thức về mình, Mị thấy lòng vui sướng phơi phới như thời con gái. Mị thấy mình còn "trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi". Mị nghĩ thật là vô lý, Mị thấy mình với A Sử không có lòng mà vẫn phải ở với nhau. Mị khóc và đau khổ, Mị ghê tởm thằng A Sử "còn muốn bắt mấy người con gái nữa về làm vợ". Lúc này đây Mị chỉ muốn ăn lá ngón cho chết ngay chứ không thèm nhớ lại nữa. Một sức sống mãnh liệt trong Mị như một hòn than hồng đang âm ỉ cháy. Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Có thể xem đấy là một hành động thức tỉnh. Nó có nghĩa là Mị đã thắp lên ngọn đèn soi rọi vào cuộc sống của mình, để thoát ra khỏi những đêm dài tăm tối triền miên của quá khứ. Và hành động này thúc đẩy hành động khác tiếp theo như một "phản ứng dây truyền" không thể ngăn lại được nữa. Dường như không chú ý đến những ràng buộc khắt khe , những xiếng xích tàn bạo của nhà thống lí Pá Tra, Mị tự mình hành động như một người tự do, theo tiếng gọi của mình : "quấn lại tóc, rút cái váy hoa...sửa soạn đi chơi Tết". Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt nhất thì cũng là lúc nó bị vùi dập xuống phũ phàng nhất. A Sử bước vào, thản nhiên, lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà. " Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc Mị lên cột". Trong cái kỹ càng, rành rẽ của từng động tác của A Sử ta thấy toát lên sự tàn ác đến thản nhiên của một kẻ đã không còn chút gợn nào của lương tri nữa.

Và bây giờ Mị bật khóc, khóc cho cái oan trái của một kiếp người khao khát muốn sống, muốn yêu mà lại bị ghì chặt vào cuộc sống " không bằng con ngựa" . Nhưng cũng từ đấy sức sống của một cô gái yêu đời lại trỗi dậy. Trong bóng tối cô đang mơ màng đi theo tiếng sáo, tiếng sáo ấy đã có lần đưa Mị đi theo những đám chơi, những cuộc chơi. Nhưng quá khứ chưa đi hiện tại đã về. Giờ đây cô đang bị A Sử trói, dường như cô sống mà như đã chết. Đã chết phần hồn giờ lẽ nào cô lại chết cả phần xác, Mị thấy xung quanh mình chỉ là bóng tối, không một tiếng động cô "vùng bước đi" nhưng tay chân đau quá không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa . Thực tại phũ phàng đã bóp nghẹt những ước mơ, khát vọng tươi sáng.

Thời gian cứ thế trôi đi, cho đến cái đêm A Phủ bị trói đứng vào cậy cột gỗ trong nhà thống lí vì để hổ bắt mất con bò ...A Phủ vì đánh lại con quan nên bị làng phạt và trở thành người gạt nợ cho gia đình thống lí. Vậy là giữa A Phủ và Mị đã có một cảnh ngộ chung: cùng là người gạt nợ cho nhà thống lí. A Phủ bị trói đứng ở đó mấy đêm liền rồi nhưng đêm nào cũng vậy, Mị dậy đốt lửa sưởi và thản nhiên như không có gì bên cạnh. Mỗi đêm, đêm nào cũng vậy khi ngọn lửa bùng lên Mị nhìn sang biết A Phủ còn sống nhưng Mị không nói năng gì. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ còn biết mình với ngọn lửa. Mị như vậy không phải vì trái tim bằng đá, không còn biết thương xót mà vì tâm hồn Mị đã khép kín và câm lặng rồi. Dường như sức sống trong tâm hồn cô đã khô cạn ? Không, ngược lại, sức sống ấy lâu nay bị dồn nén quá sức bây giờ nó đã vỡ tung ra khi "ngọn lửa vừa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ". Dòng nước mắt đó đã làm trỗi dậy trong Mị bản năng của một con người: tình thương những người cùng cảnh ngộ. Nhìn A Phủ, Mị chợt nhớ lại cái đêm Mị cũng bị A Sử trói đứng vào cột thế kia, cũng "nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không lau đi được". Như lần trước một khi ý thức sống trỗi dậy thì Mị lại nghĩ đến cái chết, nhưng lần này là một cái chết oan ức, vô lý của một người khác. Mị đã bị vắt về "trình ma" nhà thống lý rồi Mị phải cam chịu chết ở cái nhà này, còn A Phủ việc gì phải chết, A Phủ phải được sống. Sau ý nghĩ ấy lòng thương người lớn hơn thương thân, Mị đã cam chịu chết thì sợ gì mà không cứu A Phủ.

Rõ ràng Mị đã suy nghĩ đã lường trước được những gì sẽ xảy ra nếu cô cứu A Phủ. Thật lạ là trước hành động nguy hiểm ấy Mị không hề thấy sợ hãi mà còn bình tĩnh can đảm hơn bao giờ hết. Mị rút dao cắt dây trói cho A Phủ rồi cô cũng vùng chạy theo anh : "A Phủ cho tôi đi....Ở đây thì chết mất!". Lương tâm như thức tỉnh Mị cứu A Phủ và cũng chính là tự cứu mình. Thật là dữ dội và khủng khiếp, tình huống truyện tạo nên tính bi kịch của số phận. Bao nhiêu máu và nước mắt đổ xuống Mị mới giành lại được tự do.

Viết "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài đã chứng tỏ sự lão luyện của một nhà văn hiện thực trong việc xây dựng nhân vật điển hình, khẳng định một cách nhìn mới về hiện thực. Nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài miêu tả khám phá theo chiều sâu của tâm hồn, trong những biến thái "thăng trầm gấp khúc" của tâm trạng. Miêu tả thành công sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ngòi bút nghệ thuật của ông đã làm cho truyện ngắn này sáng bừng lên giá trị nhân đạo. Sự vùng dậy của Mị như một lời thách thức với số phận, là một lời kết tội đanh thép bộ mặt ghê tởm đối với bọn thống lý trong xã hội người Mèo. Thực dân Pháp và "cái ma" đã tiếp tay cho chúng. Mị là hình ảnh người con gái vùng rẻo cao từ bóng tối, máu và nước mắt mà giành được ánh sáng, được sống trong tự do và tình yêu.

Đề bài

Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

Tô Hoài trước 1945 nổi tiếng với tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký". Đi theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập "Truyện Tây Bắc" ra đời, được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. "Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm hay nhất trong trong truyện "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo vủa Đảng. "Vợ chồng A Phủ" cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc".

"Vợ chồng A Phủ" tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến miền núi Tây Bắc đối với các dân tộc vùng cao. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mường), thống lí (H'Mông).

Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí, quan bang, những người đi ở trừ nợ như A Phủ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí như Mị là những "kiếp trâu ngựa", khốn khổ, nhục nhã ê chề. Thật ra những kiếp người như Mị, như A Phủ là những kẻ nô lệ ở vùng cao. Bọn thống lí là một thứ "vua" ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyền sát đối với người dân Tây Bắc. Chúng có quyền bắt bớ, đánh đập, bắt làm nô lệ, gả bán, thậm chí có thể giết người một cách dã man (trong truyện có nhắc đến một người con gái bị trói đứng rồi chết và A Phủ thì suýt chết).

Chỉ trong một truyện ngắn mà tác giả đã mô tả được bức tranh toàn cảnh về giai cấp thống trị Tây Bắc, giá trị hiện thực của tác phẩm thật là sâu sắc.

Mị là một cô gái đẹp (tả gián tiếp ví như những đêm tình mùa xuân, con trai đến đứng nhẵn đầu buồng Mị...), tài hoa (biết thổi khèn, thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi khèn) và giàu tình cảm. Vẻ đẹp của Mị gợi nhớ Kiều. Sinh ra trong một gia đình nghèo, Mị bị A Sử, con trai thống lí cướp về làm vợ để trừ nợ. Mị là vợ của A Sử nhưng thực ra chỉ là một người đầy tớ, một nô lệ của gia đình thống lí. Mị lặng lẽ như một con rùa trong xó cửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào những công việc lao động nặng nhọc "Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đén mùa thì đi nương bẻ bắp... Bao giờ cũng thế, suốt đời suốt năm như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm,cả ngày.". Ngày tết, A Sử trói Mị trong buồng tối rồi rủ bạn đi chơi. Tô Hoài, qua nhân vật Mị còn phản ánh những tập tục man rợ của các dân tọc vùng cao. Người đàn bà khi bị cướp về trình ma thì vô hình người đàn bà (mà Mị là điển hình) đã trói cả đời mình vào nhà ấy. Nếu chẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con, và nếu chồng lại chết, lại vẫn phải ở với một người đàn ông khác vẫn trong nhà ấy...Phải suốt đời ở trong nhà ấy.

Mị chết dần chết mòn ở trong nhà của thống lí. Ngoài những lúc còng lưng làm việc như con trâu, con ngựa thì Mị lại bị nhốt trong cái buồng kín mít chỉ được nhìn ra ngoài qua một cái "lỗ vuông bàng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng".

A Phủ là chàng trai H'Mông nghèo khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, săn bò tót rất giỏi. Con gái trong bản rất thích A Phủ, "đứa nào lấy được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà". A Phủ cũng là một thanh niên yêu tự do. Ngày Tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao, A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Thống lí Pá tra bắt A Phủ đánh đập, hành hạ, phạt vạ một trăm đồng bạc trắng. A Phủ phải ở cho thống lí trừ nợ. Thế là trong nhà thống lí có thêm một con người bất hạnh nữa làm nô lệ. Mị thì làm tôi tớ trong nhà, còn A Phủ thì làm tôi tớ ngoài rừng. "Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi". A Phủ một mình ngoài rừng, trên núi cao đốt nương chăn bò, săn bò tót... Chẳng may một lần động rừng, hổ xuống ăn mất một con bò. Thống lí đã bắt A Phủ trói đứng suốt ngày đêm ngoài trời.

Có thể nói cha con thống lí Pá Tra và bọn tay chân như lí dịch, quan lang, xéo phải... là những điển hình cho giai cấp thống trị tàn bạo, man rợ của vùng cao Tây Bắc. Mị và A Phủ - Hai số phận bi thảm là hiện thân của thứ nô lệ của chế độ phong kiến man rợ ở Tây Bác.

Nhưng Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chất tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chất của cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Mị bị trói buộc, bị chà đạp nặng nề, nhưng trong sự câm lặng của Mị tiềm tàng một sự sống mãnh liệt. Ngày Tết, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng bị A Sử trói vào cột nhà, quấn tóc vào cột. "Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa". Sự đàn áp tàn bạo ấy cũng không thể nào dập tắt được sức sống của tuổi xuân, không thể nào dập tắt được ngọn lửa của tình yêu.

Đau khổ ê chề như thế, nhưng chỉ nhìn thấy A Phủ bị trói là Mị lại động lòng, thương. "Trời ơi, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này . Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì phải chết thế". Đấy là biểu hiện của sự nổi lạon trong lòng, Còn đây là hành vi nổi loạn của Mị: Nàng đã cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là nàng tự cắt dây trói vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá-Tra. Rồi cả hai cũng lao chạy xuống dốc núi. Mị đã tự giải thoát khỏi ách áp bức nô lệ của chế độ phong kiến tàn bạo, dã man. Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã trỗi dậy. Tuổi trẻ, sức xuân, tình yêu đã chiến thắng bạo tàn. Khi sắc xuân đã đầy ắp trong vườn thì một bông hạnh chìa ra ngoài tường nở là điều tất nhiên:

"Xuân sắc mãn viên quan bất trú

Nhất chi hồng hạnh xuất tường lai"

(Du viên bất trị - Chơi vườn không được vào)

Mị và A Phủ đã đi mệt một tháng đường rừng. Họ đến Phiềng Sa và đã thành vợ chồng - vợ chồng A Phủ. Họ tự dựng nhà dựng cửa làm ăn sinh sống ở Phiềng Sa. Họ mơ ước có một gia đình hạnh phúc. Nhưng giặc Pháp lại tràn đến Phiềng Sa. Gia đình A Phủ bị cướp bóc. A Phủ bị giặc Pháp bắt hành hạ. Nhưng A Phủ vẫn chưa hiểu được vì sao anh lại bị giặc Pháp bắt, anh lại "thù cán bộ" vì thằng Tây bảo anh nuôi cán bộ nên mới bắt lợn của anh, đánh đập anh, cắt tóc anh. Được A Châu giác ngộ, vợ chồng A Phủ ffa tham gia đội du kích chống Pháp ở Phiềng Sa. Vợ chồng A Phủ đã từ đấu tranh tự phát vươn lên tự giác. A Phu trở thành đội trưởng đội du kích Phiềng Sa. Mị đã giúp việc đắc lực cho A Phủ. từ đấu tranh giải thoát áp bức phong kiến, đến tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó cũng là hiện thực sâu sắc của quá trình phát triển các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

"Vợ chồng A Phủ" có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dan tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đnảg đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Chính vì có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà truyện "Vợ chồng A Phủ" có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu

Đề bài | Bài giải | ý kiến bạn đọc

Đề bài

Bình giảng đoạn văn cuối: "Mỗi đêm ... Mị cũng vụt chạy ra" trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn

BÀI LÀM

Cuộc đời của mỗi con người lúc nào cũng đầy những biến cố. Có những thứ dường như là định mệnh lại bất ngờ thay đổi làm thay đổi toàn bộ cuộc sống con người. Chỉ có những người biết làm chủ định mệnh mới có thể vươn lên trong cuộc sống và đạt được hạnh phúc. A Phủ và Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ chính là những con người biết làm chủ cuộc đời mặc dù họ phải trải qua rất nhiều đau khổ và bất hạnh.

Ngày trước ở với bố, Mị vui vẻ và hồn nhiên. Tưởng rằng Mị sẽ mãi mãi sung sướng như thế, vẫn thổi sáo hay, thổi kèn lá tài tình làm "bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo theo Mị hết núi này đến núi khác". Có ai ngờ, từ ngày về làm dâu nhà thống lí, Mị hoàn toàn thay đổi. Cái cực, cái nhục đã biến Mị thành một cô gái "lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi", "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó bếp". Hàng ngày, hang năm, Mị chỉ biết có mỗi việc là làm đi làm lại như cái máy tất cả những việc làm giống nhau, khi thì hái thuốc phiện, khi thì giặt đay, xe đay, bẻ bắp, bung ngô hái củi...Mị hiểu đời mình rồi sẽ phải theo con ngựa của chồng suốt đời, mà thậm chí Mị còn thua cả con trâu con ngựa. Mị đã bị "con ma" ở nhà này nhận mặt thì mãi mãi, Mị sẽ phải chôn vùi cả cuộc đời mình ở đây thôi. Mị hầu như đã chết. Đối với Mị, tồn tại hay bất kì thứ nào khác, ngay cả bản thân mình. Chính vì vậy, sự xuất hiện của A Phủ không gây nên một xáo động nào trong nếp sống của Mị. Chỉ biết rằng, lần nào nhìn sang, Mị cũng thấy mắt A Phủ mở "trừng trừng". Bao nhiêu cái khổ đau uất hận không nói được, A Phủ chỉ biết trừng trừng gửi vào ngọn lửa. Cái nhìn "trừng trừng" đầy hận thù là biểu hiện duy nhất nói cho Mị biết A Phủ còn sống. Phải chăng đó chính là ý nghĩa của ngày còn sống thoi thóp nơi đây? Hai con người với hai hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt, những nỗi khổ, nỗi hận riêng nhưng cả hai đều không ngờ giữa hai người đều có chung một biểu tượng đó là ngọn lửa. Mị chỉ biết tâm sự với bếp lửa mỗi khi trở dậy trong đêm đen cô đơn, lạnh lẽo. A Phủ bám víu lấy ngọn lửa như một tia hi vọng lập lòe ở cuối con đường. Ngọn lửa bập bùng an ủi hai tâm hồn đau khổ, tái tê, xoa dịu những vết thương in đậm trong lòng mỗi người. Nó rừng rực cháy những căm hờn, sôi sục cả hai đều nung nấu trong lòng. Chính vì thế, đêm nào Mị cũng ra sưởi lửa. Mặc dù có đêm, Mị bị A Sử ngứa tay đánh ngã lăn ra bếp nhưng cô vẫn bướng bỉnh giữ lấy nó cho riêng mình. Và cũng vì thế, cứ mỗi lần nghe tiếng thổi lửa phù phù, A Phủ lại trừng trừng mở mắt ra.

Có lẽ, A Phủ sẽ chết dần chết mòn trên cột trói nếu như không có một đêm, lúc ấy đã khuya, trong nhà đã ngủ yên... nén lại. Bối cảnh thật nặng nề, dường như có một nội lực nào đó tiềm tàng bên trong đang lặng lẽ kéo căng không gian. Thế nhưng, một dòng nước mắt xuất hiện làm tất cả chùn hẳn lại. Dòng nước mắt dâng lên phủ quanh trái tim đầy nữ tính của Mị làm cô không thể dửng dưng với anh nữa. Ngòi bút tài tình của Tô Hoài làm hiện lên quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của Mị từ khi nhìn thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Dòng nước mắt trên khuôn mặt hốc hác của A Phủ đã trôi đi những lớp băng giá bao quanh trái tim lạnh lùng của Mị. Trông dòng nước mắt của A Phủ, lại nhớ đến mình năm nào cũng bị trói đứng như thế, nước mắt cứ chảy mãi xuống cổ mà không sao lau được. Đã từng chịu nỗi cay đắng, khổ sở ấy nên hơn ai hết, Mị hiểu rõ cái đau của A Phủ. Nhìn A Phủ, thấm thía cho thân phận mình bao nhiêu, Mị lại càng xót xa cho bao người đàn bà đã chôn vùi tuổi thanh xuân ở cái nhà bấy nhiêu, từ người vợ bị trói đứng đến chết đến người chị dâu "chưa già nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ nặng quá đã còng rạp xuống". Bọn chúng ác như thế làm sao A Phủ sống nổi. Mị chết thì đã đành nhưng còn A Phủ việc gì phải chết nơi này? Tình thương đối với A Phủ làm Mị hành động khác đi Mị không còn là cái máy nữa. Mị hồi tưởng lại cả một quá khứ đầy cay đắng, vất vả và tủi nhục. Những ngày bị hành hạ, lẫm lũi trong góc nhà lặng lẽ hiện về trong trí Mị qua ánh lửa than đã vạc hẳn. Những tình cảm lẫn lộn trong Mị cứ đan chéo, hòa trộn vào nhau. Mị thương mình, thương cho A Phủ rồi lại thương mình hơn. Tình thương yêu của Mị bắt đầu từ dòng nước mắt long lanh trên mặt A Phủ bắt đầu chảy, dần dần biến thành dòng thác cuồn cuộn trong lòng cô. Khi dòng thác cuốn trôi tất cả lớp băng tuyết bao quanh tim nàng, lòng Mị bật lên quyết định táo bạo: phải cứu lấy A Phủ. Đối với Mị, cái chết bây giờ không còn quan trọng nữa. Nếu có thế Mị đã chết từ ngày ấy, chỉ thương bố món nợ còn chưa xong. Trong cơn mê của sự vô thức, Mị đến bên A Phủ, cầm con dao cắt lúa cắt những nút dây mây cho anh. Khi A Phủ khuỵu xuống cũng chính là khi Mị "nghẹn lời"! Mị thương A Phủ hay thương cho chính mình ngày mai sẽ phải đứng thay vào chỗ A Phủ cho đến chết. Nhìn theo bóng A Phủ mờ khuất trong đêm tối, trong lòng Mị là một sự giằng xé dữ dội. Và cuối cùng, Mị cũng vụt chạy đi. Hình ảnh của Mị ở cuối đoạn trích làm ta liên tưởng đến hình ảnh chị Dậu một đêm lao vào con đường tối đen thăm thẳm. Có khác chăng là Mị từ trong bóng tối chạy ra. Mị từ bỏ bóng đêm để lao vào con đường mới dẫn đến ánh sáng tự do. Mị và A Phủ là đại diện cho thế hệ thanh niên mới, biết nhận ra ánh sáng của Cách mạng để bước theo, thoát ra khỏi tăm tối, khổ đau.

Đoạn trích thật đa dạng về giọng điêu. Khi là Mị, khi là giọng tác giả, cũng có cả giọng Mị và nhà văn đan xen vào nhau làm cách kể chuyện sinh động hơn. Ngòi bút chân thực, giản dị của Tô Hoài làm hiện lên một biểu tượng đẹp cho thế hệ thanh niên miền Tây Bắc định lấy hướng đi, nhằm vươn tới hạnh phúc cho riêng mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro