Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

viettoanpro7

viettoanpro7

Câu 7: Thành fan k tế nn trong cơ cấu k tế n' thành fan . liên hệ p triển của n~ tp k tế này trog n~năm vừa qua.

*,Đn: Là tp k tế dựa trên hình thức sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước), việc tổ chức sx kd được tiến hành theo chế độ hạch toán k tế, thực hiện phân phối theo ld. Các bộ phận k tế nhà nước: DN nhà nước, các tổ chức k tế của nn, các TS thuộc sở hữu toàn dân.

*,Vai trò của k tế nhà nước: KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

 -tính tất yếu: KTNN giữ vai trò chủ đạo vì: KTNN dựa trên hình thức sở hữu cao nhất, chin muồi nhất. Năm các mạch máu k tế then chốt của đất nước( Vd: hệ thống NH, tc, bh..) Có phương thức quản lý & phân phối tiến bộ hơn 1 số tp kinh tế khác

 - Biểu hiện vai trò chủ đạo: KTNN đi đầu về nâng cao nắnguaats, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó thức đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hỗ trợ các thành phần k tế # = nhiều hình thức( hiện nay nước ta cũng đã thực hiện được một chính sách tương đối hệ thống giúp đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ …) Kinh tế NN là lực lượng vật chất để nn điều tiết nền k tế( VD hệ thống kho bac dự trữ, NH là công cụ để nn điều tiết tt, thực hiện các chính sách vĩ mô) è KTNN cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền k tế quốc dân.

*,Phương hướng:                  

  -Sắp xếp lại DNNN theo hướng ; xd, củng cố , hiện đại hóa các tổng công ty nhà nước. Thự hiện cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nn ko cần nắm giữ.. Giáo bán, khoán, cho thuê cac DNNN loại nhỏ mà nn ko cần năm giữ. Sáp nhập, giải thể, cho phá sản n~ DN hoạt dông ko hiệu quả và ko thực hiện đc các biện pháp trên.

  - Nâng cao hiệu qua k tế nn: Về quản lý k tế., về năng suất chất lg sxkd.

*, thực tiễn quá trình phát triển thành phần k tế nn trong những năm vừa qua.

  -Những thành tựu đạt được:

    Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng xác định: ‘‘Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, bởi đó là một trong những yếu tố đảm bảo cho nền kinh tế thị trường của nước ta phát triển ổn định lành mạnh và theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

   “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng nòng cốt trong phát triển, giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế đất nước”

Trong những năm qua kinh tế xã hội tăng trưởng mạnh, hầu hết các doanh nghiệp phát triển hiệu quả và đồng bộ, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt, mức sống người lao động nâng cao... đúng như lộ trình mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra.

    Qua 5 năm thực hiện (2001-2005), bằng các hình thức sắp xếp, đổi mới, các DN nhà nước đã phát triển theo hướng đa sở hữu, mở rộng kinh doanh và đạt được một số thành tựu quan trọng, đặc biệt là mang lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động của DN. Hầu hết các công ty nhà nước được sắp xếp đều chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty mẹ - công ty con và một số tổng công ty đã trở thành những tập đoàn kinh tế lớn. Hoạt động này đã tạo điều kiện cho các loại hình công ty trên bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, duy trì được tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sản xuất cao, bù đắp được các khoản lỗ và đóng góp hơn 40% giá trị GDP cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược cũng đã góp phần quan trọng tăng tiềm năng tài chính và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường.

   -Bên cạnh những thành tựu đạt được, thành phần klinh tế nn vẫn bộc lộ những mặt yếu kém. Các (DNNN) từ lâu nay vẫn được coi là thành phần chủ đạo trong các nền kinh tế đang chuyển đổi. Đánh giá chung của nhiều cấp lãnh đạo, nhà chuyên môn và của chính nhiều người trong cuộc là những người có trách nhiệm điều hành các DNNN đều thừa nhận sự yếu kém của thành phần kinh tế này và chính sự yếu kém đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ của cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, các DNNN hiện sử dụng một tỷ lệ lớn các nguồn lực nhưng lại tạo ra quá ít việc làm và có mức tăng năng suất lao động thấp (nhận hơn một nửa trong toàn bộ vốn cho vay của hệ thống ngân hàng chính thức nhưng chỉ tạo ra chưa đến 10% số việc làm) . Đầu tư, phát triển sản xuất của các DNNN thiếu hiệu quả do không gắn với thị trường và thiếu chiến lược đầu tư hợp lý

    +Trong hoạt động sắp xếp, đổi mới DNNN, thời gian qua cũng còn một số hạn chế. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, tuy DN được cơ cấu lại khá cơ bản song quy mô sản xuất của nhiều DN chưa lớn. Nhiều DN còn sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu, sức cạnh tranh kém. Tỷ lệ nợ trên vốn của nhiều DN còn quá cao nên không có khả năng thanh toán hoặc khả năng thanh toán nợ thấp. Hơn nữa, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong cùng một tổng công ty vẫn còn diễn ra, trong đó đáng lưu ý là cơ chế quản lý DN còn bất cập. Nói chung, kết quả sản xuất kinh doanh của DN chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập cho DN cổ phần hoá còn chưa bình đẳng. Mô hình công ty TNHH 1 thành viên chưa tạo các quyền chủ động cho DN.Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế là do cơ chế chính sách về hoạt động này chưa hoàn chỉnh. Nhiều văn bản chưa được quy định cụ thể, chưa xác định được các giá trị thương hiệu, quyền sử đất và hình thức đấu giá cổ phần còn chưa phong phú.Mặt khác hạn chế trên còn do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, không kịp thời. Các tổ chức tài chính trung gian chưa làm tốt vai trò môi giới để thu hút các nhà đầu tư mua cổ phần. Đội ngũ cán bộ làm công tác sắp xếp, đổi mới DN chưa chuyên nghiệp.   

      Để khắc phục tình trạng này chủ trương đẩy mạnh đổi mới DNNN với mục tiêu kinh tế nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần đã và đang được triển khai. Có thể kể ra các giải pháp đổi mới như cổ phần hoá, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh; bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước; đầu tư phát triển và thành lập mới doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực, địa bàn cần thiết...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: